Giáo án Hình học Lớp 11 - Chương 3: Vectơ trong không gian quan hệ vuông góc trong không gian - Bài 4: Hai mặt phẳng vuông góc - Huỳnh Nguyễn Diễm Phương

Giáo án Hình học Lớp 11 - Chương 3: Vectơ trong không gian quan hệ vuông góc trong không gian - Bài 4: Hai mặt phẳng vuông góc - Huỳnh Nguyễn Diễm Phương

I. MỤC TIÊU

 - Kiến thức cơ bản:

+ Hiểu được khái niệm góc giữa hai mặt phẳng và cách xác định góc giữa hai mặt phẳng cắt nhau.

+ Hiểu được công thức tính diện tích hình chiếu của một đa giác.

+ Hiểu được định nghĩa hai mặt phẳng vuông góc với nhau và các định lí, hệ quả.

+ Hiểu được khái niệm hình lăng trụ đứng, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình chóp đều và hình chóp cụt.

 - Kỹ năng:

+ Xác định và tính được góc giữa hai mặt phẳng.

+ Tính được diện tích hình chiếu của một đa giác.

+ Vận dụng các định lí, hệ quả chứng mình được hai mặt phẳng vuông góc với nhau, và các ứng dụng của định lí, hệ quả.

+ Xác định và vẽ được hình lăng trụ đứng, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình chóp đều và hình chóp cụt.

+ Giải các bài toán có liên quan.

 - Thái độ:

+ Hứng thú tìm hiểu, đặc biệt về các ứng dụng thực tế của bài học.

+ Góp ý, sáng tạo, phát biểu xây dựng bài học.

 II. PHƯƠNG PHÁP & PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Phương pháp:

+ Diễn giảng.

+ Hội thoại, giải quyết vấn đề.

+ Hoạt động nhóm.

2. Phương tiện: Máy chiếu, máy tính, phấn, thước, giáo án,.

 

docx 10 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 3460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 11 - Chương 3: Vectơ trong không gian quan hệ vuông góc trong không gian - Bài 4: Hai mặt phẳng vuông góc - Huỳnh Nguyễn Diễm Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
 KHOA SƯ PHẠM
 ------------------
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Trường : THPT Bùi Hữu Nghĩa 	Họ & tên GSh : Huỳnh Nguyễn Diễm Phương
Lớp :11A4	Mã số SV: B1406689
Môn: Toán học	Ngành học: Sư phạm Toán học
Tiết thứ: 38 	Họ & tên GVHD: Nguyễn Ngọc Linh
Ngày 05 tháng 4 năm 2018	
TÊN BÀI DẠY
HAI MẶT PHẲNG VUÔNG GÓC
 I. MỤC TIÊU
 - Kiến thức cơ bản:
+ Hiểu được khái niệm góc giữa hai mặt phẳng và cách xác định góc giữa hai mặt phẳng cắt nhau.
+ Hiểu được công thức tính diện tích hình chiếu của một đa giác.
+ Hiểu được định nghĩa hai mặt phẳng vuông góc với nhau và các định lí, hệ quả.
+ Hiểu được khái niệm hình lăng trụ đứng, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình chóp đều và hình chóp cụt.
 - Kỹ năng:
+ Xác định và tính được góc giữa hai mặt phẳng.
+ Tính được diện tích hình chiếu của một đa giác.
+ Vận dụng các định lí, hệ quả chứng mình được hai mặt phẳng vuông góc với nhau, và các ứng dụng của định lí, hệ quả.
+ Xác định và vẽ được hình lăng trụ đứng, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình chóp đều và hình chóp cụt.
+ Giải các bài toán có liên quan.
 - Thái độ:
+ Hứng thú tìm hiểu, đặc biệt về các ứng dụng thực tế của bài học.
+ Góp ý, sáng tạo, phát biểu xây dựng bài học.
 II. PHƯƠNG PHÁP & PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Phương pháp: 
+ Diễn giảng.
+ Hội thoại, giải quyết vấn đề.
+ Hoạt động nhóm.
Phương tiện: Máy chiếu, máy tính, phấn, thước, giáo án,...
 III. NỘI DUNG & TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1.Kiểm tra bài cũ: Không có.
Giới thiệu bài mới:
Ở tiết trước chúng ta đã được học bài đường thẳng vuông góc với mặt phẳng và hôm nay chúng ta sẽ học một bài tương tự như vậy đó là “Hai mặt phẳng vuông góc với nhau”. Bài học hôm nay sẽ ứng dụng một phần bài học của hôm trước, đó là gì? Chúng ta cùng vào bài học mới “Hai mặt phẳng vuông góc với nhau”.
Dạy bài mới
Kí hiệu: 
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
Nội dung lưu bảng
Thời gian
Hoạt động của thầy/cô
Hoạt động của trò
II. Hai mặt phẳng vuông góc
Định nghĩa
Tóm tắt
Các định lí
Định lí 1 (dùng để chứng minh hai mặt phẳng vuông góc)
Tóm tắt:
Nếu
Trong đó: 
 + là mặt phẳng.
 + là đường thẳng.
Ví dụ 2: 
Cho hình chóp , , kẻ , . Chứng minh rằng:
.
Giải
Ta có:
b)
Ta có	 
Mà 
Hệ quả 1 (dùng để xác định đường cao)
Tóm tắt
 Hoặc 
Hệ quả 2 (dùng để xác định đường cao)
Tóm tắt
Hoặc 
Định lí 2 (dùng để xác định đường cao)
Tóm tắt
Ví dụ 4:
Cho hình chóp có , tam giác cân tại có là trung điểm .
Xác định đường cao của hình chóp.
Giải
Áp dụng hệ quả 1.
Ta có
 cân tại có .
Mà
Ví dụ 5:
 Cho hình chóp có , 
Xác định đường cao của hình chóp.
Giải
Áp dụng định lý 2. Ta có
.
III. Hình lăng trụ đứng, hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
Định nghĩa
Nhận xét
Các mặt bên của hình lăng trụ đứng luôn luôn vuông góc với mặt phẳng đáy và là những hình chữ nhật.
IV. Hình chóp đều và hình chóp cụt
Hình chóp đều
Cho hình chóp đỉnh có đáy là đa giác và là hình chiếu vuông góc của trên mặt phẳng đáy . Khi đó đoạn thẳng 
 gọi là đường cao của hình chóp và gọi là chân đường cao.
Một hình chóp được gọi là hình chóp đều nếu
+ Đáy là một đa giác đều 
+ Chân đường cao trùng với tâm đáy.
Nhận xét:
Hình chóp đều có các mặt bên là những tam giác cân bằng nhau. Các mặt bên tạo với mặt đáy các góc bằng nhau.
Các cạnh bên của hình chóp đều tạo với mặt đáy các góc bằng nhau.
2.Hình chóp cụt
Phần của hình chóp đều nằm giữa đáy và một thiết diện song song với đáy cắt các cạnh bên của hình chóp đều được gọi là hình chóp cụt.
Nhận xét: Các mặt bên của hình chóp cụt là những hình thang cân và các cạnh bên của hình chóp cụt đều có độ dài bằng nhau.
05 phút
GV: Vẽ hình. Nêu định nghĩa.
Định nghĩa
Hai mặt phẳng gọi là vuông góc với nhau nếu góc giữa hai mặt phẳng đó là vuông.
Nếu hai mặt phẳng và vuông góc nhau ta kí hiệu .
GV: Gọi học sinh ghi tóm tắt dưới dạng kí hiệu.
GV: Hướng dẫn các định lí, hệ quả.
GV: Vẽ hình, nêu định lí 1.
Định lí 1 (dùng để chứng minh hai mặt phẳng vuông góc)
Điều kiện cần và đủ để hai mặt phẳng vuông góc với nhau là mặt phẳng này chứa một đường thẳng vuông góc với mặt kia.
GV: Gọi học sinh nêu tóm tắt định lí dưới dạng kí hiệu.
GV: Vẽ hình, hướng dẫn học sinh làm bài.
GV: Gợi mở: theo lý thuyết, để chứng minh hai mặt phẳng vuông góc với nhau ta sẽ quy về chứng minh đường thuộc mặt này vuông góc với mặt kia.
GV: Nêu quy trình ẩn.
Bước 1: Tìm đường thuộc mặt này sao cho có thể vuông góc với mặt kia (lưu ý chọn đường nào mà đường đó hướng có thể đỡ được mặt phẳng kia). 
Bước 2: Quy về chứng minh đường vuông góc với mặt (đã học ở tiết trước). GV nhắc lại: muốn chứng minh đường vông góc với mặt ta chứng minh đường vuông góc với hai đường cắt nhau nằm trong mặt).
Bước 3: Kết luận
GV: Gọi học sinh trả lời. Để chứng minh mặt vuông góc với mặt ta làm như thế nào?
Trả lời: Quy về đường vuông với mặt.
GV: Vậy muốn tìm đường đó ta làm như thế nào?
Trả lời: Tìm đường có hướng đỡ được mặt phẳng.
GV: Vậy ở đây ta sẽ tìm đường nào trong mặt phẳng nào?
Trả lời: Đường trong mp.
GV: Ghi hệ quả, vẽ hình.
Hệ quả
Nếu hai mặt phẳng vuông góc nhau thì bất cứ đường thẳng nào nằm trong mặt phẳng này và vuông góc với giao tuyến thì vuông góc với mặt phẳng kia.
GV: Gọi học sinh tóm tắt lại hệ quả.
GV: Ghi hệ quả, vẽ hình.
Hệ quả
Cho hai mặt phẳng và vuông góc với nhau. Nếu từ một điểm thuộc mặt phẳng ta dựng một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng thì đường thẳng này nằm trong mặt phẳng .
GV: Gọi học sinh tóm tắt hệ quả.
GV: Ghi định lí, vẽ hình.
Định lí 2:
Nếu hai mặt phẳng cắt nhau và cùng vuông góc với mặt phẳng thứ ba thì giao tuyến của chúng vuống góc với mặt phẳng thứ ba đó.
GV: Vẽ hình, hướng dẫn giải.
GV: Vẽ hình, hướng dẫn giải.
GV: Chiểu hình trên powerpoint (ppt).
 GV: Dán bảng phụ tóm tắt các dạng hình. Gọi học sinh nhắc lại.
Hình lăng trụ đứng là hình lăng trụ có các cạnh bên vuông góc với các mặt đáy. Độ dài cạnh bên được gọi là chiều cao của hình lăng trụ đứng.
-Hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác, tứ giác, ngũ giác,... được gọi là hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ tứ giác, hình lăng trụ đứng ngũ giác,v..v
-Hinh lăng trụ đứng:
+ Đáy là đa giác đều được gọi là lăng trụ đều. Ta có các loại lăng trụ đều như hình lăng trụ tam giác đều, hình lăng trụ tứ giác đều, hình lăng trụ ngũ giác đều,...
+ Đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp đứng.
+ Đáy là hình chữ nhật được gọi là hình hộp chữ nhật.
+ Đáy là hình vuông và các mặt bên đều là hình vuông được gọi là hình lập phương.
GV: Chiếu hình trên powerpoint cho học sinh quan sát. Từ đó nêu ra định nghĩa.
HS: Nêu tóm tắt, ghi bài vào vở.
HS: Theo dõi, ghi bài vào vở.
HS: Nêu tóm tắt. Ghi bài vào vở.
HS: Theo dõi, ghi bào vào vở.
HS: Trả lời câu hỏi.
HS: Theo dõi, chép bài vào vở.
HS: Nêu tóm tắt. Theo dõi, chép bài vào vở.
HS: Theo dõi, chép bài vào vở.
HS: Tóm tắt hệ quả.
HS: Theo dõi, chép bài vào vở.
HS: Nêu tóm tắt định lí.
HS: Theo dõi, vẽ hình chép bài vào vở.
HS: Quan sát, chép bài vào vở.
HS: Quan sát, chép bài vào vở.
HS: Quan sát, chép bài vào vở.
 Củng cố kiến thức:
Ôn lại các cách xác định góc giữa hai mặt phẳng.
Ôn lại cách chứng minh hai mặt phẳng vuông góc.
Ôn lại các khái niệm về các loại hình.
 Bài tập về nhà: 
 Giáo viên hướng dẫn 	 Ngày soạn: 15 tháng 3 năm 2018 
 	 Ngày duyệt:.................... 	 	 Người soạn	 
	 Chữ ký...........................	 (Ký tên) 
	Huỳnh Nguyễn Diễm Phương

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_lop_11_chuong_3_vecto_trong_khong_gian_quan.docx