Giáo án môn Sinh học Lớp 11 - Bài 17: Hô hấp ở dộng vật

Giáo án môn Sinh học Lớp 11 - Bài 17: Hô hấp ở dộng vật

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm về hô hấp và các giai đoạn trong hô hấp ở động vật

- Trình bày được khái niệm và các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí

- Kể tên được các hình thức hô hấp ở động vật và lấy được đại diện minh họa cho hình thức đó

- Giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn, ví dụ: nuôi tôm, cá thường cần có máy sục khí oxi, nuôi ếch chú ý giữ môi trường ẩm ướt,.

2. Năng lực

* Năng lực tự chủ và tự học

- Quản lí bản thân: Đánh giá được thời gian và phương tiện để thực hiện các nhiệm vụ học tập: như sưu tầm tranh ảnh và ví dụ về hô hấp ở động vật, ứng dụng trong đời sống sản thực tiễn.

- Quản lí nhóm: Lắng nghe ý kiến của bạn và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi trong học tập của nhóm về hô hấp ở động vật

- Lập được kế hoạch học tập.

* Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo

- Thu thập thông tin về ứng dụng của hô hấp ở động vật trong đời sống sản xuất: như từ thực tế, sách, SGK, báo, mạng internet,

- Học sinh đặt ra được nhiều câu hỏi về nội dung học tập: như câu hỏi các động vật hô hấp khác nhau như thế nào? Tại sao chim hô hấp hiệu quả với đời sống bay lượn trên cao? Tác hại của ô nhiễm không khí đến hô hấp như thế nào?.

- Các kĩ năng tư duy: So sánh được các hình thức hô hấp ở động vật.

* Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Xác định đúng các hình thức giao tiếp: Ngôn ngữ nói: HS lấy ví dụ về các hình thức hô hấp ở động vật: viết các nội dung theo dạng bảng hoặc bản đồ tư duy về hô hấp ở động vật

- Làm việc nhóm cùng nhau khai thác nội dung kiến thức trong bài.

3. Phẩm chất

- Yêu nước: Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, tránh ô nhiễm không khí.

- Nhân ái: Yêu quý mọi người, quan tâm đến mối quan hệ hài hoà với bạn bè trong nhóm hợp tác.

- Chăm chỉ: + Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập.

+ Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập.

+ Tích cực học tập, rèn luyện.

- Trung thực: Tự giác tham gia hoạt động, trung thực trong học tập và trong cuộc sống.

- Trách nhiệm: + Có trách nhiệm với bản thân, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

+ Có trách nhiệm với môi trường sống: Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ môi trường.

 

docx 9 trang huemn72 33001
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học Lớp 11 - Bài 17: Hô hấp ở dộng vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:
Tổ: 
Họ và tên giáo viên:
Bài 17: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm về hô hấp và các giai đoạn trong hô hấp ở động vật
- Trình bày được khái niệm và các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí
- Kể tên được các hình thức hô hấp ở động vật và lấy được đại diện minh họa cho hình thức đó
- Giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn, ví dụ: nuôi tôm, cá thường cần có máy sục khí oxi, nuôi ếch chú ý giữ môi trường ẩm ướt,...
2. Năng lực
* Năng lực tự chủ và tự học
- Quản lí bản thân: Đánh giá được thời gian và phương tiện để thực hiện các nhiệm vụ học tập: như sưu tầm tranh ảnh và ví dụ về hô hấp ở động vật, ứng dụng trong đời sống sản thực tiễn.
- Quản lí nhóm: Lắng nghe ý kiến của bạn và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi trong học tập của nhóm về hô hấp ở động vật
- Lập được kế hoạch học tập.
* Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo
- Thu thập thông tin về ứng dụng của hô hấp ở động vật trong đời sống sản xuất: như từ thực tế, sách, SGK, báo, mạng internet, 
- Học sinh đặt ra được nhiều câu hỏi về nội dung học tập: như câu hỏi các động vật hô hấp khác nhau như thế nào? Tại sao chim hô hấp hiệu quả với đời sống bay lượn trên cao? Tác hại của ô nhiễm không khí đến hô hấp như thế nào?...
- Các kĩ năng tư duy: So sánh được các hình thức hô hấp ở động vật.
* Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Xác định đúng các hình thức giao tiếp: Ngôn ngữ nói: HS lấy ví dụ về các hình thức hô hấp ở động vật: viết các nội dung theo dạng bảng hoặc bản đồ tư duy về hô hấp ở động vật 
- Làm việc nhóm cùng nhau khai thác nội dung kiến thức trong bài.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, tránh ô nhiễm không khí.
- Nhân ái: Yêu quý mọi người, quan tâm đến mối quan hệ hài hoà với bạn bè trong nhóm hợp tác.
- Chăm chỉ: + Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập.
+ Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập.
+ Tích cực học tập, rèn luyện.
- Trung thực: Tự giác tham gia hoạt động, trung thực trong học tập và trong cuộc sống.
- Trách nhiệm: + Có trách nhiệm với bản thân, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Có trách nhiệm với môi trường sống: Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, giáo án, hình 17.1, 17.2, 17.3, 17.4, 17.5 SGK, hình ảnh hô hấp bằng phổi chim SGK sinh 11 nâng cao, máy chiếu, máy tính, PHT, cốc nước và len sợi, đồng hồ bấm giờ
Phiếu học tập1
1. Quan sát hình 17.1 trong SGK/72 tìm hiểu đặc điểm của hô hấp qua bề mặt cơ thể và hoàn thành nội dung vào bảng dưới đây
Hình thức hô hấp
Đại diện
Cơ quan hô hấp
Cấu tạo cơ quan hô hấp
Cơ chế trao đổi khi
Hô hấp qua bề mặt cơ thể
2. Tại sao da của giun đất đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí của cơ thể? Khi bắt giun để nơi khô ráo thì giun sẽ bị chết, tại sao?
Phiếu học tập 2
1. Quan sát hình 17.2 trong SGK/72 tìm hiểu đặc điểm của hô hấp bằng hệ thống ống khí và hoàn thành nội dung bảng dưới đây
Hình thức hô hấp
Đại diện
Cơ quan hô hấp
Cấu tạo cơ quan hô hấp
Cơ chế trao đổi khi
Hô hấp bằng hệ thống ống khí
2. Đối chiếu với 4 đặc điểm trao đổi khí, hô hấp bằng hệ thống ống khí ở côn trùng có hiệu quả không? Tại sao?
Phiếu học tập 3
1. Quan sát hình 17.3 trong SGK/73 tìm hiểu đặc điểm của hô hấp bằng mang và hoàn thành nội dung bảng dưới đây
Hình thức hô hấp
Đại diện
Cơ quan hô hấp
Cấu tạo cơ quan hô hấp
Cơ chế trao đổi khi
Hô hấp bằng mang
2. Hãy giải thích tại sao trao đổi khí của mang cá xương đạt hiệu quả cao? Tại sao khi bắt cá lên cạn một thời gian cá bị chết?
Phiếu học tập 4
Quan sát hình 17.5 trong SGK/74 tìm hiểu đặc điểm của hô hấp bằng phổi và hoàn thành nội dung bảng dưới đây
Hình thức hô hấp
Đại diện
Cơ quan hô hấp
Cấu tạo cơ quan hô hấp
Cơ chế trao đổi khi
Hô hấp bằng phổi
2. Tại sao phổi là cơ quan trao đổi khí có hiệu quả? Tại sao đa số chim, thú trên cạn lại không sống khi ngập trong nước?
Phiếu học tập 5
1. Trao đổi nhanh và hoàn thiện nội dung vào bảng dưới đây
Hình thức hô hấp
Đại diện
Cơ quan hô hấp
Cấu tạo cơ quan hô hấp
Cơ chế trao đổi khi
Hô hấp qua bề mặt cơ thể
Hô hấp bằng hệ thống ống khí
Hô hấp bằng mang
Hô hấp bằng phổi
2. Tại sao trao đổi khí ở cá xương đạt hiệu quả cao hơn so với các động vật hô hấp bằng mang khác ? Động vật trên cạn nào hô hấp hiệu quả nhất? Tại sao?
Đáp án phiếu học tập 5
1. 
Hình thức hô hấp
Đại diện
Cơ quan hô hấp
Cấu tạo cơ quan hô hấp
Cơ chế trao đổi khi
Hô hấp qua bề mặt cơ thể
Động vật đơn bào hoặc đa bào có tổ chức thấp như ruột khoang, giun tròn, giun dẹp.
Chưa có cơ quan hô hấp chuyên biệt mà hô hấp qua bề mặt tế bào hoặc cơ thể (da)
Khí O2 và CO2 được khuếch tán quan bề mặt tế bào (động vật đơn bào) hoặc qua bề mặt cơ thể (động vật đa bào bậc thấp)
Hô hấp bằng hệ thống ống khí
Côn trùng
Hệ thống ống khí
- Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí. Các ống dẫn khí phân nhánh nhỏ dần từ ống lớn đến ống nhỏ và đến tận tế bào. Ống khí thông với bên ngoài nhờ lỗ thở.
Khí O2 từ bên ngoài qua lỗ thở → ống khí lớn → ống khí nhỏ → tế bào.
Khí CO2 từ tế bào qua ống khí nhỏ → ống khí lớn → lỗ thở → ra ngoài.
Hô hấp bằng mang
Cá, thân mềm (trai, ốc), chân khớp (tôm, cua)
Mang
- Mang gồm nhiều cung mang, mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang
Khí O2 trong nước qua mang vào máu
Khí CO2: Từ máu qua mang vào trong nước
Hô hấp bằng phổi
Lưỡng cư, bò sát, chim và thú.
Phổi
- Phổi gồm nhiều phế nang và mao mạch. Phổi chim có thêm hệ thống ống khí.
Khí O2: Từ phế nang → máu
Khí CO2 từ máu → Phế nang
2. 
- Trao đổi khí ở cá xương có hiệu quả hơn so với động vật hô hấp bằng mang khác là do ngoài đáp ứng 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí thì cá xương còn có 2 đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí, đó là:
+ Miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo nên dòng nước chảy một chiều và gần như liên tục từ miệng qua mang.
+ Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang. 
Nhờ đó cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước khi đi qua mang.
- Trong các động vật sống ở cạn, thì chim là động vật hô hấp có hiệu quả nhất vì ở chim có các ống dẫn chứa không khí và 2 túi khí trước sau, hoạt động hít vào thở ra ở chim khiến cho không khí đi vào hay đi ra khỏi phổi cũng đều giàu O2
2. Học sinh	- Đọc trước tài liệu hướng dẫn tự học.
	- Hoàn thành các hoạt động cá nhân được yêu cầu trong tài liệu.
IV. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Tình huống xuất phát - Hoạt động khởi động (4 phút)
a. Mục tiêu:
- HS thấy được mâu thuẫn về mặt thời gian giữa hoạt động hít thở và ăn uống từ đó thấy được vai trò quan trọng của hô hấp đối với sự sống.
- Kích thích HS có nhu cầu tìm hiểu về hô hấp ở động vật.
b. Nội dung:
- Học sinh tham gia trò chơi, phát hiện vấn đề và xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh tham gia trò chơi với tâm thế vui vẻ, có hứng thú với nội dung bài học.
d. Tổ chức thực hiên:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS trong lớp đứng dạy tham gia trò chơi “Ai nhịn thở lâu nhất”
- GV nêu luận chơi: Khi GV hô bắt đầu thì HS sẽ nhịn thở, trong quá trình nhịn thở, HS không được nói, cười, người đứng thẳng, cố gắng nhịn thở được lâu nhất có thể. Nếu không nhịn được nữa thì ngồi xuống. Người chiến thắng là người có khả năng nhịn thở lâu nhất.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hô bắt đầu đồng thời bấm giờ theo dõi thời gian nhịn thở của HS
- HS thực hiện trò chơi.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV công bố thời gian nhịn thở của người thắng cuộc.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá mức độ nghiêm túc và trung thực của HS khi tham gia trò chơi. 
- GV giới thiệu: Động vật có thể nhịn ăn 3 ngày mà không chết nhưng không thể nhịn thở 3 phút. Hoạt động hít thở liên quan chặt chẽ đến hô hấp. Điều đó chứng tỏ hô hấp có vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của mọi sinh vật. Vậy hô hấp ở động vật là gì? Động vật có những hình thức hô hấp nào ?
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Tìm hiểu hô hấp là gì? (6 phút)
a. Mục tiêu
- Nêu được khái niệm về hô hấp và các giai đoạn trong hô hấp ở động vật
b. Nội dung
- Học sinh hoạt động cá nhân làm việc với sách giáo khoa và sử dụng thiết bị thông minh tham gia trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm
- Học sinh trình bày được khái niệm về hô hấp ở động vật.
- Học sinh trình bày được các giai đoạn trong hô hấp ở động vật.
- Phân biệt được hô hấp trong và hô hấp ngoài.
d. Tổ chức thực hiên
Tổ chức thực hiện
Nội dung dạy
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I – SGK/71, thảo luận nhóm đôi và chọn câu trả lời đúng về khái niệm hô hấp ở động vật? Tại sao không chọn phương án còn lại?
- Quá trình hô hấp ở động vật gồm mấy giai đoạn? là những giai đoạn nào? Phân biệt hô hấp ngoài và hô hấp trong? Từ đó so sánh bản chất hô hấp ở thực vật và hô hấp ở động vật? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm thảo luận thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi đại diện 1 nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV đưa thông tin phản hồi, nhận xét, chốt kiến thức.
I. Hô hấp là gì?
- Định nghĩa: HH là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để oxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.
- Quá trình hô hấp ở động vật gồm : Hô hấp ngoài, vận chuyển khí và hô hấp trong. 
+ Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ quan hô hấp với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí.
+ Hô hấp trong quá trình hô diễn ra bên trong tế bào của cơ thể tại ti thể 
2.2 Tìm hiểu về bề mặt trao đổi khí (10 phút)
a. Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm và các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí
b. Nội dung
- Học sinh hoạt động nhóm đôi sử dụng thiết bị thông minh thực hiện trương tác trực tuyến hoặc làm bài tập nối trên phiếu học tập
c. Sảm phẩm
- Học sinh trình bày được khái niệm về bề mặt trao đổi khí.
- Học sinh nêu được đặc điểm của bề mặt trao đổi khí.
- Học sinh hoàn thành bài tập nối, hiểu được tác dụng của các đặc điểm bề mặt trao đổi khí.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV nhấn mạnh: Hiệu quả trao đổi khí phụ thuộc vào bề mặt trao đổi khí.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II SGK/71-72, thảo luận nhóm đôi (2 phút) trả lời câu hỏi: Bề mặt trao đổi khí là gì? Có đặc điểm thế nào?
Hoàn thành bài tập nối
Đặc điểm bề mặt trao đổi khí
Tác dụng
1. 
2.
3.
4.
a.
b.
c.
d.
 Các chất khí trao đổi qua bề mặt trao đổi khí dựa trên cơ chế nào? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi đại diện 1 nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
- GV bổ sung kiến thức: 
+ Vì hoạt động nhiều đòi hỏi cung cấp năng lượng để giữ cho thân nhiệt ổn định nên nhu cầu trao đổi khí rất cao. Phổi của thú có rất nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn hơn hẳn so với phổi của bò sát và lưỡng cư. Ếch nhái mặc dù có phổi nhưng vẫn hô hấp bằng da khi lên cạn là do phổi ếch có cấu tạo đơn giản, ít phế nang, không đáp ứng được nhu cầu năng lượng của cơ thể. Da ếch phải luôn ẩm ướt mới có thể tiến hành trao đổi khí được. Vì vậy ếch nhái phải sống ở nơi có độ ẩm cao.
+ Trong giới động vật, rất nhiều động vật có bề mặt trao đổi khí đáp ứng được các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí.
II. Bề mặt trao đổi khí
- Đ/n : SGK/71
- Đặc điểm bề mặt trao đổi khí : SGK/71.
- Cơ chế trao đổi khí: khuếch tán.
2.3. Tìm hiểu các hình thức hô hấp ở động vật (15 phút)
1. Mục tiêu
- Kể tên được các hình thức hô hấp ở động vật và lấy được đại diện minh họa cho hình thức đó
2. Nội dung
- Học sinh hoạt động theo nhóm chuyên gia và nhóm hợp tác theo kĩ thuật mảnh ghép để hoàn thành nội dung học tập.
3. Sản phẩm
- Hộc sinh hợp tác hoàn thành phiếu học tập.
- Học sinh báo cáo về các hình thức hô hấp ở động vật.
- Giải thích được đặc điểm thích nghi của cơ quan hô hấp với chức năng hô hấp ở các nhóm động vật trong những môi trường sống khác nhau.
4. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Vòng 1: Nhóm chuyên gia (7 phút)
- GV chia lớp thành 4 nhóm chuyên gia, phát phiếu học tập số 1 cho nhóm 1, phiếu học tập 2 cho nhóm 2, phiếu học tập 3 cho nhóm 3, phiếu học tập 4 cho nhóm 4, yêu cầu các nhóm thảo luận trong 4 phút hoàn thành phiếu học tập. 
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép (12 phút)
- GV thành lập 4 nhóm mảnh ghép sao cho mỗi nhóm mảnh ghép sẽ có đủ thành viên của các nhóm chuyên gia (Trong mỗi nhóm chuyên gia, gán mã số cho các thành viên theo thứ tự từ 1 đến 4. Sau đó, khi thành lập nhóm mảnh ghép thì các HS có số thứ tự 1 xếp vào nhóm ghép 1, các HS có số thứ tự 2 xếp vào nhóm ghép 2, các HS có số thứ tự 3 vào nhóm ghép 3, các HS có số thứ tự 4 vào nhóm ghép 4).
- GV yêu cầu các nhóm ghép thảo luận hoàn thành phiếu học tập 5 trong thời gian 8 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm thảo luận thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi đại diện 1 nhóm trình bày trước lớp, sau đó GV gọi nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV chiếu đáp án phiếu học tập, nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.
Đáp án phiếu học tập 5
HOẠT ĐỘNG 3 - HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút)
a. Mục tiêu
Vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số kiến thức liên quan đến hô hấp ở các nhóm động vật
b. Nội dung
Học sinh hoạt động cá nhân, tư duy để trả lời các câu hỏi
Câu hỏi 1: Tại sao ếch, nhái có phổi nhưng vẫn hô hấp bằng da
Câu hỏi 2: Tại sao nước ô nhiễm cá thường bị chết ? Trong chăn nuôi thủy sản cần làm gì để đảm tăng hiệu quả trao đổi khí của thủy sản?
Câu hỏi 3: Tại sao động vật ở cạn không thể thở được khi chìm dưới nước?
c. Sản phẩm
- + Ếch, nhái có phổi nhưng phổi ít phế nang. Do hoạt động nhiều, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ mà diện tích bề mặt trao đổi khí nhỏ nên phổi ếch, nhái không đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí của cơ thể nên ếch, nhái ngoài hô hấp bằng phổi còn hô hấp bằng mang.
+ Nước ô nhiễm làm cho lượng O2 hòa tan trong nước giảm nên cá thiếu O2 để hô hấp và chết. Trong chăn nuôi thủy sản, để tăng hiệu quả trao đổi khí của thủy sản cần tạo môi trường sạch, không ô nhiễm và dùng máy sục hoặc tạo sóng nhân tạo để tăng lượng O2 hòa tan trong nước.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên nêu câu hỏi hoặc tổ chức trò chơi “Hái hoa dân chủ”.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS vận dụng kiến thức trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi 1 HS trình bày trước lớp, sau đó gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn hóa kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (3 - 5 phút)
Giao bài tập liên hệ kiến thức, vận dung tại lớp/ nhiệm vụ về nhà
a. Mục tiêu
- Học sinh nhận thấy sự quan trọng của hệ hô hấp, ứng dụng trong đời sống thực tiễn.
b. Nội dung
- Giải thích được tác hại của hút thuốc lá đối với sức khoẻ. 
- Giải thích được vai trò của thể dục, thể thao; thực hiện được việc tập thể dục thể thao đều đặn.
- Giải thích được tác hại của ô nhiễm không khí đến hô hấp. 
- Tìm hiểu được các bệnh về đường hô hấp. 
- Trình bày được quan điểm của bản thân về việc xử phạt người hút thuốc lá ở nơi công cộng và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá.
c. Sản phẩm
- Bản báo cáo HS dưới dạng poster hoặc powerpoint.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển gia nhiệm vụ
- Chia lớp thành 4 nhóm, 
- Các nhóm về tìm hiểu tác hại của ô nhiễm không khí đến hô hấp, tác hại của thuốc lá, các bệnh về đường hô hấp, trình bày quan điểm của bản thân. Báo cáo bằng posteer hoặc powerpoint. 
- Thời gian: Báo cáo đầu giờ tiết học sau
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS phân chia nhiệm vụ, thời gian hoàn thiện sản phẩm
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo vào đầu giờ học tiết sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên đánh giá đầu giờ học tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_11_bai_17_ho_hap_o_dong_vat.docx