Giáo án môn Công nghệ Lớp 11 - Bài 5: Hình chiếu trục đo

Giáo án môn Công nghệ Lớp 11 - Bài 5: Hình chiếu trục đo

I. Mục tiêu:

Qua bài giảng, HS cần:

- Hiểu được khái niệm về hình chiếu trục đo (HCTĐ).

- Biết cách vẽ HCTĐ của vật thể đơn giản.

- Biết cách vẽ HCTĐ vuông góc đều và xiên góc cân của vật thể đơn giản.

II. Chuẩn bị:

1- Nội dung:

- Nghiên cứu bài 5 SGK.

- Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng.

- Xem lại bài 4, 5, 6 SGK sách Công nghệ 8.

2- Đồ dùng dạy học:

- Tranh vẽ hình 5.1 và bảng 5.1 SGK.

- Khuôn vẽ Elíp.

III. Tiến trình tổ chức dạy học:

1- Phân bố bài giảng:

Bài giảng được dạy trong 1 tiết gồm những nội dung sau:

+ Khái niệm về HCTĐ.

+ Thông số cơ bản của HCTĐ.

+ HCTĐ vuông góc đều.

+ HCTĐ xiên góc cân.

+ Cách vẽ HCTĐ của vật thể.

2 - Các hoạt động dạy học:

a, Ổn định lớp:

b, Kiểm tra bài cũ:

+ Phân biệt hình cắt, mặt cắt?

+ Có mấy loại hình cắt? Phân biệt từng loại?

c, Đặt vấn đề vào bài mới:

Ở lớp 8 các em đã được làm quen với các khối đa diện, một số vật thể được hình thành từ các khối đa diện đó – đó chính là HCTĐ của vật thể. Để hiểu rõ hơn về HCTĐ và cách vẽ HCTĐ của một số vật thể đơn giản ta nghiên cứu bài 5.

 

doc 3 trang Ngát Lê 25/10/2024 150
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Công nghệ Lớp 11 - Bài 5: Hình chiếu trục đo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI ELEARNING
Bài 5: HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO
I. Mục tiêu:
Qua bài giảng, HS cần:
- Hiểu được khái niệm về hình chiếu trục đo (HCTĐ).
- Biết cách vẽ HCTĐ của vật thể đơn giản.
- Biết cách vẽ HCTĐ vuông góc đều và xiên góc cân của vật thể đơn giản.
II. Chuẩn bị:
1- Nội dung:
- Nghiên cứu bài 5 SGK.
- Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng.
- Xem lại bài 4, 5, 6 SGK sách Công nghệ 8.
2- Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ hình 5.1 và bảng 5.1 SGK.
- Khuôn vẽ Elíp.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1- Phân bố bài giảng:
Bài giảng được dạy trong 1 tiết gồm những nội dung sau:
+ Khái niệm về HCTĐ.
+ Thông số cơ bản của HCTĐ.
+ HCTĐ vuông góc đều.
+ HCTĐ xiên góc cân.
+ Cách vẽ HCTĐ của vật thể.
2 - Các hoạt động dạy học:
a, Ổn định lớp:
b, Kiểm tra bài cũ:
+ Phân biệt hình cắt, mặt cắt?
+ Có mấy loại hình cắt? Phân biệt từng loại?
c, Đặt vấn đề vào bài mới:
Ở lớp 8 các em đã được làm quen với các khối đa diện, một số vật thể được hình thành từ các khối đa diện đó – đó chính là HCTĐ của vật thể. Để hiểu rõ hơn về HCTĐ và cách vẽ HCTĐ của một số vật thể đơn giản ta nghiên cứu bài 5.
d, Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về HCTĐ
-GV yêu cầu HS quan sát lại hình 3.9 trong SGK và đặt câu hỏi:
+ Trên hình 3.9 có đặc điểm gì?
- GV kết luận đó chính là HCTĐ của các vật thể.
- GV dùng tranh vẽ hình 5.1 để trình bày nội dung phương pháp HCTĐ từ các gợi ý, dẫn dắt để HS xây dựng bài như sau:
+ Một vật thể V gắn vào hệ trục toạ độ vuông góc OXYZ với các trục toạ độ đặt theo ba chiều dài, rộng, cao của vật thể.
+ Chiếu vật thể cùng hệ trục toạ độ vuông góc lên mặt phắng hình chiếu P’ theo phương chiếu l (l không song song với P’ và bất cứ trục toạ độ nào). Kết quả thu được V’ trên P’ – đó chính là HCTĐ của V.
- GV có thể đặt câu hỏi:
+ HCTĐ vẽ trên một hay nhiều mặt phẳng hình chiếu?
+ Vì sao phương chiếu l không được song song với trục toạ độ nào?
I. Khái niệm:
1- Thế nào là HCTĐ?
a, Cách xây dựng HCTĐ:
SGK
b, Khái niệm HCTĐ:
Là hình biểu diễn ba chiều của vật thể được xây dựng trên cơ sở của phép chiếu song song.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thông số cơ bản của HCTĐ
- GV sử dụng tranh vẽ hình 5.1 SGK, nói rõ các góc như sau:
- GV: hãy nhận xét độ dài O’A’ với OA? Độ dài O’B’ với OB? Độ dài O’C’ với OC?
- GV nhấn mạnh: góc trục đo và hệ số biến dạng là 2 thông số cơ bản của HCTĐ.
2- Thông số cơ bản của HCTĐ:
- Góc trục đo: , , 
- Hệ số biến dạng (HSBD):
: HSBD theo trục O’X’
: HSBD theo trục O’Y’
: HSBD theo trục O’Z’
Hoạt động 3: Tìm hiểu HCTĐ vuông góc đều
- GV nói rõ có nhiều loại HCTĐ nhưng trong vẽ kĩ thuật thường dùng loại HCTĐvuông góc đều và HCTĐ xiên góc cân.
- GV giải thích cho HS rõ: Thế nào là vuông góc, thế nào là đều?
- HS quan sát hình 5.3 và cho biết cách vẽ HCTĐ vuông góc đều của hình tròn.
II. HCTĐ vuông góc đều:
1- Các thông số cơ bản:
- Góc trục đo: 
- Hệ số biến dạng: p = q = r = 1
2- HCTĐ của hình tròn:
Hoạt động 4: Tìm hiểu HCTĐ xiên góc cân
- GV giải thích cho HS rõ thế nào là xiên góc, thế nào là cân.
- GV nói rõ mặt phẳng toạ độ XOZ được đặt song song với (P’), trục O’Z’ được đặt thẳng đứng.
- Căn cứ hình 5.5 HS có thể nhận xét về góc giữa các trục đo và HSBD quy định khi vẽ HCTĐ xiên góc cân.
- GV có thể đặt câu hỏi: Tại sao trong HCTĐ xiên góc cân p = r = 1?
III. HCTĐ xiên góc cân:
1- Góc trục đo:
2- Hệ số biến dạng:
p = r = 1.
q = 0,5.
Hoạt động 5: Cách vẽ HCTĐ của vật thể
- GV hướng dẫn cách vẽ HCTĐ thông qua ví dụ bảng 5.1 trong SGK.
- Lưu ý: thường đặt các trục toạ độ theo các chiều dài, rộng, cao của vật thể, sau vẽ hình hộp ngoại tiếp, vẽ HCTĐ.
IV. Cách vẽ HCTĐ:
Hoạt động 6: Tổng kết, đánh giá
- GV đặt câu hỏi theo mục tiêu của bài để tổng kết và đánh giá sự tiếp thu của HS:
+ HCTĐ dùng để làm gì?
+ Tại sao vẽ kĩ thuật không lấy HCTĐ làm phương pháp biểu diễn chính?
+ Hai thông số cơ bản của HCTĐ là gì?
- GV giao nhiệm vụ:
+ Bài tập về nhà: Bài 1, 2 SGK.
+ Đọc trước bài thực hành 6 và chuẩn bị dụng cụ, vật liệu vẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_cong_nghe_lop_11_bai_5_hinh_chieu_truc_do.doc
  • docban thuyet minh.doc
  • pptxBai 5 - Hinh chieu truc do.pptx