Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 15: Bản vẽ cơ khí - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quốc Hội

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 15: Bản vẽ cơ khí - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quốc Hội

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Qua bài học HS cần: Biết được nội dung chính của dản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp. Biết cách vẽ bản vẽ chi tiết.

2. Kĩ năng: Vẽ được các chi tiết trong bản vẽ lắp. Lập được bản vẽ chi tiết đơn giản.

3.Thái độ (giá trị): HS rèn luyện: Kỹ năng vẽ kỹ thuật đúng cách và thói quen tuân thủ theo những quy định bắt buộc, tính sáng tạo, cẩn thận, học tập nghiêm túc, tích cực.

4. Định hướng hình thành năng lực: Học sinh hình thành năng lực sáng tạo, tự học, thẩm mỹ, giao tiếp, hợp tác, tính toán, thao tác chuẩn xác và phát triển kĩ năng vẽ vẽ kỹ thuật.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 9 trang 46 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, xem lại bài 8 sách công nghệ 8, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy.

2. Chuẩn bị của học sinh: Xem lai nội dung bài 8 xem lại bài 8 sách công nghệ 8 đọc trước nội dung bài 9 trang 46 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm, bộ thước vẽ kĩ thuật.

III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh

1.Ổn định lớp(1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp, tác phong nghiêm túc của học sinh. Vệ sinh lớp.

2.Kiểm tra bài cũ:(5’)Nêu nội dung cơ bản của công việc thiết kế? (HS học bài cũ trả lời)

3.Tiến trình bài học:

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (4’)

(1) Mục tiêu: Gợi mở cho học sinh nhớ lại kiến thức đã học.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm

(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa

(5) Sản phẩm: Bản vẽ là tài liệu kĩ thuật dùng trong thiết kế. Muốn làm ra một cỗ máy, trước hết phải chế tạo từng chi tiết, sau đó lắp ráp các chi tiết đó thành một cỗ máy. Trong chế tạo cơ khí bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp là hai bản vẽ quan trọng. Để hiểu rõ nội dung và cách lập bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp ta nghiên cứu bài 9.

 

doc 3 trang huemn72 3880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 15: Bản vẽ cơ khí - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Quốc Hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15:(Từ ngày 09/12- 14/12/2019)
Tiết thứ: 15
BẢN VẼ CƠ KHÍ 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Qua bài học HS cần: Biết được nội dung chính của dản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp. Biết cách vẽ bản vẽ chi tiết.
2. Kĩ năng: Vẽ được các chi tiết trong bản vẽ lắp. Lập được bản vẽ chi tiết đơn giản.
3.Thái độ (giá trị): HS rèn luyện: Kỹ năng vẽ kỹ thuật đúng cách và thói quen tuân thủ theo những quy định bắt buộc, tính sáng tạo, cẩn thận, học tập nghiêm túc, tích cực.
4. Định hướng hình thành năng lực: Học sinh hình thành năng lực sáng tạo, tự học, thẩm mỹ, giao tiếp, hợp tác, tính toán, thao tác chuẩn xác và phát triển kĩ năng vẽ vẽ kỹ thuật.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 9 trang 46 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, xem lại bài 8 sách công nghệ 8, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy. 
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem lai nội dung bài 8 xem lại bài 8 sách công nghệ 8 đọc trước nội dung bài 9 trang 46 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm, bộ thước vẽ kĩ thuật.
III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh
1.Ổn định lớp(1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp, tác phong nghiêm túc của học sinh. Vệ sinh lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:(5’)Nêu nội dung cơ bản của công việc thiết kế? (HS học bài cũ trả lời)
3.Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (4’)
(1) Mục tiêu: Gợi mở cho học sinh nhớ lại kiến thức đã học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm 
(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa
(5) Sản phẩm: Bản vẽ là tài liệu kĩ thuật dùng trong thiết kế. Muốn làm ra một cỗ máy, trước hết phải chế tạo từng chi tiết, sau đó lắp ráp các chi tiết đó thành một cỗ máy. Trong chế tạo cơ khí bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp là hai bản vẽ quan trọng. Để hiểu rõ nội dung và cách lập bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp ta nghiên cứu bài 9.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức (30’)
(1) Mục tiêu: Biết được nội dung chính của dản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp. Biết cách vẽ bản vẽ chi tiết.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại, 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Vấn đáp, thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa
(5) Sản phẩm: Tiếp thu kiến thức mới
Hoạt động của Giáo viên – Học sinh
Nội dung
Hoạt động 2.1: (20 phút) Tìm hiểu về bản vẽ chi tiết. 
GV: thông qua tranh vẽ h9.1trang 47 sgk yêu cầu HS dọc bản vẽ và nêu câu hổi.
+Bản vẽ chi tiết gồm những nội dung gì?
+Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì? (Dành cho hs TB)
HS: quan sát và đọc tranh vẽ và trả lời câu hỏi.
GV: Trước khi lập bản vẽ chi tiết thường lập bản vẽ phác chi tiết. Trình tự lập bản vẽ chi tiết như thế nào ta đi tìm hiểu mục 2.
GV: Để lập một bản vẽ chi tiết trước hết phải cần tìm hiểu, đọc các tài liệu có liên quan để hiểu rõ công dụng, yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.
-Trên cơ sở phân tích hình dạng, kết cấu chi thiết, ta chọn phương án biểu diễn như hình chiếu, mặt cắt, hình cắt sau đó chọn khổ giấy, tỉ lệ bản vẽ và vẽ theo một trình tự nhất định.
-Để lập một bản vẽ chi tiết qua nhiều bước. Em hãy nêu các bước lập bản vẽ chi tiết?(Dành cho hs TB)
GV: tóm tắt lại các bước, vẽ và hướng hẫn HS các bước lập bản vẽ chi tiết. 
HS: nêu các bước lập bản vẽ chi tiết trong sgk.
I,Bản vẽ chi tiết 
1, Nội dung bản vẽ chi tiết.
+Nội dung: bản vẽ chi tiết thể hiện hình dạng, kích thước và yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.
+Công dụng: bản vẽ chi tiết dùng đẻ chế tạo và kiểm tra chi tiết.
2, Cách lập bản vẽ chi tiết
+Bước 1: bố trí các hình biểu diễn và khung tên.
+Bước 2: vẽ mờ.
+Bước 3: tô đậm.
+Bước 4: ghi chữ, kiểm tra và hoàn thiện bản vẽ.
Hoạt động 2.2: (15 phút): Tìm hiểu bản vẽ lắp 
GV: Thông qua tranh vẽ bộ giá đỡ h 9.4 sgk GV đặt câu hỏi.
-Bản vẽ lắp gồm những nội dung gì? Em hãy đọc bản vẽ lắp bộ giá đỡ?
-Bản vẽ lắp dùng để làm gì?(Dành cho hs TB)
 HS: quan sát và đọc tranh vẽ và trả lời câu hỏi.
GV: Đọc bản vẽ lắp bộ giá đỡ (hình 9.4) và cho biết các nội dung chính của bản vẽ lắp
GV: Nêu cách lắp ráp các chi tiết nêu trên trong bản vẽ bộ giá đỡ?(Dành cho hs TB)
 HS: quan sát và đọc tranh vẽ và trả lời câu hỏi.
II. Bản vẽ lắp
1. Nội dung: bản vẽ lắp thể hiện hình dạng, vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau.
2. Công dụng: bản vẽ lắp dùng để lắp ráp các chi tiết.
- Bản vẽ lắp bộ giá đỡ gồm:
+ Tấm đỡ: 1
+Giá đỡ: 2 Thép
+Vít M6 x 24: 4
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập(củng cố kiến thức) (1’)
1) Mục tiêu: Ôn tập để củng cố kiến thức 
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học:Phiếu học tập 
(5) Sản phẩm: Học sinh khắc sâu kiến thức
- Bản vẽ bộ giá đỡ có mấy hình chiếu và hình cắt nào? Chúng được vẽ theo phương pháp nào?
- Bộ giá đỡ gồm những chi tiết nào? Số lượng là bao nhiêu ? Cách tháo lắp các chi tiết của bộ giá đỡ như thế nào? Các kích thước ghi trên bản vẽ là kích thướt của bộ phận nào?
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng: Trả lời câu hỏi SGK
Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi mở rộng (2’) Các em về nhà học bài cũ, xem trước bài thực hành “ Lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí đơn giản”, chuẩn bị giấy A4, dụng cụ vẽ kỹ thuật.
Ngày 08 tháng 12 năm 2019
Ký duyệt tuần 15
Diệp Anh Tuấn
Nguyeãn Vaên Linh
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_11_tiet_15_ban_ve_co_khi_nam_hoc_2019.doc