Đề cương ôn tập học kỳ 2 - Môn Hóa 11

Đề cương ôn tập học kỳ 2 - Môn Hóa 11

Câu 1 :Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất điện, sứ, đạm, ancol metylic, Thành phần chính của khí thiên nhiên là metan. Công thức phân tử của metan là

A. CH4. B. C2H4. C. C2H2. D. C6H6.

Câu 2 : Hợp chất hữu cơ X có công thức cấu tạo CH3-CH(CH3)-CH2-CH3.Tên gọi của X là:

A. Pentan B. 2-Metylbutan C. Butan D. 3-Metylbutan

Câu 3: Hợp chất hữu cơ Y có công thức cấu tạo CH3-C(CH3)2-CH2-CH2-CH3 .Tên gọi của Ycó là:

A. 2,2-đimetylheptan B. Isohenxan C. neo-pentan D. 2,2-đimetylpentan

Câu 4: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của ankan có công thức phân tử C5H12 ?

A. 3 đồng phân. B. 4 đồng phân. C. 5 đồng phân. D. 6 đồng phân

Câu 5: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo ankan có công thức phân tử C6H14 ?

A. 3 đồng phân. B. 4 đồng phân. C. 5 đồng phân. D. 6 đồng phân

Câu 6: Nghiền nhỏ 1 gam CH3COONa cùng với 2 gam vôi tôi xút (CaO và NaOH) rồi cho vào đáy ống nghiệm. Đun nóng đều ống nghiệm, sau đó đun tập trung phần có chứa hỗn hợp phản ứng. Hiđrocacbon sinh ra trong thí nghiệm trên là

A. metan. B. etan. C. etilen. D. axetilen.

Câu 7: Hiđrocacbon nào sau đây là ankan?

A. C3H8. B. C3H6. C. C3H4. D. C2H4.

Câu 8: Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan Y bằng 83,33%. Công thức phân tử của Y là:

A. C2H6. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12.

Câu 9: Ankan nào sau đây chỉ cho 1 sản phẩm thế duy nhất khi tác dụng với Cl2 (as) theo tỉ lệ mol (1:1): CH3CH2CH3 (a), CH4 (b), CH3C(CH3)2CH3 (c), CH3CH3 (d), CH3CH(CH3)CH¬3¬(e)

A. (a), (e), (d). B. (b), (c), (d). C. (c), (d), (e). D. (a), (b), (c), (e), (d)

 

doc 10 trang lexuan 7500
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ 2 - Môn Hóa 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2 LỚP 11
 NĂM HỌC 2020-2021
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Chương 5 : HIĐROCACBON NO
Câu 1 :Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất điện, sứ, đạm, ancol metylic, Thành phần chính của khí thiên nhiên là metan. Công thức phân tử của metan là
A. CH4.	B. C2H4.	C. C2H2.	D. C6H6.
Câu 2 : Hợp chất hữu cơ X có công thức cấu tạo CH3-CH(CH3)-CH2-CH3.Tên gọi của X là:
A. Pentan 	 B. 2-Metylbutan C. Butan	 D. 3-Metylbutan
Câu 3: Hợp chất hữu cơ Y có công thức cấu tạo CH3-C(CH3)2-CH2-CH2-CH3 .Tên gọi của Ycó là:
A. 2,2-đimetylheptan	B. Isohenxan	C. neo-pentan	D. 2,2-đimetylpentan
Câu 4: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của ankan có công thức phân tử C5H12 ?
A. 3 đồng phân.	B. 4 đồng phân.	C. 5 đồng phân.	 D. 6 đồng phân
Câu 5: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo ankan có công thức phân tử C6H14 ?
A. 3 đồng phân.	B. 4 đồng phân.	C. 5 đồng phân.	 D. 6 đồng phân
Câu 6: Nghiền nhỏ 1 gam CH3COONa cùng với 2 gam vôi tôi xút (CaO và NaOH) rồi cho vào đáy ống nghiệm. Đun nóng đều ống nghiệm, sau đó đun tập trung phần có chứa hỗn hợp phản ứng. Hiđrocacbon sinh ra trong thí nghiệm trên là
A. metan.	B. etan.	C. etilen.	D. axetilen.
Câu 7: Hiđrocacbon nào sau đây là ankan?
A. C3H8.	B. C3H6.	C. C3H4.	D. C2H4.
Câu 8: Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan Y bằng 83,33%. Công thức phân tử của Y là: 
A. C2H6.	B. C3H8. 	C. C4H10.	D. C5H12. 
Câu 9: Ankan nào sau đây chỉ cho 1 sản phẩm thế duy nhất khi tác dụng với Cl2 (as) theo tỉ lệ mol (1:1): CH3CH2CH3 (a), CH4 (b), CH3C(CH3)2CH3 (c), CH3CH3 (d), CH3CH(CH3)CH3(e)
A. (a), (e), (d).	B. (b), (c), (d).	C. (c), (d), (e).	D. (a), (b), (c), (e), (d)
Câu 10: Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải trong chăn nuôi
gia súc, cung cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong khí biogas là
A. CO2. 	B. CH4. 	C. N2. 	D. Cl2.
Câu 11: Khi cho butan tác dụng với brom theo tỉ lệ 1: 1,Sản phẩm chính thu được là:
A. 2-brombutan B. 1-brombutan C. 1,3-đibrombutan D.2,3-đibrombutan
Câu 12: Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được số mol H2O > số mol CO2 thì CTPT chung của dãy là:
A. CnHn, n ≥ 2. B. CnH2n+2, n ≥1 .	 C. CnH2n-2, n≥ 2.	D. Tất cả đều sai.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X thu được 8,96 lít (đktc) CO2 và 9 gam H2O. Công thức phân tử của X là:
A. C4H6.	B. C4H8.	C. C3H8.	D. C4H10.
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng được 24,2 gam CO2 và 12,6 gam H2O. Công thức phân tử 2 ankan là:
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12
Câu 15: Đốt cháy một hỗn hợp hiđrocacbon ta thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O thì thể tích O2 đã tham gia phản ứng cháy (đktc) là: 
A. 5,6 lít.	 	B. 2,8 lít.	 	C. 4,48 lít.	 D. 3,92 lít.
Câu 16: Khi đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam ankan X thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là:
A. C3H8.	B. C5H10.	C. C5H12.	D. C4H10.
Câu 17: X là hỗn hợp 2 ankan. Để đốt cháy hết 10,2 gam X cần 25,76 lít O2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư được m gam kết tủa. Giá trị m là: 
A. 30,8 gam.	 B. 70 gam.	 C. 55 gam.	 D. 15 gam
Câu 18: Hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở, có thể là ankan, anken, ankin, ankadien. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X, thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau, X không thể gồm
A. ankan và ankin	B. ankan và ankađien	C. hai anken	D. ankan và anken
Câu 19: Craking m gam n-butan thu được hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị craking. Đốt cháy hoàn toàn A thu được 9 gam H2O và 17,6 gam CO2. Giá trị của m là
A. 5,8.	 B. 11,6.	C. 2,6.	D. 23,2.
Chương 6: HIĐROCACBON KHÔNG NO
Câu 1: Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là
A. isohexan.	B. 3-metylpent-3-en.	C. 3-metylpent-2-en.	D. 2-etylbut-2-en.
Câu 2: Hợp chất C5H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo anken ?	
A. 4.	B. 5.	C. 6.	D. 7.
Câu 3. Hiđrocacbon nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2 ở nhiệt độ thường?
	A. Benzen.	B. Metan.	C. Propan.	D. axetilen.
Câu 4 :Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính ?
A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br. 	 	C. CH3-CH2-CHBr-CH3. 
B. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br . 	D. CH3-CH2-CH2-CH2Br.
Câu 5.Cho các chất: CH3-C(CH3)=CH-CH3 (1), CH3-CH=CH2 (2), CH3-CH=CH-C2H5 (3),
 CH3 -CH=CH-CH3 (4). Số chất có đồng phân hình học (cis-trans) là
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 6: Trùng hợp eten, sản phẩm thu được có cấu tạo là:
A. (-CH2=CH2-)n .	B. (-CH2-CH2-)n .	C. (-CH=CH-)n.	 D. (-CH3-CH3-)n .
Câu 7: Cho 2 ml ancol etylic vào ống nghiệm đã có sẵn vài viên đá bọt. Thêm từ từ 4 ml dd H2SO4 đặc vào ống nghiệm, đồng thời lắc đều rồi đun nóng hỗn hợp. Hiđrocacbon sinh ra trong thí nghiệm trên là
A. etilen. 	B. axetilen. 	C. propilen. 	D. metan.
Câu 8: Phương pháp nào sau đây là tốt nhất để phân biệt khí CH4 và khí C2H4 ?
A. Dựa vào tỉ lệ về thể tích khí O2 tham gia phản ứng cháy.
B. Sự thay đổi màu của dung dịch nước brom.
C. So sánh khối lượng riêng.
D. Phân tích thành phần định lượng của các hợp chất.
Câu 9:Trước những năm 50 của thế kỷ XX, công nghiệp hữu cơ dựa trên nguyên liệu chính là axetilen. Ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ, etilen trở thành nguyên liệu rẻ tiền và tiện lợi hơn so với axetilen. Công thức phân tử của etilen là
A. C2H4.	B. C2H6.	C. CH4.	D. C2H2.
Câu 10: Có bao nhiêu ankin ứng với công thức phân tử C5H8 ? 
 A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4 
Câu 11: Cho sơ đồ phản ứng sau:	CH3-C≡CH + AgNO3/ NH3 X + NH4NO3 . X có công thức cấu tạo là?
A. CH3-CAg≡CAg. 	B. CH3-C≡CAg.	C. AgCH2-C≡CAg. D. CH3-CH=CHAg.
Câu 12: Thí nghiệm được tiến hành như hình vẽ bên. Hiện tượng xảy ra trong bình đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 là 
A. có kết tủa màu nâu đỏ.
B. có kết tủa màu vàng nhạt.
C. dung dịch chuyển sang màu da cam.
D. dung dịch chuyển sang màu xanh lam.
Câu 13: Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên. Kết thúc thí nghiệm, dung dịch Br2 bị mất màu. 
Chất X là 
A. CaC2.	B. Na.	C. Al4C3.	D. CaO.
Câu 14: Cho các chất sau: metan, etilen, but-2-in và axetilen. Kết luận nào sau đây là đúng ?
	A. Có 2 chất tạo kết tủa với dung dịch AgNO3 trong NH3.
	B. Có 3 chất làm mất màu dung dịch Br2.
	C. Cả 4 chất đều làm mất màu dung dịch Br2.
	D. Không có chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4.
Câu 15: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ hỗn hợp rắn gồm CaC2 và Al4C3:
Khí Y là
A. C2H4.	B. C2H6.	C. CH4.	D. C2H2.
Câu 16: Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 0,05 và 0,1.	B. 0,1 và 0,05.	C. 0,12 và 0,03.	 D. 0,03 và 0,12.
Câu 17: Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. Thành phần phần % về thể tích của hai anken là:
A. 25% và 75%.	B. 33,33% và 66,67%.	C. 40% và 60%.	D. 35% và 65%.
Câu 18: Hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng liên tiếp có thể tích 4,48 lít (ở đktc). Nếu cho hỗn hợp X đi qua bình đựng nước brom dư, khối lượng bình tăng lên 9,8 gam. % thể tích của một trong 2 anken là:
A. 50%.	B. 40%. 	C. 70%.	D. 80%.	
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp eten, propen, but-2-en cần dùng vừa đủ b lít oxi (ở đktc) thu được 2,4 mol CO2 và 2,4 mol nước. Giá trị của b là:	
A. 92,4 lít.	B. 94,2 lít. 	C. 80,64 lít.	 D. 24,9 lít.
Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm một ankan và một anken, thu được 0,35 mol CO2 và 0,4 mol H2O. phần trăm số mol anken trong X là
	A. 40%	B. 50%	C. 25%	D. 75%
Câu 21. Trùng hợp hidrocacbon nào sau đây tạo ra polime dùng để sản xuất cao su buna?
	A. 2–metylbuta–1,3–đien	B. Penta–1,3–đien
	C. But–2–en.	D. Buta–1,3–đien
Câu 22: Hỗn hợp khí X gồm etilen và propin. Cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 17,64 gam kết tủa. Mặt khác a mol X phản ứng tối đa với 0,34 mol H2. Giá trị của a là
	A. 0,32	B. 0,22	C. 0,34	D. 0,46 
Câu 23: Hỗn hợp khí X gồm 0,1 mol C2H2; 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol H2. Đun nóng X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
	A. 0,3	B. 0,2	C. 0,4	D. 0,1
Chương 7: HIĐROCACBON THƠM
Câu 1: Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là:
A. CnH2n+6 ; n 6. 	B. CnH2n-6 ; n 3. 	C. CnH2n-6 ; n 6. 	D. CnH2n ; n 6.
Câu 2: Tính chất nào sau đây không phải của ankylbenzen ?
A. Không màu sắc. 	B. Không mùi vị. 
C. Không tan trong nước. 	D. Tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
Câu 3: Tính chất nào không phải của benzen ?
A. Dễ thế. B. Khó cộng. 	C. Bền với chất oxi hóa. D. Kém bền với các chất oxi hóa.
Câu 4: Tính chất nào không phải của benzen ?
A. Tác dụng với Br2 (to, Fe). 	B. Tác dụng với HNO3 (đ)/H2SO4 (đ).
C. Tác dụng với dung dịch KMnO4. 	D. Tác dụng với Cl2 (as).
Câu 5: Phản ứng của benzen với các chất nào sau đây gọi là phản ứng nitro hóa ?
A. HNO3 đậm đặc.	B. HNO3 đặc/H2SO4 đặc.	
C. HNO3 loãng/H2SO4 đặc.	D. HNO2 đặc/H2SO4 đặc.
Câu 6: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường?
A. Benzen	B. Axetilen	C. Metan	D. Toluen
Câu 7: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng trùng hợp?	
	A. Propen.	B. Stiren.	C. Isopren.	D. Toluen.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ A, đồng đẳng của benzen thu được 10,08 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của A là: 
A. C9H12. 	B. C8H10. 	C. C7H8. 	D. C10H14. 
Chương 8: ANCOL-PHENOL
Câu 1: Etanol là chất tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu trăng thì sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể tử vong. Tên gọi khác của etanol là
A. phenol	B. ancol etylic.	C. etanal.	D. axit fomic.
Câu 2: Ancol no, đơn chức có 10 nguyên tử H trong phân tử có số đồng phân là 
A. 5.	 B. 3.	 	 C. 4.	D. 2.
Câu 3: Một ancol no đơn chức có %H = 13,04% về khối lượng. CTPT của ancol là
A. C6H5CH2OH.	 B. CH3OH.	 C. C2H5OH.	D. CH2=CHCH2OH.
Câu 4: Để đề phòng sự lây lan của virut Corona gây viêm phổi cấp, các tổ chức y tế hướng dẫn người dân nên đeo khẩu trang nơi đông người, rửa tay nhiều lần bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn có pha thành phần chất X. Chất X có thể được điều chế từ phản ứng lên men chất Y. Các chất X và Y lần lượt là 
 A. Axit axetic và glucozơ.	B. Etanol và glucozơ. 	
C. Etanol và Metanol	D. Glucozơ và etanol. 
Câu 5: Bậc ancol của 2-metylbutan-2-ol là 
A. bậc 4.	B. bậc 1.	C. bậc 2.	D. bậc 3.
Câu 6: Cho 2 ml chất lỏng X vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt sau đó thêm từ từ từng giọt
dung dịch H2SO4 đặc, lắc đều. Đun nóng hỗn hợp sinh ra hiđrocacbon làm nhạt màu dung dịch KMnO4. Chất X là
A. anđehit axetic. 	B. ancol metylic. 	C. ancol etylic. 	D. axit axetic.
Câu 7: Một chai đựng ancol etylic có nhãn ghi 25o có nghĩa là
A. cứ 100 ml nước thì có 25 ml ancol nguyên chất. 
B. cứ 100 gam dung dịch thì có 25 ml ancol nguyên chất.
C. cứ 100 gam dung dịch thì có 25 gam ancol nguyên chất. 
D. cứ 75 ml nước thì có 25 ml ancol nguyên chất.
Câu 8: Khi đun nóng hỗn hợp rượu (ancol) gồm CH3OH và C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, ở 1400C) thì số ete thu được tối đa là 
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 
Câu 9: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với
A. dung dịch NaOH.	 B. Na kim loại.	C. nước Br2.	D. H2 (Ni, nung nóng).
Câu 10. Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm –OH?
	A. Propan–1,2–điol	B. Glixerol	C. Ancol benzylic	D. Ancol etylic
Câu 11: Hợp chất nào sau đây vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường?
A. CH3- CH2- CH2- OH B. HO-CH2-CH2-OH 
C. HO-CH2-CH2-CH2-OH	 D. CH3- CH2- OH
Câu 12: Ancol no đơn chức tác dụng được với CuO tạo anđehit là :
A. ancol bậc 2.	 B. ancol bậc 3.	 C. ancol bậc 1.	 D. ancol bậc 1 và ancol bậc 2.
Câu 13: Trong thời gian gần đây nhiều người uống rượu bị ngộ độc dẫn đến viêm màng não, suy hô hấp và có một số đã tử vong, qua khám nghiệm người ta kết luận rằng những người này đều bị ngộ độc rượu metanol. Công thức của metanol là:
A. CH3OH	B. C2H5OH	C. HCHO.	D. C3H7OH
Câu 14. Cho vào ống nghiệm 2 - 3 giọt dung dịch CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ, gạn bỏ phần dung dịch, giữ lại kết tủa Cu(OH)2. Tiếp tục nhỏ 2 ml dung dịch chất X 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ, thu được dung dịch màu xanh lam. Chất X là
	A. pentan.	B. andehit fomic.	C. metanol.	D. glixerol.
Câu 15: Phenol là chất rắn, không màu, ít tan trong nước lạnh. Khi để lâu ngoài không khí nó bị oxi hóa thành màu hồng. Một trong các ứng dụng của phenol là sản xuất dược phẩm và phẩm nhuộm. Công thức của phenol là
A. C2H5OH	B. C6H5CH2OH	C. C6H5OH	D. C3H5(OH)3
Câu 16: Vào năm 1832, phenol (C6H5OH) lần đầu tiên được tách ra từ nhựa than đá. Phenol rất độc. Khi con người ăn phải thực phẩm có chứa phenol có thể bị ngộ độc cấp, tiêu chảy, rối loạn ý thức, thậm chí tử vong. Ở dạng lỏng, phenol có khả năng phản ứng với
A. NaCl.	B. KOH.	C. NaHCO3.	D. HCl.
Câu 17: Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức X, Y, Z thấy thoát ra 0,336 lít khí H2 (đkc). Khối lượng muối natri ancolat thu được là 
A. 2,4 gam.	B. 1,9 gam.	C. 2,85 gam.	D. 3,8 gam.
Câu 18:Đốt cháy một ancol no, đơn chức X thu được 4,48 lit CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. CH4O	 B. C2H6O C. C3H8O	 D. C4H10O
Câu 19:Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ancol đơn chức mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 4,48 lít CO2 (đkc) và 4,95 gam H2O. Hai ancol đó lần lượt là:
A.CH3OH và C2H5OH B.C3H7OH và C4H9OH 
C. C2H5OH và C3H7OH D. C4H9OH và C5H11OH
Câu 20: Đun nóng hỗn hợp gồm hai rượu (ancol) no đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 1400C. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 6 gam hỗn hợp gồm ba ete và 1,8 gam nước. Công thức phân tử của hai rượu trên là
A. CH3OH và C2H5OH.	 B. C2H5OH và C3H7OH.	
C. C3H5OH và C4H7OH.	 D. C3H7OH và C4H9OH.
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm ba ancol cùng dãy đồng đẳng, thu được 4,704 lít khí CO2 (đktc) và 6,12 gam H2O. Giá trị của m là
A. 4,98.	B. 4,72.	C. 7,36.	D. 5,28.
Câu 22: Cho các chất sau : metan, etilen, axetilen, buta- 1,3- đien, benzen, phenol, axit axetic, axit acrylic. Số chất tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là 
	A. 7 	B. 6	C. 4	D. 5
Câu 23: Cho các phát biểu sau: 
1. Oxi hóa không hoàn toàn ancol bậc 2 bằng CuO ta thu được anđehit
2. Đun nóng ancol etylic với H2SO4 đặc ở 140oC ta thu được anken.
3. Etylen glycol tác dụng được với dung dịch Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh
4. Ancol anlylic làm mất màu dung dịch Br2.
Số phát biểu đúng là
	A. 1	B. 4 	C. 2 	D. 3
Câu 24: Cho các phát biểu sau: 
	(a) Phenol là chất rắn, có thể tan tốt trong nước lạnh. 
	(b) Tính axit của phenol mạnh hơn nước là do ảnh hưởng của gốc phenyl lên nhóm -OH.
	(c) Sục khí CO2 dư vào dung dịch natri phenolat thấy dung dịch vẩn đục.
	(d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen là do ảnh hưởng của nhóm -OH tới vòng benzen. 
	(e) C6H5OH và C6H5CH2OH là đồng đẳng của nhau (-C6H5 là gốc phenyl). 
Số phát biểu đúng là
	A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 3.
Chương 9: ANĐEHIT-XETON AXIT 
Câu 1: Để cứu sống bệnh nhân ngộ độc rượu, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã dùng gần 5 lít bia truyền vào đường tiêu hóa. Bác sĩ Lâm lý giải, rượu gồm hai loại là Etylic và Metylic. Khi vào cơ thể, gan ưu tiên chuyển hóa Etylic và tạo ra sản phẩm không gây độc. Trong khi Metylic được chuyển hóa sau nhưng tạo thành Andehit Formic, ở hàm lượng cao sẽ gây ngộ độc, nguy cơ tử vong rất cao. Chất Andehit Formic trong máu chính là nguyên nhân khiến ông N hôn mê. Lúc này, cơ thể bệnh nhân hết Etylic. Vì vậy, nhằm hạn chế chuyển hóa Metylic, các bác sĩ chuyền bia cho bệnh nhân. Lúc này, cơ thể được bổ sung Etylic khiến gan ưu tiên chuyển hóa Etylic, ngưng chuyển hóa Metylic. Nhờ đó, các bác sĩ có thêm thời gian để lọc máu, giải độc cho bệnh nhân. Metylic ở lâu trong cơ thể không được chuyển hóa sẽ bị đào thải dần qua đường nước tiểu, làm giảm độc tố trong cơ thể. Đây là cơ sở để cứu sống bệnh nhân. (Theo baomoi.com đăng ngày 10/1/2018). Cho biết rượu etylic, rượu metylic, andehit fomic còn có tên gọi khác lần lượt là:
	A. Metanol, Etanol, Axit fomic. 	B. Metanol, Etanol, Metanal.
	C. Etanol, Metanol, Anđehit axetic. 	D. Etanol, Metanol, Fomanđehit.
Câu 2: Chất có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là
	A. CH3OH. 	B. CH3CHO. 	C. CH3COOH. 	D. C2H5OH. 
Câu 3. Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch, lắc nhẹ, sau đó nhỏ từ từ từng giọt dung 
dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa sinh ra bị hòa tan hết. Nhỏ tiếp 3-5 giọt dung dịch X đun nóng nhẹ hỗn 
hợp ở 60°C ~ 70°C trong vài phút, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp bạc sáng. Chất X là 
	A. axit axetic. 	B. etilen. 	C. anđehit axetic. 	D. ancol etylic. 
Câu 4:Có bao nhiêu andehit là đồng phân cấu tạo có cùng công thức phân tử C4H8O ? 
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. 
Câu 5: Cho CH3CHO phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được
	A. CH3OH.	B. CH3CH2OH.	C. CH3COOH.	D. HCOOH.
Câu 6.Focmanlin (còn gọi là focmon) được dùng để ngâm xác thực vật, thuốc da, tẩy ếu, diệt trùng Focmanlin là dung dịch của chất hữu cơ nào sau đây?
	A. HCHO	B. HCOOH	C. CH3CHO	D. C2H5OH
Câu 7: Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là
	A. CnH2n-2O2	B. CnH2nO2	C. CnH2n+2O2	D. CnH2n+1O2
Câu 8 :Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch axit axetic?
A. Cu.	B. Zn.	C. NaOH.	D. CaCO3.
Câu 9: Đốt cháy anđehit A thu được mol CO2 = mol H2O. A là
A. anđehit no, mạch hở, đơn chức.	B. anđehit đơn chức, no, mạch vòng.
C. anđehit đơn chức có 1 nối đôi, mạch hở.	D. anđehit no 2 chức, mạch hở.
Câu 10: Cho các chất C2H5OH, CH3COOH, CH3CHO .Dãy có nhiệt độ sôi tăng dần là: 
	A. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH	
B. CH3OH, CH3COOH, C2H5OH	
	C. CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO	
D. C2H5OH, CH3COOH, CH3CHO
Câu 11: Axit fomic có trong nọc kiến. Khi bị kiến cắn, nên chọn chất nào sau đây bôi vào vết thương để giảm sưng tấy ?
A. Vôi tôi. 	B. Muối ăn. 	C. Giấm ăn. 	D. Nước.
Câu 12: Một số axit cacboxylic như axit oxalic, axit tactric gây ra vị chua cho quả sấu xanh. Trong quá trình làm món sấu ngâm đường, người ta sử dụng dung dịch nào sau đây để làm giảm vị chua của quả sấu?
A. Nước vôi trong. B. Giấm ăn. C. Phèn chua. D. Muối ăn
Câu 13. Rót 1 - 2 ml dung dịch chất X đậm đặc vào ống nghiệm đựng 1 - 2 ml dung dịch NaHCO3. Đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm thì que diêm tắt. Chất X là
	A. ancol etylic. 	B. anđehit axetic. 	C. axit axetic. 	D. phenol (C6H5OH).
Câu 14: Cho 10,4 gam hỗn hợp gồm metanal và etanal tác dụng với một lượng vừa dư AgNO3/NH3 thu được 108 gam Ag. Khối lượng metanal trong hỗn hợp là 
A. 4,4 gam.	B. 3 gam.	C. 6 gam.	D. 8,8 gam.
Câu 16: Axit cacboxylic nào dưới đây có mạch cacbon phân nhánh, làm mất màu dung dịch brom?
	A. Axit metacrylic	B. Axit 2-metylpropanoic
	C. Axit propanoic	D. Axit acrylic
Câu 17: Khối lượng Ag thu được khi cho 0,1 mol CH3CHO phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng là
	A. 10,8 gam	B. 43,2 gam	C. 16,2 gam	D. 21,6 gam
Câu 18: Cho sơ đồ phản ứng: C2H2 ® X ® CH3COOH.
	Trong sơ đồ trên mỗi mũi tên là một phản ứng, X là chất nào sau đây?
	A. CH3COONa.	B. C2H5OH.	C. HCOOCH3.	D. CH3CHO.
Câu 19: Cho hỗn hợp gồm 0,05 mol HCHO và 0,02 mol HCOOH vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 15,12.	B. 21,60.	C. 25,92.	D. 30,24.
Câu 20: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, vừa tác dụng được với nước Br2?
A. CH3CH2COOH.	B. CH3COOCH3.	C. CH2=CHCOOH.	D. CH3CH2CH2OH.
Câu 21: Trung hoà 9 gam một axit đơn chức bằng lượng vừa đủ NaOH thu được 12,3 gam muối. Công thức cấu tạo của axit là
A. HCOOH. B. CH2=CHCOOH. C. CH3COOH. D. CH3CH2COOH.
 Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít (ở đktc), thu được 0,45 mol và 0,2 mol . Giá trị của V là:
	A. 8,96	B. 11,2	C. 6,72	D. 13,44
Câu 23: Cho các phát biểu:
 (a) Tất cả các anđehit đều có cả tính oxi hóa và tính khử.
 (b) Tất cả các axit cacboxylic đều không tham gia phản ứng tráng bạc.
 (c) Tất cả các ancol đều phản ứng với Na.
 (d) Tất cả các ancol no, đa chức đều hòa tan được Cu(OH)2.
Tổng số phát biểu đúng là?
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 24: Cho 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 32,4 gam Ag. Hai anđehit trong X là 
A. HCHO và C2H5CHO. 	B. HCHO và CH3CHO. 
C. C2H3CHO và C3H5CHO. 	D. CH3CHO và C2H5CHO. 
II. TỰ LUẬN HÓA 11 HKII NĂM 2019-2020
Câu 1: Hoàn thành các chuỗi phản ứng sau.Ghi rõ điều kiện (nếu có):
a, CH4C2H2C2H4C2H6C2H5Cl
b, C6H6C6H5BrC6H5ONaC6H5OH (Br)3C6H2OH
c, CH4CH3ClCH3OHHCHOHCOOH
Câu 2: Trình bày cách nhận biết các dung dịch sau: 
a, Etan, etilen, axetilen
b, Ancol etylic, glixerol, phenol
III. 1 SỐ BÀI TẬP DÀNH CHO HỌC SINH KHÁ GIỎI:
Câu 1. Cho ba hiđrocacbon mạch hở X, Y, Z (MX<MY<MZ<62) có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư.
Trong các phát biểu sau:
(a) 1 mol X phản ứng tối đa với 4 mol H2 (Ni, to).
(b) Chất Z có đồng phân hình học.
(c) Chất Y có tên gọi là but-1-in.
(d) Ba chất X, Y, Z đều có mạch cacbon không phân nhánh.
Số phát biểu đúng là
	A. 4	B. 3	C. 1	D. 2
Câu 2: X, Y ,Z là các hợp chất mạch hở, bền có cùng công thức phân tử C3H6O . X tác dụng được với Na và không có phản ứng tráng bạc. Y không tác dụng với Na nhưng có phản ứng tráng bạc, Z không tác dụng được với Na và không có phản ứng tráng bạc. Các chất X, Y, Z lần lượt là:
	A. CH3-CO-CH3, CH3-CH2-CHO, CH2=CH-CH2-OH.
	B. CH2=CH-CH2-OH, CH3-CO-CH3, CH3-CH2-CHO.
	C. CH3-CH2-CHO, CH3-CO-CH3, CH2=CH-CH2-OH
	D. CH2=CH-CH2-OH, CH3-CH2-CHO, CH3-CO-CH3. 
Câu 3: Đốt cháy 4,4 gam hỗn hợp cần a mol thu được b mol và 7,2 gam . Giá trị a, b lần lượt là
	A. 0,5 và 0,3	B. 0,6 và 0,3	C. 0,5 và 0,8	D. 0,5 và 0,4
Câu 4: Cho hỗn hợp X gồm C2H6,C2H2,C2H4. Tỉ khối của X so với H2 là 14,25. Đốt cháy hoàn toàn 11,4 gam X, cho sản phẩm vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng m gam và có a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là
	A. 51,40 và 80.	B. 62,40 và 80.	C. 73,12 và 70.	D. 68,50 và 40.
Câu 5.Hỗn hợp khí X gồm C2H6, C3H6 và C4H6. Tỉ khối của X so với H2 bằng 24. Đốt cháy hoàn toàn 0,96 gam X trong oxi dư rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,05M. Sau 
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
A. 9,85. 	B. 7,88. 	C. 13,79. 	D. 5,91. 
Câu 6: Cho 13,44 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 qua bình đựng Ni (nung nóng), thu được hỗn hợp Y (chỉ chứa ba hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 là 14,4. Biết Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,25. 	B. 0,20.	C. 0,10. 	D. 0,15.
Câu 7.Trong một bình kín chứa 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 24 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch? 
A. 0,20 mol. 	B. 0,10 mol. 	C. 0,25 mol. 	D. 0,15 mol. 
Câu 8. Trong một bình kín chứa 0,4 mol axetilen; 0,3 mol metylaxetilen; 0,8 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 12. Sục khí X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kết tủa và có 10,1 gam hỗn hợp khí Z thoát ra. Hỗn hợp khí Z phản ứng tối đa với 0,1 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
	A. 72,75	B. 82,05	C. 86,70	D. 77,40
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H4 và C3H6, thu được 4,032 lít CO2 (đktc) và 3,78 gam H2O. Mặt khác 3,87 gam X phản ứng được tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,070.	B. 0,105.	C. 0,030.	D. 0,045.
Câu 10: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư, 
thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được a gam CO2. Giá trị của a là: 
A. 2,2. 	B. 4,4. 	C. 8,8. 	D. 6,6. 
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ancol no, hai chức, mạch hở cần vừa đủ V1 lít khí O2, thu được V2 lít khí CO2 và a mol H2O. Các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Biểu thức liên hệ giữa các giá trị V1, V2, a là
	A. V1 = 2V2 – 11,2a.	B. V1 = 2V2 + 11,2a.	C. V1 = V2 – 22,4a.	D. V1 = V2 + 22,4a
Câu 12: Hỗn hợp X gồm CH3OH, CH2=CH-CH2OH, C3H5(OH)3, C2H4(OH)2. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 21,504 lít H2 (đktc). Đốt cháy m gam hỗn hợp X cần 75,712 lít O2 ( đktc) thu được 61,2 gam H2O. Phần trăm khối lượng CH2=CH-CH2OH trong hỗn hợp X là:
	A. 43,83%.	B. 31,37%.	C. 48,33%.	D. 30,17%.
Câu 13: Hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức là X và Y (Mx < My), đồng đẳng kế tiếp của nhau. Đun nóng 27,2 gam T với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm: 0,08 mol ba este (có khối lượng 6,76 gam) và một lượng ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 43,68 lít O2 (đktc). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y lần lượt là
	A. 50% và 20%	B. 20% và 40%	C. 40% và 30%	D. 30% và 30%
Câu 14: Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%, Hấp thụ toàn bộ lượng CO2, sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là :
	A. 405.	B. 324.	C. 486.	D.297
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm ba ancol (đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng), thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng m gam X với H2SO4 đặc thì tổng khối lượng ete tối đa thu được là: 
 A. 6,50 gam. B. 7,85 gam. C. 7,40 gam. D. 5,60 gam
Câu 16. Chia 20,8 gam hỗn hợp gồm hai anđehit đơn chức là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được 108 gam Ag. Phần hai tác dụng hoàn toàn với H2 dư (xúc tác Ni, t°) thu được hỗn hợp X gồm hai ancol Y và Z (MY < MZ). Đun nóng X với H2SO4 ở 140°C, thu được 4,52 gam hỗn hợp ba ete. Biết hiệu suất phản ứng tạo ete của Y là 50%. Hiệu suất phản ứng tạo ete của Z bằng
	A. 40%	B. 60%	C. 30%	D. 50%
Câu 17. Oxi hóa 0,12 mol một ancol đơn chức, thu được hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic, một anđehit, ancol dư và nước. Ngưng tụ toàn bộ X rồi chia làm hai phần bằng nhau. Phần một cho tác dụng hết với K dư, thu được 0,756 lít khí H2(đktc). Phần hai cho thực hiện phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu được 14,58 gam Ag. Phần trăm khối lượng ancol bị oxi hóa là
	A. 40,00%.	B. 31,25%.	C. 62,50%.	D. 50,00%.
Câu 18: Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX> MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là 
 A. C2H3COOH và 43,90%. B. C3H5COOH và 54,88%. 
 C. C2H5COOH và 56,10%. D. HCOOH và 45,12%.
Câu 19: Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 thu được 1,344 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 2,016 lít O2 (đktc), thu được 4,84 gam CO2 và a gam H2O. Giá trị của a là
A. 1,62.	B. 1,80.	C. 3,60.	D. 1,44.
Câu 20: Hỗn hợp X chứa 5 hợp chất hữu cơ no, mạch hở, có số mol bằng nhau, (trong phân tử chỉ chứa nhóm chức –CHO hoặc –COOH hoặc cả 2). Chia X thành 4 phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng vừa đủ 0,896 lít (đktc) (xt: Ni, to).
- Phần 2 tác dụng vừa đủ 400 ml dung dịch NaOH 0,1M
- Đốt cháy hoàn toàn phần 3 thu được 3,52 gam .
- Phần 4 tác dụng với dung dịch dư, đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là
	A. 8,64	B. 17,28	C. 12,96	D. 10,8

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_2_mon_hoa_11.doc