Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Chủ đề 1: Thơ trung đại Việt Nam

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Chủ đề 1: Thơ trung đại Việt Nam

BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

1. Tên chủ đề: THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

- Chủ đề này là sự kết hợp của những bài Đọc hiểu văn bản: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến); Tự tình (Hồ Xuân Hương); Thương vợ (Trần Tế Xương);

Tích hợp với các bài:Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận; Thao tác lập luận phân tích; Luyện tập thao tác lập luận phân tích.

- Thời gian thực hiện: từ 1 đến tuần 2

- Thực hiện trong 6 tiết

- Địa điểm: Học sinh lớp 11 chương trình cơ bản

 2. Chuẩn bị của GV và HS

 a. Về giáo viên

 - Phương tiện:

+ Giáo án Ngữ văn 11 (soạn theo chủ đề dạy học). Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 11. Sách giáo khoa Ngữ văn 11, sách giáo viên Ngữ văn 11.

+ Các tài liệu tham khảo khác có liên quan đến bài dạy: Tranh ảnh minh họa; giáo án điện tử (video, hình ảnh); sách, báo, địa chỉ trang web tin cậy,

- Phương pháp:

+ Đọc - hiểu văn bản (học sinh nghe – nói - đọc - viết).

+ Đặt câu hỏi (GV - HS, HS - GV), đàm thoại (HS - HS, GV - HS), diễn giảng (GV hoặc HS).

+ Tổ chức thảo luận nhóm, thuyết trình, vẽ sơ đồ (đơn giản, tư duy),

b. Về phía học sinh

- Sách giáo khoa, tập bài học, tập bài soạn

- Phiếu học tập của giáo viên các em làm trước ở nhà đến tiết học mang vào.

- Sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, bài viết mẫu, mẫu vật

BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH NỘI DUNG – CHỦ ĐỀ DẠY HỌC

- Thể thơ trung đại Việt Nam;

- Một số tác phẩm, tác giả tiêu biểu của thể thơ này;

BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm thơ trung đại Việt Namn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

- Đặc điểm cơ bản của thơ trữ tình trung đại Việt Nam.

- Cách đọc hiểu một văn bản thơ trung đại Việt Nam.

2. Kĩ năng:

- Huy động những tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, ngôn ngữ để đọc hiểu văn bản.

- Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại:

+ Nhận diện thể thơ, sự phá cách trong việc sử dụng thơ Nôm Đường luật;

+ Nhận diện đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ;

+ Nhận diện và phân tích ý nghĩa của hình tượng thơ;

+ Nhận diện và phân tích tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ;

+ Nhận diện, phân tích và đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của các bài thơ trong chủ đề (hình ảnh, chi tiết, biện pháp tu từ, vần, nhịp ) – tích hợp với kiến thức Làm văn;

+ Đánh giá những sáng tạo độc đáo của mỗi nhà thơ qua các bài thơ đã học;

- Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo những bài thơ liên quan đến chủ đề;

- Khái quát những đặc điểm của thơ Đường luật Nôm trung đại qua các bài đã đọc.

- Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để đọc những bài thơ Đường luật trung đại khác của Việt Nam (không có trong SGK); nêu lên những kiến giải, suy nghĩ về các phương diện nội dung, nghệ thuật của các bài thơ được học trong chủ đề; viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về những bài thơ đã học trong chủ đề; rút ra những bài học về lí tưởng sống, cách sống từ những bài thơ đã đọc và liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.

 

doc 18 trang huemn72 25622
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Chủ đề 1: Thơ trung đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 1: THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
1. Tên chủ đề: THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
- Chủ đề này là sự kết hợp của những bài Đọc hiểu văn bản: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến); Tự tình (Hồ Xuân Hương); Thương vợ (Trần Tế Xương); 
Tích hợp với các bài:Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận; Thao tác lập luận phân tích; Luyện tập thao tác lập luận phân tích. 
- Thời gian thực hiện: từ 1 đến tuần 2 
- Thực hiện trong 6 tiết
- Địa điểm: Học sinh lớp 11 chương trình cơ bản
 2. Chuẩn bị của GV và HS 
 a. Về giáo viên
 - Phương tiện:
+ Giáo án Ngữ văn 11 (soạn theo chủ đề dạy học). Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 11. Sách giáo khoa Ngữ văn 11, sách giáo viên Ngữ văn 11.
+ Các tài liệu tham khảo khác có liên quan đến bài dạy: Tranh ảnh minh họa; giáo án điện tử (video, hình ảnh); sách, báo, địa chỉ trang web tin cậy, 
- Phương pháp: 
+ Đọc - hiểu văn bản (học sinh nghe – nói - đọc - viết).
+ Đặt câu hỏi (GV - HS, HS - GV), đàm thoại (HS - HS, GV - HS), diễn giảng (GV hoặc HS). 
+ Tổ chức thảo luận nhóm, thuyết trình, vẽ sơ đồ (đơn giản, tư duy), 
b. Về phía học sinh
- Sách giáo khoa, tập bài học, tập bài soạn 
- Phiếu học tập của giáo viên các em làm trước ở nhà đến tiết học mang vào.
- Sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, bài viết mẫu, mẫu vật 
BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH NỘI DUNG – CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
- Thể thơ trung đại Việt Nam;
- Một số tác phẩm, tác giả tiêu biểu của thể thơ này;
BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm thơ trung đại Việt Namn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
- Đặc điểm cơ bản của thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
- Cách đọc hiểu một văn bản thơ trung đại Việt Nam.
2. Kĩ năng:	
- Huy động những tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, ngôn ngữ để đọc hiểu văn bản.
- Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại:
+ Nhận diện thể thơ, sự phá cách trong việc sử dụng thơ Nôm Đường luật;
+ Nhận diện đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ;
+ Nhận diện và phân tích ý nghĩa của hình tượng thơ;
+ Nhận diện và phân tích tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ;
+ Nhận diện, phân tích và đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của các bài thơ trong chủ đề (hình ảnh, chi tiết, biện pháp tu từ, vần, nhịp ) – tích hợp với kiến thức Làm văn;
+ Đánh giá những sáng tạo độc đáo của mỗi nhà thơ qua các bài thơ đã học;
- Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo những bài thơ liên quan đến chủ đề;
- Khái quát những đặc điểm của thơ Đường luật Nôm trung đại qua các bài đã đọc.
- Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để đọc những bài thơ Đường luật trung đại khác của Việt Nam (không có trong SGK); nêu lên những kiến giải, suy nghĩ về các phương diện nội dung, nghệ thuật của các bài thơ được học trong chủ đề; viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về những bài thơ đã học trong chủ đề; rút ra những bài học về lí tưởng sống, cách sống từ những bài thơ đã đọc và liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.
3. Thái độ:
- Yêu thiên nhiên, con người, yêu Tổ quốc.
- Có ý thức xác định lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp.
- Có ý thức trách nhiệm đối với đất nước trong hoàn cảnh hiện tại.
- Trân trọng di sản văn hóa phi vật thể của tiền nhân;
- Thể hiện ý thức tự chủ, tường cường của dân tộc.	
4. Hình thành các năng lực sau:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản.
- Năng lực đọc hiểu thơ trung đại Việt Nam theo đặc điểm thể loại.
- Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
BƯỚC 4: XÁC ĐỊNH VÀ MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÁC LOẠI CÂU HỎI THEO THANG NĂNG LỰC
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
- Xác định được khái niệm thơ Đường luật; Đường luật Việt Nam; Đường luật Việt Nam trung đại; 
- Chỉ ra được vần thơ; luật thơ; niêm; nhịp; đối; bố cục của bài thơ Nôm Đường luật;
- Tìm được đề tài, cảm hứng sáng tác của tác giả đối với những tác phẩm cụ thể;
- Nêu được những thông tin về tác giả (cuộc đời, con người, phong cách nghệ thuật), về tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời).
- Nhận biết được thành ngữ, từ Hán Việt, những hình ảnh được sử dụng trong văn bản thơ; 
- Liệt kê được các chi tiết, biện pháp nghệ thuật đặc sắc (từ ngữ, biện pháp tu từ, câu văn, hình ảnh, nhạc điệu, bút pháp );
- Nhận diện được chủ thể trữ tình, đối tượng trữ tình, thế giới hình tượng (thiên nhiên, cảnh vật, không gian, thời gian ) trong bài thơ. 
- Giải thích được những điển tích, thành ngữ, trong văn bản thơ; 
- Lý giải được ý nghĩa của thế giới hình tượng đối với việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình;
- Trình bày lại được sự phát triển của thể thơ Nôm Đường luật trong tiến trình của văn học Việt Nam trung đại; 
- Diễn giải được tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ;
- Lý giải được nội dung bài thơ;
- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật;
- Tóm tắt được những nét chính về tác giả, tác phẩm;
- Giải thích được những yếu tố lịch sử xã hội ảnh hưởng đến đặc điểm thơ của tác giả.
- Cảm nhận được tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Mô tả được ý nghĩa của thế giới hình tượng đối với việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình.
- Nhận xét được một chi tiết, một hình tượng nghệ thuật, trong văn bản thơ;
- Nhận xét được luật, vần, niêm, bố cục của bài thơ Đường luật cụ thể;
- Phân biệt được chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình, đối tượng trữ tình trong văn bản;
- Bày tỏ được thái độ, suy nghĩ về một vấn đề mà văn bản đặt ra. Lí giải nó;
- Thể hiện được quan điểm của mình về một ý kiến liên quan đến tác giả, tác phẩm;
- Cảm nhận được tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Liên hệ được các bài thơ, câu thơ cùng chủ đề.
- Phát hiện được giá trị nghệ thuật của những tác phẩm tương tự không có trong chương trình. 
- Rút ra được thông điệp mà văn bản đưa đến; 
- Viết được một đoạn văn ngắn về một nội dung liên quan đến bài thơ Đường luật Nôm vừa đọc; hoặc một vấn đề về xã hội, tư tưởng; 
- Khái quát được giá trị, đóng góp của tác phẩm đối với sự đổi mới thể loại Đường luật bằng ngôn ngữ tiếng Việt;
- So sánh được với những đặc trưng nghệ thuật của thơ ca trung đại, với những hình ảnh trong ca dao....
- Phân tích được hiệu quả nghệ thuật của một hình ảnh, một vấn đề được xác định trong văn bản đọc hiểu;
- Đánh giá được vị trí của tác giả, tác phẩm trong văn học Việt Nam trung đại; 
- So sánh được cái “tôi” trữ tình của các nhà thơ trong các bài thơ;
- Bình luận được giá trị nghệ thuật của một chi tiết trong văn bản đọc hiểu;
- Viết được (thiết kế được) văn bản nghị luận.
Đọc thuộc được bài thơ.
- Đọc diễn cảm một số câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ.
- Đọc diễn cảm toàn bộ tác phẩm (thể hiện được tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trong tác phẩm).
- Sưu tầm, tổng hợp các bài viết có liên đến các tác giả, tác phẩm trong chủ đề.
- Đọc sáng tạo (không chỉ thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả mà còn bộc lộ những cảm nhận, cảm xúc, trải nghiệm riêng của bản thân).
- Viết bài giới thiệu thơ.
- Sưu tầm những bài thơ hay, tương tự của tác giả và của giai đoạn văn học này.
- Khuyến khích sáng tác thơ.
- Khuyến khích thiết kế file trình chiếu thuyết minh về tác giả, tác phẩm, 
Nhận diện được đề Nghị luận văn học; Nghị luận xã hội.
Lý giải được những từ khóa, những hình ảnh ẩn dụ được đề bài sử dụng
Thực hành lập được dàn bài khái quát (nếu được luận đề, các luận điểm, các ý chính, ) từ những đề nghị luận cụ thể.
Thực hành lập được dàn bài chi tiết (nếu được luận đề, các luận điểm, các ý chính có nêu dẫn chứng đầy đủ) từ những đề nghị luận cụ thể.
BƯỚC 5: BIÊN SOẠN CÂU HỎI – BÀI TẬP THEO CÁC MỨC ĐỘ BÀI TẬP TỔNG HỢP ĐỌC HIỂU
A. Khái quát thơ trung đại Việt Nam
Nhận biết, thông hiểu
Vận dụng
- Khái niệm thể thơ Đường luật?
- Khái niệm thơ Đường luật Nôm Việt Nam trung đại?
- Hệ thống quy tắc thơ Đường?
Gợi ý:
+ Chỉ ra cách gieo vần, cách ngắt nhịp trong bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú?
+ Chỉ ra luật của bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú.
+ Chỉ ra niêm của bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú.
+ Chỉ ra phép đối trong bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú.
- Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng nào? (Gợi ý: Thế nào là Thơ Đường luật thất ngôn bát cú; ngũ ngôn bát cú; thất ngôn tứ tuyệt; ngũ ngôn tứ tuyệt; thể trường thiên? (Cho ví dụ minh họa)
Phân biệt thơ Đường luật và thơ Đường? 
B. Tác phẩm tiêu biểu
Bài 1. Tự tình (bài 2) – Hồ Xuân Hương
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
- Nêu vài nét về tác giả Hồ Xuân Hương?
- Cho biết thể loại, xuất xứ bài thơ, cách chia bố cục của bài thơ (nội dung chính của từng phần)?
- Xác định cách gieo vần của bài thơ?
-Tìm những từ chỉ không gian, thời gian và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu? 
- Nhân vật trữ tình mượn gì để giải sầu? 
-Hai câu kết nói lên tâm sự gì của tác giả? 
- Giải thích cách hiểu của em về nhan đề bài thơ? 
- Nhận xét cách dùng từ và ngắt nhịp câu thơ thứ hai?
- Có vơi sầu hay không? Vì sao? 
- Hình tượng thiên nhiên trong hai câu thơ 5, 6 góp phần diễn tả tâm trạng và thái độ của nhân vật trữ tình như thế nào? (GV gợi ý: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ nào? Tại sao khi nhìn xuống đất tác giả lại chú ý đến rêu, khi nhìn lên cao lại chú ý đến đá?
- Nghệ thuật tăng tiến ở câu thơ cuối có ý nghĩa như thế nào? Giải thích nghĩa của hai "xuân" và hai từ "lại" trong câu thơ?
- Khái quát nghệ thuật đặc sắc, ý nghĩa văn bản?
- Sưu tầm hai câu ca dao với motip Thân em mà anh, chị đã đọc, đã học.
Từ phần đọc - hiểu bài thơ, anh/chị bày tỏ suy nghĩ về hình tượng người phụ nữ xưa được thể hiện qua bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương.
Bài 2. Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
 - Nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm Nguyễn Khuyến? 
- Cho biết thể loại, xuất xứ bài thơ, cách chia bố cục của bài thơ (nội dung chính của từng phần)?
- Những từ ngữ hình ảnh nào gợi lên được nét riêng của cảnh sắc mùa thu? Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào?
- Liệt kê những từ láy được sử dụng trong bài thơ này.
- Chỉ ra cách gieo vần của bài thơ. 
- Điểm nhìm cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc? Từ điểm nhìn ấy nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào?
- Hãy nhận xét về không gian thu trong bài thơ qua các chuyển động, màu sắc, hình ảnh, âm thanh?
- Nhan đề bài thơ có liên quan gì đến nội dung của bài thơ không? Không gian trong bài thơ góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
 - Đọc bài thơ trên, hãy lí giải thành ngữ Thi trung hữu họa
- Phân tích giá trị của việc gieo vần.
- Khái quát nghệ thuật tiêu biểu, ý nghĩa bài thơ?
Từ phần đọc - hiểu bài thơ, anh/chị bày tỏ suy nghĩ vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Khuyến.
Bài 3. Thương vợ – Trần Tế Xương 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
- Nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm Trần Tế Xương? 
- Cho biết thể loại, xuất xứ bài thơ, cách chia bố cục của bài thơ (nội dung chính của từng phần)?
- Thời gian và địa điểm làm việc gợi tả điều gì? 
Đọc hai câu thơ trong bài thơ trên: Một duyên hai nợ âu đành phận/ Năm nắng mười mưa dám quản công.
- Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên?
- Chỉ ra các thành ngữ được sử dụng trong hai câu thơ trên?
- Theo em ở câu thơ kết: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc / Có chồng hờ hững cũng như không hướng tiếng chửi đến đối tượng nào? 
- Hãy giải nghĩa từ mom. Từ này gợi cảm nhận gì về chỗ làm việc của bà Tú?
- Cách nói “Nuôi đủ năm con với một chồng” giúp em hiểu như thế nào về công lao của bà Tú cũng như tình cảm của ông Tú dành cho vợ?
- Sáng tạo của Tú Xương khi viết câu thơ: Lặn lội thân cò khi quãng vắng. Sự vận dụng đó nói lên điều gì, khắc hoạ điều gì ở chân dung vợ mình? Tình cảm của ông Tú đối với vợ? (gợi ý: Tìm những câu ca dao nói về con cò)
- Theo em thì cái duyên của bà Tú với ông Tú là gì? Và đâu là cái nợ?
- Phân tích cách sử dụng ngôn từ độc đáo của Tú Xương trong câu thơ.
- Phân tích ý nghĩa của tiếng chửi đó? Qua câu thơ ta nhận ra nhân cách của Tú Xương ra sao?
- Khái quát những nét nghệ thuật tiêu biểu và ý nghĩa của bài thơ?
- Anh/chị hãy tìm điểm giống và khác nhau giữa hình tượng người hai phụ nữ người qua hai bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương và bài “Thương vợ” của Trần Tế Xương? Anh/chị nghĩ gì về thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa?
 - Tài năng vận dụng chất liệu dân gian của Trần Tế Xương qua bài thơ “Thương vợ”.
BƯỚC 6. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Xác định các văn bản được dùng dạy học đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại và vấn đề trọng tâm cần đọc hiểu ở mỗi văn bản: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến), Tự tình (Hồ Xuân Hương), Thương vợ (Trần Tế Xương); 
1. Hoạt động khởi động 
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi sau: 
- Kể tên những bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam mà em đã học ở trung học cơ sở? Các bài thơ đó được viết bằng ngôn ngữ nào? Theo các thể thơ nào? 
- Em thích nhất bài nào trong số các bài thơ đó? Vì sao?
2. Hoạt động hình thành kiến thức
(1) Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản “Tự tình” (Bài II – Hồ Xuân Hương)
* Trước khi đọc 	
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi sau:
- Nêu những nét chính về tác giả Hồ Xuân Hương.
- Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào?
- Vì sao Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”?
* Trong khi đọc 
- Nhan đề của bài thơ là gì? Giải thích ý nghĩa của nhan đề đó.
- Bài thơ được viết bằng ngôn ngữ nào? Việc sử dụng ngôn ngữ đó có tác dụng gì?
- Đọc văn bản và xác định thể thơ. Dựa vào văn bản, chỉ ra những đặc điểm về bố cục, vần, nhịp, niêm, đối của thể thơ trong bài thơ. 
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Những từ ngữ nào trong bài thơ giúp em xác định được nhân vật trữ tình? Cảm hứng chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì?
- Câu thơ đầu mở ra hình ảnh nào? Hình ảnh ấy hiện lên như thế nào? Em ấn tượng với từ ngữ nào trong câu thơ này? Hãy cắt nghĩa, lí giải từ ngữ ấy. Nhan đề bài thơ là Tự tình, vậy câu khai đã hướng đến, mở ra nhan đề bài thơ như thế nào?
- Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ thứ hai? Biện pháp đó dùng để thể hiện hình tượng nào? 
- Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó và nêu cách hiểu của em về nội dung của câu thứ hai. 
-Tìm những từ chỉ không gian, thời gian và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu? 
- Nhân vật trữ tình mượn gì để giải sầu? 
- Có vơi sầu hay không? Vì sao? 
- Hình tượng thiên nhiên trong hai câu thơ 5, 6 góp phần diễn tả tâm trạng và thái độ của nhân vật trữ tình như thế nào? (GV gợi ý: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ nào? Tại sao khi nhìn xuống đất tác giả lại chú ý đến rêu, khi nhìn lên cao lại chú ý đến đá?
- Hai câu kết nói lên tâm sự gì của tác giả? 
- Nghệ thuật tăng tiến ở câu thơ cuối có ý nghĩa như thế nào? Giải thích nghĩa của hai “xuân” và hai từ “lại” trong câu thơ?
* Sau khi đọc 
- Hãy đọc diễn cảm bài thơ.
- Bài thơ giúp em hiểu thêm gì về tác giả?
- Nếu ở vào hoàn cảnh tương tự của tác giả, em sẽ làm gì?
- Tại sao là thơ tự tình?
 (2) Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản “Câu cá mùa thu” (Thu điếu – Nguyễn Khuyến)
- Cách làm tương tự như bài “Tự tình” (Bài II – Hồ Xuân Hương).
(3) Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản “Thương vợ” (Trần Tế Xương)	
- Cách làm tương tự như bài “Tự tình” (Bài II – Hồ Xuân Hương).
(4) Hướng dẫn HS khái quát các đặc điểm thơ trung đại Việt Nam qua các bài thơ đã học
- Từ việc đọc hiểu các văn bản “Tự tình” (Bài II – Hồ Xuân Hương), “Câu cá mùa thu” (Thu điếu – Nguyễn Khuyến), “Thương vợ” (Trần Tế Xương) em hãy khái quát những đặc điểm chính về nghệ thuật và nội dung của thơ trung đại Việt Nam.
3. Hoạt động Luyện tập – vận dụng
1. Tự tình (bài 2) của Hồ Xuân Hương.
Câu hỏi: Suy nghĩ của anh/chị về hình tượng người phụ nữ xưa được thể hiện qua bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương.
Học sinh trao đổi và trả lời (học sinh ngồi gần nhau)
Gợi ý tham khảo
 - Có vẻ đẹp ngoại hình, lẫn tâm hồn, có nhân cách cao đẹp nhưng bị phụ thuộc.
 - Sự bó buộc của xã hội phong kiến, cuộc đời đầy chông gai, sóng gió, rơi vào bi kịch.
 - Họ luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống đồng thời mạnh mẽ quyết liệt, phản kháng như hình tượng người phụ nữ trong bài thơ Tự tình(bài II) của Hồ Xuân Hương.
Lưu ý: Giáo viên kiểm tra năng lực hiểu biết, suy nghĩ của học sinh về thân phận con người, đặc biệt là thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa(có sự đồng cảm).
2. Câu cá mùa thu (Thu điếu) của 
Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Khuyến qua bài Câu cá mùa thu (Thu điếu) 
Học sinh trao đổi và trả lời (học sinh ngồi gần nhau)
Gợi ý tham khảo
- Yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.
- Tâm trạng thời thế một tâm hồn thanh cao:
+ Tâm sự, trầm ngâm, giật mình thảng thốt.	
+ Nặng lòng với thời thế nhưng bất lực trước thời cuộc.
4. Hoạt động mở rộng, tìm tòi (5’ hướng dẫn)
Câu hỏi: Anh/chị tìm điểm giống và khác nhau giữa hình tượng người hai phụ nữ người qua hai bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương và bài “Thương vợ” của Trần Tế Xương? Anh/chị nghĩ gì về thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa? 
Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp vào tiết học sau.
Gợi ý tham khảo
 - Một người phụ nữ muốn bứt phá, thoát khỏi cuộc sống ngột ngạt (Tự tình) – Một người lại cam chịu, nhẫn nại làm tròn bổn phận làm mẹ, làm vợ ( Thương vợ) .
 - Một người cô đơn một mình, đau tức trước duyên phậm hẩm hiu (Tự tình) – Một người được sự đồng cảm, sẻ chia, động viên ,khuyến khích của chồng ( Thương vợ).
 - Cả hai người phụ nữ cùng cảm nhận được thân phận, số phận của mình một cách rõ ràng, cùng ý thức được về bản thân và cuộc sống của mình. 
 - Họ đều là những người phụ nữ nhẫn nại, cam chịu duyên phận, biết mà không thể làm gì để thoát ra khỏi cuộc sống tù túng, ngột ngạt đến bế tắc ấy. Họ không được tự do, không được sống cho chính mình. 
- Cả hai nét cá tính đều đáng được trân trọng, đáng quí ở phụ nữ Việt Nam: mạnh mẽ, biết hi sinh, ý thức được bản thân, nhận thức được cuộc sống.
* Lưu ý: Gv sử dụng thêm các phiếu học tập trong sách Phát triển năng lựcđọc hiểu văn bản văn chương qua hệ thống phiếu học tập – Phạm Thị Thu Hương (Chủ biên), NXB ĐHSP, năm 2019 để hướng dẫn học sinh đọc hiểu và luyện tập, vận dụng. 	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_chu_de_1_tho_trung_dai_viet_nam.doc