Bài tập tự luyện Hóa học Lớp 11 - Bài 31: Ankin

Bài tập tự luyện Hóa học Lớp 11 - Bài 31: Ankin

I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp

1. Dãy đồng đẳng ankin:

- Ankin là các hidrocacbon mạch hở, trong phân tử có 1 liên kết ba

- CTTQ : CnH2n - 2 (n ≥ 2)

Ví dụ : CH≡CH, CH3-C≡CH. C5H8.

2. Đồng phân:

- Hai chất đầu dãy đồng đẳng (C2H2, C3H4) không có đồng phân ankin.

- Bắt đầu từ C4H6 trở đi có đồng phân vị trí liên kết ba, từ C5H8 trở đi có đồng phân vị trí liên kết ba và đồng phân mạch cacbon.

Ví dụ: C5H8 có các đồng phân ankin sau đây

3. Danh pháp:

a. Tên thông thường: Tên gốc ankyl + axetilen

Ví dụ:

b. Danh pháp thay thế:

 + Chọn mạch chính: Là mạch dài nhất và có chứa liên kết ba

 + Đánh số thứ tự ưu tiên cacbon gắn liên kết ba mang giá trị nhỏ nhất

 + Gọi tên theo công thức

Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch chính + số chỉ vị trí nối 3 + in

 But-1-in

 But-2-in

 

docx 5 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 5420
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập tự luyện Hóa học Lớp 11 - Bài 31: Ankin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 32: ANKIN
I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp
1. Dãy đồng đẳng ankin:
- Ankin là các hidrocacbon mạch hở, trong phân tử có 1 liên kết ba 
- CTTQ : CnH2n - 2 (n ≥ 2)
Ví dụ : CH≡CH, CH3-C≡CH... C5H8...
2. Đồng phân:
- Hai chất đầu dãy đồng đẳng (C2H2, C3H4) không có đồng phân ankin.
- Bắt đầu từ C4H6 trở đi có đồng phân vị trí liên kết ba, từ C5H8 trở đi có đồng phân vị trí liên kết ba và đồng phân mạch cacbon. 
Ví dụ: C5H8 có các đồng phân ankin sau đây
3. Danh pháp:
a. Tên thông thường: Tên gốc ankyl + axetilen
Ví dụ: 
b. Danh pháp thay thế: 
	+ Chọn mạch chính: Là mạch dài nhất và có chứa liên kết ba
	+ Đánh số thứ tự ưu tiên cacbon gắn liên kết ba mang giá trị nhỏ nhất
	+ Gọi tên theo công thức
Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch chính + số chỉ vị trí nối 3 + in
 	But-1-in
	But-2-in
Lưu ý: Các ankin có liên kết 3 đầu mạch (liên kết 3 ở vị trí số 1) được gọi là ank-1-in
II. Tính chất vật lí:
- Các ankin có nhiệt độ sôi tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối.
- Các ankin có nhiệt độ sôi cao hơn và khối lượng riêng lớn hơn các anken tương ứng.
- Giống ankan và anken, các ankin cũng nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
III. Tính chất hóa học:
1. Phản ứng cộng (H2, X2, HX, phản ứng đime hóa và trime hóa): Tùy vào điều kiện, các ankin có thể cộng 1 hay 2 phân tử tác nhân.
a. Cộng H2:
Nếu dùng xúc tác Pd/PbCO3 hoặc Pd/BaSO4, ankin chỉ cộng một phân tử H2 tạo anken
Đặc tính này dùng để điều chế anken từ ankin
b. Cộng X2: Br2 và Cl2 cũng tác dụng với ankin theo hai giai đoạn liên tiếp:
c. Cộng HX: 
- Ankin tác dụng với HX theo hai giai đoạn liên tiếp
- Phản ứng cộng HX vào ankin cũng tuân theo qui tắc Mac-cop-nhi-cop:
	 (2-clopropen) (2,2-điclopropan)
Khi có xúc tác thích hợp , ankin tác dụng với HCl tạo dẫn xuất mono clo của anken :
- Phản ứng cộng nước của ankin chỉ xảy ra 1 giai đoạn
Các ankin khác khi tác dụng với nước tạo xeton :
d. Phản ứng đime hóa - trime hóa
2. Phản ứng thế bằng ion kim loại: 
Điều kiện: Ankin phải có liên kết 3 ở đầu mạch (ank-1-in)
Phản ứng này dùng để nhận biết Ank-1-in với các ankin khác không có liên kết ba đầu mạch.
3. Phản ứng oxi hóa: 
- Oxi hóa hoàn toàn: Các ankin cháy tỏa nhiều nhiệt
- Oxi hóa không hoàn toàn: Tương tự như anken và ankađien, ankin cũng có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím. Phản ứng này dùng để nhận biết ankin.
IV. Điều chế: 
1. Phòng thí nghiệm: 
2. Trong công nghiệp: 
V. Ứng dụng
- Làm nhiên liệu: Khi cháy, axetilen tỏa nhiều nhiệt nên được dùng trong đèn xì oxi – axetilen để hàn cắt kim loại
- Làm nguyên liệu: Từ axetilen có thể điều chế nhiều chất đầu quan trọng cho các quá trình tổng hợp hữu cơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_tu_luyen_hoa_hoc_lop_11_bai_31_ankin.docx