Bài giảng Tin học 11 - Bài 18: Ví dụ về cách viết và sử dụng hàm - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Lan Hương - Trường THPT Nguyễn Thái Học

Bài giảng Tin học 11 - Bài 18: Ví dụ về cách viết và sử dụng hàm - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Lan Hương - Trường THPT Nguyễn Thái Học

Bài 1: Hãy tìm hiểu chương trình dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Chương trình có xây dựng chương trình con tên là gì? Chương trình con đó là hàm void hay hàm trả về giá trị?

Có tham số truyền vào không? Mục đích của chương trình con là gì?

Chương trình chính gọi chương trình con mấy lần? Kết quả ra màn hình như thế nào

 

pptx 16 trang Trí Tài 03/07/2023 2570
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tin học 11 - Bài 18: Ví dụ về cách viết và sử dụng hàm - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Lan Hương - Trường THPT Nguyễn Thái Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 44+45. Bài 18VÍ DỤ VỀ CÁCH VIẾT VÀ SỬ DỤNG HÀM 
1. Tham số hình thức và tham số thực sự 
Bài 1: Hãy tìm hiểu chương trình dưới đây và trả lời các câu hỏi: 
Chương trình có xây dựng chương trình con tên là gì? Chương trình con đó là hàm void hay hàm trả về giá trị? 
Có tham số truyền vào không? Mục đích của chương trình con là gì? 
Chương trình chính gọi chương trình con mấy lần? Kết quả ra màn hình như thế nào 
a) Tham số hình thức 
Là tham số được liệt kê trong cặp dấu ngoặc đơn sau phần tên hàm ở dòng lệnh khi xây dựng hàm. 
Ví dụ: 
 def binhphuong( x,y ): => tham số hình thức là x và y 
b) Tham số thực sự 
Là tham số được truyền vào (nếu có) khi gọi chương trình con 
Tham số thực sự có thể là một giá trị cụ thể hoặc là 1 biến hoặc là 1 biểu thức. 
Ví dụ: 
 tong=binhphuong( a,b ) => tham số thực sự dạng biến là a và b 
 s=binhphuong( 4,6 ) => tham số thực sự dạng giá trị là 4 và 6 
a) Biến cục bộ 
Là biến được tạo ra trong chương trình con và sẽ chỉ được sử dụng trong chương trình con đó 
Ví dụ: biến cục bộ là: t 
2. Biến cục bộ và biến toàn cục 
Chương trình báo lỗi vì t chỉ là biến cục bộ 
b) Biến toàn cục 
Là biến được tạo ra ở bên ngoài chương trình con. Chúng ta có thể sử dụng nó ở bên ngoài và bên trong chương trình con 
Chú ý 
Chúng ta có thể sử dụng giá trị của biến toàn cục ở trong hay ngoài chương trình con 
Nếu muốn thay đổi giá trị của biến toàn cục ở trong chương trình con thì phải khai báo global trước khi dùng 
Đúng => thay đổi giá trị A thì phải dùng global 
BÀI TẬP 
Bài 1 : Hãy dự đoán chương trình dưới đây đưa ra màn hình những gì 
Bài 2 
Viết chương trình nhập vào 4 số thực x a , y a và x b , y b tương ứng là tọa độ hai điểm A và B trên mặt phẳng tọa độ Oxy, đưa ra màn hình độ dài các đoạn thẳng AB, OA, OB. Chương trình có xây dựng chương trình con Distance ồm 4 tham số x a , y a , x b , y b để tính độ dài đoạn thẳng nối hai điểm có tọa độ (x a , y a ) và (x b , y b ) 
Input 
Output 
1 1 4 5 
5.0 
1 2 4 5 
4.242640687119285 
1.4 2.6 4.1 5 
3.612478373637688 
Chương trình 
Bài 3 
Viết chương trình nhập vào số nguyên dương a, hãy vẽ hình chữ nhật kích thước a x 10 bằng các dấu * 
Ví dụ: a = 4 
********** 
* * 
* * 
********** 
Chương trình có xây dựng chương trình con có tham số a 
Chương trình 
Bài 4 
Một mảnh đất có dạng hình tứ giác lồi với bốn góc liệt kê theo chiều kim đồng hồ có tọa độ tương ứng là (Ax, Ay), (Bx, By), (Cx, Cy), (Dx, Dy). Hãy tính diện tích mảng đất đó 
Input 
Output 
0 0 
1 5 
5 4 
5 0 
20.499999999999996 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_tin_hoc_11_bai_18_vi_du_ve_cach_viet_va_su_dung_ha.pptx