Giáo án Sinh học Lớp 11 - Bài 18+19: Tuần hoàn máu - Vũ Thu Trang

Giáo án Sinh học Lớp 11 - Bài 18+19: Tuần hoàn máu - Vũ Thu Trang

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:Sau khi học xong bài này học sinh cần:

1. Về kiến thức:

- Nêu được ý nghĩa của tuần hoàn máu.

- Phân biệt được hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín,.

- Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép với hệ tuần hoàn đơn.

- Nêu được các qui luật hoạt động của tim: tim có tính tự động, tim hoạt động nhịp nhàng theo chu kì.

- Giải thích được tại sao tim lại hoạt động theo các qui luật đó.

- Trình bày được cấu trúc của hệ mạch và các qui luật vận chuyển máu trong hệ mạch.

2. Về kĩ năng:- Rèn luyện Về kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

3. Về thái độ : - BVMT và chăn nuôi hợp lý

 - Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến huyết áp, ứng dụng những hiểu biết vào thực tiễn cuộc sống.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Phương pháp

1. Quan sát tranh – tìm tòi

2. Vấn đáp.

3. Thảo luận nhóm

2. Phương tiện:

- Hình 18.1, 18.2, 18.3 SGK.

- Hình 19.1, 19.2, 19.3 và 19.4 SGK.

- Bảng 19.1, 19.2 SGK.

- Máy chiếu.

- PHT

 

doc 7 trang Ngát Lê 25/10/2024 440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 11 - Bài 18+19: Tuần hoàn máu - Vũ Thu Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tháng 10 năm 2016
Bài 18 - 19
Giáo viên: Vũ Thu Trang
	 Đào Thị Xuân
Email: Vuthutrang.c3dtnttinh@vinhphuc.edu.vn
 Daothixuan.c3dtnttinh@vinhphuc.edu.vn
Điện thoại: 0169 848 7585 – 0982 696 028
Đơn vị công tác: TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH VĨNH PHÚC
Giấy phép dự thi: 
TUẦN HOÀN MÁU
Bài giảng:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LAWRENCE S.TING
Cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4
--------------------
Bài 18 + 19: TUẦN HOÀN MÁU 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Về kiến thức:
- Nêu được ý nghĩa của tuần hoàn máu.
- Phân biệt được hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín,.
- Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép với hệ tuần hoàn đơn.
- Nêu được các qui luật hoạt động của tim: tim có tính tự động, tim hoạt động nhịp nhàng theo chu kì.
- Giải thích được tại sao tim lại hoạt động theo các qui luật đó.
- Trình bày được cấu trúc của hệ mạch và các qui luật vận chuyển máu trong hệ mạch.
2. Về kĩ năng:- Rèn luyện Về kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
3. Về thái độ : - BVMT và chăn nuôi hợp lý
 - Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến huyết áp, ứng dụng những hiểu biết vào thực tiễn cuộc sống.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
1. Phương pháp
1. Quan sát tranh – tìm tòi
2. Vấn đáp.
3. Thảo luận nhóm
2. Phương tiện:
- Hình 18.1, 18.2, 18.3 SGK.
- Hình 19.1, 19.2, 19.3 và 19.4 SGK.
- Bảng 19.1, 19.2 SGK.
- Máy chiếu.
- PHT
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC : 
1.Ổn định tổ chức :
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Tên HS vắng
11A1



11A2



11A3



11A5



2. Kiểm tra bài cũ:	
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.
TT1 : Dựa trên hình ảnh em hãy cho biết :
- Hệ tuần hoàn ở động vật có cấu tạo như thế nào?
- Chức năng của hệ tuần hoàn?
TT2 : HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.
TT3 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
* Hoạt động 2: Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật .
TT1 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục II.1, quan sát hình ảnh và hoàn thành PHT sau (PHT số 1) 

HTH hở
HTH kín
Đại diện


Cấu tạo


Đường đi của máu


Đặc điểm



TT2 : HS nghiên cứu SGK, hoạt động nhóm→ trả lời câu hỏi.
TT3 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
TT4: Câu hỏi mở rộng, thảo luận
Em hãy cho biết ưu điểm của HTH hở so với HTH kín?
Tại sao côn trùng có kích thước nhỏ nhưng vẫn hoạt động mạnh?
TT5: Hs thảo luân, vận dụng kiến thức đã học để trả lời. GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
TT6 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục II.2, quan sát hình ảnh minh họa và hoàn thành PHT số 2. 

HTH đơn
HTH kép
Đại diện


Cấu tạo tim


Số vòng TH


Áp lực, vận tốc máu


TT7 : HS nghiên cứu SGK, hoạt động nhóm→ trả lời câu hỏi.
Ưu điểm của HTH đơn so với HTH kép?
TT8 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
* Hoạt động 3: Hoạt động của tim.
TT1 : GV nêu thí nghiệm : Khi tim ếch được cắt rời khỏi cơ thể vẫn co bóp một lúc sau mới dừng hẳn→ tim có khả năng hoạt động tự động. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi :
- Tim có khả năng hoạt động tự động là do cấu trúc nào của tim qui định?
* GV yêu cầu HS quan sát hình 19.1 kết hợp nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi :
- Hệ dẫn truyền của tim gồm những thành phần nào ? Vai trò của các thành phần đó ?
TT2 : HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.
TT3 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
TT4: Tính tự động của tim có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
TT5 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi :
- Chu kì hoạt động của tim là gì? Mỗi chu kì tim gồm mấy pha?
-Thế nào là nhịp tim? Cách xác định nhịp tim? Cho biết mối quan hệ giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể.
- Nghiên cứu hình 19.3 và bảng 19.2 sau đó mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch và giải thích tại sao có sự biến động đó ?
TT6 : HS nghiên cứu SGK, hình 19.3 và bảng 19.2, thảo luận → trả lời câu hỏi.
TT7 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
* Hoạt động 4:Tìm hiểu hoạt động của hệ mạch.
TT1 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục V.1, quan sát hình trả lời câu hỏi: 
Cấu trúc của hệ mạch ntn?
TT2 : HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.
TT3 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
TT4 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK
Và trả lời câu hỏi:
Vận tốc máu là gi?
Cho biết mối quan hệ giữa vận tốc máu và tổng tiết diện của mỗi loại mạch?
TT5 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
TT6 : GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK
Và trả lời câu hỏi:
Huyết áp là gì?
Phân loại?
Các tác nhân làm thay đổi HA?
Em có nhận xét gì về sự thay đổi huyết áp trong hệ mạch?
 TT7 : HS nghiên cứu SGK, quan sát tranh → trả lời câu hỏi.
TT8 : GV nhận xét, bổ sung → kết luận.
TT9: Giáo viên dấn dắt học sinh liên hệ đến chưng xơ vữa động mạch và cách phòng tránh.
I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.
1. Cấu tạo chung:
- Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi các bộ phận sau :
 + Dịch tuần hoàn (máu và dịch mô)
 + Tim (là 1 cái bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch)
 + Hệ thống mạch máu (ĐM, TM, MM)
2. Chức năng của hệ tuần hoàn:
- Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.
II. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật:
1. Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín:
2.Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.
III. Hoạt động của tim.
1. Tính tự động của tim:
*ĐN: Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim gọi là tính tự động của tim.
* NN: Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim là do hệ dẫn truyền tim. 
* Hệ dẫn truyền tim bao gồm : nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puoockin.
+ Nút xoang nhĩ:
-Vị trí: thành TN phải
- Vai trò: Tự phát xung điện → xung điện lan ra khắp cơ TN làm TN co→ rồi lan đến nút nhĩ thất.
+ Nút nhĩ thất:
-Vị trí: nằm giữa TN và TT
- Vai trò: tiếp nhận xung điện từ nút xoang nhĩ để truyền đến bó His → đến mạng Puốckin → lan khắp cơ TT →TT co.
+ Bó His và mạng Puốckin
Dẫn truyền xung đến TT theo chiều từ dưới lên trên.
*Kết quả: 2 TN co → máu TN →TT
 2 TT co → máu TT →ĐM
2. Chu kì hoạt động của tim:
*KN chu kỳ tim: Tim hoạt động theo chu kì. Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha giãn chung.
*Vd: Ở người 1 chu kỳ tim 0,8s trong đó TN co 0,1s; TT co 0,3s; giãn chung 0,4s. → thời gian nghỉ nhiều hơn thời gian làm việc
* Nhịp tim: là số chu kỳ tim trong 1 phút.
VD: ở người nhịp tim TB là 75 lần/phút
Nhịp tim ở các loài ĐV khác nhau. ĐV có kích thước càng nhỏ thì tim đập càng nhanh và ngược lại
IV. Hoạt động của hệ mạch:
1. Cấu trúc của hệ mạch:
- Hệ mạch bao gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.
2. Vận tốc máu:
- Là tốc độ máu chảy trong một giây
- Vận tốc máu trong hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
- Ý nghĩa: Ở ĐM máu chảy nhanh để đến cơ quan nhanh; ở mao mạch chậm để TĐC hiệu quả.
2. Huyết áp:
- KN: Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. 
- Phân loại: 
+ Huyết áp tâm thu (HA tối đa) ứng với lúc tim co đẩy máu vào động mạch.
+ Huyết áp tâm trương (HA tối thiểu) ứng với lúc tim dãn
+ VD: ở người HA 110/70 mmHg
-Các tác nhân làm thay đổi huyết áp: là các tác nhân làm thay đổi lực co tim, khối lượng máu, độ quánh máu, sự đàn hồi mạch máu.
- Biến động HA trong hệ mạch: Từ ĐMC →TMC huyết áp giảm dần trong hệ mạch. Do ma sát của máu với thành mạch và ma sát giữa các phân tử máu.
Đáp án PHT số 1:
HTH hở
HTH kín
Đại diện
Đa sô động vật thân mềm, chân khớp
Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống
Cấu tạo
Không có mao mạc
Có mao mạch
Đường đi của máu
Tim – Động mạch – Khoang cơ thể - Tĩnh mạch - Tim
Tim – Động mạch – Mao mạch - Tĩnh mạch - Tim
Đặc điểm
- Hệ tuần hoàn hở có 1 đoạn máu đi ra khỏi mạch máu và trôn lẫn với dịch mô.
 - Máu chảy dưới áp lực thấp và chảy chậm

- Hệ tuần hoàn kín có máu lưu thông liên tục trong mạch kín
- Máu chảy dưới áp lực cao hoặc trung bình và chảy nhanh
Đáp án PHT số 2:
HTH đơn
HTH kép
Đại diện
Cá
Lưỡng cư, bò sát, chim, thú
Cấu tạo tim
2 ngăn
3 hoặc 4 ngăn
Số vòng TH
1 vòng
2 vòng
Áp lực, vận tốc máu
Máu chảy chậm với áp lực trung bình
Máu chảy nhanh với áp lực cao

4. Củng cố:
Câu 1: Trong hệ tuần hoàn kép vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì?
Trao đổi khí ở cơ quan để cung cấp Oxi cho các tế bào, mô, cơ quan
Trao đổi khí ở phổi để cung cấp Oxi cho máu
Trao đổi khí ở cơ quan để cung cấp Cacbonic cho các tế bào, mô, cơ quan
Trao đổi khí ở phổi để cung cấp Cacbonic cho máu
Câu 2: Hoạt động của tim có tính tự động là do:
Nút nhĩ thất có khả năng tự phát nhịp xung, nút xoang nhĩ nhận và truyền xung theo bó HIS tới mạng Pruoc-kin
Nút nhĩ thất, nút xoang nhĩ đều có khả năng tự phát nhịp xung và truyền theo bó HIS tới mạng Pruoc-kin
Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát nhịp xung, nút nhĩ thất nhận và truyền xung theo bó HIS tới mạng Pruoc-kin
Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó HIS, mạng Pruoc-kin đều có khả năng tự phát nhịp
Câu 3: Nam đếm mạch đập ở cổ tay Hoàng và cho biết: "Nhịp tim của bạn trung bình là 75 nhịp/phút". Như vậy, một chu kỳ tim của Hoàng là:
0,6 giây
7,5 giây
0,8 giây
10 giây
Câu 4: Trong hệ tuần hoàn kép, vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì?
Trao đổi khí ở cơ quan để cung caaos Oxi cho các tế bào, mô, cơ quan
Trao đổi khí ở phổi để cung cấp Oxi cho máu
Trao đổi khí ở cơ quan để cung cấp khí Cacbonic cho các tế bào, mô, cơ quan
Trao đổi khí ở phổi để cung cấp Cacbonic cho máu
5. Hướng dẫn về nhà:
- Trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_11_bai_1819_tuan_hoan_mau_vu_thu_trang.doc
  • docphiêu tt gv dự thi.doc
  • docxBT kiemtra 20cautracnghiem.docx