Giáo án Sinh học Lớp 11 - Bài 12: Hô hấp ở thực vật - Hồ Ngọc Trinh

Giáo án Sinh học Lớp 11 - Bài 12: Hô hấp ở thực vật - Hồ Ngọc Trinh

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài này học sinh cần:

- Nêu được bản chất của HH ở thực vật, viết được pttq và vai trò của HH đối với cơ thể thực vật.

- Phân biệt được các con đường HH ở thực vật liên quan với điều kiện có hay không có oxi.

- Mô tả được mqh giữa HH và QH.

- Áp dụng kiến thức vào thực tiễn bảo quản nông sản.

2.Kĩ năng, thái độ

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp

- Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp.

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi HS đọc SGK

- Kỹ năng phân tích, so sánh tổng hợp

- Tư duy hệ thống, khái quát kiến thức.

2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất

a. Phẩm chất

- Yêu nước

- Nhân ái

- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm

-Trung thực

-Trách nhiệm: bản thân, gia đình, xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữ môi trường

b. Định hướng năng lực:

* Năng lực chung

- NL tự học, tự chủ

- NL giao tiếp hợp tác

- NL giải quyết vấn đề sáng tạo

*Năng lực chuyên biệt

- NL nhận thức sinh học

- NL tìm hiểu thế giới sống

- NL vận dụng KT giải quyết tình huống

 

docx 7 trang huemn72 11740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 11 - Bài 12: Hô hấp ở thực vật - Hồ Ngọc Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 06, tiết 12
Ngày soạn: 
Ngày dạy 
Bài 12: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
 –—–
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
- Nêu được bản chất của HH ở thực vật, viết được pttq và vai trò của HH đối với cơ thể thực vật.
- Phân biệt được các con đường HH ở thực vật liên quan với điều kiện có hay không có oxi.
- Mô tả được mqh giữa HH và QH.
- Áp dụng kiến thức vào thực tiễn bảo quản nông sản.
2.Kĩ năng, thái độ
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp
- Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi HS đọc SGK
- Kỹ năng phân tích, so sánh tổng hợp
- Tư duy hệ thống, khái quát kiến thức.
2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất
a. Phẩm chất
- Yêu nước
- Nhân ái
- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm
-Trung thực
-Trách nhiệm: bản thân, gia đình, xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữ môi trường
b. Định hướng năng lực:
* Năng lực chung
- NL tự học, tự chủ
- NL giao tiếp hợp tác
- NL giải quyết vấn đề sáng tạo
*Năng lực chuyên biệt
- NL nhận thức sinh học
- NL tìm hiểu thế giới sống
- NL vận dụng KT giải quyết tình huống
II. BẢNG MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUY NHẬN THỨC
1. Bảng mô tả cấp độ nhận thức
Nội dung
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng
VD cao
I. Khái quát hô hấp
II.Con đường HH
IV. Mối quan hệ HH –MT
Trình bày phương trình và vai trò HH
Các giai đoạn của hô hấp
Mô tả ảnh hưởng của MT đến HH
Phân biệt các con đường hô hấp ở thực vật
Ứng dụng của phân giải kỵ khí (lên men)
Đề xuất biện pháp bảo quản nông sản
2. Biên soạn câu hỏi đánh giá năng lực
Mức độ nhận biết 
Câu 1: Quá trình hô hấp ở thực vật có ý nghĩa: 
A. Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển
B. Tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật
C. Làm sạch môi trường
D. Chuyển hóa gluxit thành CO2 và H2O
Câu 2: Sản phẩm của phân giải kị khí (đường phân và lên men) từ axit piruvic là
A. rượu etylic + CO2 + năng lượng.
B. axit lactic + CO2 + năng lượng.
C. rượu etylic + năng lượng.
D. rượu etylic + CO2.
Câu 3: các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hô hấp của thực vật là nhiệt độ, nước, oxi và
	A. ánh sáng	B. CO2	C. pH	D. Vi sinh vật đất
Mức độ thông hiểu
Câu 4: Khi nói về giai đoạn đường phân trong hô hấp hiếu khí, phát biểu nào sau đây sai?
A. Giai đoạn đường phân hình thành NADH
B. Giai đoạn đường phân oxi hóa hoàn toàn Glucozo
C. Giai đoạn đường phân hình thành 1 ít ATP
D. Giai đoạn đường phân cắt glucozo thành axit piruvic
Mức độ vận dụng
Câu 5: Quá trình lên men được ứng dụng trong bao nhiêu hoạt động sau đây?
 Sản xuất rượu bia
Làm sữa chua
Muối dưa
Sản xuất giấm
A. 3	B. 4	C. 1	D. 2
Mức độ vận dụng cao
Câu 6: Người ta thường bảo quản hạt giống bằng phương pháp bảo quản khô. Nguyên nhân chủ yếu là vì: 
A. hạt khô làm giảm khối lượng nên dễ bảo quản
B. hạt khô không còn hoạt động hô hấp
C. hạt khô sinh vật gây hại không xâm nhập được
D. hạt khô có cường độ hô hấp đạt tối thiểu giúp hạt sống ở trạng thái tiềm sinh
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh vẽ SGK.
- Hạt nảy mầm, nước vôi, ống nghiệm... tiến hành TN hạt hô hấp
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định lớp (1p)
Kiểm tra bài cũ
Dạy bài mới
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG(3 phút)
1. Mục tiêu:
 - Kích hoạt sự tích cực của người học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. -Huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới. 
-Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học- là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. 
2. Nội dung: Hình ảnh về hạt nảy mầm, trái chín bị hư 
3. Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.
4. Cách tổ chức hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
	GV chiếu hình ảnh, yêu cầu HS quan sát hình và trả lời các câu hỏi
	? Theo em thì nguyên nhân nào xảy ra những trường hợp nêu trên?
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ
	HS quan sát hình, vận dụng kiến thức đã học, thu thập thông tin, trao đổi với nhóm để tìm câu trả lời
Bước 3: HS báo cáo kết quả
	Đại diện học sinh trả lời câu hỏi về nguyên nhân làm cho hạt nảy mầm, trái cây chín có mùi rượu hoặc bị thối 
Bước 4: Đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.
	Gv nhận xét và bổ sung phần trả lời của học sinh
	Khi ngâm hạt, hàm lượng nước tăng cao, Cacbonhydrat bị oxy hóa, đường bị lên men tạo rượu 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (32 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hô hấp ở thực vật (7 phút)
1. Mục tiêu: Tìm hiểu HH thực vật và phân biệt các con đường hô hấp ở thực vật.
2. Nội dung: 
-Tiến hành thí nghiệm, quan sát thí nghiệm thông qua hình ảnh
-Báo cáo. 
3. Sản phẩm
- Rút kết luận từ TN
4. Cách thức tổ chức hoạt động
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chiếu nội dung thí nghiệm hình 12.1 a,b,c yêu cầu HS quan sát, dự đoán kết quả và giải thích nguyên nhân?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát hình, trao đổi trong nhóm lớn và ghi câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Đại diện nhóm báo cáo kết quả quan sát, các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung
Bước 4: Nhận xét và đánh giá kết quả
GV nhận xét hoạt động của các nhóm, đánh giá kết quả, bổ sung ý kiến
GV tóm gọn nội dung bằng phương trình tổng quát và yêu cầu HS nêu khái niệm hô hấp ở thực vật
? Hô hấp ở thực vật đóng vai trò như thế nào trong hoạt động sống của cây?
NỘI DUNG GHI NHỚ
1. Khái niệm hô hấp ở thực vật
HH ở thực vật là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử cacbohidrat bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.
Phương trình tổng quát :
 C6H12O6 +6O2 → 6 CO2 + 6 H2O + Q
2. Vai trò của hô hấp
- Duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cây.
- Cung cấp năng lượng dưới dạng ATP cho các hoạt động sống của cây.
- Tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các con đường hô hấp ở thực vật (15 phút)
(Giảm tải: không đi sâu vào cơ chế hô hấp)
1. Mục tiêu: phân biệt các con đường hô hấp ở thực vật đặc biệt là phân giải kỵ khí làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây
2. Nội dung: Các con đường hô hấp ở thực vật, sơ đồ các giai đoạn của hô hấp tế bào
3. Sản phẩm: Bảng nhóm phân biệt các con đường hô hấp
4. Cách thức tổ chức hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tâp
GV đặt câu hỏi: hô hấp tế bào trải qua những giai đoạn nào? Bào quan nào trong tế bào thực hiện chức năng hô hấp này?
Chiếu hình 12.2, yêu cầu HS thảo luận nhóm 5 phút hoàn thành phiếu học tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát hình, kết hợp thông tin SGK, thảo luận nhóm 6 phút để hoàn thành phiếu
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Đại diện 2 nhóm treo bảng, 1 nhóm trình bày, các nhóm còn lại quan sat, nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thảo luận
GV nhận xét kết quả thảo luận, chiếu lại hình, bổ sung cho hoàn chỉnh nội dung phiếu học tập.
Bổ sung: Hãy nhận xét hiệu quả năng lượng ATP tạo ra ở 2 con đường?
Mở rộng: Trong trồng trọt, làm thế nào để hệ rễ của cây hô hấp đạt hiệu quả năng lượng tối đa?
Giáo dục môi trường: Vận dụng các biện pháp nông sinh hợp lý đảm bảo hệ rễ hoạt động tốt, không gây ô nhiễm MT
NỘI DUNG GHI NHỚ
(ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP)
Nội dung
Phân giải hiếu khí
Phân giải kỵ khí
Điều kiện
Có Oxi
Không có ôxi
Nơi xảy ra
Ti thể
TB chất
Sản phẩm
CO2 và H2O
Rượu etylic + CO2 
hoặc a.x lactic
Năng lượng tạo thành
38ATP
2ATP
Hoạt động 3: Tìm hiểu hô hấp sáng ở thực vật (6 phút)
1. Mục tiêu: HS hiểu được nguyên nhân và hậu quả của hô hấp sáng
2. Nội dung: nội dung của hô hấp sáng về nơi xảy ra, nguyên liệu, sản phẩm và ý nghĩa của hô hấp sáng
3. Sản phẩm: phiếu học tập về nội dung hô hấp sáng
4. Cách thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm 2,4
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung hô hấp sáng trong 4 phút trong PHT số 2
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận nhóm cùng lúc với nhóm 1,3 hoàn thành phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Đại diện nhóm treo bảng và trình bày, nhóm còn lại nhận xét và bổ sung sau đó 2 nhóm khác nhận xét bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả
GV nhận xét tình hình thảo luận nhóm và đánh giá kết quả, chốt lại đáp án đúng
NỘI DUNG GHI NHỚ
(NỘI DUNG PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2)
Nội dung
Hô hấp sáng ở thực vật
Điều kiện
Nơi xảy ra
Nguyên liệu
Sản phẩm
Năng lượng
Hậu quả
Hoạt động 4: Mối quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường (4 phút) (Giảm tải: chỉ dạy phần chữ đóng khung cuối bài)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS trình bày lại 2 phương trình tổng quát của quang hợp và hô hấp sau đó nhận xét về mối quan hệ của 2 quá trình này
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tâp
HS ghi lại 2 phương trình tổng quá của quang hợp và hô hấp sau đó nhận xét về mối quan hệ của 2 quá trình
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Đại diện học sinh trả lời, HS khác bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả
GV nhận xét nội dung trả lời của học sinh
Bổ sung (GDMT): Dựa vào phương trình tổng quát, có thể nhận thấy các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hô hấp của thực vật, đồng thời dựa vào các yếu tố này người ta có thể đề xuất các biện pháp bảo quản nông sản phù hợp.
NỘI DUNG GHI NHỚ
HH và QH là 2 quá trình phụ thuộc lẫn nhau. HH cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho quang hợp ngược lại QH cung cấp nguyên liệu cho HH 
Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật như Oxi, nước, nhiệt độ, CO2 .
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (6 phút)
1. Mục đích: 
-HS vận dụng KT, KN đã học vào giải quyết nhiệm vụ cụ thể. GV xem học sinh đã nắm vững kiến thức chưa, nắm KT ở mức độ nào
2. Tổ chức :
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Trả lời các câu hỏi sau
Hiệu quả năng lượng do phân giải hiếu khí và phân giải kỵ khí tạo ra có sự khác nhau như thế nào?
Tại sao trái chín để lâu ngày thì lại có mùi rượu?
Có ý kiến cho rằng HH sáng gắn liền C3 đúng hay sai?.
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
	Cá nhân HS trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả
GV điều chỉnh, chốt KT và cộng điểm cho HS trả lời đúng 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG(5 phút)
1. Mục đích:
-Tạo cơ hội HS vận dụng KT, KN thể nghiệm giá trị đã học vào cuộc sống thực tiễn ở gđ, nhà trường và cộng đồng.
Tổ chức :
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV chiếu câu hỏi trắc nghiệm (5 câu) yêu cầu HS hoàn thành trong 3 phút, 07 HS xong trước, đúng sẽ được điểm
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
Bước 3: HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT. 
	GV chiếu đáp án và chỉnh sửa
E. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG (2 phút)
-Khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng KT, nhằm giúp HS hiểu rằng ngoài KT đã học trong trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi, khám phá.
-Chúng ta cần làm gì để bảo quản hạt lạc giữ lâu, bảo quản trái cây chín thì làm thế nào?
Từ đó hãy cho lời khuyên phù hợp trong bảo quản nông sản?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_11_bai_12_ho_hap_o_thuc_vat_ho_ngoc_tri.docx