Giáo án Sinh học Lớp 11 - Tiết 37-39: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Năm học 2020-2021
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC
Nêu được khái niệm ST & PT ở động vật.
Phân biệt được sự phát triển không qua biến thái, biến thái hoàn toàn & biến thái không hoàn toàn.
- Kể tên 1 số loại hoóc môn ảnh hưởng lên sự sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và không có xương sống.
- Hiểu được vai trò của các loại hoóc môn đối với sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và không có xương sống
- Nêu được một số nhân tố môi trường và mức độ ảnh hưởng của chúng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
- Hiểu một số biện pháp điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người, từ đó vận dụng vào thực tiễn.
- Học hinh trình bày được các giai đoạn chủ yếu của quá trình sinh trưởng và phát triển của một hoặc một số loài
động vật.
B. MỤC TIÊU DẠY HỌC
I. Phát triển năng lực:
1. Năng lực sinh học
1.1 Nhận thức sinh học (ký hiệu: SH1)
Nêu được khái niệm ST & PT ở động vật.
Dựa vào sơ đồ vòng đời, trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật.
Phân biệt được sự phát triển không qua biến thái, biến thái hoàn toàn & biến thái không hoàn toàn.
- Kể tên 1 số loại hoóc môn ảnh hưởng lên sự sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và không có xương sống
- Hiểu được vai trò của các loại hoóc môn đối với sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và không có xương sống
- Nêu được một số nhân tố môi trường và mức độ ảnh hưởng của chúng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
1.2 Tìm hiểu thế giới sống (ký hiệu: SH2)
- Quan sát sự sinh trưởng và phát triển của động vật ngoài thực tế hoặc xem phim, ảnh .
1.3 Vận dụng kiến thức (ký hiệu: SH3)
- Ứng dụng hiểu biết về ST & PT ở động vật trong thực tiễn sản xuất chăn nuôi để chăm sóc vật nuôi cũng như biết cách tiêu diệt sinh vật có hại.
- Từ những kiến thức về ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài đến sinh trưởng, phát triển của động vật có xương sống, học sinh nâng cao được ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
2. Năng lực chung
- Năng lực quan sát: Quan sát các hình SGK và rút ra kiến thức về đặc điểm của phát triển không qua biến thái và qua biến thái.
- Năng lực hợp tác: Làm việc nhóm cùng nhau, biết phân công và thực hiện công việc, phối hợp hoàn thành nhiệm vụ nhóm được giao.
- Năng lực giao tiếp: Trao đổi, rèn luyện ngôn ngữ nói và cách diễn đạt.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống:
+ Ứng dụng hiểu biết về ST & PT ở động vật trong thực tiễn sản xuất chăn nuôi để chăm sóc vật nuôi cũng như biết cách tiêu diệt sinh vật có hại.
+ Từ đó biết giải thích được một số hiện tượng sinh lý ở động vật và người.
Ngày soạn: 2.3.2021 Ngày giảng: TIẾT 37, 38, 39 - CHỦ ĐỀ: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC - Nêu được khái niệm ST & PT ở động vật. - Phân biệt được sự phát triển không qua biến thái, biến thái hoàn toàn & biến thái không hoàn toàn. - Kể tên 1 số loại hoóc môn ảnh hưởng lên sự sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và không có xương sống. - Hiểu được vai trò của các loại hoóc môn đối với sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và không có xương sống - Nêu được một số nhân tố môi trường và mức độ ảnh hưởng của chúng đến sinh trưởng và phát triển của động vật. - Hiểu một số biện pháp điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người, từ đó vận dụng vào thực tiễn. - Học hinh trình bày được các giai đoạn chủ yếu của quá trình sinh trưởng và phát triển của một hoặc một số loài động vật. B. MỤC TIÊU DẠY HỌC I. Phát triển năng lực: 1. Năng lực sinh học 1.1 Nhận thức sinh học (ký hiệu: SH1) - Nêu được khái niệm ST & PT ở động vật. - Dựa vào sơ đồ vòng đời, trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật. - Phân biệt được sự phát triển không qua biến thái, biến thái hoàn toàn & biến thái không hoàn toàn. - Kể tên 1 số loại hoóc môn ảnh hưởng lên sự sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và không có xương sống - Hiểu được vai trò của các loại hoóc môn đối với sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và không có xương sống - Nêu được một số nhân tố môi trường và mức độ ảnh hưởng của chúng đến sinh trưởng và phát triển của động vật. 1.2 Tìm hiểu thế giới sống (ký hiệu: SH2) - Quan sát sự sinh trưởng và phát triển của động vật ngoài thực tế hoặc xem phim, ảnh . 1.3 Vận dụng kiến thức (ký hiệu: SH3) - Ứng dụng hiểu biết về ST & PT ở động vật trong thực tiễn sản xuất chăn nuôi để chăm sóc vật nuôi cũng như biết cách tiêu diệt sinh vật có hại. - Từ những kiến thức về ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài đến sinh trưởng, phát triển của động vật có xương sống, học sinh nâng cao được ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. 2. Năng lực chung - Năng lực quan sát: Quan sát các hình SGK và rút ra kiến thức về đặc điểm của phát triển không qua biến thái và qua biến thái. - Năng lực hợp tác: Làm việc nhóm cùng nhau, biết phân công và thực hiện công việc, phối hợp hoàn thành nhiệm vụ nhóm được giao. - Năng lực giao tiếp: Trao đổi, rèn luyện ngôn ngữ nói và cách diễn đạt. - Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống: + Ứng dụng hiểu biết về ST & PT ở động vật trong thực tiễn sản xuất chăn nuôi để chăm sóc vật nuôi cũng như biết cách tiêu diệt sinh vật có hại. + Từ đó biết giải thích được một số hiện tượng sinh lý ở động vật và người. II. Phẩm chất hướng tới: - Chăm chỉ: tìm tòi, sáng tạo và sáng tạo trong học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường. - Tính trung thực: trung thực trong quá trình học tập. III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên: Phiếu học tập; Chuẩn bị các phương tiện để trình chiếu kênh hình. 2. Học sinh: Nghiên cứu nội dung bài học theo yêu cầu của giáo viên. - Chuẩn bị sản phẩm theo yêu cầu giáo viên. - Báo cáo sản phẩm. IV. Chuỗi các hoạt động học HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV trình chiếu hình ảnh vòng đời của bướm và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu các giai đoạn phát triển của bướm.Vì sao sâu bướm phá hoại mùa màng ghê gớm trong khi bướm trưởng thành không phá hoại mùa màng? - GV đặt câu hỏi có vấn đề + Trong chăn nuôi, vì sao gà công nghiệp lớn với tốc độ nhanh hơn và có kích thước khi trưởng thành lớn hơn nhiều so với gà ri ở Việt Nam? + Hãy nêu những hiểu biết của em về bệnh bướu cổ? 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - Khuyến khích học sinh trình bày kết quả hoạt động học. - Xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý. - Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh suy nghĩ để trả lời những yêu cầu của GV 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời những vấn đề GV đặt ra và thảo luận B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu: Khái niệm về sinh trưởng, phát triển 1.1. Mục tiêu của hoạt động - Nêu được khái niệm ST & PT ở động vật. - Phát triển NL giao tiếp & hợp tác. 1.2. Tổ chức hoạt động HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: -GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK phần I, thảo luận. Nhóm 1,2,3: Thế nào là sinh trưởng ? Cho ví dụ? Nhóm 4,5,6 : Thế nào là phát triển? Cho ví dụ? Nhóm 7,8: ? Thế nào là biến thái ?Dựa vào biến thái , chia PT của động vật thành những kiểu nào? 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung. - GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí. - GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức. 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thảo luận theo bàn và đưa ra phương án đúng. 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày. - HS trả lời. - Thư kí nộp sản phẩm cho GV. - HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện I . Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật 1. Sinh trưởng ST là quá trình thay đổi về số lượng (tăng kích thước và khối lượng của cơ thể ) nhờ tăng số lượng và kích thước tế bào. 2. Phát triển: Phát triển là sự biến đổi hình thái, sinh lí từ hợp tử đến giai đoạn trưởng thành, bao gồm giai đoạn phôi và hậu phôi. 3. Các kiểu PT ở ĐV ST và PT của động vật có thể trải qua biến thái hoặc không qua biến thái . Hoạt động 2. Tìm hiểu: Các kiểu sinh trưởng và phát triển ở động vật 1.1. Mục tiêu của hoạt động - Phân biệt được sự phát triển không qua biến thái, biến thái hoàn toàn & biến thái không hoàn toàn. - Phát triển NL giao tiếp & hợp tác, phân tích, so sánh. 1.2. Tổ chức hoạt động HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Cho phiếu học tập Nhóm 1,2,3: Điền thông tin vào cột phát triển không qua biến thái. Nhóm 4,5,6: Điền thông tin vào cột phát triển qua biến thái hoàn toàn. Nhóm 7,8: Điền thông tin vào cột phát triển qua biến thái không hoàn toàn. 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - Khuyến khích học sinh trình bày kết quả hoạt động học. - Xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý. - Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh và chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh và chiếu nội dung ghi nhớ cho từng mục (Sau khi từng nhóm báo cáo) - Bổ sung thêm các kiến thức khác. 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ. - Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm. 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - Các nhóm khác có ý kiến bổ sung. II. Các kiểu sinh trưởng và phát triển ở động vật ( Nội dung theo đáp án phiếu học tập) Phiếu học tập Kiến thức Đặc điểm Ví dụ Phát triển không qua biến thái Phát triên qua biến thái hoàn toàn Phát triển qua biến thái không hoàn toàn Đáp án phiếu học tập Kiến thức Đặc điểm Ví dụ Phát triển không qua biến thái Con non có đặc điểm về cấu tạo, hình thái, sinh lí tương tự con trưởng thành. Quá trình lớn lên của chúng chỉ là sự thay đổi về kích thước. Đông vật có xương sống ( cá, chim, thú ) Động vật không xương sống (mực, giun đất) Phát triên qua biến thái hoàn toàn Ấu trùng sinh ra có cấu tạo, hình dạng và sinh lí rất khác con trưởng thành. Quá trình lớn lên phải trải qua nhiều giai đoạn biến đổi về hình thái để trưởng thành. Bướm, ếch nhái. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn Ấu trùng gần giống con trưởng thành về hình thái, cấu tạo, sinh lí. Quá trình lớn lên phải trải qua nhiều lần lột xác để trưởng thành. Châu chấu. Hoạt động 3. Tìm hiểu: Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật 1.1. Mục tiêu của hoạt động - Kể tên 1 số loại hoóc môn ảnh hưởng lên sự sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và không có xương sống. - Hiểu được vai trò của các loại hoóc môn đối với sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và không có xương sống - Phát triển NL giao tiếp & hợp tác. 1.2. Tổ chức hoạt động HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Cho phiếu học tập Nhóm 1,2,3: 1. Quan sát tranh hình 38.1 kết hợp nội dung sách giáo khoa tìm hiểu nơi sản sinh và tác dụng của hoocmon sinh trưởng. 2. Hình 38.2 minh họa 3 loại người: người bình thường, người khổng lồ và người bé nhỏ. Hãy chỉ ra trường hợp nào là do tuyến yên sản xuất ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmon sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em? Giải thích. Nhóm 4, 5,6: 1. Quan sát tranh hình 38.1 kết hợp nội dung sách giáo khoa tìm hiểu nơi sản sinh và tác dụng của hoocmon tirôxin. 2. Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu Iot thì trẻ em sẽ chậm lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp? Nhóm 7,8: 1. Quan sát tranh hình 38.1 kết hợp nội dung sách giáo khoa tìm hiểu nơi sản sinh và tác dụng của hoocmon sinh dục. 2. Tại sao gà trống con, sau khi cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường: mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục? 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh và chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ. - Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm. 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - Các nhóm khác có ý kiến bổ sung. I. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật 1. Các nhân tố bên trong. a. Các hoocmôn ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống - Nội dung ở phiếu học tập số 1 - Đối với lưỡng cư: Tirôrin gây biến thái từ nòng nọc thành ếch. Thiếu tirôxin, nòng nọc không biến thành ếch được b. Các hoocmôn ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống (HS tự đọc) Hoạt động 4. Tìm hiểu: Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật 1.1. Mục tiêu của hoạt động - Nêu được một số nhân tố môi trường và mức độ ảnh hưởng của chúng đến sinh trưởng và phát triển của động vật. - Phát triển NL giao tiếp & hợp tác. 1.2. Tổ chức hoạt động HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Nhóm 1,2: 1. Hãy cho biết những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển ở động vật như thế nào? 2. Tại sao thức ăn có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. Nhóm 3,4: 3. Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng và phát triển của động vật? 4. Thế nào là động vật biến nhiệt và hằng nhiệt? Cho VD? Tại sao khi trời rét lại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật biến nhiệt và hằng nhiệt? Nhóm 5,6: 5. Ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật như thế nào? 6. Tại sao cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của trẻ? Nhóm 7,8: 7. Hãy kể một số chất độc hại ảnh hưởng đến ST Và PT ở động vật? Một số ảnh hưởng của chúng đến ST và PT ở động vật? S 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh và chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ. - Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm. 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - Các nhóm khác có ý kiến bổ sung. I. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật 2. Các nhân tố bên ngoài. a. Thức ăn: ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng. - Cấu tạo tế bào, cơ quan. - Cung cấp năng lượng. b. Nhiệt độ: - Cao, thấp -> tiêu tốn năng lượng. - Hệ E rối loạn -> chậm sinh trưởng, phát triển. c. Ánh sáng: - Ảnh hưởng đến chuyển hoá Canxi để hình thành xương. - Bổ sung nhiệt khi trời rét. d. Chất độc hại: VD: SGK. - Chậm sinh trưởng, phát triển. - Ảnh hưởng sự phát triển của bào thai. Hoạt động 5. Tìm hiểu: Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người 1.1. Mục tiêu của hoạt động - Hiểu một số biện pháp điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người, từ đó vận dụng vào thực tiễn. - Phát triển NL giao tiếp & hợp tác. 1.2. Tổ chức hoạt động HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Các nhóm hoàn thành các câu hỏi và báo cáo kết quả Nhóm 1, 2,3: Hiện nay, để cải tạo giống vật nuôi các nhà chọn giống đã áp dụng những biện pháp nào? Hãy nêu một vài VD về cải tạo giống ở trong nước và trên thế giới? Nhóm 4,5,6: Hãy cho biết cải thiện môi trường sống của động vật nhằm mục đích gì? Biện pháp thực hiện như thế nào? Nhóm 7,8: Chất lượng dân số là gì? Cải thiện chất lượng dân số là gì? Biện pháp thực hiện? 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - Khuyến khích học sinh trình bày kết quả hoạt động học. - Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh và chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ. - Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm. 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận II. Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người 1. Cải tạo giống. Chọn lọc nhân tạo, lai giống, công nghệ phôi,... 2. Cải thiện môi trường sống của động vật. - Mục đích: làm thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, tăng năng suất vật nuôi. - Biện pháp: xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển, xây dựng chuồng trại sạch sẽ thoáng mát, vệ sinh. 3. Cải thiện chất lượng dân số. Nâng cao đời sống, cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao, tư vấn di truyền, chống lạm dụng các chất kích thích và giảm thiểu ô nhiễm môi trường Hoạt động 5. Tìm hiểu: Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật. 1.1. Mục tiêu của hoạt động - Học hinh trình bày được các giai đoạn chủ yếu của quá trình sinh trưởng và phát triển của một hoặc một số loài động vật. - Phát triển NL thực hành, quan sát thực tế giới sống. 1.2. Tổ chức hoạt động HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG Yêu cầu HS tự thực hiện ở nhà. HS tự thực hiện ở nhà. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Những động vật nào sau đây có kiểu sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn? A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ. B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi. C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua. D. Châu chấu, ếch, muỗi. Câu 2. Ý nào sau đây đúng khi nói về phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn ? A. Con non có đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành. B. Con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý. C. Con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành. D. Con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành. Câu 3. Ở động vật, PT qua biến thái không hoàn toàn có đặc điểm là: A. Qua hai lần lột xác. B. Con non gần giống con trưởng thành. C. Qua 3 lần lột xác. D.Con non giống con trưởng thành. Câu 4: Sinh trưởng của cơ thể động vật là: A. quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể. B. quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào. C. quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể. D. quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể. Câu 5: Động vật nào sau đây có kiểu sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn? A. Thỏ B. Ruồi. C. Bướm. D. Châu chấu Câu 6. Sơ đồ phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm theo thứ tự nào sau đây? A. Trứng à sâu à nhộng à bướm B. Bướm à sâu à trứng à nhộng à bướm C. Bướm à nhộng à sâu à trứng à bướm D. Bướm à nhộng à trứng à sâu à bướm Câu 7. Sự sinh trưởng và phát triển của giai đoạn phôi ở động vật đẻ trứng theo sơ đồ nào sau đây. A. Hợp tử à mô và các cơ quan à phôi B. Phôi à hợp tử à mô và các cơ quan C. Phôi à mô và các cơ quan à hợp tử D. Hợp tử à phôi à mô và các cơ quan TỰ LUẬN: 1. Vào thời kì dậy thì của nam và nữ, hoocmon nào được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và tâm lí? 2. Tại sao vào những ngày mùa động cần cho gia súc non ăn nhiều hơn? 3. Để cơ thể sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh cần chú ý những vấn đề gì? ĐA 1. - Tuổi dậy thì của nam và nữ hooc môn do tinh hoàn và buồng trứng tiết ra làm cơ thể thay đổi. - Hoạt động tiết hooc môn này chịu sự điều khiển của tuyến yên. 2. Nhiệt độ thấp à cơ thể mất nhiệt nhiều vào môi trường à quá trình chuyển hóa của cơ thể tăng để cung cấp nhiết à tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng à cung cấp nhiều thức ăn để bù đắp lại lượng chất hữu cơ ttieeu hao 3.+ Ăn uống đầy chủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là đối với cơ thể đang lớn. + Kiểm tra sức khoẻ thường xuyên để phát hiện bệnh tật có liên quan đến chế độ dinh dưỡng. + Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Tại sao mèo là động vật hằng nhiệt, nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài nhưng lại thường xuyên phơi nắng? 2. Cần làm gì để tránh nguy cơ bị bướu cổ? ĐA 1. Do cơ thể mèo chỉ có tiền vitamin D. Các tiền vitamin D này được tích lũy trên bộ lông. Mèo phơi nắng để chuyển hóa thành vitamin D. Sau mỗi lần phơi nắng xong mèo lại liếm bộ lông của mình đó chính là cách để mèo bổ sung vitamin D cho cơ thể. 2. Cần làm gì để tránh nguy cơ bị bướu cổ? - Ăn các thức ăn giàu iod như cá, mắm tôm, nước mắm..., nhất là các thức ăn có nguồn gốc từ biển, dùng nước sạch, cải thiện điều kiện nhà ở, trồng cây phủ xanh đồi trọc chống xói mòn đất nhằm giúp giữ các yếu tố vi lượng trong đất, chữa trị kịp thời các bệnh về đường tiêu hóa và nhất là dùng thuốc hợp lý... - Dùng muối iod là phương pháp phòng bệnh rất tốt. - Ngoài ra, có thể dùng các loại dầu iod theo chỉ định của bác sĩ để phòng bướu cổ đơn thuần.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_11_tiet_37_39_sinh_truong_va_phat_trien.doc