Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 82: Đọc văn "Tràng giang" - Hoài Nam

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 82: Đọc văn "Tràng giang" - Hoài Nam

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp học sinh:

- Cảm nhận được nỗi buồn cô đơn trước thiên nhiên bao la, vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hoà nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương của nhà thơ.

- Thấy được màu sắc vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ mới

B. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

 Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, thảo luận và trả lời câu hỏi.

C. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 SGK + SGV + Giáo án

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 Kiểm tra bài tập về nhà.

 

docx 6 trang huemn72 5810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 82: Đọc văn "Tràng giang" - Hoài Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp dạy: 11.8
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết: 82
TRÀNG GIANG
- Huy Cận - 
MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Giúp học sinh: 
- Cảm nhận được nỗi buồn cô đơn trước thiên nhiên bao la, vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hoà nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương của nhà thơ.
- Thấy được màu sắc vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ mới
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
 Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, thảo luận và trả lời câu hỏi.
PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
 SGK + SGV + Giáo án
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra bài tập về nhà.
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Học sinh đọc phần tiểu dẫn và trả lời câu hỏi
 - Nêu vài nét chính về nhà thơ Huy Cận
 - Xuất xứ của bài thơ?
 - Ý nghĩa của tựa đề bài thơ?
 - Chủ đề?
 Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu văn bản
 - Cảnh sông nước được miêu tả bằng những hình ảnh nào? Ý nghĩa?
- Cảnh cồn nhỏ, bến sông trong tương quan chung là gì?
 - Gợi lên cảm giác gì?
 - Cảnh vật trong khổ thơ được miêu tả như thế nào? Cảm xúc của nhà thơ?
 - Cảnh hoàng hôn được miêu tả qua những chi tiết nào? Cảm xúc của ông trong cảnh hoàng hôn đó?
 - So sánh nỗi sầu của nhà thơ với Thôi Hiệu?
 - Em hãy rút ra nội dung chính của bài thơ?
 - Nghệ thuật? (màu sắc cổ điển và những nét riêng của Huy Cận)
TÌM HIỂU CHUNG:
 1. Tác giả: Tiểu dẫn (sgk)
 2. Tác phẩm: 
 a. Xuất xứ:
Trích trong “Lửa thiêng”, XB 1940.
Tứ thơ “Tràng giang” hình thành vào một buổi chiều thu 1939, Huy Cận đứng ở bờ nam bến Chèm, nhìn cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước. 
Bài thơ được tác giả sửa 17 lần.
 b. Tựa đề “Tràng giang”: 
“Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài ”
-> Cảm xúc trước sông dài trời rộng.
Một tâm trạng buồn bã, cô liêu & rợn ngợp trước sự hùng vĩ bao la của trời đất.
Chủ đề: Trước cảnh thiên nhiên nơi dòng sông mênh mông, hoang vắng, nhà thơ bộc lộ tâm trạng cô đơn, u buồn và nỗi nhớ nhà da diết.
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
 1. Khung cảnh “tràng giang” và tâm trạng của nhà thơ (3 khổ thơ đầu)
 * Khổ 1: 
Hình ảnh: “sóng gợn”+ từ biểu cảm “điệp điệp”
+ Các đợt sóng liên tục, lặp lại.
 + Nỗi buồn chồng chất, miên man như những đợt sóng.
Thuyền xuôi mái / nước song song
“Thuyền về”- “nước lại sầu trăm ngả
+ Thuyền : cuộc đời lênh đênh, cô đơn, vô định.
 + “Song song”: không gắn bó, chia li.
 + Không biết về đâu – bơ vơ, vô định.(“trăm ngả”)
Cành củi khô giữa “mấy dòng”
+ Cách lựa chọn hình ảnh ẩn dụ độc đáo + biện pháp đảo ngữ -> nhấn mạnh kiếp người nhỏ nhoi, lạc lõng giữa cuộc đời.
 * Khổ 2:
Lơ thơ
Đìu hiu 
 -> Là 2 từ láy miêu tả cảnh hoang vắng, hiu quạnh nơi dòng sông
Âm thanh mơ hồ “đâu” từ nơi xa vọng lại của buổi chợ chiều đã vãn càng làm tăng thêm sự hiu hắt, quạnh quẽ.
Nắng xuống / trời lên
Sông dài / trời rộng
Sâu chót vót 
 à Không gian được mở rộng theo 3 chiều: dài, rộng, sâu, khung cảnh trở nên khoáng đãng nhưng làm tăng sự cô đơn “bến cô liêu” -> Sự quan sát tinh tế + cách dùng từ độc đáo của nhà thơ
 * Khổ 3: 
“Bèo dạt về đâu” -> gợi sự trôi nổi, vô định
Phép điệp: “không” – một chuyến đò
 – một chiếc cầu 
à Cảnh vắng vẻ, quạnh quẽ của dòng sông
“Bờ xanh tiếp bãi vàng” -> không gian như trải dài đến vô tận, nỗi buồn cùng lan tỏa miên man.
Mênh mông, lặng lẽ -> là 2 từ láy miêu tả khung cảnh dòng sông rộng lớn nhưng rất hiu quạnh.
 Tâm sự của nhà thơ: 
Hoàng hôn phủ mờ tràng giang:
Mây “lớp lớp” - “núi bạc” > < Chim“nghiêng cánh nhỏ”
Tráng lệ Bé nhỏ, đơn côi. 
=>Cảnh chiều thật đẹp nhưng cũng thật buồn – gợi nỗi cô độc đè nặng trong lòng nhà thơ như cánh chim chở nặng bóng chiều 
Con nước làm xúc động lòng quê:
“lòng quê” – hương tâm : nỗi nhớ quê hương 
“dợn dợn” – gợn lên, xao động, dâng lên, hạ xuống liên tục, nhiều lần 
(hô ứng với “sóng gợn” “điệp điệp” ở đầu bài)
=> Nỗi nhớ quê hương cứ dâng lên, dâng lên thấm thía khi hoàng hôn xuống dần giữa cảnh trời rộng sông dài 
- Câu thơ kết: Dựa vào ý thơ của Thôi Hiệu (“Nhật mộ hương nhân sầu”) -> Nói về nỗi buồn, nhớ quê hương. 
Thôi Hiệu
+ Buồn vì cõi tiên mờ mịt, quê nhà cách xa, khói sóng trên sông gợi lên cảnh mờ mịt mà sầu.
+ Xưa, Thôi Hiệu tìm giấc mơ tiên chỉ thấy hư không,lòng khát khao một cõi quê hương thực tại.
+ Ý thức về thực tại.
Huy Cận
+Buồn trước không gian hoang vắng : sóng gợn tràng giang khiến Huy Cận nhớ tới quê hương như một nguồn ấm áp.
+ Nay, Huy Cận một mình đối diện với khung cảnh vô tình, dợn lên nỗi khát khao quê nhà ấm áp.
+ Nỗi nhớ quê, cảm giác cô đơn, lạc loài ngay trên quê hương xứ sở của mình. (“Lúc ấy, tôi buồn hơn Thôi Hiệu nhà Đường”- Huy Cận)
=>Ý thức về tình người.
III. TỔNG KẾT:
 1/ Nội dung:
 “Tràng giang” là tiếng thơ của một tâm hồn giao hoà cùng vũ trụ, sầu nhân thế và cô đơn trước cái vô biên của trời rộng sông dài.
 2/ Nghệ thuật:
Bức tranh “Trời rộng sông dài” vừa có màu sắc cổ điển vừa gần gũi, thân thiết được vẽ nên từ những nét chấm phá đơn sơ, tinh tế.
Nỗi buồn toát ra từ cái đẹp thiếu tình người - một cái buồn đậm tính triết lý, xã hội (XH đô thị với những cái “Tôi” rời rạc, bơ vơ ) 
 4. Củng cố:
- Cảm hứng sáng tác bài thơ?
- Phân tích khổ thơ cuối để thấy được tâm trang nhớ quê và nỗi lòng yêu nước thầm kín của tg.
5. Dặn dò:
 Làm các bài tập trong bài LTTTLLBB.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_11_tiet_82_doc_van_trang_giang_hoai_nam.docx