Đề cương ôn tập kiểm tra học kỳ I - Môn: Hoá học khối 11
Câu 1. Sự điện li là
A. sự hòa tan một chất vào nước tạo thành dung dịch.
B. sự phân ly một chất dưới tác dụng của dòng điện.
C. sự phân ly một chất thành các ion mang điện tích trái dấu khi hòa tan trong nước.
D. thực chất là quá trình oxi hóa - khử.
Câu 2. Chất không dẫn được điện là:
A. KOH rắn khan. B. KOH nóng chảy.
C. KCl nóng chảy. D. HI trong nước.
Câu 3. Cho các chất sau: HNO3, Cu(OH)2, CH3COOH, CO2. Chất điện li mạnh là
A. HNO3. B. Cu(OH)2.
C. CH3COOH. D. CO2.
Câu 4. Cho bốn phản ứng:
(1) Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (2) NaOH + HCl NaCl + H2O
(3) BaCl2 + Na2CO3 BaCO3 + 2NaCl (4) CaCO3 CaO + CO2
Phản ứng thuộc loại phản ứng axit-bazơ là
A. (1). B. (3). C. (2). D. (4).
Câu 5. Dung dịch của muối có pH = 7 là
A. NH4Cl. B. Na2SO4. C. Na2CO3. D. ZnCl2.
Câu 6. Nồng độ ion H+ trong dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,15M là
A. 0,1M. B. 0,15M. C. 0,3M. D. 0,4M.
SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: HOÁ HỌC; Khối: 11 I. Trắc nghiệm Chương 1: Sự điện li Câu 1. Sự điện li là A. sự hòa tan một chất vào nước tạo thành dung dịch. B. sự phân ly một chất dưới tác dụng của dòng điện. C. sự phân ly một chất thành các ion mang điện tích trái dấu khi hòa tan trong nước. D. thực chất là quá trình oxi hóa - khử. Câu 2. Chất không dẫn được điện là: A. KOH rắn khan. B. KOH nóng chảy. C. KCl nóng chảy. D. HI trong nước. Câu 3. Cho các chất sau: HNO3, Cu(OH)2, CH3COOH, CO2. Chất điện li mạnh là A. HNO3. B. Cu(OH)2. C. CH3COOH. D. CO2. Câu 4. Cho bốn phản ứng: (1) Fe + 2HCl " FeCl2 + H2 (2) NaOH + HCl " NaCl + H2O (3) BaCl2 + Na2CO3 " BaCO3 + 2NaCl (4) CaCO3 CaO + CO2 Phản ứng thuộc loại phản ứng axit-bazơ là A. (1). B. (3). C. (2). D. (4). Câu 5. Dung dịch của muối có pH = 7 là A. NH4Cl. B. Na2SO4. C. Na2CO3. D. ZnCl2. Câu 6. Nồng độ ion H+ trong dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,15M là A. 0,1M. B. 0,15M. C. 0,3M. D. 0,4M. Câu 7. Cho các phản ứng sau: (1) NaOH + HCl; (2) NaOH + H2SO4; (3) Mg(OH)2 + HNO3; (4) Ba(OH)2 + HNO3. Số phản ứng có phương trình ion thu gọn H+ + OH- H2O là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8. Dãy các dung dịch môi trường bazơ là : A. NaCl, NaOH. B. Na2CO3, NaCl. C. Na2CO3, NaOH. D. NaOH, HCl. Câu 9: Dung dịch có [OH-] = 10-2 M thì giá trị pH bằng A. 2. B. 12. C. 14. D. 1 Câu 10: Phương trình phân tử có phương trình ion rút gọn Ba2+ + CO32- BaCO3 là A. Ba(OH)2 + HCl BaCl2 + H2O. B. CO2 + Ba(OH)2 BaCO3 + H2O. C. BaCl2 + Na2CO3 BaCO3 + 2NaCl. D. Ba + 2H2O Ba(OH)2 + H2. Câu 11: Dung dịch NaOH không tác dụng với dung dịch A. K2SO4. B. NaHCO3. C. CuSO4. D. HCl. Câu 12. Trộn 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được 500 ml dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là A. 7. B. 2. C. 1. D. 6. Câu 13. Cho các chất dưới đây: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CH3COOH, CuSO4. Dãy các chất điện ly yếu là: A. H2O, CH3COOH, CuSO4. B. CH3COOH, CuSO4. C. H2O, CH3COOH. D. H2O, NaCl, CH3COOH, CuSO4. Câu 14. Một dung dịch có chứa 0,02 mol Na+, x mol Fe3+, 0,01 mol Cl- và 0,02 mol SO42–. Giá trị của x là A. 0,1. B. 0,01. C. 0,03. D. 0,02. Câu 15. Cho các dung dịch muối sau: NaNO3, K2CO3, CuSO4, FeCl3, AlCl3, KCl. Các dung dịch có giá trị pH = 7 là: A. NaNO3 và KCl. B. NaNO3, KCl, AlCl3, CuSO4 và FeCl3 C. NaNO3, K2CO3 và KCl. D. NaNO3, KCl và CuSO4 Câu 16. Dãy chất dưới đây tác dụng với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH là: A. Al(OH)3, Al2O3, NaHCO3. B. Na2SO4, HNO3, Al2O3 C. Na2SO4, ZnO, Zn(OH)2. D. Zn(OH)2, NaHCO3, CuCl2 Câu 17. Những ion dưới đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là: A. Na+, Mg2+, OH-, NO3. B. Ag+, H+, Cl-, SO42-. C. HSO4-, Na+, Ca2+, CO32-. D. OH-, Na+, Ba2+, Cl-. Câu 18. Phương trình hóa học viết không đúng là A. Na2SO4 + BaCl2 ® BaSO4¯ + 2NaCl. B. FeS + ZnCl2 ® ZnS + FeCl2. C. 2HCl + Mg(OH)2® MgCl2 + 2H2O . D. FeS + 2HCl ® FeCl2 + H2S. Câu 19. Có 4 lọ đựng các dung dịch riêng biệt mất nhãn: AlCl3, NaNO3, K2CO3, NH4NO3. Dung dịch có thể dùng làm thuốc thử để phân biệt được các dung dịch trên là A. NaOH. B. H2SO4. C. Ba(OH)2. D. AgNO3. Câu 20. Thể tích dung dịch HCl 0,3M cần trung hòa 100 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M là A. 100 ml. B. 150 ml. C. 200 ml. D. 250 ml. Chương 2: Nitơ – Photpho Câu 1: N có số oxi hoá +5 trong dãy các hợp chất: A. NH3, N2, NaNO3 B. NH3, HNO3, NO. C. HNO3, NaNO3, N2O5. D. NH3, HNO3, NO2. Câu 2: Xác định chất (A) và (B) trong chuỗi sau : N2 NH3 (A) (B) HNO3 A. (A) là NO, (B) là N2O5. B. (A) là N2, (B) là N2O5. C. (A) là NO, (B) là NO2. D. (A) là N2, (B) là NO2. Câu 3: Tổng hệ số cân bằng của phản ứng sau là: A. 5. B. 8. C. 9 D. 10 Câu 4: Trộn lẫn dung dịch có chứa 0,15 mol H3PO4 với dung dịch chứa 0,3 mol KOH. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là A. 26,1 gam. B. 28,8 gam. C. 31,5 gam. D. 14,7 gam. Câu 5: Để nhận biết ion PO43-, ta thường dùng thuốc thử AgNO3 vì sản phẩm A. tạo ra khí có màu nâu. B. tạo ra dung dịch có màu vàng. C. tạo ra kết tủa màu vàng. D. tạo ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Câu 6. Trong công nghiệp, người ta điều chế HNO3 theo sơ đồ sau : NH3 → NO → NO2 → HNO3 Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế HNO3 là 70%, từ 22,4 lít NH3 (đktc) sẽ điều chế được bao nhiêu gam HNO3? A. 22,05 gam. B. 44,1 gam. C. 63,0 gam. D. 4,41 gam. Câu 7. Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường do nguyên nhân chính là A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ. B. phân tử N2 không phân cực. C. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VA. D. liên kết trong phân tử N2 là liên kết 3, có năng lượng lớn. Câu 8: Nhóm chất đều tác dụng được với axit nitric là: A. FeO, NH3, C. B. FeO, NH3, HCl. C. NaCl, KOH, C. D. KOH, NaCl, FeO. Câu 9: Thành phần phân supephotphat chứa A. Ca(H2PO4)2. B. NH4Cl. C. Ca3(PO4)2. D. KNO3. Câu 10: Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng A. khả năng tan trong nước. B. % khối lượng đạm có trong tạp chất. C. % khối lượng N trong phân đạm. D. khả năng bị chảy rữa trong không khí. Câu 11. Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí N2 bằng cách nhiệt phân chất A. NH4NO2 B. NH4Cl C. NH3 D. NaNO2 Câu 12. Phát biểu nào dưới đây không đúng ? A. Dung dịch amoniac là một bazơ yếu. B. Phản ứng tổng hợp amoniac là phản ứng thuận nghịch. C. Đốt cháy amoniac không có xúc tác thu được N2 và H2O. D. NH3 là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước. Câu 13. Hiện tượng quan sát được (tại vị trí chứa CuO) khi dẫn khí NH3 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng là A. CuO từ màu đen chuyển sang màu trắng. B. CuO không thay đổi màu. C. CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ. D. CuO từ màu đen chuyển sang màu xanh. Câu 14. Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác, nhờ phản ứng với dung dịch kiềm mạnh, đun nóng. Khi đó, từ ống nghiệm đựng muối amoni sẽ thấy A. muối nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. B. thoát ra chất khí có màu nâu đỏ. C. thoát ra chất khí không màu, có mùi khai. D. thoát ra chất khí không màu, không mùi. Câu 15. Nhận xét không đúng về muối amoni là A. Muối amoni kém bền với nhiệt. B. Tất cả các muối amoni tan trong nước. C. Các muối amoni đều là chất điện li mạnh. D. Dung dịch của muối amoni luôn có môi trường bazơ. Câu 16. Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm, các hoá chất cần sử dụng là A. dung dịch NaNO3 và dung dịch H2SO4 đặc. B. NaNO3 tinh thể và dung dịch H2SO4 đặc. C. dung dịch NaNO3 và dung dịch HCl đặc. D. NaNO3 tinh thể và dung dịch HCl đặc. Câu 17. Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 thu được các sản phẩm là A. Cu(NO2)2, NO2. B. Cu, NO2, O2. C. CuO, NO2, O2. D. CuO, NO2. Câu 18. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Thành phần chính của supephotphat kép gồm hai muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4. B. Supephotphat đơn chỉ có Ca(H2PO4)2. C. Urê có công thức là (NH2)2CO. D. Phân lân cung cấp nitơ cho cây trồng. Câu 19. Khi làm thí nghiệm với photpho trắng, biện pháp an toàn nào dưới đây cần phải lưu ý ? A. Cầm P trắng bằng tay có đeo găng cao su. B. Dùng cặp gắp nhanh mẩu P trắng ra khỏi lọ và ngâm ngay vào chậu đựng đầy nước khi chưa dùng đến. C. Tránh cho P trắng tiếp xúc với nước. D. Có thể để P trắng ngoài không khí. Câu 20. Để nhận biết ion trong dung dịch muối, người ta thường dùng thuốc thử là AgNO3, bởi vì A. phản ứng tạo khí có màu nâu. B. phản ứng tạo ra dung dịch có màu vàng. C. phản ứng tạo ra kết tủa có màu vàng. D. phản ứng tạo ra khí không màu, hoá nâu trong không khí. Câu 21. Axit H3PO4 và HNO3 cùng có phản ứng với nhóm các chất nào dưới đây ? A. MgO, KOH, CuSO4, NH3 B. CuCl2, KOH, Na2CO3, NH3 C. NaCl, KOH, Na2CO3, NH3 D. KOH, Na2CO3, NH3, Na2S Câu 22. P phản ứng được với: 1. oxi 2. canxi 3. NaOH 4. dd NaNO3 5. HNO3 Cho biết tính chất nào đúng: A. 1, 2, 5, 4. B. 1, 2, 3. C.1, 2, 5. D. 1, 3, 4. Câu 23. Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình phản ứng, hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 16,4 lít (thể tích các khí được đo ở cùng điều kiện). Hiệu suất phản ứng là A. 50% B. 30% C. 20% D. 40% Câu 24. Hoà tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là A. 1,12 gam. B. 11,20 gam. C. 0,56 gam. D. 5,60 gam. Câu 25. Cho 11,0 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 6,72 lít khí NO ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp X tương ứng là A. 5,4 gam và 5,6 gam. B. 5,6 gam và 5,4 gam. C. 8,1 gam và 2,9 gam. D. 8,2 gam và 2,8 gam. Chương 3: Cacbon – Silic Câu 1. Chọn câu trả lời sai trong số các câu sau : A. Kim cương là một dạng thù hình của cacbon. B. Than chì là một dạng thù hình của cacbon. C. Cacbon vô định hình là một dạng thù hình của cacbon. D. Thạch anh là một dạng thù hình của cacbon. Câu 2. Kim cương được sử dụng làm đồ trang sức, mũi khoan, dao cắt thuỷ tinh và bột mài vì kim cương là chất cứng nhất trong tất cả các chất. Kim cương có tính chất trên một phần là do tinh thể kim cương thuộc loại tinh thể A. ion điển hình. B. nguyên tử điển hình. C. kim loại điển hình. D. phân tử điển hình. Câu 3: Cacbon tác dụng được với các chất trong dãy: A. Al2O3, Fe2O3, CO. B. H2, Al2O3, Pb. C. CO2, H2, Fe3O4. D. CO, Al2O3, K2O. Câu 4: Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp Al2O3, CuO, Fe2O3 (nóng). Khi phản ứng hoá học xảy ra hoàn toàn ta thu được chất rắn gồm: A. Al, Cu, Fe. B. Al2O3, Cu, Fe. C. Al, Cu, Fe. D. Al2O3, Fe2O3, Cu. Câu 5: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính? A. H2. B. N2. C. CO2. D. O2. Câu 6: Tính oxi hoá của cacbon thể hiện ở phản ứng A. 3C + 4Al Al4C3. B. C + 2CuO 2Cu + CO2. C. C + H2O CO + H2. D. C + O2 CO2. Câu 7: Thuốc thử dùng phân biệt hai chất rắn Na2CO3 và Na2SiO3 là dung dịch A. NaOH. B. HCl. C. NaCl. D. KNO3. Câu 8: Hiện tượng thí nghiệm khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 là A. dung dịch xuất hiện kết tủa trắng. B. ban đầu dung dịch có kết tủa trắng, sau kết tủa tan dần. C. ban đầu dung dịch không có hiện tượng, sau xuất hiện kết tủa trắng. D. dung dịch trong suốt. Câu 9. Có thể dùng mặt nạ có chứa chất nào sau đây để đề phòng bị nhiễm độc khí CO ? A. CuO. B. CuO và MgO. C. CuO và Al2O3. D. Than hoạt tính Câu 10. Phương trình hoá học biểu diễn đúng trong các phương trình dưới đây (các phản ứng có điều kiện nhiệt độ) là A. CO + Na2O → 2Na + CO2. B. CO + MgO → Mg + CO2. C. 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2. D. 3CO + Al2O3 → 2Al +3CO2. Câu 11. “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là A. CO rắn. B. H2O rắn. C. SO2 rắn. D. CO2 rắn. Câu 12. Chất nào dưới đây chứa CaCO3 trong thành phần hoá học ? A. đôlômit. B. cacnalit. C. pirit. D. xiđerit. Câu 13: Silic đioxit tác dụng được với dung dịch axit A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI. Câu 14. CO2 không cháy và không duy trì sự cháy của nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây? A. Đám cháy do xăng, dầu. B. Đám cháy nhà cửa, quần áo. C. Đám cháy do magie hoặc nhôm. D. Đám cháy do khí ga. Câu 15. Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nóng). Khi phản ứng hoá học xảy ra hoàn toàn ta thu được chất rắn gồm: A. Al, Cu, Mg, Fe. B. Al2O3, Cu, MgO, Fe. C. Al, MgO, Cu, Fe. D. Al2O3, MgO, Fe2O3, Cu. Câu 16. Dãy các chất đều bị nhiệt phân khi nung nóng là A. MgCO3, Ca(HCO3)2, K2CO3, CaCO3. B. Mg(HCO3)2, CaCO3, KHCO3, MgCO3. C. Na2CO3, KHCO3, NaNO3, Mg(HCO3)2. D. K2CO3, CaCO3, Mg(HCO3)2, NaHCO3. Câu 17. Công nghiệp silicat là ngành công nghiệp chế biến các hợp chất của silic. Ngành sản xuất nào dưới đây không thuộc về công nghiệp silicat ? A. sản xuất đồ gốm (gạch, ngói, sành, sứ) B. sản xuất xi măng C. sản xuất thuỷ tinh D. sản xuất thuỷ tinh hữu cơ Câu 18. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp MgCO3, CaCO3 rồi cho toàn bộ khí thoát ra (khí A) hấp thụ hết bằng dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa B và dung dịch C. Đun nóng dung dịch C thu được kết tủa B. Hỏi A, B, C lần lượt là những chất gì ? A. CO, CaCO3, Ca(HCO3)2. B. CO, Ca(HCO3)2, CaCO3. C. CO2, Ca(HCO3)2, CaCO3. D. CO2, CaCO3, Ca(HCO3)2. Câu 19. Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là A. 0,032. B. 0,04. C. 0,048. D. 0,06 Câu 20. Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối clorua khan ? A. 2,66 gam. B. 22,6 gam. C. 26,6 gam. D. 6,26 gam. Chương 4: Đại cương hữu cơ Câu 1. Hoá học Hữu cơ là ngành khoa học nghiên cứu: A. Các hợp chất của cacbon. B. Các hợp chất của cacbon, trừ CO, CO2. C. Các hợp chất của cacbon, trừ CO, CO2, muối cacbonat, các xianua D. Các hợp chất chỉ có trong cơ thể sống. Câu 2. Cho hỗn hợp hai chất etanol (ts = 78,30C) và axit axetic (ts = 1180C). Để tách riêng từng chất, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây? A. Chiết. B. Chưng cất thường. C. Lọc và kết tinh lại. D. Chưng cất ở áp suất thấp. Câu 3. Nguyên tắc chung của pháp phân tích định tính các hợp chất hữu cơ là: A. Chuyển hoá các nguyên tố C, H, N thành các chất vô cơ đơn giản, dễ nhận biết. B. Đốt cháy chất hữu cơ để tìm cacbon dưới dạng muội đen. C. Đốt cháy chất hữu cơ để tìm nitơ do có mùi khét tóc cháy. D. Đốt cháy chất hữu cơ để tìm hiđro dưới dạng hơi nước. Câu 4: Phát biểu nào sau được dùng để định nghĩa công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ ? A. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử. B. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử. C. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố trong phân tử. D. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử. Câu 5. Khẳng định nào sau đây là đúng nhất khi nói về thành phần các nguyên tố trong phân tử của các hợp chất hữu cơ? A. Phân tử hợp chất hữu cơ bao gồm rất nhiều nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. B. Phân tử hợp chất hữu cơ gồm có C, H và một số nguyên tố khác. C. Phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có C, thường có H, hay gặp O, N, S, P, halogen. D. Phân tử hợp chất hữu cơ thường có C, H, hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P. Câu 6. Khẳng định nào sau đây là đúng nhất khi nói về liên kết hoá học trong phân tử của các hợp chất hữu cơ? A. Liên kết hoá học trong phân tử của các hợp chất hữu cơ là liên kết ion. B. Liên kết hoá học trong phân tử của các hợp chất hữu cơ là liên kết cho nhận. C. Liên kết hoá học trong phân tử của các hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hoá trị. D. Liên kết hoá học trong phân tử của các hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị phân cực. Câu 7. Khẳng định nào sau đây là sai khi nói về tính chất vật lí của các hợp chất hữu cơ nói chung? A. Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao. B. Các hợp chất hữu cơ thường không tan hoặc ít tan trong nước. C. Các hợp chất hữu cơ thường tan tốt trong các dung môi hữu cơ như benzen, n-hexan. D. Các hợp chất hữu cơ thường có tính chất vật lí rất giống nhau. Câu 8. Số liên kết cộng hoá trị có trong hợp chất hữu cơ sau là A. 4. B. 5. C. 13. D. 14. Câu 9. Khẳng định nào sai khi nói về đặc điểm của phản ứng hoá học sau A. Phản ứng trên là phản ứng không hoàn toàn. B. Phản ứng trên cần đun nóng. C. Để phản ứng xảy ra cần phải dùng chất xúc tác. D. Nếu lấy 1 mol CH3COOH đun nóng với 1 mol C2H5OH ta luôn thu được 1 mol CH3COOC2H5. Câu 10. Phản ứng giữa C2H5OH (etanol) với Na là do nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử nào gây nên ? A. CH2OH. B. CH3. C. OH. D. H. Câu 11. Phản ứng giữa CH3CH=CHCH3 với Br2 là do nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử nào gây nên ? A. CH3CH. B. CH3. C. CH. D. CH=CH. Câu 12. Để xác định sự có mặt của cacbon và hiđro trong hợp chất hữu cơ, người ta chuyển hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, rồi dùng các chất nào sau đây để nhận biết lần lượt CO2 và H2O? A. Ca(OH)2 khan, dung dịch CuSO4. B. Dung dịch Ca(OH)2, CuSO4 khan. C. Dung dịch Ca(OH)2, dung dịch CuSO4. D. Ca(OH)2 khan, CuCl2 khan. Câu 13. Trong phân tử các hợp chất hữu cơ, nguyên tử C không những có thể liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn liên kết với nhau thành mạch C. Các dạng mạch C là A. mạch không phân nhánh. B. mạch phân nhánh và mạch vòng. C. mạch vòng và mạch không phân nhánh. D. mạch ko phân nhánh, mạch phân nhánh và mạch vòng. Câu 14. Đồng phân là A. những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử. B. những đơn chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử. C. những hợp chất giống nhau và có cùng công thức phân tử. D. những hợp chất khác nhau nhưng có cùng dạng công thức cấu tạo. Câu 15. Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là 1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H. 2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O. 3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị. 4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion. 5. dễ bay hơi, khó cháy. 6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh. Nhóm các ý đúng là: A. 4, 5, 6. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 5. D. 2, 4, 6. Câu 16. Cho chất axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau : A. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất. B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất. C. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất. D. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất. Câu 17. Công thức phân tử của chất có thành phần 88,89%C; 11,11%H, có khối lượng phân tử M < 60 là A. C4H8. B. C4H6. C. C8H12. D. C3H4. Câu 18. Cho các chất CaC2, CO2, HCHO, CH3COOH, C2H5OH, NaCN, CO, HCOONa, CCl4, CH4, CaCO3. Số chất hữu có trong số các chất đã cho là A. 7. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 19. Công thức phân tử của chất có thành phần 54,5%C, 9,1%H, 36,4%O, biết 0,88g hơi chiếm thể tích 224ml (đktc ) là A. C4H8O. B. C4H8O3. C. C4H8O2. D. C5H12O. Câu 20. Cấu tạo hoá học là A. số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. B. các loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. C. thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. D. bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. II. Tự luận Chương 1: Sự điện li Câu 1: Tính nồng độ mol của cation và anion trong dung dịch: Ca(NO3)2 0,05M Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,2M Ba(OH)2 0,15M và BaCl2 0,2M Câu 2. Nhận biết các dung dịch riêng biệt mất nhãn chỉ bằng 1 thuốc thử a. Na2SO4, NaOH, H2SO4, HNO3. b. AlCl3, NaNO3, K2CO3, NH4NO3 Câu 3. a. Thể tích dung dịch HCl 0,2 M cần để trung hoà 100 ml dung dịch NaOH 0,1 M là bao nhiêu? b. Trộn 150 ml dung dịch NaOH 1M với 100 ml dung dịch H2SO4 1,2M thu được dung dịch có pH bằng bao nhiêu? c. Trộn 150 ml dung dịch NaOH 1M với 100 ml dung dịch gồm HNO3 1,5M và HCl 1,2M, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X? d. Trộn 600 ml dung dịch HCl 1M với 400 ml dung dịch NaOH x mol/l thu được 1 lít dung dịch có pH=1. Tính x? Câu 4: a. Một dung dịch có chứa 0,02 mol Na+, x mol Fe3+, 0,01 mol Cl- và 0,02 mol SO42–. Tính x? b. Một dung dịch chứa 0,2 mol Na+; 0,1 mol Mg2+; 0,05 mol Ca2+; 0,15 mol HCO3- và x mol Cl-. Tính x? c. Dung dịch A chứa các ion: Fe2+ (0,1 mol), Al3+ (0,2 mol), Cl- (x mol), SO42- (y mol). Cô cạn dung dịch A thu được 46,9 gam muối rắn. Giá trị của x và y lần lượt là bao nhiêu? d. Một dung dịch X có chứa 0,01 mol Ba2+; 0,01 mol NO3-, a mol OH- và b mol Na+. Để trung hoà 1/2 dung dịch X người ta cần dùng 200 ml dung dịch HCl 0,1M. Tính khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch X? Câu 5. Cho dd Ba(OH)2 đến dư vào 50 ml dd X có chứa các ion NH4+, SO42-, NO3- thấy có 11,65g kết tủa được tạo ra và đun nóng thì thu được 4,48 lit (đktc) một chất khí . Tính nồng độ mol của mỗi muối trong X? Chương 2: Nitơ – Photpho Câu 1: a) (NH4)2SO4 → NH3 → NO → NO2 → HNO3 → NaNO3 →NaNO2 AgNO3 Ag b) NH3 → NH4NO2 → N2 → NH3 → Cu → Cu(NO3)2 →CuO c) NaNO3 → NO →NO2 → NH4NO3 → N2O NH3 →(NH4)3PO4 P2O3 → P2O5 → H3PO4 → Na3PO4 → Ag3PO4 d)P H3PO4 → Ca3(PO4)2 → Ca(H2PO4)2 → CaHPO4 → Ca3(PO4)2 Câu 2. Bổ túc và cân bằng các phương trình hóa học sau: a) Ag + HNO3 (đặc) → NO2 + . + b) Ag + HNO3 (loãng) → NO + + c) Al + HNO3 → N2O + + . d) Zn + HNO3 → NH4NO3 + . + . e) FeO + HNO3 → NO + Fe(NO3)3 + .. f*) Fe3O4 + HNO3 → NO + Fe(NO3)3 + .. g) Fe2O3 + HNO3 loãng Câu 3. Trộn lẫn dung dịch có chứa 100 gam H3PO4 14,7% với dung dịch 16,8 gam KOH thu được muối trong dung dịch có khối lượng là bao nhiêu? Câu 4. Hoà tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Tính m? Câu 5. Hoà tan hoàn toàn 1,2 gam kim loại M vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí N2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Xác định kim loại M ? Câu 6. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Zn và ZnO bằng dung dịch HNO3 loãng, dư. Kết thúc thí nghiệm không có khí thoát ra, dung dịch thu được có chứa 8 gam NH4NO3 và 113,4 gam Zn(NO3)2. Tính phần trăm số mol Zn có trong hỗn hợp ban đầu ? Câu 7. Cho 24,6 gam hỗn hợp Al và Cu tác dụng vừa đủ với 2 lít dung dịch HNO3 loãng thì thu được 8,96 lít khí NO thoát ra (đkc). Tính % khối lượng của Al và Cu trong hỗn hợp. Tính nồng độ dung dịch HNO3 đã dùng. Câu 8. Cho 2,16g Mg tác dụng với dd HNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (đkc) và dung dịch X .Tính khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X? Câu 9. Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí N2O và 0,01 mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Tính m? Câu 10. Nhiệt phân hoàn toàn 18,8 gam muối nitrat của kim loại M (hoá trị II), thu được 8 gam oxit tương ứng. Xác định kim loại M? Chương 3: Cacbon – Silic Câu 1. Cho 6 lít hỗn hợp khí CO2 và N2 (đktc) đi qua dung dịch KOH, tạo ra được 2,07 gam K2CO3 và 6 gam KHCO3. Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích khí CO2 trong hỗn hợp. Câu 2. Hòa tan hết 2,8g CaO vào nước được dung dịch A. Cho 1,68 lít khí CO2(đktc) vào dung dịch A. Hỏi có bao nhiêu muối được tạo thành và khối lượng là bao nhiêu. Câu 3: Hấp thụ hoàn toàn 3,584 lít CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,05M được kết tủa X và dung dịch Y. Khối lượng dung dịch Y so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu tăng/giảm bao nhiêu? Câu 4: Hấp thụ hoàn toàn 4,032 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,12 mol Ca(OH)2. Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu? Chương 4: Đại cương hữu cơ Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,6 gam hợp chất hữu cơ X rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 2 gam kết tủa và khối lượng bình tăng thêm 1,24 gam. Tỉ khối của X so với H2 bằng 15. Xác định CTPT của X. Câu 2: Khi đốt 1 lít khí X cần 6 lít O2 thu được 4 lít CO2 và 5 lít hơi H2O (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Xác định CTPT của X. Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 3 gam hợp chất hữu cơ X thu được 4,4 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Biết tỉ khối của X so với He (MHe = 4) là 7,5. Xác định CTPT của X. Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X (C, H, N) bằng lượng không khí vừa đủ (gồm 1/5 thể tích O2, còn lại là N2) được khí CO2 , H2O và N2. Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 39,4 gam kết tủa, khối lượng dung dịch giảm đi 24,3 gam. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 34,72 lít (đktc). Biết < 2. Tìm CTPT của X. Câu 5. Khi tiến hành phân tích định lượng vitamin C, người ta xác định được hàm lượng phần trăm (về khối lượng) các nguyên tố như sau : %C = 40,91% ; %H = 4,545% ; %O = 54,545%. Biết khối lượng phân tử của vitamin C = 176 đvC. Xác định công thức phân tử của vitamin C. A. C10H20O. B. C20H30O C. C8H16O4. D. C6H8O6. Hải Phòng, ngày tháng 11 năm 2020 XÁC NHẬN CỦA TT/NTCM NGƯỜI THẨM ĐỊNH NGƯỜI THỰC HIỆN
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_khoi_11.docx