Giáo án Hình học Lớp 11 - Tiết 48, Bài 5: Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian

Giáo án Hình học Lớp 11 - Tiết 48, Bài 5: Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kỹ năng :

a. Kiến thức:

- Khái niệm phép chiếu song song;

- Khái niệm hình biểu diễn của một hình không gian.

b. Kĩ năng:

- Xác định được phương chiếu ; mặt phẳng chiếu trong một phép chiếu song song. Dựng được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một tam giác, một đường tròn qua phép chiếu song song.

 - Vẽ dược hình biểu diễn của một hình trong không gian.

2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh:

a. Các phẩm chất:

- Trung thực, tự trọng, tự tin, có trách nhiệm với bản thân.

- Chăm chỉ, ham học hỏi, tự lập, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực tư duy sáng tạo.

- Năng lực tính toán.

c. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng các phép tính.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán, suy luận.

 

doc 7 trang huemn72 6790
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 11 - Tiết 48, Bài 5: Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 48 : Bài 5. Phép chiếu song song.
Hình biểu diễn của một hình không gian
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng :
a. Kiến thức: 
- Khái niệm phép chiếu song song;
- Khái niệm hình biểu diễn của một hình không gian.
b. Kĩ năng: 
- Xác định được phương chiếu ; mặt phẳng chiếu trong một phép chiếu song song. Dựng được ảnh của một điểm, một đoạn thẳng, một tam giác, một đường tròn qua phép chiếu song song.
 	- Vẽ dược hình biểu diễn của một hình trong không gian.
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh: 
a. Các phẩm chất:
- Trung thực, tự trọng, tự tin, có trách nhiệm với bản thân.
- Chăm chỉ, ham học hỏi, tự lập, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực tư duy sáng tạo.
- Năng lực tính toán.
c. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng các phép tính. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán, suy luận.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: - Chuẩn bị KHDH, các kiến thức liên quan, dự kiến các tình huống và cách xử lí khi lên lớp.
	- Chuẩn bị phương tiện dạy học: phấn, thước kẻ, máy chiếu, bảng phụ 
2.Học sinh:	- Nghiên cứu trước bài học.
	- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
Quan sát các hình ảnh sau
Hình ảnh phản chiếu của ngôi nhà và chiếc trên mặt hồ nước phẳng lặng như thế nào?
Bóng của cái cây trên mặt đất như thế nào?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1: Khái niệm phép chiếu song song
I. Phép chiếu song song:
Cho mặt (P) và đường thẳng D cắt (P).
Với mỗi điểm M trong không gian, đường thẳng đi qua M và song song với D sẽ cắt (P) tại M’ xác định.
Điểm M’ được gọi là hình chiếu song song của điểm M trên mặt phẳng (P) theo phương D.
Mặt phẳng (P) được gọi là mặt phẳng chiếu. Phương D được gọi là phương chiếu. 
* Phép đặt tương ứng mỗi điểm M trong không gian với hình chiếu M’ của nó trên phẳng (P) được gọi phép chiếu song song lên (P) theo phương D.
* Chú ý: Nếu một đường thẳng có phương trùng với phương chiếu thì hình chiếu của đường thẳng đó là một điểm.
HĐ 2: Tính chất của phép chiếu song song
II. Tính chất của phép chiếu song song
* Tóm tắt nội dung định lí 1:
a) Phép chiếu song song biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng.
b) Phép chiếu song song biến đường thẳng thành đường thẳng, biến tia thành tia, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng.
c) Phép chiếu song song biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau.
d) Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng nằm trên hai đường thẳng song song hoặc cùng nằm trên một đường thẳng.
* Hướng dẫn HS thực hiện HĐ 1,2 trong SGK
HĐ 3: Biểu diễn hình không gian
III. Hình biểu diễn của một hình không gian trên mặt phẳng
* Hướng dẫn học sinh vẽ hình biểu diễn của các hình không gian thường gặp.
* Tam giác:
* Hình bình hành 
* Hình tròn
Ø Chú ý nghe giảng và ghi nhận kiến thức
Ø Vẽ hình và ghi nhận kiến thức
Ø Thảo luận và trả lời câu hỏi 
- Hình chiếu song song của hình vuông có thể là hình bình hành.
- Hình 2.67 không phải là hình chiếu song song của hình lục giác đều vì AD không song song với BC
Ø Thảo luận các hoạt động 4, 5, 6
- Một tam giác bất kì được coi là hình biểu diễn của tam giác đều, tam giác cân, tam giác vuông.
- Một hình bình hành bất kì được coi là hình biểu diễn của một hình bình hành, hình vuông, hình thoi, hình chử nhật.
- Hình elip được biểu diễn cho hình tròn.
-Hình vẽ 2.72 không phải biểu diễn cho nội dung đưa ra vì AB không song song với CD.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
VD1: Vẽ hình biểu diễn của tam giác ABC cân, đỉnh A với đường cao AH.
H là trung điểm của BC.
VD2: Vẽ hình biểu diễn của hình lục giác đều.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Trả lời
Phương chiếu trùng với phương của ánh sáng mặt trời
Mặt phẳng chiếu là mặt đất
Câu hỏi:
Hãy cho biết phương chiếu và mặt phẳng chiếu?
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Phép đặt tương ứng mỗi điểm A trong kg với điểm A’ của mp (P) gọi là phép chiếu song song lên mp (P) theo phương l
Không làm thay đổi tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng
Biến 3 điểm thẳng hàng thành 3 điểm thẳng hàng
Biến 2 đt song song thành 2 đt song song hoặc trùng nhau

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_11_tiet_48_bai_5_phep_chieu_song_song_h.doc