Giáo án môn Ngữ văn Khối 11 - Chương trình học kì II
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
1.Kiến thức
- Hiểu được khái niệm “ nghĩa sự việc”, “nghĩa tình thái” – hai thành phần nghĩa của câu
- Biết vận dụng hiểu biết về nghĩa của câu vào việc phân tích và tạo lập câu.
2. Kĩ năng :
* Đọc hiểu nội dung: nhận diện phân tích nghĩa tình sự việc, nghĩa tình thái trong câu ;
* NL nói- viết: biết nói, viết 1 câu văn, 1 đoạn văn thể hiện 2 thành phần nghĩa của câu.
3. Phẩm chất:
- Nhân ái.
- Chăm chỉ.
- Trách nhiệm: trong việc sử dụng tiếng Việt, ý thức vận dụng viết câu văn đoạn văn biểu lộ nghĩa tình thái
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực thẩm mĩ.
- Năng lực công nghệ.
- Năng lực khoa học.
- Năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
* NL đặc thù:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến nghĩa của câu
- Năng lực đọc – hiểu văn bản để tìm nghĩa của câu
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận nghĩa của câu
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin để tóm tắt , vẽ sơ đồ tư duy bài học
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
Cụ thể:
* Đọc hiểu nội - dung: đọc – hiểu văn bản để tìm nghĩa của câu
+ Biết thu thập thông tin liên quan đến nghĩa của câu.
* Đọc hiểu hình thức: Biết cách nhận biết các thành phần nghĩa của câu
*Nghe - nói: hợp tác khi trao đổi, thảo luận nghĩa của câu
* Viết: tạo lập văn bản nghị luận
5. Phương tiện, kĩ thuật:
-Phương tiện: Sách giáo khoa, giấy A0, máy chiếu
-Phương pháp, kĩ thuật: hoạt động nhóm, trình bày một phút, sơ đồ tư duy, công não
GA NGỮ VĂN 11 KHII – CV 5512 Tiết 69 -70 :TT theo KHDH NGHĨA CỦA CÂU MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS: 1.Kiến thức - Hiểu được khái niệm “ nghĩa sự việc”, “nghĩa tình thái” – hai thành phần nghĩa của câu - Biết vận dụng hiểu biết về nghĩa của câu vào việc phân tích và tạo lập câu. 2. Kĩ năng : * Đọc hiểu nội dung: nhận diện phân tích nghĩa tình sự việc, nghĩa tình thái trong câu ; * NL nói- viết: biết nói, viết 1 câu văn, 1 đoạn văn thể hiện 2 thành phần nghĩa của câu. 3. Phẩm chất: - Nhân ái. - Chăm chỉ. - Trách nhiệm: trong việc sử dụng tiếng Việt, ý thức vận dụng viết câu văn đoạn văn biểu lộ nghĩa tình thái 4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực thẩm mĩ. - Năng lực công nghệ. - Năng lực khoa học. - Năng lực ngôn ngữ. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực giao tiếp và hợp tác. * NL đặc thù: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến nghĩa của câu - Năng lực đọc – hiểu văn bản để tìm nghĩa của câu - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận nghĩa của câu - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin để tóm tắt , vẽ sơ đồ tư duy bài học - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận. Cụ thể: * Đọc hiểu nội - dung: đọc – hiểu văn bản để tìm nghĩa của câu + Biết thu thập thông tin liên quan đến nghĩa của câu. * Đọc hiểu hình thức: Biết cách nhận biết các thành phần nghĩa của câu *Nghe - nói: hợp tác khi trao đổi, thảo luận nghĩa của câu * Viết: tạo lập văn bản nghị luận 5. Phương tiện, kĩ thuật: -Phương tiện: Sách giáo khoa, giấy A0, máy chiếu -Phương pháp, kĩ thuật: hoạt động nhóm, trình bày một phút, sơ đồ tư duy, công não B. THIẾT KẾ BÀI HỌC I. SỰ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Sự chuẩn bị của Giáo viên - SGK, SGV, tài liệu tham khảo, soạn giảng khoa học theo hướng đổi mới phát huy năng lực học sinh. - Tâm thế giảng dạy phù hợp 2. Sự chuẩn bị của Học sinh - Chuẩn bị bài vở kĩ lưỡng trước khi tới lớp - Ý thức học tập nghiêm túc II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp học 2. Bài mới Tiết 1: HĐ 1: Hai thành phần nghĩa của câu (10p) - HĐ 2:Nghĩa sự việc (20p) - HĐ 3: Luyện tập (15p) HĐ Khởi động (cả 2 tiết). Mục tiêu: HS hứng khởi, có động lực, nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của bài học: +Hai thành phần nghĩa của câu + Nghĩa sự việc -Phương tiện: Máy chiếu. -Phương pháp, kĩ thuật: kể nhanh, tư duy nhanh, trình bày một phút. b. Nội dung: 3 câu văn có dấu 3 chấm. c. Sản phẩm: (1) Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. (2. Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận...). (3.). Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập. d. Tổ chức thưc hiện: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HỌC SINH *GV giao nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức đã học về cac thành phần câu trong chương trình Ngữ văn 9, em hãy điền vào chỗ trống các câu sau: (1) .được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. (2) .được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận...). (3) là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập. -GV nhận xét và chuẩn kiến thức. * HS thực hiện nhiệm vụ: * HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Trong phần Ghi nhớ sách Ngữ văn 9, tâp hai, NXB Giáo dục Hà Nội, 2005 đã tổng kết tác dụng thành phần tình thái và thành phần cảm thán trong câu. Để thấy rõ hơn 2 thành phần nghĩa này, chúng ta đi vào tìm hiểu bài NGHĨA CỦA CÂU. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục tiêu: HS thực hiện nhiệm vụ để nắm vững: +khái niệm “ nghĩa sự việc”, “nghĩa tình thái” – hai thành phần nghĩa của câu +Biết vận dụng hiểu biết về nghĩa của câu vào việc phân tích và tạo lập câu. b. Nội dung hoạt động: Sử dụng sgk để trả lời câu hỏi về hai thành phần nghĩa của câu. *. Tìm hiểu ngữ liệu:. + Cặp câu a1/ a2 đều nói đến một sự việc. Câu a1 có từ hình như: Chưa chắc chắn. Câu a2 không có từ hình như: thể hiện độ tin cậy cao. + Cặp câu b1/ b2 đều đề cập đến một sự việc. Câu b1 bộc lộ sự tin cậy. Câu b2 chỉ đề cập đến sự việc * Kết luận: - Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. d. Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HỌC SINH Trước hoạt động : Em biết gì về Hai thành phần nghĩa của câu ? Trong hoạt động :Em hãy đọc mục I.1 SGK và trả lời câu hỏi tìm hiểu. Các em hãy chuẩn bị để : Hoạt động nhóm : * CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: - Giáo viên giao nhiệm vụ - GV nhận xét và chuẩn kiến thức. NHIỆM VỤ CỤ THỂ GV GIAO (chiếu sile) + Nhóm 1 : So sánh cặp câu a1- a2 + Nhóm 2 : So sánh cặp câu b1- b2 Từ sự so sánh trên em rút ra nhận định gì? - GV chuẩn kiến thức. Sau hoạt động: khuyến khích HS xung phong trả lời câu hỏi. - Giải thích, cung cấp thêm một số ví dụ HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân) HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân) HS làm việc nhóm. + Nhóm 1 : So sánh cặp câu a1- a2 + Nhóm 2 : So sánh cặp câu b1- b2 - HS thảo luận khoảng 5 phút - Đại diện mỗi nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình. - Các nhóm khác nhận xét chéo. HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân) HĐ 2.TÌM HIỂU NGHĨA SỰ VIỆC : a. Mục tiêu: HS nhận biết thành phần nghĩa sự việc trong câu. b.Nội dung hoạt động: Dựa vào ngữ liệu để trả lời các câu hỏi tìm hiểu về nghĩa sự việc. c.. Sản phẩm: - Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến. - Nghĩa sự việc trong câu rất đa dạng: + Câu biểu hiện hành động. + Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm. + Câu biểu hiện quá trình. + Câu biểu hiện tư thế. +Câu biểu hiện sự tồn tại. + Câu biểu hiện quan hệ. - Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến. - Nghĩa sự việc trong câu rất đa dạng: - Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ những thành phần như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác. d. Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HỌC SINH Trước hoạt động: Em tìm nghĩa sự việc bằng cách nào? Trong hoạt động : Em hãy đọc mục II. SGK và trả lời các câu hỏi: - Nghĩa sự việc là gì? - Có những nghĩa sự việc nào? -GV chuẩn xác kiến thức. Bài tập trả lời nhanh: GV treo bảng phụ ghi những câu văn, câu thơ. GV yêu cầu HS trả lời nhanh nghĩa sự việc trong các câu. - Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ những thành phần ngữ pháp nào của câu? Sau hoạt động: khuyến khích HS xung phong trả lời câu hỏi. - Giải thích, cung cấp thêm một số ví dụ - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ -sgk - HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân) HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân) HS suy nghĩ và trả lời nhanh (cá nhân) HS suy nghĩ và trả lời nhanh (cá nhân) - HS đọc to, rành mạch HĐ 3 : LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm đúng các bài tập trong SGK và ngoài SGK do GV cung cấp (nếu còn thời gian). Nội dung hoạt động: Thực hành 3 bài tập theo yêu cầu của Gv bằng kĩ thuật động não và trình bày 1 phút c. Sản phẩm: 1.Bài tập1: - câu 1: Sự việc – trạng thái - câu 2: Sự vịêc - đặc điểm - câu 3: Sự việc - quá trình - câu 4: Sự việc - quá trình - câu 5: Trạng thái - đặc điểm - câu 6: Đặc điểm - tình thái - câu 7: Tư thế - câu 8: Sự việc - hành động 2. Bài tập 2: * - Nghĩa sự việc: Xuân là người danh giá nhưng cũng đáng sợ. - Nghĩa tình thái: thái độ dè dặt khi đánh giá về Xuân qua từ :kể, thực, đáng *Nghĩa sự việc: hai người đều chọn nhầm nghề. Nghĩa tình thái: sự phỏng đoán về sự việc chưa chắc chăn qua từ “ có lẽ” * Nghĩa sự việc: mình và mọi người đề phân vân về đức hạnh của con gái mình Nghĩa tình thái: khẳng định sự phân vân về đức hạnh sự phân vân về đức hạnh của cô gái mình: “dễ, chính ngay mình” 3. Bài tập 3. - Phương án 3. d. Tổ chức dạy học. HĐ CỦA GV HĐ CỦA HỌC SINH -GV giao nhiệm vụ cho các nhóm. - GV nhận xét và cho điểm. - GV phân công nhiệm vụ: - Nhóm 1: Bài tập 1 - 4 câu đầu - Nhóm 2: Bài tập 1- 4 câu cuối - Nhóm 3: Bài tập 2 - Nhóm 4: Bài tập 3. -Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày. - Nhóm 1: Bài tập 1 - 4 câu đầu - Nhóm 2: Bài tập 1- 4 câu cuối - Nhóm 3: Bài tập 2 - Nhóm 4: Bài tập 3. TIẾT 2 : CÁC HOẠT ĐỘNG : - HĐ 1 : Tìm hiểu về nghĩa tình thái. (10p) - HĐ 2 : THực hành – luyện tập (20p). -HĐ 3 : Ứng dụng 15p). HOẠT ĐỘNG 1 : TÌM HIỂU NGHĨA TÌNH THÁI. Mục tiêu : HS hiểu được nghĩa tình thái, biết tìm và phân tích nghĩa tình thái trong câu. b.Nội dung hoạt động : tìm hiểu ngữ liệu trong sgk để trả lời các câu hỏi về nghĩa tình thái Sản phẩm : 1. Khái niệm: 2. Các trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái. a. Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu. b. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe. 1. Khái niệm. - Nghĩa tình thái biểu hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. 2.Hai trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái. a. Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu. - Khẳng định tính chân thực của sự việc VD : Thật hồn !Thật phách ! Thật thân thể. - Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp. VD : Trời lại phê cho : « Văn thật tuyệt » Văn trần được thế chắc có ít. - Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc. - Đánh giá sự việc có thực hay không có thực đã xảy ra hay chưa xảy ra. VD : Những áng văn con in cả rồi. - Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc. VD : Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu. b. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe. - Tình cảm thân mật, gần gũi. - Thái độ bực tức, hách dịch. - Thái độ kính cẩn. d. Tổ chức dạy học. HĐ CỦA GV HĐ CỦA HỌC SINH - Trước hoạt động : Khi nói hoặc viết, em có thường bộc lộ thái độ của mình về vấn đề mình nói không ? - Trong hoạt động : Em hãy đọc mục III.SGK và trả lời câu hỏi. - Nghĩa tình thái là gì ? - Các trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái? GV hướng dẫn HS các ví dụ SGK và lấy thêm các ví dụ trong « Hầu trời » - Tản Đà. - Sau hoạt động : GV lấy thêm vài ví dụ để HS tìm nghĩa tình thái. - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ - HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân). - HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân). - HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân). - HS suy nghĩ và tìm nghĩa tình thái trong ví dụ. HS đọc to, rõ ràng. HOẠT ĐỘNG 2 : THỰC HÀNH - LUYỆN TẬP (RIÊNG VÀ CHUNG CẢ CHỦ ĐỀ) a.Mục tiêu: HS nắm chắc nội dung bài học để giải quyết các bài tập b.Nội dung hoạt động: Thực hành làm các bài tập trong sgk c. Sản phẩm : Bài tập 1. Nghĩa sự việc Nghĩa tình thái a. Hiện tượng nắng mưa ở hai miền khác nhau. Chắc: Phỏng đoán độ tin cậy cao b. ảnh của mợ Du và thằng Dũng Rõ ràng là: Khẳng định sự việc c. cái gông Thật là: Thái độ mỉa mai d. Giật cướp, mạnh vì liều Chỉ: nhấn mạnh; đã đành: Miễn cưỡng. Bài tập 2. - Nói của đáng tội: Rào đón đưa đẩy. - Có thể: Phóng đoán khả năng - Những: Đánh giá mức độ cao( tỏ ý chê đắt). - Kia mà: Trách móc( trách yêu, nũng nịu ) Bài tập 3. - câu a: Hình như - câu b: Dễ - câu c: Tận Bài tập 4: Đặt câu: Bây giờ chỉ 8h là cùng. à phỏng đoán mức độ tối đa. Chả lẽ nó làm việc đó. à chưa tin vào sự việc. Tổ chức thực hiện : HĐ CỦA GV HĐ CỦA HỌC SINH GV PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ Nhóm 1 : Bài tập 1. Nhóm 2 : Bài tập 2 Nhóm 3 : Bài tập 3. Nhóm 4: Bài tập 4. -GV nhận xét, chuẩn kiến thức. -Trao đổi, thảo luận nhóm làm bài tập. -HS thảo luận, cử đại diện trình bày. HĐ Luyện tập cho cả chủ đề a. Mục tiêu: HS nắm chắc nội dung bài học để giải quyết các bài tập b.Nội dung: Trả lời câu hỏi về nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu văn ở Hai đứa trẻ - Thạch Lam b. Sản phẩm: Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu sau:“Tiếng trống thu không trên cái chòi canh của phố huyện. Từng tiếng một vang xa gọi buổi chiều” + Nghĩa sự việc: Câu thông báo sự việc tiếng trống thu không điểm để báo hiệu chiều sắp tàn. + Nghĩa tình thái: cho thấy thái độ man mác buồn của người viết trước cảnh chiều tàn. Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HỌC SINH GV ra bài tập : Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu sau:“Tiếng trống thu không trên cái chòi canh của phố huyện. Từng tiếng một vang xa gọi buổi chiều” -GV nhận xét, chuẩn kiến thức. - HS suy nghĩ làm bài. - Trình bày sản phẩm. HĐ Vận dụng. a.Mục tiêu: HS biết ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề nâng cao. b.Sản phẩm: hoàn thiện 1 đoạn văn 200 chữ cảm nhận về chi tiết bát cháo hành (trong đó sử dụng dụng đa dạng các nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong quá trình lập luận). c. Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HỌC SINH GV ra bài tập : Viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ cảm nhận chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao). Chú ý các câu văn có sử dụng đa dạng các nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong quá trình lập luận. -GV nhận xét, chuẩn kiến thức. - HS suy nghĩ làm bài. - Trình bày sản phẩm. HĐ Tìm tòi, mở rộng. Mục tiêu: HS có ý thức tìm tòi kiến thức, mở rộng hiểu biết về hai thành phần nghĩa của câu. Nội dung: HS tự thiết kế một sơ đồ tư duy về nội dung bài học. Sản phẩm: - Sơ đồ tư duy bài học. - Một số câu thơ, bài thơ, đoạn trích văn xuôi d. Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HỌC SINH GV ra bài tập : + Vẽ bản đồ tư duy bài học. + Sưu tầm thêm một số câu thơ, bài thơ, đoạn trích văn xuôi . Chỉ ra nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong ngữ liệu đã sưu tầm. -GV nhận xét, chuẩn kiến thức. - HS suy nghĩ làm bài. - Trình bày sản phẩm vào tiết học sau. III. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa, sách giáo viên - Ngữ pháp tiếng Việt. - Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức - kĩ năng - Thiết kế bài giảng IV. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn Ngày dạy: Tiết 71: TT tiết dạy theo KHDH Ôn tập nâng cao: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI MỤC TIÊU Kiến thức : Ôn tập, củng cố kiến thức về văn nghị luận xã hội Kĩ năng Kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội. Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản có đủ bố cục ba phần, có liên kết về hình thức và nội dung. 3. Phẩm chất: - Nhân ái. - Chăm chỉ. - Trách nhiệm - Trung thực * Cụ thể: Có thái độ học tập nghiêm túc biết nhận ra cái sai và sữa sai để làm bài sau tốt hơn. 4. Định hướng các năng lực cần hình thành * NL chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực tự quản bản thân, năng lực sáng tạo, năng lực công nghệ thông tin truyền thông * NL đặc thù: - Năng lực đọc hiểu văn bản ngoài sgk - Năng lực tạo lập văn bản nghị luận xã hội. - Năng lực đánh giá bản thân. II. HÌNH THỨC ÔN TẬP GV CHO HS LÀM ĐỀ VÀ CHỮA ĐỀ: Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn. Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý kiến trên. GV GỢI Ý Đảm bảo hình thức bài văn ngắn Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò, ý nghĩa của việc biết tự hào về bản thân và biết xấu hổ về bản thân. Triển khai vấn đề nghị luận HS lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vai trò, ý nghĩa của việc biết tự hào về bản thân và biết xấu hổ về bản thân. * Giải thích ý kiến: – Biết tự hào về bản thân là thái độ hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có, về những đóng góp của mình cho cuộc sống; biết xấu hổ là cảm thấy hổ thẹn về sự kém cỏi và những lỗi lầm của mình trước người khác. – Nội dung ý kiến: Đề cao việc nhận thức đầy đủ, sâu sắc về bản thân, hướng đến sự hoàn thiện mình. * Luận bàn về ý kiến: – Khẳng định sự cần thiết của việc biết tự hào: biết tự khẳng định mình, giúp bản thân tự tin hơn trong cuộc sống và trong công việc, có thêm động lực để vươn tới những ước mơ lớn hơn. – Phê phán thái độ tự cao, tự đại (tự đánh giá mình quá cao, quá lớn vì thế mà trở nên hợm hĩnh). – Khẳng định sự cần thiết của việc biết xấu hổ: giúp con người có ý thức điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với những chuẩn mực đạo đức; biết xấu hổ còn quan trọng hơn biết tự hào bởi nó là biểu hiện của ý thức hoàn toàn tự giác, xuất phát từ lương tâm, giúp con người nâng cao năng lực và hoàn thiện nhân cách. – Phê phán thái độ tự ti, mặc cảm (tự đánh giá thấp bản thân nên thiếu tự tin). * Bài học nhận thức và hành động: - Nhận thức sâu sắc về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. - Nghiêm khắc đối với chính mình; không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức nhân cách. III. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 72: TT tiết dạy theo KHDH HẦU TRỜI TẢN ĐÀ - A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn, độc đáo của thi sĩ Tản Đà (tư tưởng thoát li, ý thức về cái tôi cá tính và những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại hóa của thơ ca Việt Nam đầu thế kỉ XX. - Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ : thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do ; giọng điệu thoải mái, tự nhiên ; ngôn ngữ sinh động. 2. Kĩ năng: * Kĩ năng đọc - hiểu nội dung: Đọc hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại. * Kĩ năng nói - viết: Bình giảng được những câu thơ hay. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ. - Nhân ái. - Trung thực. - Trách nhiệm * Cụ thể: - Nhìn nhận đúng những dấu hiệu đổi mới thơ ca theo hướng hiện đại. - Trân trọng ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của nhà thơ Tản Đà. 4. Định hướng các năng lực cần hình thành cho HS * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học. - Năng lực thẩm mĩ. - Năng lực công nghệ. - Năng lực khoa học. - Năng lực ngôn ngữ. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực giao tiếp và hợp tác. *NL đặc thù - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thơ Tản Đà - Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm thơ Tản Đà - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thơ Tản Đà - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ. *Cụ thể: * Đọc hiểu nội dung: - Hiểu được nội dung tư tưởng của tác phẩm, giá trị nghệ thuật... - Nhận xét được những từ ngữ, hình ảnh trong việc thể hiện nội dung văn bản. - Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng của tác phẩm. * Đọc hiểu hình thức: - Nhận biết và phân tích được một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc của tác phẩm - Phân tích nghệ thuật của thể thơ thất ngôn trường thiên. * Liên hệ, so sánh: Biết liên hệ, so sánh với các tác phẩm cùng thời kì về cả nội dung và hình thức thể hiện. * Đọc mở rộng: Các tác phẩm khác của nhà thơ Tản Đà. * Nghe - nói: hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ. * Viết: Tạo lập văn bản trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thơ Tản Đà 5. Phương tiện, kĩ thuật: -Phương tiện: Sách giáo khoa, giấy A0, máy chiếu -Phương pháp, kĩ thuật: hoạt động nhóm, trình bày một phút, sơ đồ tư duy, công não B. THIẾT KẾ BÀI HỌC I. SỰ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Sự chuẩn bị của Giáo viên - SGK, SGV, tài liệu tham khảo, soạn giảng khoa học theo hướng đổi mới phát huy năng lực học sinh. - Tác phẩm của Tản Đà, ảnh phóng to chân dung của Tản Đà. 2. Sự chuẩn bị của Học sinh - Chuẩn bị soạn bài kĩ lưỡng trước khi tới lớp - Ý thức học tập nghiêm túc II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong quá trình dạy bài mới) 2. Bài mới TIẾT HỌC: - HĐ 1: Khởi động (5p). - HĐ 2: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm (7p). - HĐ 3: Hướng dẫn HS đọc hiểu chi tiết (23p) (Giới thiệu câu chuyện, thi nhân đọc cho trời và chư tiên nghe, thi nhân trò chuyện với Trời, bức tranh của văn sĩ dưới hạ giới). - HĐ 4: Luyên tập: (5p) - HĐ Vận dụng (5p) HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG -Phương tiện: vở ghi, máy chiếu -Phương pháp, kĩ thuật: kể nhanh, tư duy nhanh, trình bày một phút. a.Mục tiêu: Trả lời đúng những hình ảnh khiến em nhớ tới tác phẩm đã học của tác giả Tản Đà - HS hứng khởi, có động lực, nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới về tác phẩm Hầu Trời b.Nội dung: Nhìn hình, đoán và trả lời câu hỏi. b. Sản phẩm: - Những hình ảnh trên khiến em nhớ tới tác phẩm Muốn làm thằng cuội của tác giả Tản Đà - Bài thơ chính là tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng bầu bạn với chị Hằng để thoát khỏi những thứ tầm thường ấy. Qua đó, cho ta thấy được một Tản Đà phóng túng, hóm hỉnh pha lẫn chút ngông. c. Tổ chức thực hiện: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS Chiếu 2 bức tranh. Đặt 2 câu hỏi:Trả lời đúng những hình ảnh khiến em nhớ tới tác phẩm nào đã học của tác giả Tản Đà ? Qua bài thơ đó, em hiểu mong muốn gì của tác giả ? Mong muốn đó thể hiện con người tác giả là người như thế nào ? - Nhận xét, cho điểm. - Quan sát, trả lời nhanh. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG VỚI TÁC GIẢ, TÁC PHẨM a. Mục tiêu: HS hiểu được những đặc điểm về cuộc đời, phong cách thơ Tản Đà, những đóng góp của Tản Đà trong văn học hiện đại Việt Nam b. Nội dung: trả lời câu hỏi tập trung vào 2 nội dung về tác giả, tác phẩm. c. Sản phẩm : 1. Tác giả Tản Đà : - Tản Đà (1889 – 1939), tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu. - Quê: Khê Thượng – Bất Bạt – Hà Tây (Bút danh Tản Đà là do nhà thơ ghép tên của các địa danh của quê hương ông: núi Tản, sông Đà). - Tản Đà là “người của hai thế kỷ” – “người dạo bản đàn cho một cuộc hòa nhạc tân kì đang sắp sửa” (Hoài Thanh): + Sinh ra trong buổi giao thời, khi Hán học suy tàn, Tây học mới bắt đầu. + Xuất thân trong gia đình quan lại phong kiến nhưng lại sống theo phương thức của tư sản thành thị. + Học chữ Hán nhưng lại viết văn bằng chữ Quốc ngữ và ham học để tiến kịp thời đại. + Là nhà nho nhưng ít chịu khép mình trong khuôn phép nho gia. + Vừa sang tác theo các thể loại cũ (tứ tuyệt, bát cú, lục bát, ) ; vừa cho ra đời những bài thơ tự do theo hướng hiện đại hóa. - Phong cách thơ Tản Đà: + Lãng mạn, bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương, ưu ái. + Có t hể xem thơ văn Tản Đà như gạch nối giữa hai thời đại văn học viết dân tộc: trung đại và hiện đại. + Tác phẩm tiêu biểu : ( sgk) 2. Tác phẩm “Hầu trời” - Xuất xứ : In trong tập « Còn chơi » (1921). - Thể thơ : Thất ngôn cổ phong trường thiên. Thể thơ này gồm 4 câu/7 tiếng/khổ ; kéo dài không hạn định số câu, số khổ ; vần nhịp tương đối tự do, phóng khoáng. Có khổ vần bằng, có khổ vần trắc. Thơ tự sự trữ tình, có cốt truyện mở đầu, phát triển, kết thúc, có các nhân vật và tình tiết nhưng được kể bằng thơ và thấm đẫm cảm xúc trữ tình. - Bố cục : Phần 1: Từ đầu à “Truyền cho văn sĩ ngồi chơi đấy” :Giới thiệu câu chuyện Phần 2. Tiếp à “ ta chưa biết”: Thi nhân đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe. Phần 3: Còn lại: Thi nhân trò chuyện với Trời. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Trước hoạt động: Anh chị ấn tượng với đặc điểm nào về tác giả Tản Đà khi học bài Muốn làm thằng Cuội? HS theo dõi phần tiểu dẫn SGK và cho biết những nét chính về tác giả Tản Đà và bài thơ Hầu trời. - Tại sao nói Tản Đà là “người của hai thế kỷ” – “người dạo bản đàn cho một cuộc hòa nhạc tân kì đang ắp sửa” (Hoài Thanh)? - GV nhận xét và kết luận. - Hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm Em hãy nêu hoàn cảnh xuất xứ, thể thơ, bố cục của bài thơ? - HS nhớ lại kiến thức và trả lời. Trong hoạt động:*HS trả lời cá nhân dựa trên bài soạn ở nhà : - HS làm việc cá nhân khoảng 2 phút - HS suy nghĩ và trả lời HS sử dụng sgk 2. HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN Nội dung 1: Giới thiệu câu chuyện a. Mục tiêu: HS thấy được nét độc đáo trong cách giới thiệu câu chuyện của Tản Đà b. Nội dung hoạt động: Hoạt động nhóm tập trung vào 2 nội dung: + Câu chuyện được kể. + Nghệ thuật giới thiệu câu chuyện c. Sản phẩm: - Khổ thơ mở đầu 4 câu có tác dụng gây nghi vấn, gợi sự tò mò: Chuyện kể về một giấc mơ nhưng tác giả lại khẳng định nó là sự thật tác giả đã trải qua khiến cho câu chuyện mang không khí vừa thực vừa ảo. - Điệp từ “thật” (Thật hồn! Thật phách!Thật thân thể! Thật được lên Tiên ): 4 lần / 2 câu; - Câu cảm thán, ngắt nhịp 2/2/3: khẳng định chắc chắn, củng cố niềm tin, gây ấn tượng là chuyện có thật hoàn toàn. Ngay khổ thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận thấy một “cái tôi” cá nhân đầy chât lãng mạn, bay bổng pha lẫn nét “ngông” trong phong cách thơ của thi nhân. => Với lối vào đề thật độc đáo và có duyên làm cho câu chuyện tác giả sắp kể đầy lôi cuốn, hấp dẫn, gợi tò mò nơi người đọc. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS - Giáo viên giao nhiệm vụ: Trước hoạt động: Nêu cảm nhận ban đầu về cách vào đề của Tản Đà? Trong hoạt động: - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp trong bàn: + Tác giả kể lại câu chuyện nằm mơ xảy ra vào lúc nào và nói về việc gì?Nhân vật trong câu chuyện là ai? Tâm trạng của nhân vật? + Nhận xét về nghệ thuật giới thiệu câu chuyện của tác giả trong phần 1 của bài thơ? (Điệp từ “thật” cùng với cách ngắt nhịp trong câu 3 -4 có tác dụng gì?) - GV yêu cầu HS sử dụng sgk. - Đánh giá sản phẩm. - HS nêu suy nghĩ ban đầu của cá nhân HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân) HS sử dụng sgk - HS thảo luận theo cặp 3p - Đại diện báo cáo sản phẩm. - Nhận xét sản phẩm cho nhóm bạn. Nội dung 2: Cảnh đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe: a. Mục tiêu: Thấy được cái ngông của Tản Đà khi tự bộc lộ cái “tôi”, tự ý thức và khẳng định tài năng của mình. b. Nội dung hoạt động : Trả lời câu hỏi để tập trung vào 2 nội dung : + Thái độ của thi nhân khi đọc thơ. + Thái độ của trời và chư tiên khi nghe thơ. c. Sản phẩm: a.Thái độ của thi nhân khi đọc thơ: - Thi nhân đọc thơ một cách cao hứng và có phần tự đắc.(đọc hết văn vần à văn xuôi ). -Thi nhân kể tường tận từng chi tiết về các tác phẩm của mình (Hai quyển khối tình ) - Gịong đọc thơ của thi nhân vừa truyền cảm, vừa hóm hỉnh, vừa sảng khoái à cuốn hút người nghe. à Tản Đà là một người rất “ngông” khi dám lên tận trời để khẳng định tài năng của mình. Bởi lẽ,Tản Đà là một nhà thơ biết ý thức về tài năng và thơ văn clên Trời để khẳng định tài năng thơ văn của mình.ủa mình, dám đường hoàng bộc lộ cái “TÔI” cá thể của mình. b. Thái độ của trời và chư tiên khi nghe thơ: - Thái độ của Chư Tiên: Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay. à Chư Tiên (Tâm, Cơ, Hằng Nga, Chức Nữ, Song Thành, Tiểu Ngọc )nghe thơ của thi nhân một cách xúc động, tán thưởng và hâm mộ. - Thái độ của Trời: - Đánh giá cao; - Không tiếc lời tán dương: Văn thật tuyệt, Văn trần được thế chắc có ít / Nhời văn chuốt đẹp như sao băng ! / Khí văn hùng mạnh như mây chuyển! / Êm như gió thoảng, tinh như sương! / đẫm như mưa sa, lạnh như tuyết!”.... àTóm lại cả Trời và các Chư tiên đều rất thich thú, ngưỡng mộ trước tài năng của thi nhân. Câu chuyện hư cấu, tưởng tượng được kể một cách chân thực y như chuyện có thật, thể hiện tư tưởng thoát li của tác giả trước thời cuộc. d. Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS Trước hoạt động: Đọc kĩ văn bản sgk, gạch chân vào những từ ngữ và hình ảnh đặc sắc Trong hoạt động: GV chia lớp hoạt động nhóm: Nhóm 1, 2: Tìm hiểu thái độ của thi nhân khi đọc thơ: + Thái độ và giọng đọc của thi nhân khi đọc thơ cho Trời và Chư Tiên nghe như thế nào? + Từ thái độ và giọng đọc thơ của thi nhân, em có cảm nhận gì về tâm hồn và tính cách của nhà thơ? Nhóm 3, 4: Tìm hiểu thái độ của trời và chư tiên khi nghe thơ: + Thái độ của trời và chư tiên khi nghe thơ như thế nào? *Gv đặt câu hỏi chung cho các nhóm? - Nguồn cảm hứng chủ đạo của bài thơ là lãng mạn hay hiện thực? - So với thơ ca trung đại, gần nhất là các bài thơ của những chí sĩ yêu nước hồi đầu thế kỷ vừa mới được học, bài thơ này có gì mới lạ không? - GV nhận xét, chốt kiến thức - HS đọc kĩ văn bản, gạch chân những từ ngữ, hình ảnh đặc sắc theo yêu cầu. HS làm việc cá nhân HS sử dụng sgk - HS làm việc cá nhân - HS làm việc nhóm khoảng 5p - Đại diện báo cáo sản phẩm. - Nhận xét sản phẩm cho nhóm bạn. (Nhóm dùng giấy A0, PP...) Nội dung 3 : Thi nhân trò chuyện với Trời a. Mục tiêu: Thấy được trách nhiệm và khát vọng của thi nhân qua cuộc trò chuyện với Trời. b. Nội dung hoạt động : HĐ nhóm tập trung vào 2 nội dung : + Cách xưng danh của Tản Đà trong cuộc trò chuyện + Trách nhiệm và khát vọng của thi nhân c. Sản phẩm : a. Xưng danh: - Thi nhân công khai lí lịch rất rành mạch, hiện đại: tên, họ, quê, châu lục, hành tinh: “Con tên Khắc Hiếu, họ là Nguyễn Quê ở A Châu về Địa cầu Sông Đà núi Tản nước Nam Việt” àCách xưng danh đầy trang trọng, đĩnh đạc chứng tỏ một giá trị không thể phủ nhận trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền. Cách tự xưng danh trong thơ văn cũng khẳng định hơn về cai tôi ca nhân của tác giả. b.Trách nhiệm và khát vọng của thi nhân: “ Trời định sai con một việc này Là việc “thiên lương”của nhân loại Cho con xuống thuật cùng đời hay”. à Nhiệm vụ Trời giao cho thi nhân : Truyền bá “thiên lương” cho hạ giới - một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vinh dự vì có ý nghĩa với cuộc đời. Với TĐ, công việc dưới trần gian của ông không chỉ là viết văn, chơi văn mà ông còn tự chất lên vai mình gánh nặng “văn chương tải đạo thiên lương”. Ông đã ý thức được trách nhiệm của mình với đời, đây cũng là một cách để tự khẳng định mình. => Từ trách nhiệm này, chứng tỏ nhà thơ dù lãng mạn nhưng vẫn không thoát ly hiện thực cuộc sống.Tác giả vẫn ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với cuộc đời , mong giúp đời tốt đẹp hơn. d. Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS Trước hoạt động: Đọc kĩ phần 3 của văn bản trong sgk; gạch chân những từ ngữ, hình ảnh đặc sắc. Trong hoạt động: GV đặt câu hỏi và yêu cầu hs thảo luận các câu hỏi theo cặp trong bàn: + Em có nhận xét gì về cách xưng danh của tác giả? Cách xưng danh ấy có ý nghĩa gì? + Theo Tản Đà, ông được Trời giao cho nhiệm vụ? Nhiệm vụ đó có ý nghĩa - GV nhận xét, chốt kiến thức. - HS đọc kĩ phẩn 3 của văn bản; gạch chân những từ ngữ, hình ảnh đặc sắc. HS làm việc cá nhân. HS sử dụng sgk - HS làm việc theo cặp khoảng 3p - Đại diện báo cáo sản phẩm. - Nhận xét sản phẩm cho nhóm bạn. (Nhóm dùng giấy A0, PP...) Nội dung 4: Bức tranh đời sống của văn nhân dưới hạ giới a. Mục tiêu: Thấy được hiện thực đời sống cơ cực của văn nhân dưới hạ giới. b. Nội dung hoạt động: Tập trung
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_khoi_11_chuong_trinh_hoc_ki_ii.docx