Bài thuyết trình Hóa học Lớp 11 - Phenol - Lôi Thùy Trang
Tuân thủ các quy định trong trình bày bài giảng
a.Tất cả các slide đều đồng nhất để người học tập trung vào nội dung học tập.
b. Màu sắc các slide không lòe loẹt và không rối mắt người học.
c. Chữ trình bày rõ ràng theo font Times New Roman và tập trung vào màu nền xanh nhạt, chữ đen.
d. Hệ thống bài giảng theo các hoạt động và mỗi nội dung đều hướng dẫn các thao tác trực tiếp trên PowerPoint.
e. Sử dụng các bài tập trắc nghiệm khách quan giúp các em có thể củng cố lại kiến thức.
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Hóa học Lớp 11 - Phenol - Lôi Thùy Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC KẠN TRƯỜNG THPT BẮC KẠN BÀI THUYẾT TRÌNH CUỘC THI Thiết kế bài giảng điện tử E-Learning Môn: Hóa học - lớp 11 Bài giảng: Phenol Giáo viên: Lôi Thùy Trang Email: loithuytrangthptbk@gmail.com Bắc Kạn, tháng 11 năm 2016 BẢN THUYẾT TRÌNH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-LEARNING Môn: Tin học lớp 10 I. THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên: Nhữ Huy Hoàng Đơn vị: Trường THPT Bắc Kạn Tên bài giảng: Tạo và làm việc với bảng SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẮC KẠN TRƯỜNG THPT BẮC KẠN GIÁO ÁN THUYẾT MINH SẢN PHẨM Cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử E-Learning Môn: Hóa học - lớp 11 Tên bài giảng: Bài 41 - Phenol Họ và tên giáo viên: Lôi Thùy Trang Đơn vị: Trường THPT Bắc Kạn Địa chỉ email: loithuytrangthptbk@gmail.com I. PHẦN THUYẾT TRÌNH 1.Chọn phần mềm thiết kế Để đáp ứng nhu cầu cho việc học tập của các em học sinh trong thời kì công nghệ thông tin và khuyến khích đội ngũ giáo viên ở các cấp học đổi mới hình thức dạy học cho học sinh qua ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bằng phần mềm trong việc thiết kế bài giảng điện tử E-Learning. Thực tiễn các năm qua tôi đã rất thành thạo việc sử dụng các file trình chiếu trên Powerpoint để phục vụ công tác và giảng dạy. Do đó qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm bài giảng tôi thấy phần mềm Adobe Presenter có ưu điểm tốt và khai thác được những kiến thức mà bản thân tôi đã có là khả năng kết hợp giữa Powerpoint với phần mềm Adobe Presenter để chuyển tải các bài trình chiếu Powerpoint thông thường sang tương tác tích cực. 2. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử: - Giúp người học nắm được kiến thức cả về lí thuyết và thực hành. Với những hướng dẫn cụ thể nhưng đề cao tính tự học do đó người học hiểu bài và thực hành được ngay sau các nội dung lí thuyết. - Đề cao tính tự học của tất cả các đối tượng và bài giảng điện tử E-Learning đáp ứng được các nhu cầu trong quá trình học tập. - Ưu việt trong thích ứng các hoàn cảnh học tập và tạo ra các điều kiện để người học có thể tự học ở các thời điểm khác nhau, không bị ràng buộc về không gian, thời gian cũng như mọi hoàn cảnh khác nhau. 2.1. Tuân thủ các quy định trong trình bày bài giảng a.Tất cả các slide đều đồng nhất để người học tập trung vào nội dung học tập. b. Màu sắc các slide không lòe loẹt và không rối mắt người học. c. Chữ trình bày rõ ràng theo font Times New Roman và tập trung vào màu nền xanh nhạt, chữ đen. d. Hệ thống bài giảng theo các hoạt động và mỗi nội dung đều hướng dẫn các thao tác trực tiếp trên PowerPoint. e. Sử dụng các bài tập trắc nghiệm khách quan giúp các em có thể củng cố lại kiến thức. 2.2. Kĩ năng thiết kế Multimedia a. Các slide đều có sử dụng Audio để giảng bài và hướng dẫn giúp người học sử dụng đa kênh trong học tập (nghe, xem, thực hành ) b. Có hình ảnh, các clip minh họa cho các nội dung kiến thức của bài học. c. Công nghệ: Đóng gói theo chuẩn SCORM, AICC của thể lệ quy định. Sản phẩm thân thiện khi sử dụng trong môi trường học tập online hoặc offline rất phù hợp trong tình hình học tập hiện nay của Việt Nam. 2.3. Nội dung các câu hỏi của giáo viên Hệ thống các câu hỏi trong bài giảng mang tính gợi mở kích thích người học qua hệ thống tương tác tích cực để khắc sâu và củng cố nội dung bài học. Câu hỏi tập trung kích thích tư duy và động não người học trong việc đưa ra vấn đề và giải quyết vấn đề. Dạy học lấy người học làm trung tâm và vì lợi ích của người học. Sử dụng đa dạng các kiểu tương tác và khai thác triệt để tính ưu việt của phần mềm cũng như các phần mềm hỗ trợ thực hiện các ý đồ thiết kế tăng khả năng tự học của người học. II. TÓM TẮT BÀI GIẢNG STT Slide trình chiếu Mục tiêu và ý tưởng thiết kế Slide 1: Giới thiệu về cuộc thi và thông tin cá nhân Trang mở đầu giới thiệu thông tin liên quan đến đơn vị tổ chức cuộc thi, tên cuộc thi, tên bài giảng, họ tên người dự thi, địa chỉ email. Slide 2: Đặt vấn đề Dẫn dắt vào bài mới. Slide 3 Tiêu đề bài giảng Giới thiệu tên bài. Slide 4 Nội dung bài học Giới thiệu nội dung của bài. Giúp người học hiểu được nội dung của bài Slide 5,6 Định nghĩa, phân loại Học sinh biết được phenol là gì? Được phân làm những loại nào. Slide 7,8 Cấu tạo Hiểu và nắm được công thức phân tử, công thức cấu tạo. Từ đó biết được ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử Slide 9 Tính chất vật lý Hiểu và nắm được những tính chất vật lý cơ bản của phenol: -Tan ít trong nước Slide 10 Tính chất hóa học Slide 11 Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm - OH Slide 12 Các thí nghiệm của phenol phản ứng với dung dịch NaOH Slide 13 Nhận xét về khả năng phản ứng của phenol với dung dịch NaOH Slide 14 Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm – OH và thí nghiệm của phenol tác dụng với dung dịch Br2 Slide 15 Phương trình phản ứng của phenol với dung dịch Br2 Slide 16 Phương trình phản ứng của phenol với dung dịch axit HNO3 Slide 17 Ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử phenol Slide 18 Ứng dụng Slide 19 Các bài tập củng cố kiến thức Củng cố lại nội dung kiến thức đã học trong bài thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm. Slide 20 Bài tập 1 Slide 21 Bài tập 2 Slide 22 Bài tập 3 Slide 23 Củng cố kiến thức, dặn dò Củng cố nội dung chính của bài. Hệ thống lại các kiến thức. Dặn dò, nhắc nhở. Slide 24 Tư liệu, tài liệu tham khảo Slide 25 Kết luận, cảm ơn Kết thúc, cảm ơn. III. KẾT LUẬN. Trên đây là toàn bộ bản thuyết minh cho bài giảng E- Learning của tôi. Trong bài giảng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học như: giảng giải, trực quan, phân tích, thực hành, thảo luận Qua cách học này đã tạo cho các em hứng thú học tập. Các em nắm bắt được bài học một cách dễ dàng, các em có thể học bất cứ lúc nào. Hình thức học này mang tính chất gợi mở, thoải mái thông qua các thao tác hướng dẫn cũng như các câu hỏi trắc nghiệm được đánh giá bằng điểm số giúp học sinh tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn. Qua sự hướng dẫn của giáo viên, các em có thể tự tìm tòi và khai thác kiến thức. Để bài giảng của tôi được tốt hơn nữa tôi rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn cũng như về công nghệ để tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bắc Kạn, tháng 11 năm 20164 Người thực hiện Lôi Thùy Trang
Tài liệu đính kèm:
- bai_thuyet_trinh_hoa_hoc_lop_11_phenol_loi_thuy_trang.doc