Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Chủ đề 1: Thơ trung đại Việt Nam - Phùng Thị Thanh Thúy

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Chủ đề 1: Thơ trung đại Việt Nam - Phùng Thị Thanh Thúy

PHẦN I. XÂY DỰNG NỘI DUNG TRONG BÀI HỌC/ CHỦ ĐỀ

- Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học

Kỹ năng đọc hiểu thơ trung đại Việt Nam tích hợp với làm văn nghị luận

- Bước 2: Xây dựng nội dung chuyên đề bài học

Dạy đọc hiểu các bài thơ:Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương; Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến; Thương vợ của Trần Tế Xương

Khuyến khích HS tự đọc một số bài thơ: Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến; Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương; Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu; Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca) của Chu Mạnh Trinh

Tích hợp các bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận;Thao tác lập luận phân tích;Luyện tập thao tác lập luận phân tích.

Chủ đề bao gồm 09 tiết.

- Bước 3: Xác định mục tiêu bài học

 

doc 49 trang Đoàn Hưng Thịnh 6700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Chủ đề 1: Thơ trung đại Việt Nam - Phùng Thị Thanh Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:1; Tiết:2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10; Ngày soạn: 02/9/2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
Chủ đề 1. THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 
Môn học: Ngữ văn; lớp:11
 Thời gian thực hiện: 9 tiết
PHẦN I. XÂY DỰNG NỘI DUNG TRONG BÀI HỌC/ CHỦ ĐỀ 
- Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
Kỹ năng đọc hiểu thơ trung đại Việt Nam tích hợp với làm văn nghị luận
- Bước 2: Xây dựng nội dung chuyên đề bài học
Dạy đọc hiểu các bài thơ:Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương; Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến; Thương vợ của Trần Tế Xương
Khuyến khích HS tự đọc một số bài thơ: Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến; Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương; Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu; Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca) của Chu Mạnh Trinh
Tích hợp các bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận;Thao tác lập luận phân tích;Luyện tập thao tác lập luận phân tích.
Chủ đề bao gồm 09 tiết.
- Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
1. Bảng mô tả các kiến thức, năng lực, phẩm chất cần phát triển cho HS
TT
KIẾN THỨC
MÃ HOÁ
1
*Các văn bản thơ Nôm Đường luật:
- Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
- Cảm nhận được vẻ đẹp điển hình của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ và vẻ đẹp tâm hồn thi nhân.
- Cảm nhận được hình ảnh bà Tú – tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam với những gian lao, vất vả nhưng luôn nhân hậu, đảm đang và lặng lẽ hi sinh vì chồng vì con; thấy được tình yêu thương quý trọng của Trần Tế Xương dành cho người vợ, vẻ đẹp nhân cách và tâm sự của nhà thơ.
- Thấy được tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương; nắm được những thành công nghệ thuật của các bài thơ: sử dụng từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian kết hợp với giọng điệu trữ tình.
*Tích hợp làm văn nghị luận: 
- Hiểu được vai trò, nắm được cách phân tích đề và lập dàn ý trong tiến trình làm một bài văn nghị luận.
- Củng cố và nâng cao tri thức về thao tác lập luận phân tích, biết vận dụng thao tác lập luận phân tích trong bài văn nghị luận
KT
NĂNG LỰC - PHẨM CHẤT
Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết
2
- Năng lực thu thập các tri thức liên quan đến các tác giả Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương; các tác phẩm Tự tình, Câu cá mùa thu, Thương vợ; phân tích đề và lập dàn ý bài văn nghị luận; thao tác lập luận phân tích.
Đ1
3
- Nhận biết và phân tích được các từ ngữ, hình ảnh thơ trong việc thể hiện tâm trạng và cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Đ2
4
- Nhận biết và phân tích được những yếu tố nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Nôm Đường luật.
Đ3
5
- Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm.
Đ4
6
- Nhận biết và cách sử dụng thao tác lập luận phân tích trong một bài văn nghị luận.
Đ5
7
- Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, về văn nghị luận.
N1
8
- Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học (biết cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận; cách sử dụng thao tác lập luận phân tích trong văn bản nghị luận) 
V1
Năng lực chung: NGÔN NGỮ, GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
9
- Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
GT-HT
10
- Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
GQVĐ
Phẩm chất chủ yếu: Trách nhiệm.
11
- Yêu thiên nhiên, con người, yêu Tổ quốc.
YN
12
- Có ý thức xác định lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp.
- Có ý thức trách nhiệm đối với đất nước trong hoàn cảnh hiện tại.
TN
- Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
- Nêu được các thông tin về tác giả (cuộc đời, sự nghiệp)
- Khái quát nội dung của tác phẩm thơ trung đại.
- Xác định tâm sự về con người và thời thế đậm chất nhân văn qua các văn bản thơ trung đại.
- Lí giải, phân tích được một ý kiến, một nhận định về một hay nhiều vấn đề trong văn bản.
- Nêu được ngắn gọn thông tin cơ bản về tác phẩm (Xuất xứ, đề tài, bố cục)
Cảm nhận về một câu thơ (bất kì) trong bài thơ trung đại.
- Khám phá về cuộc đời và con người nhà thơ qua tác phẩm.
- So sánh giữa các văn bản thơ trung đại cùng đề tài.
- Phân tích được hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ ngữ (hay những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ ) độc đáo trong văn bản thơ trung đại.
- Liệt kê được những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
- Làm rõ hiệu quả của các từ ngữ, hình ảnh và các biện pháp tu từ nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.
- Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản
- Từ một vấn đề trong văn bản liên hệ đến vấn đề xã hội. 
Nắm được khái niệm tìm hiểu đề, lập dàn ý văn nghị luận; thao tác lập luận phân tích 
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận, thao tác lập luận, phạm vị tư liệu trong quá trình phân tích đề.
 Xây dựng được dàn ý cho bài văn nghị luận về một bài thơ trung đại Việt Nam 
Viết được bài văn nghị luận văn học từ dàn ý đã được lập
Nhận thức được mục đích, yêu cầu của việc phân tích đề, lập dàn ý, thao tác lập luận phân tích cho bài văn nghị luận 
Hiểu được các bước phân tích đề, lập dàn ý, thao tác lập luận phân tích cho bài văn nghị luận 
Trình bày được dàn ý bài văn nghị luận về một bài thơ, nhất là thơ trung đại Việt Nam bằng văn bản nói hoặc văn bản viết phù hợp với các tình huống thực tế.
Đưa ra được những bàn luận mở rộng, nâng cao khi làm văn nghị luận.
- Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập các mức độ yêu cầu đã mô tả 
1. Với bài thơ Tự tình(II), có thể sử dụng các câu hỏi sau:
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng và vận dụng cao
Nêu những nét chính về tác giả Hồ Xuân Hương.
Nhận xét về con người của Hồ Xuân Hương?
Bài thơ giúp em hiểu thêm gì về tác giả?
Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
Hoàn cảnh đó sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến tâm trạng của tác giả?
Em hãy kể vắn tắt một số hiểu biết của em về giai đoạn lịch sử lúc bây giờ?
Nêu xuất xứ của bài thơ.
Trình bày những hiểu biết của em về chùm 3 bài thơ “Tự tình”?
Chùm thơ đó có vị trí như thế nào trong đời thơ Hồ Xuân Hương?
Nhan đề của bài thơ là gì?
Giải thích ý nghĩa của nhan đề đó?
Mối quan hệ giữa nhan đề và âm hưởng của bài thơ?
Đọc và xác định thể thơ?
Em hiểu thế nào về thể thơ đó.
Hãy kể tên một số bài thơ cùng loại.
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
- Những từ ngữ nào trong bài thơ giúp em xác định được nhân vật trữ tình?
- Cảm hứng chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì?
Em có nhận xét gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ?
Hai câu đề:
Nêu nội dung chính của 2 câu đề?
- Thời gian và không gian nghệ thuật trong 2 câu thơ có tác dụng nghệ thuật gì?
- Giá trị biểu cảm của các từ ngữ: văng vẳng, dồn, trơ, cái hồng nhan, nước non?
Cảm nhận tâm trạng của nhà thơ ở 2 câu đề.
Hai câu thực:
Nêu nội dung chính của 2 câu thực?
Phân tích từ ngữ, hình ảnh thể hiện tâm trạng người phụ nữ qua 2 câu thực?
Mối tương quan giữa hình tượng “trăng bóng xế” mà vẫn “khuyết chưa tròn” với thân phận nữ sĩ?
Hai câu luận:
Nêu nội dung chính của 2 câu luận?
-Hiệu quả nghệ thuật của phép đảo ngữ và các động từ mạnh trong hai câu thơ 5 và 6?
Phân tích “tinh thần nổi loạn” của Hồ Xuân Hương qua 2 câu luận của bài thơ?
Hai câu kết:
Nêu nội dung chính của 2 câu kết?
Hiệu quả nghệ thuật của từ xuân, từ lại; nghệ thuật tăng tiến: Mảnh tình - san sẻ - tí - con con trong việc diễn tả tâm sự của tác giả ở 2 câu kết?
Cảm nhận mạch logic diễn biến tâm trạng thể hiện ở 2 câu kết?
Tổng kết:
 Liệt kê những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ?
 Hãy nhận xét những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
-Em hãy rút ra ý nghĩa văn bản?
- Em hãy trình bày suy nghĩ, cảm nhận về ý nghĩa nhân đạo thể hiện qua bài thơ.
2. Với bài thơ Câu cá mùa thu, có thể sử dụng các câu hỏi sau:
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng và vận dụng cao
- Nêu được các thông tin chủ yếu về tác giả Nguyễn Khuyến(cuộc đời, sự nghiệp)
- Khái quát nội dung của tác phẩm thơ của Nguyễn Khuyến.
- Xác định tâm sự về con người và thời thế đậm chất nhân văn qua tác phẩm thơ của Nguyễn Khuyến.
- Lí giải, phân tích được một ý kiến, một nhận định về thơ của Nguyễn Khuyến.
- Nêu được ngắn gọn thông tin cơ bản về tác phẩm (Xuất xứ, đề tài, bố cục)
Em hiểu gì về đề tài mùa thu trong thơ cổ điển?
- Tại sao Nguyễn Khuyến chọn mùa thu để sáng tác bài thơ?
 - So sánh giữa các văn bản thơ trung đại cùng đề tài mùa thu.
- Cảnh thu (6 dòng đầu) được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào?
Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc? 
Những từ ngữ hình ảnh nào gợi lên được nét riêng của cảnh sắc mùa thu? Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào?
Từ điểm nhìn ấy nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào?
Hãy nhận xét về không gian thu trong bài thơ qua các chuyển động, màu sắc, hình ảnh, âm thanh?
- Viết đoạn văn cảm nhận về cảnh thu qua 6 dòng đầu bài thơ. 
- Tình thu (2 dòng cuối) được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào?
Em hiểu như thế nào về hình ảnh ông câu ở 2 câu kết?
Bài thơ “Câu cá mùa thu” nói chuyện câu cá mà thực ra có phải là câu cá hay không? Vì sao?
- Viết đoạn văn cảm nhận về tình thu qua 2 câu kết. 
Tổng kết:
 Liệt kê những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ?
 Hãy nhận xét những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? Tại sao nói vần “eo” là “tử vận”?
-Em hãy rút ra ý nghĩa văn bản?
-Em hãy trình bày suy nghĩ, cảm nhận về tấm lòng yêu nước thầm kín của nhà thơ thể hiện qua bài thơ.
3. Với bài thơ Thương vợ, có thể sử dụng các câu hỏi sau:
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng và vận dụng cao
Dựa vào phần Tiểu dẫn trong SGK, hãy giới thiệu những nét cơ bản về con người và sự nghiệp của Trần Tế Xương?
 Nhận xét về con người của Trần Tế Xương?
- Bài thơ giúp em hiểu thêm gì về cuộc đời tác giả?
- Nêu được ngắn gọn thông tin cơ bản về tác phẩm (Xuất xứ, đề tài, bố cục)
Em hiểu gì về đề tài viết về vợ trong sáng tác của nhà thơ?
 - So sánh giữa các văn bản thơ trung đại cùng đề tài người vợ.
Đọc và xác định thể thơ?
Em hiểu thế nào về thể thơ đó.
Hãy kể tên một số bài thơ cùng loại.
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
-Những từ ngữ nào trong bài thơ giúp em xác định được nhân vật trữ tình?
- Cảm hứng chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì?
Em có nhận xét gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ?
Hai câu đề:
Nêu nội dung chính của 2 câu đề?
- Câu thơ đầu đã giới thiệu như thế nào về công việc của bà Tú? 
-Những từ quanh năm, mom sông gợi cho em những hình dung gì về công việc của bà Tú?
- Cách nói của câu thơ thứ 2 có gì đặc sắc?
Qua hai câu đề, tác giả đã thể hiện tình cảm của ông đối với vợ như thế nào?
Hai câu thực:
Nêu nội dung chính của 2 câu thực?
-Hình ảnh nào đọng lại sâu sắc khi đọc hai câu thực? 
- Dùng từ thân cò gợi cho em điều gì khi liên hệ với hình ảnh bà Tú?
-Tìm biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ? Tác dụng của biện pháp NT đó trong việc thể hiện nội dung?
-Làm rõ ý nghĩa của những từ láy lặn lội, eo sèo?
-Tìm ít nhất hai câu ca dao nói về hình ảnh con cò?
- So sánh hình ảnh con cò trong ca dao với thân cò trong thơ Tú Xương.
Hai câu luận:
Nêu nội dung chính của 2 câu luận?
-Hiệu quả nghệ thuật sử dụng con số 1-2-5-10 và vận dụng sáng tạo thành ngữ dân gian trong hai câu thơ 5 và 6?
Cảm nhận những phẩm chất nào của bà Tú ở hai câu luận. 
Hai câu kết:
Nêu nội dung chính của 2 câu kết?
Hiệu quả nghệ thuật của từ thói đời, hờ hững, cũng như không trong việc diễn tả chân dung tinh thần của tác giả ở 2 câu kết?
Có ý kiến cho rằng: Phía sau tiếng chửi là một bi kịch Tú Xương chất chứa, phẫn uất và tê tái. Ý kiến của em như thế nào?
Tổng kết:
 Liệt kê những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ?
 Hãy nhận xét những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
-Em hãy rút ra ý nghĩa văn bản?
-Em hãy trình bày suy nghĩ, cảm nhận về hình tượng người vợ và chân dung tinh thần nhà thơ thể hiện qua bài thơ.
4. Với bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận, Thao tác lập luận phân tích và Luyện tập có thể sử dụng các câu hỏi sau:
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng và vận dụng cao
Tìm hiểu đề là gì? lập dàn ý văn nghị luận là gì?
Việc xác định đúng vấn đề cần nghị luận, thao tác lập luận, phạm vị tư liệu trong quá trình phân tích đề có tác dụng gì?
-Thực hiện phân tích đề, lập dàn ý với đề bài: Phân tích 1 trong 3 bài thơ: Tự tình(II), Câu cá mùa thu, Thương vợ. 
-Viết được bài văn nghị luận từ dàn ý đã được lập.
Thao tác lập luận phân tích là gì? Các cách phân tích trong văn nghị luận?
Nêu tác dụng của việc sử dụng thao tác lập luận phân tích trong văn nghị luận
Vận dụng thao tác lập luận phân tích trong việc viết đoạn văn, bài văn nghị luận về thơ trung đại Việt Nam.
- Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học
Thời lượng dạy học của chủ đề này là 9 tiết , cụ thể như sau:
Tiết
Nội dung kiến thức
1, 2
Hoạt động khởi động
Hoạt động hình thành kiến thức
I. Tìm hiểu chung về Thơ trung đại Việt Nam
II. Bài thơ Tự tình(II)
1. Tìm hiểu chung
2. Đọc- hiểu văn bản
3. Tổng kết
3
III. Bài thơ Câu cá mùa thu
1. Tìm hiểu chung
2. Đọc - hiểu văn bản
3. Tổng kết
4, 5
IV. Bài thơ Thương vợ
1. Tìm hiểu chung
2. Đọc - hiểu văn bản
3. Tổng kết
6,7
V. Tích hợp: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận, Thao tác lập luận phân tích; Luyện tập thao tác lập luận phân tích và Luyện tập.
8, 9
ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP CHỦ ĐỀ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy AO, A4, 
2. Học liệu: 
*Giáo viên: KHBD; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
*Học sinh: Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài; Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước); Đồ dùng học tập. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
A. TIẾN TRÌNH
Hoạt động học
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH
Phương án kiểm tra đánh giá
Hoạt động Mở đầu
Đ1, GQVĐ
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến tác giả các tác giả, tác phẩm thơ Nôm đường Luật.
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
Do GV đánh giá.
Hoạt động Hình thành kiến thức
Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
*Các văn bản thơ Nôm trung đại:
- Tự tình (Bài II) của Hồ Xuân Hương.
- Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến.
- Thương vợ của Trần Tế Xương.
*Tích hợp với các bài sau: 
- Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
- Thao tác lập luận phân tích
- Luyện tập thao tác lập luận phân tích
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; kĩ thuật sơ đồ tư duy. 
Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
Hoạt động
Luyện tập
Đ3, Đ4, Đ5, GQVĐ
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng.
Vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não.
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
Hoạt động Vận dụng
Đ4, Đ5, V1
Liên hệ thực tế đời sống để làm rõ thêm thông điệp tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. 
Đánh giá qua sản phẩm graphics qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG 1: GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ (15 phút)
A.Về thơ Nôm Đường luật:
Thơ Nôm Đường luật là một thành tựu rực rỡ của thơ ca Việt Nam. Đó là những bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật (gồm cả những bài thơ theo thể Đường luật hoàn chỉnh và cả những bài theo thể Đường luật phá cách). 
Ngoài những đặc điểm chung của văn học trung đại, đặc điểm của thơ Nôm Đường luật nói một cách ngắn gọn và bản chất nhất là sự kết hợp hài hòa giữa “yếu tố Nôm” và “yếu tố Đường luật”. Hai yếu tố này hòa quyện, đan xen vào nhau tạo nên giá trị của mỗi tác phẩm thơ Nôm Đường luật.
B. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
I. Hoàn cảnh lịch sử xã hội
- Nội chiến phong kiến kéo dài
- Khởi nghĩa nông dân liên miên: Tây Sơn
- Đất nước rơi vào tay thực dân Pháp.
II. Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ trung đại
1. Nội dung
a. Cảm hứng nhân đạo
- Tố cáo, lên án những thế lực, chế độ tàn bạo, chà đạp con người.
- Đề cao con người tự do với các phẩm chất, tài năng, khát vọng chân chính về quyền sống, hạnh phúc 
 b. Cảm hứng nhân văn
- Tiếng nói đòi quyền sống.
- Đấu tranh đòi giải phóng con người.
c. Cảm hứng thế sự
2. Nghệ thuật
Vẫn tuân thủ quan niệm sáng tác: “thi dĩ ngônchí”, “văn dĩ tải đạo”.
III. Những đóng góp và hạn chế của thơ trung đại
a. Đóng góp:
- Nội dung tư tưởng:
+ Tinh thần yêu nước, thương dân, tinh thần tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, khát vọng sống hạnh phúc . là tiền đề, cơ sở cho nội dung (đề tài) của thơ ca hiên đại sau này (thơ mới, thơ cách mạng)
+ Cảm hứng thế sự: tạo tiền đề cho sự ra đời của văn học hiện thực.
- Hình thức nghệ thuật:
+ Hình tượng nghệ thuật, điển tích, điển cố là nguồn cảm hứng, thi liệu, văn liệu của thơ ca hiện đại.
+ Ngôn ngữ: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm tiếng Việt trở nên chắc khoẻ, phong phú, linh hoạt.
 b. Hạn chế:
- Yêu cẩu khá cao về đối tượng sáng tác và đối tượng tiếp nhận.
- Hạn chế về những đề tài mang tính chất cá nhân trong sáng tác.
 IV. Tác giả (SGK)
Tích hợp phân môn: Kết hợp nội dung của các phân môn Văn học, Tiếng Việt và Làm văn trong dạy học Ngữ văn.
NỘI DUNG 2: ĐỌC - HIỂU THƠ NÔM TRUNG ĐẠI
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG (5 phút)
a. Mục tiêu: Kết nối chủ đề
(HS hứng khởi, có động lực, nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới của bài học).
b. Nội dung: Khởi động chung cho cả chủ đề hoặc khởi động riêng cho từng bài.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS
d. Tổ chức thực hiện: HS xem một video chiếu phim hoặc hình ảnh tái hiện lao động của người tối cổ.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Cách 1: Khởi động chung cho cả nội dung 2.
- Kể tên những bài thơ Nôm trung đại Việt Nam mà em đã học ở trung học cơ sở? Các bài thơ đó được viết bằng ngôn ngữ nào? Theo các thể thơ nào?
- Em thích nhất bài nào trong số các bài thơ đó? Vì sao?
Cách 2: Khởi động riêng cho từng bài thơ Nôm trong chủ đề:	
Tự tình - Hồ Xuân Hương
GV: Tìm những câu ca dao, thành ngữ hoặc những tác phẩm thơ văn đã học nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa?
+ Chùm ca dao than thân mở đầu bằng “Thân em”:
HS: Thân em như tấm lụa đào
 Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
+ Thành ngữ: Hồng nhan bạc mệnh
+ Hồng nhan đa truân.
+ Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương
+ Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ
+ Truyện Kiều – Nguyễn Du
 => GV dẫn vào bài: Đề tài thân phận người phụ nữ là đề tài được rất nhiều các nhà văn, nhà thơ tìm đến, trong đó, Hồ Xuân Hương được coi là nhà thơ của phụ nữ. Tiếng thơ của bà là tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc. Tự tình (II) là một bài thơ như thế.
- Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến
GV có thể lựa chọn các cách sau
+ GV: Trong chương trình Ngữ văn 7, em đã được học một tác phẩm của tác giả Nguyễn Khuyến? Đó là tác phẩm nào? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khuyến qua tiết học đó mà em còn nhớ?
HS: Đưa ra câu trả lời: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà”; một số nét về tác giả Nguyễn Khuyến.
+ Tổ chức trò chơi: Đi tìm mùa thu trong văn chương
Hình thức tổ chức: GV chiếu những câu thơ có hình ảnh mùa thu (trong ca dao, thơ Đường, thơ Nguyễn Trãi, thơ Nguyễn Du ) và đặt câu hỏi: Mùa thu trong thơ ai?
Có thể chia HS thành 2 nhóm, nhóm nào có nhiều câu trả lời đúng và nhanh nất, nhóm đó thắng.
Phần thưởng: Tùy vào thực tế
+ Cho HS thi đọc những câu thơ, bài hát về mùa thu
=> GV dẫn vào bài: Thơ vốn là mùa thu của lòng người và thu chính là thơ của đất trời. Mùa thu đã trở thành đề tài đẹp trong thi ca phương Đông, tạo nên những tác phẩm văn chương đong đầy cái dịu dáng của nắng, gió; cái mộng mơ sầu vương của thi nhân muôn đời. Có một nhà thơ đã yêu tha thiết mùa thu Bắc Bộ. Có một nhà thơ vì say đắm thu nên có đến một chùm thơ thu cho thỏa lòng say đắm. Thu điếu (Câu cá mùa thu) chính là một trong ba bài về mùa thu của Nguyễn Khuyến 
- Thương vợ - Trần Tế Xương
GV: Theo em người phụ nữ có vai trò như thế nào trong gia đình và xã hội? Ghi các từ kháo cho câu trả lời và phát biểu ý kiến (Phiếu học tập số 1) 
HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời.
=> GV dẫn vào bài: Trong xã hội phong kiến, thân phận những người phụ nữ bao giờ cũng gắn liền với những vất vả, khó khăn, thậm chí còn gắn liền với những bi kịch. Sự cảm thông của xã hội với họ là cần thiết nhưng cần thiết nhất có lẽ là tình cảm của chính những thành viên trong gia đình với cuộc sống của những người vợ, người mẹ, là động lực để họ vươn lên, hoàn thành tốt trách nhiệm của mình. Tú Xương là một người chồng đã thấu hiểu những khókhăn, vất vả của bà Tú. Bài thơ “Thương vợ” giúp chúng ta hiểu hơn tấm lòng của ông với người vợ của mình.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Tiết 1, 2 (70 phút)
TỰ TÌNH (II)
- Hồ Xuân Hương - 
2.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả - tác phẩm (10 phút)
a. Mục tiêu: KT, Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GQVĐ
b. Nội dung: HS sử dụng SGK để trả lời các vấn đề GV nêu ra.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
a. Cuộc đời
- Hồ Xuân Hương là thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời gặp nhiều bất hạnh.
- Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài, cảm hứng ngôn từ và hình tượng.
b. Sự nghiệp sáng tác
- Sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm nhưng thành công ở chữ Nôm.
- Phong cách thơ vừa thanh vừa tục.
→ Được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”.
2. Bài thơ “Tự tình” (II)
- Xuất xứ: Bài thơ thứ 2 trong chùm 3 bài.
- Thể loại: Thơ Nôm Đường luật, viết theo thể thất ngôn bát cú.
- Nhan đề “Tự tình”: Bày tỏ tâm trạng, cảm xúc, tình cảm của người viết.
- Cảm nhận chung: Bài thơ thể hiện sự cảm thức về thời gian và tâm trạng buồn tủi, phuẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống , khát vọng hạnh phúc của nhà thơ.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV gọi 1 HS đọc phần Tiểu dẫn sgk và thực hiện yêu cầu
- HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1:
Tìm hiểu chung
1. Tác giả Hồ Xuân Hương
 Cuộc đời
 Sự nghiệp sáng tác
2.Tác phẩm
 Xuất xứ
 Thể loại
 Nhan đề
 Cảm nhận chung
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV 
GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi từ 2 – 3 HS trả lời câu hỏi
GV bổ sung, hướng dẫn HS trả lời 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
2.2. Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản (55 phút)
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GQVĐ
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Hai câu đề
 “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
 Trơ cái hồng nhan với nước non”
- Thời gian: đêm khuya
+ Thời gian tự nhiên: khoảng thời gian yên tĩnh, vắng lặng về đêm.
+ Thời gian tâm lí: khoảng thời gian con người thường đối diện với chính mình trong suy tư, trăn trở.
- Âm thanh: tiếng trống canh dồn
+ Từ láy “văng vẳng”: âm thanh từ xa vọng lại.
+ trống canh dồn: âm thanh nghe dồn dập, thúc giục
àGợi không gian vắng vẻ với bước đi dồn dập của thời gian → Tâm trạng cô đơn, rối bời.
- Động từ: “Trơ”
+ Trơ lì --> sự từng trải --> do cuộc đời nhiều éo le, ngang trái, duyên phận hẩm hiu, kiếp “hồng nhan bạc phận”.
+ Sự trơ trọi, lẻ bóng, cô đơn
à “Trơ cái hồng nhan” là nỗi đau của Hồ Xuân Hương - sự tủi hổ, bẽ bàng khi duyên tình không đến, duyên phận không thành.
+ “Trơ cái hồng nhan với nước non”: 
Kết hợp từ “cái”+ “hồng nhan”: “hồng nhan” là một khái niệm mỹ miều, chỉ người phụ nữ tài sắc mà lại đi với “cái” nghe thật rẻ rúng, mỉa mai. (hồng nhan trong câu thơ đã bị đồ vật hóa, rẻ rúng hóa). 
 Nhưng “cái hồng nhan” lại “trơ” với “nước non” lại là bản lĩnh của Hồ Xuân Hương. Biện pháp đối lập: Cái hồng nhan >< nước non (cái nhỏ bé bên cạnh cái rộng lớn, mênh mông) đây ko chỉ là sự dãi dầu, là cay đắng mà còn là cả sự thách đố, cho thấy sự bền gan, bản lĩnh của người phụ nữ trước cuộc đời.
=> Hai câu thơ đề tạc vào không gian, thời gian hình tượng một người đàn bà trầm uất, đang đối diện với chính mình.
 2. Hai câu thực
 “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
 Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
- Bi kịch, nỗi đau thân phận được nhấn mạnh, khắc sâu hơn khi nhân vật trữ tình ngồi một mình, đối diện với vầng trăng lạnh và mượn rượu để giải khuây.
- Nghệ thuật đối:
Chén rượu –hương đưa –say lại tỉnh
Vầng trăng – bóng xế – khuyết chưa tròn
à các từ ngữ đăng đối, hô ứng với nhau làm rõ thêm thân phận của một người đàn bà dang dở.
+ Rượu không vơi cạn nỗi niềm mà khiến nỗi niểm trở nên thấm thía, đau xót hơn bởi “say lại tỉnh”, chữ “lại” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, trở đi trở lại trong bế tắc, xót xa, chán nản, thất vọng 
+ Thi sĩ tìm đến với trăng nhưng trăng lại trở thành hình ảnh soi chiếu thân phận “Vầng trăng – bóng xế - khuyết chưa tròn”: Tuổi xuân qua đi mà duyên phận chưa trọn vẹn.
=> Nỗi xót xa, cay đắng cho duyên phận dở dang, lỡ làng của một người phụ nữ tài hoa, ý thức sâu sắc về tình cảnh của bản thân.
3.Hai câu luận
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
 Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Hai câu thơ gợi cảnh thiên nhiên và cảnh được gợi qua tâm trạng như cũng mang nỗi niềm phẫn uất, phản kháng dữ dội, muốn vùng vẫy, bứt phá của con người:
- Rêu: một sinh vật nhỏ bé, hèn mọn, không chịu khuất phục, mềm yếu. Nó đã mọc lên mà còn mọc xiên ngang mặt đất đầy thách thức.
 Đá: vốn đã rắn chắc nhưng giờ đây dường như nó cứng hơn, nhọn hơn để đâm toạc chân mây.
- Các động từ mạnh “xiên, đâm” kết hợp với phụ ngữ “ngang, toạc” + Biện pháp đảo ngữ trong 2 câu luận thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh rât Hồ Xuân Hương, phản kháng không cam chịu chấp nhận số phận.
 Mượn sức sống mãnh liệt của thiên nhiên thể hiện bản lĩnh, phản kháng vươn lên không cam chịu cho thấy nét độc đáo táo bạo thơ nữ thi sĩ.
4. Hai câu kết
 “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
 Mảnh tình san sẻ tí con con!”
 Hồ Xuân Hương muốn đạp tan, vùng vẫy nhưng không thành, xã hội phong kiến đã không để tâm đến thân phận bọt bèo của người phụ nữ. Rốt cuộc nữ sĩ vẫn rơi vào bi kịch, tuyệt vọng, đành phải buông một tiếng thở dài não ruột trong sự buồn chán và cam chịu.
- Ngánàngán ngẫm,chán trường, là sự mệt mỏi,buông xuôi trước thân phận, cuộc đời.
 mùa xuân –tuần hoàn - vô hạn 
- Xuân
 tuổi xuân con người - hữu hạn
 thêm lần nữa
- Lại 
 sự trở lại đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân con người
àMùa xuân của trời đất thì tuần hoàn, vĩnh cửu; mùa xuân của đời người ra đi không trở lại - sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân.
- “Mảnh tình – san sẻ - tí – con con” àThủ pháp tăng tiến làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn, tội nghiệp hơn.
 Mảnh tình càng bé thì nỗi đau càng tăng và đọng lại là dư vị xót xa, cay đắng về thân phận của người phụ nữ trong xh xưa với phận hẩm, duyên ôi.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ Nhóm 1: Tìm hiểu 2 câu đề
+ Nhóm 2: Tìm hiểu 2 câu thực.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu 2 câu luận.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu 2 câu kết.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
2.3. Hướng dẫn học sinh tổng kết (5 phút)
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GQVĐ
b. Nội dung: HS sử dụng sơ đồ tư duy, điền đầy đủ thông tin vào sơ đồ.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành sơ đồ tư duy.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung:
 Tâm trạng cô đơn, buồn tủi, mỉa mai phẫn uất trước duyên phận éo le ngang trái, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nhà thơ.
2. Nghệ thật:
- Từ ngữ, hình ảnh giản dị, nhưng giàu sức biểu cảm, táo bạo, in đậm cá tính sáng tạo của nữ sĩ.
- Việt hóa thơ Đường mang nét dân gian – dân tộc theo phong cách riêng của Hồ Xuân Hương.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
	GV yêu cầu các nhóm HS (4-5 HS) dùng sơ đồ tư duy để tóm tắt những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tự tình (II), thể hiện và ghi vào giấy A0.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp ý chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
GV quan sát, nhắc nhở HS về quy tắc trình bày của sơ đồ tư duy (nét đậm để thể hiện ý chính, nét nhạt dần thể hiện các ý phụ, cách dùng từ khóa, biểu tượng, )
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi từ 1 – 2 nhóm HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau và tự nhận xét. 
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt các ý :
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
Căn cứ vào phần trình bày của các nhóm, GV lưu ý HS về cách vẽ sơ đồ tư duy.
GV đánh giá kết quả làm việc của nhóm dựa trên rubric.Rubric đánh giá kết quả:
Nội dung yêu cầu
Mức đánh giá
(1)
(2)
(3)
Phần thông tin
HS chỉ nêu một số đặc điểm về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của Tự tình (II).
HS nêu được gần hết các đặc điểm về giá trị nội dung và nghệ thuật của Tự tình (II).
HS nêu được đầy đủ các đặc điểm về giá trị nội dung và nghệ thuật của Tự tình (II).
Phần hình thức
Sơ đồ của HS chưa có sự thể hiện ý lớn, nhỏ, chưa biết dùng từ khóa, hình ảnh
Sơ đồ của HS có sự thể hiện ý lớn, nhỏ. Vài từ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_chu_de_1_tho_trung_dai_viet_nam_phung.doc