Giáo án Sinh học Lớp 11 - Bài 15-25
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức
- Mô tả được cấu tạo của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
- So sánh được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật, từ đó rút ra được các đặc điểm thích nghi.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Thái độ
- Vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
- Năng lực tri thức sinh học thực vật, năng lực quan sát các hiện tượng , thu thập thông tin.
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp xã hội,năng lực tính toán, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ.
- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình 16.1, 16.2 SGK.
- Máy chiếu.
- PHT
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Trực quan, thảo luận và hỏi đáp.
IV. TRỌNG TÂM
- Tiêu hóa ở động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật có nhiều điểm khác nhau:
+ Động vật ăn thịt: Có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn. Thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học.
+ Động vật ăn thực vật: Có các răng dùng nhai và nghiền thức ăn phát triển; dạ dày một ngăn hoặc 4 ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài. Thức ăn được tiêu hóa cơ học, hóa học và biến đổi nhờ vi sinh vật.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Phân biệt tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào? Cho ví dụ
- Cho biết những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa.
B- CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT Chủ đề: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT Tiết 16 .. Ngày soạn . Bài 15: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1. Kiến thức - Nêu được sự tiến hóa về hệ tiêu hóa ở động vật, từ tiêu hóa nội bào đến túi tiêu hóa và ống tiêu hóa. - Phân biệt được tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào. - Nêu được quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa và trong ống tiêu hóa. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. 3. Thái độ - Vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống 4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực - Năng lực tri thức sinh học thực vật, năng lực quan sát các hiện tượng , thu thập thông tin. - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp xã hội,năng lực tính toán, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ. - Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình 15.1, 15.2, 15.3, 15.4, 15.5, 15.6 SGK. - Máy chiếu. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Trực quan, thảo luận và hỏi đáp. IV. TRỌNG TÂM - Tiêu hoá ở các nhóm động vật: + Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá (động vật đơn bào): Tiêu hoá chủ yếu là nội bào. Thức ăn được thực bào và bị phân huỷ nhờ enzim thuỷ phân chứa trong lizôxôm. + Động vật có túi tiêu hoá: Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (nhờ các enzim tiết ra từ các tế bào tuyến tiêu hoá trên thành túi) và tiêu hoá nội bào. + Động vật đã hình thành ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá: Tiêu hóa ngoại bào (diễn ra trong ống tiêu hóa, nhờ enzim thủy phân tiết ra từ các tế bào tuyến tiêu hóa). Thức ăn đi qua ống tiêu hóa sẽ được biến đổi cơ học và hóa học thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định lớp: Kiểm tra Bài mới: Đặt vấn đề: Khác với thực vật, động vật không thể tự tổng hợp được chất hữu cơ do vậy chúng sử dụng chất hữu cơ có sẵn bằng cách ăn thức ăn là thực vật hoặc ăn động vật. Thực hiện chức năng này đó là hệ tiêu hóa. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung kiến thức * Hoạt động 1: Tiêu hóa là gì ? TT1 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi : - Đánh dấu x cho câu trả lời đúng về khái niệm tiêu hóa. TT3 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận. * Hoạt động 2 : Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa TT1 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 15.1 trả lời câu hỏi : - Đánh dấu x cho câu trả lời đúng về trình tự các giai đoạn của quá trình tiêu hóa nội bào. TT3 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận. * Hoạt động 3 : Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa . TT1 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 15.2 trả lời câu hỏi : - Hãy mô tả quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa. - Tại sao trong túi tiêu hóa, thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào? TT3 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận. * Hoạt động 4 : Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa . TT1 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 15.3 - 15.5 trả lời câu hỏi : - Ống tiêu hóa của một số động vật như giun đất, châu chấu, chim có bộ phận nào khác vpis với ống tiêu hóa của người ? Các bộ phận đó có chức năng gì ? - Hãy kể tên các bộ phận của ống tiêu hóa ở người? TT3 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận. TT2 : HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi. TT2 : HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi. TT2 : HS nghiên cứu SGK, quan sát hình → trả lời câu hỏi. TT2 : HS nghiên cứu SGK, quan sát hình → trả lời câu hỏi. I. Tiêu hóa là gì ? : - Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. - Tiêu hóa ở động vật gồm: tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào. II. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa: - Thức ăn được tiêu hóa nội bào - VD: trùng giày, amip III. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa : - Túi tiêu hóa có hình túi và được hình thành từ nhiều tế bào. Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất ra bên ngoài. Lỗ thông vừa làm chức năng miệng vừa làm chức năng hậu môn. - Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến. Các tê bào này tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa. - Ở túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào IV. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa: - Ống tiêu hóa được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau. Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học và nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa. 4. Củng cố: - Ống tiêu hóa phân thành những bộ phận khác nhau có tác dụng gì? - Cho biết những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa. 5. Hướng dẫn về nhà: - Trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết” V. RÚT KINH NGHIỆM Ngày kí duyệt giáo án: Người kí duyệt giáo án: Tiết 17 .. Ngày soạn . Bài 16: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT (tiếp) I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1. Kiến thức - Mô tả được cấu tạo của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật. - So sánh được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật, từ đó rút ra được các đặc điểm thích nghi. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. 3. Thái độ - Vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống 4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực - Năng lực tri thức sinh học thực vật, năng lực quan sát các hiện tượng , thu thập thông tin. - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp xã hội,năng lực tính toán, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ. - Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình 16.1, 16.2 SGK. - Máy chiếu. - PHT III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Trực quan, thảo luận và hỏi đáp. IV. TRỌNG TÂM - Tiêu hóa ở động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật có nhiều điểm khác nhau: + Động vật ăn thịt: Có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn. Thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học. + Động vật ăn thực vật: Có các răng dùng nhai và nghiền thức ăn phát triển; dạ dày một ngăn hoặc 4 ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài. Thức ăn được tiêu hóa cơ học, hóa học và biến đổi nhờ vi sinh vật. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Phân biệt tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào? Cho ví dụ - Cho biết những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa. 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Chiều hướng tiến hóa của tiêu hóa ở động vật là gì? Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung kiến thức * Hoạt động 1: Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật TT1 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 16.1, trả lời câu hỏi bằng cách hoàn thành PHT: - Cấu tạo bộ răng, dạ dày và ruột của thú ăn thịt phù hợp với chức năng tiêu hóa ntn? - PHT số 1 Bộ phận Cấu tạo Chức năng Bộ răng Dạ dày Ruột TT3 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận. TT4 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 16.2, trả lời câu hỏi bằng cách hoàn thành PHT: - Cấu tạo bộ răng, dạ dày và ruột của thú ăn thực vật phù hợp với chức năng tiêu hóa ntn? - PHT số 2 Bộ phận Cấu tạo Chức năng Bộ răng Dạ dày Ruột - Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa cấu tạo của ống tiêu hóa với các loại thức ăn ? TT6 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận. TT2 : HS nghiên cứu SGK, quan sát hình → trả lời câu hỏi và hoàn thành PHT. TT5 : HS nghiên cứu SGK, quan sát hình → trả lời câu hỏi và hoàn thành PHT. V. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật : 1. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt: - Bộ răng: răng nanh, răng hàm và răng cạnh hàm phát triển để giữ mồi, xé thức ăn - Dạ dày: Dạ dày to chứa nhiều thức ăn và tieu hóa cơ học, hóa học. - Ruột ngắn do thức ăn giàu chất dinh dưỡng. 2. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật: - Bộ răng : răng cạnh hàm, răng hàm phát triển để nghiền thức ăn thực vật cứng. - Dạ dày một ngăn hoặc 4 ngăn (động vật nhai lại). - Ruột dài do thức ăn nghèo chất dinh dưỡng. Manh tràng phát triển ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn. 4. Củng cố: - So sánh ống tiêu hóa của động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật?. - PHT số 3 Bộ phận Động vật ăn thịt Động vật ăn thực vật Răng Dạ dày Ruột Manh tràng 5. Hướng dẫn về nhà: - Trả lời câu hỏi SGK. V. RÚT KINH NGHIỆM Ngày kí duyệt giáo án: Người kí duyệt giáo án: Tiết 18 . Ngày soạn . Bài 17: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1. Kiến thức: - Nêu được các đặc điểm chung của bề mặt hô hấp. - Nêu được các cơ quan hô hấp của động vật ở nước và ở cạn. - Giải thích được tại sao động vật sống dưới nước và trên cạn có khả năng trao đổi khí hiệu quả. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. 3. Thái độ - Vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống 4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực - Năng lực tri thức sinh học thực vật, năng lực quan sát các hiện tượng , thu thập thông tin. - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp xã hội,năng lực tính toán, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ. - Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình 17.1, 17.2, 17.3, 17.4, 17.5 SGK. - Máy chiếu. - PHT III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Trực quan, thảo luận và hỏi đáp IV. TRỌNG TÂM Hô hấp bao gồm: Hô hấp ngoài và hô hấp trong. - Hô hấp ngoài: Trao đổi khí với môi trường bên ngoài theo cơ chế khuếch tán ® cung cấp oxi cho hô hấp tế bào, thải CO2 từ hô hấp tế bào ra ngoài. Ở động vật có 4 hình thức trao đổi khí chủ yếu: + Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể (động vật đơn bào, đa bào bậc thấp): Động vật đơn bào: khí O2 và CO2 được khuếch tán qua bề mặt tế bào. Động vật đa bào bậc thấp: khí O2 và CO2 được khuếch tán qua bề mặt cơ thể. + Trao đổi khí bằng hệ thống ống khí (côn trùng ): Hệ thống ống khí phân nhánh nhỏ dần và tiếp xúc trực tiếp với tế bào. Khí O2 và CO2 được trao đổi qua hệ thống ống khí. Sự thông khí được thực hiện nhờ sự co giãn của phần bụng. + Trao đổi khí bằng mang (cá, tôm ): Mang có các cung mang, trên các cung mang có phiến mang có bề mặt mỏng và chứa rất nhiều mao mạch máu. Khí O2 trong nước khuếch tán qua mang vào máu và khí CO2 khuếch tán từ máu qua mang vào nước. Dòng nước đi qua mang nhờ đóng mở của miệng, nắp mang và diềm nắp mang. Dòng nước cháy bên ngoài mao mạch ngược chiều với dòng máu chảy trong mao mạch ® tăng hiệu quả trao đổi khí. + Trao đổi khí bằng phổi (chim, thú ): Phổi thú có nhiều phế nang, phế nang có bề mặt mỏng và chứa nhiều mao mạch máu. Phổi chim có thêm nhiều ống khí. Khí O2 và CO2 được trao đổi qua bề mặt phế nang. Sự thông khí chủ yếu nhờ các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân (bò sát), khoang bụng (chim) hoặc lồng ngực (thú); hoặc nhờ sự nâng lên, hạ xuống của thềm miệng (lưỡng cư). Nhờ hệ thống túi khí mà phổi chim luôn có không khí giàu O2 cả khi hít vào và thở ra. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và thú ăn thực vật? 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Sự khác biệt về trao đổi khí ở thực vật và động vật là gì? Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung kiến thức * Hoạt động 1: Hô hấp là gì? TT1 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi: - Đánh dấu x vào ô trống cho câu trả lời đúng về hô hấp ở động vật. TT3 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận. * Hoạt động 2: Bề mặt trao đổi khí. TT1 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi: - Bề mặt trao đổi khí có tầm quan trọng ntn ? - Đặc điểm và nguyên tắc trao đổi khí qua bề mặt hô hấp ? TT3 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận. * Hoạt động 3: Các hình thức hô hấp. TT1 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục III, quan sát hình 17.1, 17.2, 17.3, 17.4, 17.5 hoàn thành phiếu học tập: - PHT Kiểu hô hấp Đặc điểm Đại diện Hô hấp qua bề mặt cơ thể Hô hấp bằng hệ thống ống khí Hô hấp bằng mang Hô hấp bằng phổi - Quan sát hình 17.1, 17.2 hãy mô tả quá trình trao đổi khí ở giun đất và côn trùng. - Đối chiếu với 4 đặc điểm đảm bảo hiệu quả trao đổi khí, hãy lí giải tại sao trao đổi khí ở các xương đạt hiệu quả cao và phổi là cơ quan trao đổi khí hiệu quả của động vật trên cạn? TT3 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận. TT2 : HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi. TT2 : HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi. TT2 : HS nghiên cứu SGK → hoàn thành phiếu học tập, trả lời câu hỏi. I. Hô hấp là gì? - HH là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào đẻ oxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài. - Động vật ở nước HH bằng mang, động vật trên cạn HH bằng phổi. II. Bề mặt trao đổi khí: - Bề mặt trao đổi khí quyết định hiệu quả trao đổi khí. - Đặc điểm bề mặt trao đổi khí : + Diện tích bề mặt lớn. + Mỏng và luôn ẩm ướt. + Có rất nhiều mao mạch. + Có sắc tố hô hấp. + Có sự lưu thông khí. - Nguyên tắc trao đổi khí: khuếch tán. III. Các hình thức hô hấp: 1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể: - Động vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể. 2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí: - Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí. Các ống dẫn phân nhánh nhỏ dần phân bố đến tận các tế bào của cơ thể. 3. Hô hấp bằng mang: - Cấu tạo : + Gồm cung mang và các phiến mang. + Có mạng lưới mao mạch phân bố dày đặc. - Ngoài 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí, cá xương còn có thêm 2 đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí là : + Miệng và diềm nắp mang phối hợp nhịp nhàng giữa để tạo dòng nước lưu thông từ miệng qua mang. + Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang. 4. Hô hấp bằng phổi: - Động vật sống trên cạn thuộc lớp Bò sát, Chim, Thú có cơ quan trao đổi khí là phổi. không khí đi vào và đi ra khỏi phổi qua đường dẫn khí. - Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích của khoang bụng hoặc lồng ngực. Sự thông khí ở phổi của lưỡng cư nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng. 4. Củng cố: - Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh chết. Tại sao? - Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở côn trùng, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú được thực hiện ntn? - Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây trao đổi khí hiệu quả nhất? a. Phổi của động vật có vú, b. Phổi của ếch nhái c. Phổi của bò sát d. Da của giun đất 5. Hướng dẫn về nhà: - Trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết” V. RÚT KINH NGHIỆM Ngày kí duyệt giáo án: Người kí duyệt giáo án: Tiết 19 . Ngày soạn . Bài 18: TUẦN HOÀN MÁU I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1. Kiến thức - Nêu được ý nghĩa của tuần hoàn máu. - Phân biệt được hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín,. - Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép với hệ tuần hoàn đơn. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. 3. Thái độ - Vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống 4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực - Năng lực tri thức sinh học thực vật, năng lực quan sát các hiện tượng , thu thập thông tin. - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp xã hội,năng lực tính toán, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ. - Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình 18.1, 18.2, 18.3 SGK. - Máy chiếu. - PHT III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Trực quan, thảo luận và hỏi đáp. IV. TRỌNG TÂM - Động vật đơn bào và nhiều loài động vật đa bào bậc thấp không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể. - Giun đất, các động vật đa bào bậc cao đã có hệ tuần hoàn, dịch tuần hoàn (máu, dịch mô) được vận chuyển đi khắp cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và oxi cho các tế bào, đồng thời nhận các chất thải từ các tế bào để vận chuyển tới cơ quan bài tiết nhờ hoạt động của tim và hệ mạch. Tùy theo cấu tạo hệ mạch có thể phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín. + Hệ tuần hoàn hở: Có một đoạn máu đi ra khỏi mạch máu và trộn lẫn với dịch mô, máu lưu thông với tốc độ chậm. + Hệ tuần hoàn kín: Máu lưu thông trong mạch kín với tốc độ cao, khả năng điều hòa và phân phối máu nhanh. Hệ tuần hoàn kín có 2 loại: Tuần hoàn đơn (một vòng tuần hoàn) và tuần hoàn kép (hai vòng tuần hoàn). Tuần hoàn kép có ưu điểm hơn tuần hoàn đơn vì máu sau khi được trao đổi (lấy oxi) từ cơ quan trao đổi khí trở về tim, sau đó mới được tim bơm đi nuôi cơ thể nên áp lực, tốc độ máu lớn hơn, máu đi được xa hơn. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí? Tại sao bề mặt trao đổi khí của chim, thú phát triển hơn của lưỡng cư và bò sát? 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Ở động vật để vận chuyển các chất đi nuôi dưỡng cơ thể và tế bào phải nhờ đến hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn là gì? Chiều hướng của nó như thế nào trong sự tiến hóa của sinh vật? Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung kiến thức * Hoạt động 1: Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. TT1 : GV yêu cầu HS quan sát tranh hình 18.1 - 18.4, trả lời câu hỏi: - Hệ tuần hoàn ở động vật có cấu tạo như thế nào ? - Chức năng của hệ tuần hoàn ? TT3 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận. * Hoạt động 2: Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật . TT1 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục II.1, quan sát hình 18.1 trả lời câu hỏi: - Hệ tuần hở có ở động vật nào? - Đặc điểm của hệ tuần hoàn hở? - Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hở hình 18.1. TT3 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận. TT4 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục II.2, quan sát hình 18.2, 18.3, 18.4 trả lời câu hỏi: - Hệ tuần kín có ở động vật nào? - Đặc điểm của hệ tuần hoàn kín? - Cho biết vai trò của tim trong tuần hoàn máu ? - Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần kín, hệ tuần hoàn đơn và kép hình 18.2, 18.3, 18.4. TT6 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận. TT2 : HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi. TT2 : HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi. TT5 : HS nghiên cứu SGK, quan sát tranh → trả lời câu hỏi. I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. 1. Cấu tạo chung: - Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi các bộ phận sau : + Dịch tuần hoàn. + Tim. + Hệ thống mạch máu. 2. Chức năng của hệ tuần hoàn: - Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể. II. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật: 1. Hệ tuần hoàn hở: - Có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp - Đặc điểm : + Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim. + Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm. 2. Hệ tuần hoàn kín: - Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống. - Hệ tuần hoàn kín gồm: hệ tuần hoàn đơn (cá) hoặc hệ tuần hoàn kép (động vật có phổi). - Đặc điểm : + Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch. + Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh. 3. Củng cố: - Cho biết những ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở và ưu điểm của hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn. - Nhóm động vật nào không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim. a. Cá xương, chim, thú, b. Lưỡng cư thú, c. Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú, d. Lưỡng cư, bò sát, chim 4. Hướng dẫn về nhà: - Trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết” V. RÚT KINH NGHIỆM Ngày kí duyệt giáo án: Người kí duyệt giáo án: Tiết 20 . Ngày soạn . Bài 19: TUẦN HOÀN MÁU (tiếp) I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1. Kiến thức - Nêu được các qui luật hoạt động của tim: tim có tính tự động, tim hoạt động nhịp nhàng theo chu kì. - Giải thích được tại sao tim lại hoạt động theo các qui luật đó. - Trình bày được cấu trúc của hệ mạch và các qui luật vận chuyển máu trong hệ mạch. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. 3. Thái độ - Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến huyết áp, ứng dụng những hiểu biết vào thực tiễn cuộc sống. 4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực - Năng lực tri thức sinh học thực vật, năng lực quan sát các hiện tượng , thu thập thông tin. - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp xã hội,năng lực tính toán, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ. - Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình 19.1, 19.2, 19.3 và 19.4 SGK. - Bảng 19.1, 19.2 SGK. - PHT III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Trực quan, thảo luận và hỏi đáp. - SGK tìm tòi. IV. TRỌNG TÂM - Hoạt động của tim: + Tính tự động của tim: Tim co giãn tự động theo chu kì do có hệ dẫn truyền tim (bao gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin). + Tim hoạt động theo chu kì: Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ ® pha co tâm thất ® pha giãn chung. - Hoạt động của hệ mạch: + Huyết áp: Là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. Huyết áp giảm dần trong hệ mạch. Huyết áp có hai trị số: Huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương). + Vận tốc máu: là tốc độ máu chảy trong một giây. Vận tốc máu phụ thuộc vào tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch. Vận tốc máu nhỏ nhất ở mao mạch, đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu và tế bào. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Phân biệt HTH kín và HTH hở? Cho biết ưu điểm của HTH kín so với HTH hở? 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Các em có hiểu biết gì về hiện tượng huyết áp cao ở người đang là nguy co đột quỵ và có thể tử vong ở nhiều người? Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung kiến thức * Hoạt động 1: Hoạt động của tim. TT1 : GV nêu hiện tượng : Khi tim được cắt rời khỏi cơ thể vẫn co bóp một lúc sau mới dừng hẳn→ tim có khả năng hoạt động tự động. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi : - Tim có khả năng hoạt động tự động là do cấu trúc nào của tim qui định? * GV yêu cầu HS quan sát hình 19.1 kết hợp nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi : - Hệ dẫn truyền của tim gồm những thành phần nào ? Vai trò của các thành phần đó ? TT3 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận. TT4 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi : - Tại sao tim lại co bóp theo chu kì ? - Mỗi chu kì tim bao gồm những hoạt động nào ? - Nghiên cứu hình 19.3 và bảng 19.2 sau đó mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch và giải thích tại sao có sự biến động đó ? TT6 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận. * Hoạt động 2: Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật . TT1 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục II.1, quan sát hình 18.1 trả lời câu hỏi: - Hệ tuần hở có ở động vật nào? - Đặc điểm của hệ tuần hoàn hở? - Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hở hình 18.1. TT3 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận. TT4 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục II.2, quan sát hình 18.2, 18.3, 18.4 trả lời câu hỏi: - Hệ tuần kín có ở động vật nào? - Đặc điểm của hệ tuần hoàn kín? - Cho biết vai trò của tim trong tuần hoàn máu ? - Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần kín, hệ tuần hoàn đơn và kép hình 18.2, 18.3, 18.4. TT6 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận. TT2 : HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi. TT5 : HS nghiên cứu SGK, hình 19.3 và bảng 19.2, thảo luận → trả lời câu hỏi. TT2 : HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi. TT5 : HS nghiên cứu SGK, quan sát tranh → trả lời câu hỏi. III. Hoạt động của tim. 1. Tính tự động của tim: - Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim gọi là tính tự động của tim. - Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim bao gồm : nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puoockin. 2. Chu kì hoạt động của tim: - Tim hoạt động theo chu kì. Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha giãn chung. IV. Hoạt động của hệ mạch: 1. Cấu trúc của hệ mạch: - Hệ mạch bao gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch. 2. Huyết áp: - Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. Huyết áp giảm dần trong hệ mạch. 3. Vận tốc máu: - Là tốc độ máu chảy trong một giây - Vận tốc máu trong hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch. 4. Củng cố: - Cho biết những ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở và ưu điểm của hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn. - Nhóm động vật nào không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim. a. Cá xương, chim, thú, b. Lưỡng cư thú, c. Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú, d. Lưỡng cư, bò sát, chim 5. Hướng dẫn về nhà: - Trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết” V. RÚT KINH NGHIỆM Ngày kí duyệt giáo án: Người kí duyệt giáo án: Tiết 21 . Ngày soạn . Bài 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1. Kiến thức: + Nắm được khái niệm cân bằng nội môi, vai trò của cân bằng nội môi. + Sơ đồ điều hoà nội môi và chức năng của các bộ phận + Vai trò của gan và thận trong điều hoà cân bằng nội môi 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. 3. Thái độ - Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến huyết áp, ứng dụng những hiểu biết vào thực tiễn cuộc sống. 4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực - Năng lực tri thức sinh học thực vật, năng lực quan sát các hiện tượng , thu thập thông tin. - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp xã hội,năng lực tính toán, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ. - Phẩm chất: Tự tin, tự lập, trung thực, có trách nhiệm với môi trường tự nhiên. II. CHUẨN BỊ: + Hình vẽ: Sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC + SGK tìm tòi. + Vấn đáp gợi mở. + Trực quan tìm tòi IV. TRỌNG TÂM - Nội cân bằng (cân bằng nội môi) là duy trì sự ổn định môi trường trong cơ thể (duy trì ổn định áp suất thẩm thấu, huyết áp, pH, thân nhiệt...), đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện các chức năng sinh lí của tế bào ® đảm bảo sự tồn tại và phát triển của động vật. Cơ chế cân bằng nội môi có sự tham gia của các bộ phận: Bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện. Trong cơ chế này quá trình liên hệ ngược đóng vai trò quan trọng. Cơ chế đảm bảo cân bằng nội môi có sự tham gia của các hệ cơ quan như bài tiết, tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, nội tiết... * Cân bằng áp suất thẩm thấu: - Vai trò của thận: + Điều hoà lượng nước: Khi áp suất thẩm thấu tăng, hoặc thể tích máu giảm ® vùng dưới đồi tăng tiết ADH, tăng uống nước ® giảm tiết nước tiểu. Ngược lại, khi lượng nước trong cơ thể tăng làm giảm áp suất thẩm thấu, tăng thể tích máu ® tăng bài tiết nước tiểu. + Điều hoà muối khoáng: Khi Na+ trong máu giảm ® tuyến trên thận tăng tiết anđostêron ® tăng tái hấp thụ Na+ từ các ống thận. Ngược lại, khi thừa Na+ ® tăng áp suất thẩm thấu gây cảm giác khát ® uống nước nhiều ® muối dư thừa sẽ loại thải qua nước tiểu. - Vai trò của gan: + Điều hoà glucô huyết: Glucô tăng ® hoocmôn insulin ® glicôgen; nếu glucô giảm ® hoocmôn glucagôn ® glucô. * Cân bằng nội môi: - pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi và thận. - Hệ đệm có khả năng lấy đi ion H+ (khi ion H+ dư thừa) hoặc ion OH- (khi thừa OH-) khi các ion này làm thay đổi pH của môi trường trong. - Có các hệ đệm: Hệ đệm bicacbonat: H2CO3/NaHCO3. Hệ đêm photphat: NaH2PO4/NaHPO4. Hệ đệm prôtêinat (prôtêin). IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1. Tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ. + tại sao tim có khả năng hoạt động tự động? so sánh nhịp tim của thỏ và voi? Giải thích? + Huyết áp là gì? Sự thay đổi của huyết áp ở các loại mạch? 2. Giảng bài mới. Đặt vấn đề: Để đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện các chức năng sinh lí của tế bào, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của động vật. Cơ thể cần có cơ chế duy trì cân bằng nội môi. Vậy cân bằng nội môi là gì? Cơ quan nào thực hiện cơ chế duy trì cân bằng nội môi. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niêm và ý nghĩa của cân bằng nội môi. TT1: Giáo viên yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: + Thế nào là cân bằng nội môi? + Tại sao phải cân bằng nội môi? TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận * Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi TT1: Giáo viên yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: + Phân tích sơ đồ? Vai trò của các yếu tố? + Giải thích tại sao nói : “ cơ chế điều hoà cân bằng nội mội là cơ chế tự động và tự điều chỉnh’? TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận * Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của gan và thận trong việc điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu TT1: Giáo viên yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: + Quan sát sơ đồ cơ chế điều hoà huyết áp. Điền các thông tin phù hợp + ASTT của máu và dịch mô phụ thuộc vào những yếu tố nào? + Thận điều hoà ASTT của máu thông qua điều hoà yếu tố nào? + Giải thích cảm giác khát? Tại sao uống nước biển không hết khát? TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận TT4: Giáo viên yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi + Gan điều hoà thông qua điều hoà yếu tố nào? + Phân tích sơ đồ điều hoà glucozơ trong máu? + Bệnh đái tháo đường? + Hạ đường huyết là gì? TT6: GV nhận xét, bổ sung → kết luận * Hoạt động 4: Tìm
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_11_bai_15_25.doc