Giáo án Tin học C++ Lớp 11 - Bài 5: Khai báo biến

Giáo án Tin học C++ Lớp 11 - Bài 5: Khai báo biến

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

 Biết được cấu trúc chung của khai báo biến;

 Hiểu cách khai báo biến.

2. Về kỹ năng

 Sử dụng được kiểu dữ liệu và khai báo biến để viết được một chương trình đơn giản.

3. Về thái độ

 Sử dụng số lượng biến đúng mục đích của chương trình, khai báo chính xác kiểu dữ liệu biến mục đích là tối ưu hoá dung lượng bộ nhớ.

4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh

 Năng lực tự học;

 Năng lực hợp tác (trao đổi, thảo luận, giao tiếp).

II. THIẾT BỊ, HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

 Kế hoạch bài dạy;

 Tài liệu TIN HỌC 11.

2. Chuẩn bị của học sinh

 Tài liệu TIN HỌC 11;

 Tập bài tập.

 

docx 6 trang Đoàn Hưng Thịnh 03/06/2022 5210
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học C++ Lớp 11 - Bài 5: Khai báo biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 5: KHAI BÁO BIẾN
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Về kiến thức
Biết được cấu trúc chung của khai báo biến;
Hiểu cách khai báo biến.
Về kỹ năng
Sử dụng được kiểu dữ liệu và khai báo biến để viết được một chương trình đơn giản.
Về thái độ
Sử dụng số lượng biến đúng mục đích của chương trình, khai báo chính xác kiểu dữ liệu biến mục đích là tối ưu hoá dung lượng bộ nhớ.
Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
Năng lực tự học;
Năng lực hợp tác (trao đổi, thảo luận, giao tiếp).
THIẾT BỊ, HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên
Kế hoạch bài dạy;
Tài liệu TIN HỌC 11.
Chuẩn bị của học sinh
Tài liệu TIN HỌC 11;
Tập bài tập.
NỘI DUNG BÀI HỌC
Cách khai báo;
Ví dụ.
TIẾN TRÌNH SƯ PHẠM
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – Gợi ý HS tình huống giải quyết 
Mục tiêu: HS nhận biết dòng lệnh khai báo biến.
Phương thức: HS suy nghĩ tình huống do GV gợi ý, HS thảo luận tìm cách giải quyết tình huống do GV đặt ra. GV hướng suy nghĩ của HS đến kiến thức đúng, chính xác (hoạt động phát triển năng lực hợp tác giải quyết tình huống).
Nội dung: Tình huống GV đặt ra cho HS.
Sản phẩm: Không có.
Kiểm tra đánh giá: Không có.
Dự kiến hoạt động: Nếu HS không xác định được câu trả lời tình huống là “nhận biết cách khai báo biến”. GV giải quyết bằng cách gợi ý kiến thức bằng cách “xem lại bài cấu trúc chương trình - tài liệu tin học 11 trang 10”
Thời lượng: 5 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ø GV đưa ra tình huống: Trong chương trình sau đây có mấy phần? Phần khai báo gồm có gì?
#include 
using namespace std;
int main()
{
 int x, y ;
 cout<<" Nhap x: ";
 cin>> x ;
 cout<<" Nhap y: ";
 cin>> y ; 
 return 0;
}
Ø Nhận định tình huống: Tuỳ theo kiểu dữ liệu mà ta có cách khai báo biến khác nhau.
int x, y ;
float x, y ;
Có 2 phần: phần khai báo và phần thân chương trình.
Phần khai báo gồm có: khai báo tên chương trình bằng từ khoá #include và khai báo biến bằng từ khoá int
HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI – Cách khai báo biến
Mục tiêu: HS biết được cách khai báo biến;
Phương thức: GV trình bày yêu cầu kiến thức cần đạt (thông qua câu hỏi), HS thảo luận tự tìm hiểu kiến thức cần thiết để trả lời câu hỏi do GV đặt ra (hoạt động phát triển năng lực tự học, tìm tòi khám phá kiến thức mới; năng lực hợp tác giải quyết tình huống)
Nội dung: Tài liệu TIN HỌC 11 trang 21, 22.
Sản phẩm: HS hoàn tất ví dụ trong tài liệu TIN HỌC 11 trang 22
Kiểm tra đánh giá: GV xác định đúng/sai kết quả của HS
Dự kiến hoạt động: Nếu HS không hoàn tất ví dụ có thể do HS chưa phân biệt tốt cách chọn kiểu dữ liệu cho biến thì yêu cầu HS xem lại bài 4 – Các kiểu dữ liệu chuẩn của C++.
Thời lượng: 25 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ø Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu TIN HỌC 11 và cho biết vì sao phải khai báo biến?
Ø Nhấn mạnh: Tên biến dùng để xác lập quan hệ giữa biến với địa chỉ bộ nhớ nơi lưu trữ giá trị của biến.
Ø Vấn đáp: Cấu trúc chung của khai báo biến trong ngôn ngữ C++.
Cho ví dụ để khai báo một biến nguyên và một biến kiểu kí tự.
Ø Trình bày một số khai báo và yêu cầu HS chọn khai báo đúng trong ngôn ngữ lập trình C++?
int x, y;
int : z ;
float a, b ;
float : c ;
Ø Nhấn mạnh kiến thức cần ghi nhớ: Việc khai báo biến rất quan trọng nên lưu ý những ý sau:
Khai báo đủ số lượng biến cần thiết cho chương trình.
Xác định đúng kiểu dữ liệu cho biến tránh lãng phí bộ nhớ đôi khi ảnh hưởng đến dung lượng bộ nhớ để thực hiện chương trình.
Mọi biến dùng trong chương trình đều phải được khai báo tên biến và kiểu dữ liệu của biến. 
 ;
int x;
char y ;
Khai báo đúng:
int x, y ;
float a, b;
Khai báo sai:
int : z ;
float : c ;
HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG KIẾN THỨC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ – Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập vận dụng kiến thức mới 
Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học
Phương thức: HS thảo luận hoàn tất bài tập trắc nghiệm của GV (hoạt động phát triển năng lực tự học; năng lực hợp tác giải quyết tình huống) 
Nội dung: 2 câu trắc nghiệm
Sản phẩm: HS hoàn thành bài tập trắc nghiệm
Kiểm tra đánh giá: Kết quả bài tập trắc nghiệm của HS
Dự kiến tình huống: HS sẽ trả lời đúng 1 câu thì đạt yêu cầu. Nếu ít hơn 1 câu GV sẽ cũng cố lại kiến thức bằng cách nhấn mạnh lại cách lựa chọn kiểu dữ liệu (bài 4), cách đặt tên biến (bài 2).
Thời lượng: 5 phút
PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM – TÊN NHÓM:
1. Cho các gợi ý về khai báo biến như sau: 
Nên đặt tên biến sao cho gợi nhớ đến ý nghĩa của biến đó.
Không nên đặt tên biến quá ngắn.
Không nên đặt tên biến quá dài, dễ mắc lỗi khi gõ tên biến trong chương trình.
Khi khai báo biến cần chú ý đến phạm vi giá trị của nó để chọn kiểu biến cho phù hợp.
Đúng hay sai?
2. Trường hợp nào dưới đây không phải là tên biến trong C++ ?
(A) Giai_Ptrinh_Bac_2;
(B) Ngaysinh;
(C) _Noisinh;
(D) 2x;
HOẠT ĐỘNG 4: ỨNG DỤNG THỰC TIỄN – Thảo luận nhóm trình bày một tình huống thực tế 
Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học
Phương thức: HS thảo luận trình bày tình huống có trong cuộc sống (năng lực hợp tác giải quyết tình huống) 
Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn tất bài tập ứng dụng
Sản phẩm: HS thực hiện hoàn tất bài tập và kết quả đúng
Kiểm tra đánh giá: GV nhận xét
Dự kiến hoạt động: Nếu HS không trình bày được GV sẽ gợi ý dẫn dắt HS hoàn tất bài tập.
Thời lượng: 10 phút
PHIẾU BÀI TẬP – TÊN NHÓM:
1. Trong bài toán giải phương trình bậc hai: ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0), có thể chọn đặt tên các biến tương ứng là: 
(A) heso_xbingphuong, heso_x, bietso_delta, nghiem_thu_nhat, nghiem_thu_hai;
(B) hs_a, hs_b, hs_c, bietso_delta, nghiem_x1, nghiem_x2;
(C) hs1, hs2, hs3, bs, n1, n2;
(D) a, b, c, delta, x1, x2;
2. Xác định kiểu dữ liệu cho từng biến được chọn ở câu 1.
HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG KỸ NĂNG TÌM TÒI KHÁM PHÁ – Vận dụng kiến thức đã học tự tìm hiểu kiến thức mở rộng
Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học
Phương thức: GV hướng dẫn HS tự tìm kiếm kiến thức bằng các kênh thông tin như: internet, sách tham khảo, (hoạt động phát triển năng lực tự học; năng lực tìm tòi khám phá kiến thức mới) 
Nội dung: Mối liên hệ giữa thuật toán và cấu trúc dữ liệu? Ví dụ minh hoạ.
Sản phẩm: HS tự thu thập kiến thức
Kiểm tra đánh giá: Không có
Dự kiến hoạt động: Không có
	TTCM	Giáo viên soạn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_c_lop_11_bai_5_khai_bao_bien.docx