Bài giảng Sinh học 11 - Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật - Năm học 2022-2023 - Minh Anh

Bài giảng Sinh học 11 - Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật - Năm học 2022-2023 - Minh Anh

?Muốn chữa bệnh tí hon theo em cần phải tiêm GH ở giai đoạn nào? Tại sao?

Tiêm lúc còn nhỏ, vì ở người lớn GH không có tác dụng. (Do xương của người lớn các mô phân sinh kéo dài xương không còn nên dù có GH nhưng vẫn không thể cao thêm mà chỉ to lên về kích thước).

 

pptx 34 trang Trí Tài 01/07/2023 1340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học 11 - Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật - Năm học 2022-2023 - Minh Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 38 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT 
Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh tr ưởng v à ph át tri ển ở động v ật 
Nhân tố bên trong 
Nhân tố bên ngoài 
Thức ăn 
Di truy ền 
Ánh s áng 
Nhi ệt độ 
Gi ới t ính 
H oo cm ô n 
Gà Ri 
3 tháng - 1, 6 kg 
Gà Hồ 
2,5 tháng - 4 ,5 kg 
Hãy nhận xét về giới hạn lớn tối đa của 2 giống gà trên? 
Nguyên nhân của sự sai khác đó? 
1 . Di truyền 
Voi và Thỏ đều ăn cỏ, tại sao Voi có kích thước lớn hơn nhiều so với Thỏ? 
Nhân tố di truyền quyết định tới giới hạn lớn và tốc độ lớn của động vật. 
Con trai 
Con gái 
- Giới tính: Trong cùng 1 loài, sinh trưởng của con đực khác con cái. 
- Thường thì con cái có tốc độ lớn nhanh hơn và sống lâu hơn. 
 Ví dụ: mối chúa lớn rất nhanh, cơ thể dài gấp đôi và nặng gấp 10 lần so với mối đực. Mối cái có thể đẻ 6000 trứng mỗi ngày 
2. Giới tính 
?Hãy cho biết sự khác nhau trong tốc độ sinh trưởng ở con đực và cái? 
Mối chúa 
Tại sao lại có người “khổng lồ”, người “tí hon”? 
Tại sao người này bị bướu cổ????? 
Tại sao nòng nọc có thể biến thành ếch??? 
Hoocmon là nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật. 
a . Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống. 
H. sinh trưởng (GH) 
Tiroxin 
Quan sát hình và cho biết tên các loại hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của ĐVCXS? 
3. Hoocmon 
Tuyến yên 
Loại hoocmon 
Tên hoocmon 
Nơi sản xuất 
Tác dụng sinh lí 
Hoocmon điều hòa sinh trưởng và phát triển ở ĐVCXS 
GH 
( hocmon sinh trưởng ) 
Thùy trước tuyến yên 
- Kích thích phân chia TB và tăng cường tổng hợp Protêin tăng kích thước của TB. 
- Kích thích PT xương 
?Tại sao khi thừa hoocmon GH lại trở thành người khổng lồ? 
?Tại sao khi thiếu hoocmon GH lại trở thành người tí hon? 
? Trường hợp nào là do dư thừa và do thiếu hoocmon sinh trưởng (GH)? 
-Dư GH Tế bào và x ương PT quá mức người khổng lồ 
-Thiếu GH T ế bào và x ương PT chậm người tí hon 
	 Ông Chandra Bahadur Dangi (74 tuổi), người chỉ cao 54,6 cm và anh Sultan Kosen (31 tuổi) cao 2,51 m đã có màn gặp gỡ ấn tượng gần tháp Big Ben (tháp Elizabeth) ở Luân Đôn (Anh quốc) vào ngày 13/11 /2014 . 
Năm 2009, khi tròn 20 tuổi, He Pingping (20 tuổi ) cao 73cm đã có cuộc gặp gỡ đầy thú vị với Svetlana (36 tuổi) – người có đôi chân dài 1,3m được ghi vào sách Guinness bấy giờ. 
? Muốn chữa bệnh tí hon theo em cần phải tiêm GH ở giai đoạn nào? Tại sao? 
Tiêm lúc còn nhỏ, vì ở người lớn GH không có tác dụng . (Do xương của người lớn các mô phân sinh kéo dài xương không còn nên dù có GH nhưng vẫn không thể cao thêm mà chỉ to lên về kích thước). 
Tuyến giáp 
Chuyển hóa của tế bào 
Quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể 
Loại hoocmon 
Tên hoocmon 
Nơi sản xuất 
Tác dụng sinh lí 
Hoocmon điều hòa sinh trưởng và phát triển ở ĐVCXS 
GH 
( hocmon sinh trưởng ) 
Thùy trước tuyến yên 
- Kích thích phân chia TB và tăng cường tổng hợp Protêin tăng kích thước của TB. 
- Kích thích PT xương 
Tuyến giáp 
- Kích thích chuyển hóa ở tế bào 
- Kích thích q/trình ST bình thường của cơ thể 
- Ở lưỡng cư, tirôxin có tác dụng gây biến thái nòng nọc ếch 
Tirôxin 
Ở ếch nhái : Tiroxin do tuyến giáp tiết ra gây biến thái từ nòng nọc thành ếch . 
 Nòng nọc không biến thành ếch được. 
Ếch sinh trưởng không bình thường 
 Nòng nọc biến thành ếch và phát triển bình thường 
 ?Hãy cho biết sự phát triển của nòng nọc ở từng trường hợp? 
Thiếu tiroxin gây đần độn ở trẻ em. 
Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iot thì trẻ em sẽ chậm lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp? 
Iôt 
Tirôxin 
Giảm 
Chuyển hóa ở tế bào 
Não ít nếp nhăn 
Phân chia và lớn lên của tế bào 
Chịu lạnh kém 
Chậm lớn 
Sinh nhiệt ở tế bào 
Tế bào não ít 
Trí tuệ thấp 
Thiếu Iôt 
Thiếu Tirôxin 
 Thiếu Tiroxin ở người lớn tuyến yên tiết hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp hoạt động mạnh gây phì đại tuyến tạo bướu cổ 
Thừa Tiroxin ở người lớn gây ra b ệnh Bazơđô do tuyến giáp hoạt động mạnh tiết nhiều hoocmôn làm tăng cường trao đổi chất, tăng tiêu dùng oxi, nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp,căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh. 
Để tránh bệnh bướu cổ ta cần phải làm gì? 
Cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để tránh bị thiếu hay thừa tirôxin 
Nơi sản xuất 
Tác dụng sinh lí 
Đặc điểm sinh dục thứ cấp 
Phát triển xương 
Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì 
Buồng trứng 
Tác dụng sinh lí 
Nơi sản xuất 
Đặc điểm sinh dục thứ cấp 
Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì 
Sự phát triển xương 
Tinh hoàn 
Loại hoocmon 
Tên hoocmon 
Nơi sản xuất 
Tác dụng sinh lí 
Hoocmon điều hòa sinh trưởng và phát triển ở ĐVCXS 
Ơstrôgen 
Buồng trứng 
- Tăng phát triển xương 
- Kích thích phân hóa TB hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp 
Testosterôn 
Tinh hoàn 
- Tăng phát triển xương 
 Kích thích phân hóa TB hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp 
- Tăng tổng hợp prôtêin, phát triển cơ bắp 
Tại sao gà trống con sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường: mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục, ? 
Do hoocmôn testosteron do tinh hoàn tiết ra có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng và hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp như: mào, cựa... nên khi cắt bỏ tinh hoàn hoocmôn này không được tiết ra thì các bộ phận liên quan sẽ không được hình thành. 
b . Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không có xương sống 
Hãy kể tên các loại hoocmon sinh trưởng và phát triển ở động vật không xương sống? 
Ở côn trùng: Sự biến thái được điều hòa bởi 2 loại hoocmon là ecdixon và juvenin 
Hãy trình bày nguồn gốc và tác dụng sinh lí của hoocmon ecdixon và juvenin? 
Giải thích nguyên nhân lột xác ở sâu bướm và sâu bướm biến thành nhộng và bướm?? 
Loại hoocmon 
Tên hoocmon 
Nơi sản xuất 
Tác dụng sinh lí 
Hoocmon điều hòa sinh trưởng và phát triển ở ĐVKCXS 
Eđixơn 
Tuyến trước ngực 
- Gây lột xác ở sâu bướm 
- Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm 
Juvenin 
Thể allata 
- Gây lột xác ở sâu bướm 
- Ức chế quá trình chuyển hóa sâu thành nhộng và bướm 
Câu 1 : Sự biến thái của sâu bướm phụ thuộc vào sự điều hòa của các hoocmon nào sau đây? 
Tiroxin	2. GH	3. Juvenin	4. Testosteron	5. Ecdixon 
Đáp án đúng là: 
1,3 
2,4 
3,5 
4,5 
Câu 2: Ecđixơn gây 
	A. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm. 
	B. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm. 
	C. lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm. 
	D. lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm. 
Câu 3: Ở sâu bướm tác dụng của juvenin là 
A. kích thích tuyến trước ngực tiết ra ecđixơn. 
B. kích thích sâu biến thành nhộng và bướm. 
C. ức chế tuyến trước ngực tiết ra ecđixơn. 
D. ức chế sâu biến thành nhộng và bướm. 
Câu 1. Hoocmôn nào sau đây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống? 
A. Tiroxin, ecđixơn, hoocmon sinh trưởng (GH) 
B. Testostêron, ơstrôgen, Juvernin 
C. Ơstrôgen, testostêron, hoocmon sinh trưởng (GH) 
D. Insulin, glucagôn, ecđixơn, Juvernin. 
Câu 2. Trong thành phần cấu tạo của Tirôxin có chất nào sau đây? 
Sắt	 
Iôt	 
Canxi 
D. Magie 
Câu 3. Testostêron được sinh ra ở: 
Tuyến giáp	 
B. Tuyến yên 
C. Tinh hoàn	 
D. Buồng trứng 
Câu 4. Hoocmon ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu bọ là: 
A. Ecđixơn và tiroxin	 
B. Juvernin và tiroxin 
C. Ecđixơn và Juvernin	 
D. Testostêron và ơstrôgen 
Câu 5. Hoocmon sinh trưởng GH được sản sinh ra ở: 
A. Tinh hoàn	 
B. Tuyến giáp 
C. Buồng trứng	 
D. Tuyến yên 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_11_bai_38_cac_nhan_to_anh_huong_den_sinh.pptx