Giáo án Hình học Lớp 11 - Chương I: Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng - Bài 1+2

Giáo án Hình học Lớp 11 - Chương I: Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng - Bài 1+2

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

-Biết được biểu thức toạ độ của phép tịnh tiến.

-Hiểu được tính chất cơ bản của phép tịnh tiến là bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.

2. Kĩ năng:

- Dựng được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một tam giác, một đường tròn qua một phép tịnh tiến.

- Xác định được tọa độ của yếu tố còn lại khi cho trước hai trong ba yếu tố là tọa độ vectơ (a,b), tọa độ điểm M(x0 ; y0) và tọa độ điểm M’(x;y) là ảnh của điểm M qua phép tịnh tiến theo vectơ (a,b).

- Xác định được vectơ tịnh tiến khi cho trước tạo ảnh và ảnh qua phép tịnh tiến đó.

3. Về thái độ:

-Hình thành thói quen: Biết quy lạ về quen

-Hình thành tính cách: Tự tìm tòi, sáng tạo trong khi học.

-Hình thành nhân cách: Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.

4.Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển

-Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực dự đoán, suy luận lý thuyết; phân tích; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.

-Năng lực chuyên biệt: Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với phép biến hình.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.

Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ minh hoạ.

Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập một số tính chất của phép biến hình đã học.

 

docx 4 trang huemn72 9990
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 11 - Chương I: Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng - Bài 1+2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Lớp:
Tiết : 1	 
CHƯƠNG I: PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG TRONG MẶT PHẲNG
§1: PHÉP BIẾN HÌNH
 I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:	
-Hiểu được định nghĩa về phép biến hình.
-Biết được một số thuật ngữ và kí hiệu liên quan.
2. Kĩ năng:
-Biết vận dụng định nghĩa, tính chất của phép biến hình để xác định ảnh.
3. Về thái độ:
-Hình thành thói quen: Biết quy lạ về quen
-Hình thành tính cách: Tự tìm tòi, sáng tạo trong khi học.
-Hình thành nhân cách: Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.
4.Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển
-Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực dự đoán, suy luận lý thuyết; phân tích; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.
-Năng lực chuyên biệt: Hiểu và vận dụng định nghĩa, tính chất của phép biến hình để xác định ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ minh hoạ.
Học sinh: SGK, vở ghi.
III.KẾ HOẠCH DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1. Ổn định tổ chức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Kiểm diện
-Ổn định tổ chức
-Kiểm diện
-Ổn định lớp, chuẩn bị đồ dùng học tập
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm phép biến hình
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
-GV treo hình 1.1 và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: 
+ Qua M có thể kẻ được bao nhiêu đường thẳng vuông góc với d ?
+ Có bao nhiêu điểm M¢ ?
-GV giới thiệu các khái niệm phép biến hình, ảnh của một điểm, ảnh của một hình, 
+ Cho a > 0. Qui tắc F(M) = M¢ sao cho MM¢ = a có phải là phép biến hình không ?
-Giới thiệu khái niệm phép biến hình 
+ Cho điểm M và đường thẳng d, phép xác định hình chiếu M’ của M là phép biến hình 
+ Cho điểm M’ trên đường thẳng d, phép xác định điểm M để điểm M’ là hình chiếu của điểm M không phải là một phép biến hình.
-Nêu kí hiệu phép biến hình. 
-Phép biến hình biến mỗi điểm M thành chính nó đgl phép biến hình đồng nhất.
-Chỉ có một đt duy nhất.
-Có duy nhất một điểm.
- Không.
+ HS nêu định nghĩa.
 Qui tắc đặt tương ứng mỗi điểm M của mặt phẳng với một điểm xác định duy nhất M¢ của mặt phẳng đó đgl phép biến hình trong mặt phẳng.
· Nếu kí hiệu phép biến hình là F thì ta viết F(M) = M¢ hay M¢ = F(M). M¢ đgl ảnh của M qua phép biến hình F.
· Cho hình H. Khi đó:
 H¢ = {M¢ = F(M) / M Î H}
đgl ảnh của H qua F.
· Phép biến hình biến mỗi điểm M thành chính nó đgl phép đồng nhất.
-Hiểu được định nghĩa về phép biến hình
-Biết được kí hiệu phép biến hình
 Hoạt động 3: Củng cố khái niệm phép biến hình.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt 
-Cho HS thực hiện hoạt động 2, trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy nêu cách dựng điểm M’.
+ Có bao nhiêu điểm M’ như vậy?
+ Quy tắc trên có phải là phép biến hình hay không?
 M’ M 
 M’’
+ Với mỗi điểm M tùy ý ta có thể tìm được ít nhất 2 điểm M’ và M” sao cho M là trung điểm của M’M” và M’M =MM’’ = a.
+ Có vô số điểm M’
+Không, vì vi phạm tính duy nhất của ảnh.
-Biết xác định ảnh.
Hoạt động 4: Củng cố toàn bài
-Định nghĩa phép biến hình
-Xác định được ảnh của một điểm
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh về nhà
-Xem lại bài đã học
-Đọc trước bài “ Phép tịnh tiến”
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Lớp:
Tiết : 2	 
§2: PHÉP TỊNH TIẾN
 I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:	
-Biết được biểu thức toạ độ của phép tịnh tiến.
-Hiểu được tính chất cơ bản của phép tịnh tiến là bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.
2. Kĩ năng:
- Dựng được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một tam giác, một đường tròn qua một phép tịnh tiến.
- Xác định được tọa độ của yếu tố còn lại khi cho trước hai trong ba yếu tố là tọa độ vectơ (a,b), tọa độ điểm M(x0 ; y0) và tọa độ điểm M’(x;y) là ảnh của điểm M qua phép tịnh tiến theo vectơ (a,b).
- Xác định được vectơ tịnh tiến khi cho trước tạo ảnh và ảnh qua phép tịnh tiến đó.
3. Về thái độ:
-Hình thành thói quen: Biết quy lạ về quen
-Hình thành tính cách: Tự tìm tòi, sáng tạo trong khi học.
-Hình thành nhân cách: Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.
4.Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển
-Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực dự đoán, suy luận lý thuyết; phân tích; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.
-Năng lực chuyên biệt: Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với phép biến hình.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ minh hoạ.
Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập một số tính chất của phép biến hình đã học.
III.KẾ HOẠCH DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1. Ổn định tổ chức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Kiểm diện
-Ổn định tổ chức
-Kiểm diện
-Ổn định lớp, chuẩn bị đồ dùng học tập
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm phép tịnh tiến
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
-Giới thiệu định nghĩa phép tịnh tiến
- Gợi ý để HS nêu lại được qui tắc tương ứng và cách xác định ảnh của một điểm qua một phép tịnh tiến.
- GV hướng dẫn HS thực hiện, xác định ảnh của 1 điểm qua phép tịnh tiến.
- Cho trước , các điểm A, B, C. Hãy xác định các điểm A¢, B¢, C¢ là ảnh của A, B, C qua ?
- Có nhận xét gì khi = ?
- Phát biểu định nghĩa phép tịnh tiến.
-Nêu được qui tắc tương ứng và cách xác định ảnh của một điểm qua một phép tịnh tiến.
-Các nhóm thực hiện yêu cầu.
M¢ M, "M
-Biết được khái niệm phép tịnh tiến và kí hiệu.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất của phép tịnh tiến
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
-Nhận xét các vectơ và ?
-GV hướng dẫn cách xác định ảnh của đường thẳng, đường tròn.
-Nêu các tính chất
T/c 1: Nếu (M) = M¢, (N) = N¢ thì từ đó suy ra M¢N¢ = MN.
T/c 2: Phép tịnh tiến biến đường thẳng ® đường thẳng song song hoặc trùng với nó, đoạn thẳng ® đoạn thẳng bằng nó, tam giác ® tam giác bằng nó, đường tròn ® đường tròn có cùng bán kính.
= = 
-Ghi nhận
--Hiểu được tính chất cơ bản của phép tịnh tiến là bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì.
Hoạt động 4: Biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
-Giới thiệu biểu thức tọa độ
- Tìm toạ độ của vectơ ?
- Cho = (1; 2). Tìm toạ độ của M¢ là ảnh của M(3; –1) qua PTT T ?
-Viết biểu thức toạ độ của T ?
-Ghi nhận
 = (x¢ – x; y¢ – y)
-Biết, ghi nhớ biểu thức tọa độ
Hoạt động 5: Củng cố toàn bài
Nhấn mạnh: Định nghĩa, tính chất, biểu thức toạ độ của phép tịnh tiến	
Hoạt động 6: Hướng dẫn học sinh về nhà
-Làm các bài tập 1,2 trong SGK.
-Xem lại kiến thức và cách giải các bài tập.
Ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_lop_11_chuong_i_phep_doi_hinh_va_phep_dong.docx