Giáo án Sinh học Lớp 11 - Tiết 43, Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Nhận thức sinh học - Nêu được khái niệm chung về sinh sản, sinh sản vô tính ở thực vật (1)
- Nêu được khái niệm các hình thức sinh sản vô tính và cơ sở sinh học của các hình thức này. (2)
- Giải thích được cơ sở sinh học của các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật. (3)
- Nêu được vai trò của các hình thức sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người (4)
Tìm hiểu thế giới sống - Tìm hiểu các hình thức sinh sản vô tính trong tự nhiên (5)
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học - Vận dụng trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp (6)
-Thực hành tại nhà: Giâm, chiết, ghép một số giống cây (7)
NĂNG LỰC CHUNG
Giao tiếp và hợp tác Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm (8)
Tự chủ và tự học Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về sinh sản vô tính ở thực vật (9)
Giải quyết vấn đề và sáng tạo Đề xuất một số biện pháp nhân giống hoa, cây cảnh bằng nhân giống vô tính kết hợp tạo dáng thế (10)
3. Phẩm chất
Chăm chỉ Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công (11)
Trách nhiệm Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công (12)
Trung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về những công việc đã làm (13)
Chương IV: SINH SẢN A. SINH SẢN Ở THỰC VẬT Tiết 43. Bài 41: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm sinh sản, sinh sản vô tính ở thực vật. - Trình bày được cơ sở sinh học của các phương pháp nhân giống sinh sản sinh dưỡng ở thực vật. - Nêu được vai trò của các hình thức sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người. - Giải thích được cơ sở sinh học của các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật. - Vận dụng sinh sản vô tính trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp. 2. Năng lực: Năng lực Mục tiêu Mã hóa NĂNG LỰC ĐẶC THÙ Nhận thức sinh học - Nêu được khái niệm chung về sinh sản, sinh sản vô tính ở thực vật (1) - Nêu được khái niệm các hình thức sinh sản vô tính và cơ sở sinh học của các hình thức này. (2) - Giải thích được cơ sở sinh học của các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật. (3) - Nêu được vai trò của các hình thức sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người (4) Tìm hiểu thế giới sống - Tìm hiểu các hình thức sinh sản vô tính trong tự nhiên (5) Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học - Vận dụng trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp (6) -Thực hành tại nhà: Giâm, chiết, ghép một số giống cây (7) NĂNG LỰC CHUNG Giao tiếp và hợp tác Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm (8) Tự chủ và tự học Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về sinh sản vô tính ở thực vật (9) Giải quyết vấn đề và sáng tạo Đề xuất một số biện pháp nhân giống hoa, cây cảnh bằng nhân giống vô tính kết hợp tạo dáng thế (10) 3. Phẩm chất Chăm chỉ Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công (11) Trách nhiệm Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công (12) Trung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về những công việc đã làm (13) II.Thiết bị dạy học và học liệu: 1. Giáo viên: - Video sinh sản vô tính ở động vật, đẻ con của động vật, quy trình nuôi cấy mô. - Hình ảnh về sinh sản ở thực vật ( vô tính, hữu tính). - Tranh hình SGK - Phiếu học tập. 2. Học sinh: - Đọc trước SGK, tìm kiếm tài liệu có liên quan về sinh sản vô tính ở thực vật trên intenet -Tiến hành làm sưu tầm mẫu vật về sinh sản vô tính, tự thực hành nhân giống vô tính bằng giâm, chiết, ghép tại nhà trước khi tiến hành tại lớp 2 tuần III. Tiến trình dạy học * Ổn định tổ chức: A. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC TẬP (5 phút) 1. Mục tiêu: - Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, đồng thời HS xác định được nội dung cần tìm hiểu: + Khái niệm sinh sản ở thực vật + Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng 2. Nội dung: -Hoạt động cá nhân: + HS Xem video sinh sản ở động vật. + HS xem một số hình ảnh về sinh sản ở thực vật ( vô tính, hữu tính). +Trả lời câu hỏi: Sinh sản là gì? Có những hình thức sinh sản nào ở sinh vật? Ý nghĩa của sinh sản đối với sinh vật? 3. Sản phẩm học tập: Trả lời câu hỏi GV đưa ra và suy nghĩ về sự liên quan giữa video đã xem với nội dung bài học cần tìm hiểu 4. Cách thức hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS xem video và các hình ảnh về sinh sản ở TV và ĐV - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau khi xem video, quan sát các hình ảnh: Sinh sản là gì? Có những hình thức sinh sản nào ở sinh vật? Ý nghĩa của sinh sản đối với sinh vật? - HS xem video và suy ngẫm – trả lời câu hỏi của GV Bước 3: Báo cáo – Thảo luận: - GV gọi 1 số HS trả lời câu hỏi đã nêu - HS trả lời trên cơ sở hiểu biết của mình Bước 4: Kết luận- Nhận định: Trên cơ sở câu trả lời của HS, GV kết luận về khái niệm sinh sản và những nội dung cần tìm hiểu trong bài sinh sản vô tính ở thực vật * Kết luận: I. Khái niệm chung về sinh sản: - Sinh sản là quá trình tạo ra các thể mới đảm bảo sự phát triến liên tục của loài. - Có 2 kiểu: Sinh sản vô tính và hữu tính. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( KHÁM PHÁ) Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm chung về sinh sản, sinh sản vô tính ở thực vật a. Mục tiêu: (1), (8), (13) b. Nội dung: - Hoạt động cá nhân và cặp đôi: HS quan sát hình ảnh sinh sản vô tính, hữu tính của thực vật, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Trả lời được câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu học sinh quan sát một số hình ảnh về sinh sản, sinh sản vô tính và hữu tính của thực vật - Yêu cầu học sinh kết hợp đọc SGK- thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi sau: + Trong các hình ảnh trên hình nào là sinh sản vô tính ở thực vật? + Phát biểu khái niệm sinh sản vô tính ở thực vật là gì? Tiếp nhận nhiệm vụ học tập Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: Định hướng, giám sát. Thảo luận cặp đôi tìm nội dung để trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. Bước 3. Báo cáo, thảo luận. - GV yêu cầu đại diện một số HS trả lời các câu hỏi, HS còn lại nhận xét, bổ sung. - HS trả lời câu hỏi khi GV chỉ định hoặc xung phong. - Lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4. Kết luận, nhận định - GV nhận xét đúng- sai câu trả lời của HS và đưa ra câu trả lời chính xác, rồi tiểu kết - Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV *GV kết luận I. Khái niệm chung về sinh sản II. Sinh sản vô tính ở thực vật 1. 1. Sinh sản vô tính là gì? 1. Khái niệm: Là kiểu sinh sản không có sự hợp nhất các giao tử đực và cái (không có sự tái tổ hợp di truyền), con cái giống nhau và giống mẹ Hoạt động 2: Tìm hiểu các hình thức sinh sản vô tính ở động vật a. Mục tiêu: (2), (3),(5, (7),(8), (9), (11), (12), (13). b. Nội dung: *Ở nhà: các nhóm sưu tầm mẫu vật về sinh sản vô tính của các cây: Dương xỉ, lá bỏng, cỏ gấu, sắn * Tại lớp: HS quan sát mẫu vật hình ảnh, đọc SGK- thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập. c. Sản phẩm học tập: - Mẫu vật sưu tầm được - Nội dung phiếu học tập. d.Tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ * Ở nhà: - Chuẩn bị từ hôm trước khi đến lớp: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm làm nhiệm vụ sau: + Sưu tầm các mẫu vật về sinh sản bằng bào tử ( Cây dương xỉ có lá đang hình thành bào tử) và sinh sản sinh dưỡng tự nhiên ( Cây cỏ gấu, cây lá bỏng được giâm ở đất đã mọc cây con, sắn ) * Tại lớp: - GV yêu cầu HS nộp mẫu vật theo nhóm - Yêu cầu HS quan sát mẫu vật của các nhóm và quan sát thêm một số hình ảnh về sinh sản bằng bào tử, sinh sản sinh dưỡng và thảo luận nhóm ( sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn) hoàn thành phiếu học tập sau: Phiếu học tập số 1 Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật Các hình thức Ví dụ Đặc điểm Bào tử Sinh dưỡng Rễ Thân Lá Cơ sở sinh học Tiếp nhận nhiệm vụ học tập Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: -Gv yêu cầu trưng bày mẫu vật theo vị trí - Định hướng, giám sát: Giúp đỡ những nhóm yếu *Về nhà: các nhóm phân công sưu tầm mẫu vật *Tại lớp: -Các nhóm nộp mẫu vật -Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập: ( sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn: Phân công nhiệm vụ từng thành viên viết ý kiến cá nhân vào các góc bảng nhóm rồi thống nhất ý kiến ghi vào trung tâm bảng nhóm) Bước 3. Báo cáo, thảo luận. - Các nhóm nộp sản phẩm là bảng nhóm có nội dung phiếu học tập - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trả lời các câu hỏi, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. - Báo cáo nội dung thảo luận. - Lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4. Kết luận, nhận định - GV nhận xét sản phẩm và phần trình bày của các nhóm và kết luận - Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV - Hoàn chỉnh phiếu học tập *GV kết luận: 2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật Phiếu học tập số 1 Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật Các hình thức Ví dụ Đặc điểm Bào tử Rêu, dương xỉ Cơ thể con sinh ra từ bào tử Sinh dưỡng Rễ Cỏ gấu Cơ thể con mọc lên từ rễ ( Một phần cơ thể mẹ) Thân Sắn Cơ thể con mọc lên từ thân ( Một phần cơ thể mẹ) Lá Thuốc bỏng Cơ thể con mọc lên từ lá ( Một phần cơ thể mẹ) Cơ sở sinh học Nhờ quá trình nguyên phân nên con sinh ra luôn giống mẹ Hoạt động 3. Tìm hiểu phương pháp nhân giống vô tính a. Mục tiêu: (4), (6), (7), (9), (10), ( 11), (12). b. Nội dung: HS quan sát mẫu vật, đọc SGK - thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập. c. Sản phẩm học tập: - Các cây trồng đã ra rễ sau khi giâm, chiết, ghép trong 2 tuần - Nội dung phiếu học tập. d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ * Ở nhà: Phân công nhiệm vụ trước ít nhất 2 tuần ( Phần này có thể chỉ dừng ở nhiệm vụ giao về nhà cho HS làm và phần báo cáo chuyển sang bài 43: Thực hành) * Tại lớp: Chia lớp thành 8 nhóm để cùng thực hiện nhiệm vụ của phiếu học tập số 2. Mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ như sau: + Nhóm 1, 2: Thực hiện nội dung ghép chồi và ghép cành + Nhóm 3, 4: Thực hiện nội dung chiết cành + Nhóm 5, 6: Thực hiện nội dung giâm cành + Nhóm 7, 8: Thực hiện nội dung nuôi cấy tế bào và mô thực vật. Phiếu học tập số 2 Tìm hiểu các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật Phương pháp Nội dung cơ bản Ý nghĩa Đối tượng áp dụng Ghép chồi và ghép cành Chiết cành Giâm cành Nuôi cấy tế bào mô thực vật - GV yêu cầu đại diện các nhóm HS treo bảng kết quả thảo luận và trình bày báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung. Tiếp nhận nhiệm vụ học tập Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: Định hướng, giám sát: *Giai đoạn ở nhà: + GV đôn đốc thực hiện qua nhóm zalo + Hướng dẫn thêm kỹ thuật giâm, chiết ghép qua zalo * Trên lớp: - Thu sản phẩm thực hành của mỗi nhóm - Yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập vào bảng nhóm - Thu 1 số phiếu báo cáo cá nhân để kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà *Ở nhà: - Trước 2 tuần: Các nhóm cùng nhau nghiên cứu tài liệu trên internet và video giáo viên cung cấp tiến hành thực hành theo yêu cầu của GV - Trước khi đến lớp 1 buổi viết báo cáo theo mẫu GV cho – chụp hình ảnh đính kèm gửi mail cho GV - Mỗi nhóm có thể in 1 bộ ảnh mầu để dùng cho báo cáo tại lớp hoặc quay video quá trình thực hiện gửi cho GV trước buổi học. *Tại lớp: Các nhóm thảo luận thống nhất nội dung ghi vào bảng nhóm, dán đính kèm bộ ảnh Bước 3. Báo cáo, thảo luận. - Yêu cầu các nhóm nộp bảng nhóm cử đại diện trình bày báo cáo - Báo cáo nội dung thảo luận. - Lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4. Kết luận, nhận định - GV nhận xét hoạt động của các nhóm và đánh giá báo cáo thực hành theo tiêu chí: 1. Đúng các bước tiến hành: 3 điểm 2. Có hình ảnh minh họa: 3 điểm 3. Sản phẩm thực hành ra rễ tốt: 4 điểm - GV chốt kiến thức. - Lắng nghe nhận xét, đánh giá và kết luận của GV - Tự hoàn thiện phiếu học tập *Kết luận: Phiếu học tập số 2 Tìm hiểu các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật Phương pháp Nội dung cơ bản Ý nghĩa Đối tượng áp dụng Ghép chồi và ghép cành Lấy một đoạn thân, cành hay chồi của cây này ghép lên thân hay gốc của cây khác (gốc ghép) sao cho ăn khớp à Cây ghép. Phối hợp được các đặc tính tốt của các giống cây khác nhau. Bưởi, cam, táo ta, khế ngọt, hoa giấy, . Chiết cành Chọn cành chiết, cạo lớp vỏ, bọc đất mùn và đợi đến khi ra rễ àCắt rời cành à Đem trồng thành cây mới. Duy trì các đặc tính tốt của cây, rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch Chanh, cam, hồng xiêm, hoa hồng,... Giâm cành Cắt một đoạn thân, lá, rễ hoặc cành, cắm hoặc vùi vào đất ẩm Tạo ra nhiều cây con dễ dàng, nhanh chóng, hệ số nhân giống cao Khoai, sắn, dâu tằm, mía, Nuôi cấy tế bào mô thực vật Lấy tế bào sinh dưỡng ở bất kì ở bộ phận nào của cơ thể thực vật (đỉnh sinh trưởng, củ , lá, bao phấn, hạt phấn, túi phôi ) nuôi cấy trong phòng thí nghiệm (điều kiện vô trùng) (nuôi cấy invitro) à Cây mới à đem trồng + Đảm bảo được tính trạng di truyền mong muốn. + Nhân nhanh được số lượng lớn cây (cây quý hiếm), giá thành rẻ Hoa ly, phong lan, khoai tây, chuối, hoa lan, Hoạt động 4: Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống con người a. Mục tiêu: (4), (6), (7), (9), (10), (11), (12), (13). b. Nội dung: Hoạt động nhóm đôi: Quan sát hình ảnh thành tựu của nhân giống vô tính. Trả lời câu hỏi: - Nêu vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật? - Nêu vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống con người? Lấy ví dụ c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời cho các câu hỏi GV nêu d.Tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Yêu cầu HS quan sát hình ảnh thành tựu nhân giống vô tính ở cây trồng, yêu cầu đọc SGK thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: +- Nêu vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật? + Nêu vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống con người? Lấy ví dụ Tiếp nhận nhiệm vụ học tập Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: Định hướng, giám sát. Thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. Bước 3. Báo cáo, thảo luận. - GV yêu cầu đại diện một số HS trả lời các câu hỏi, các HS còn lại nhận xét, bổ sung. - Báo cáo nội dung thảo luận. - Lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4. Kết luận, nhận định - GV nhận xét đúng- sai câu trả lời của HS, rồi tiểu kết - Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV *Kết luận: t hình ảnh, đọc SGK -thảo luận nhóm ( sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn) hoàn thành phiếu học tập sau: Các nhân tố chi phối sự ra hoa Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ Nhân tố Đặc điểm Ví dụ Tuổi của cây Nhiệt độ thấp Quang chu kỳ Phitocrom Hooc môn ra hoa Tiếp nhận nhiệm vụ học tập Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: Định hướng, giám sát. Thảo luận nhóm tìm nội dung để trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. ( sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn: Phân công nhiệm vụ từng thành viên viết ý kiến cá nhân vào các góc bảng nhóm rồi thống nhất ý kiến ghi vào trung tâm bảng nhóm) Bước 3. Báo cáo, thảo luận. - GV yêu cầu đại diện một số nhóm trả lời các câu hỏi, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. - Báo cáo nội dung thảo luận. - Lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4. Kết luận, nhận định - GV nhận xét đúng- sai câu trả lời của các nhóm và đưa ra câu trả lời chính xác, rồi tiểu kết - Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV *GV kết luận: 4. Vai trò của SSVT đối với đời sống TV và con người. a. Đối với thực vật: - Giúp cây duy trì nòi giống b. Đối với con người trong nông nghiệp: - Duy trì được các tính trạng tốt có lợi cho con người - Nhân nhanh giống cây cần thiết trong thời gian ngắn. - Tạo giống cây sạch bệnh - Phục chế được các giống cây trồng quí đang bị thoái hoá - Giá thành thấp, hiệu quả kinh tế cao. C. LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Trả lời được câu hỏi giáo viên đưa ra để khắc sâu các mục tiêu (1), (2), (3), (4) 2. Nội dung: Hoạt động cá nhân: Chơi trò chơi ai là triệu phú: Trả lời câu hỏi: Câu 1: Sinh sản bào tử có ở những ngành thực vật nào? A. Rêu, hạt trần. B. Rêu, quyết. C. Quyết, hạt kín. D. Quyết, hạt trần. Câu 2: Đa số cây ăn quả được trồng trọt mở rộng bằng: A. Gieo từ hạt. B. Ghép cành. C. Giâm cành. D. Chiết cành. Câu 3: Sinh sản vô tính là: A. Tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái. B. Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái. C. Tạo ra cây con giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái. D. Tạo ra cây con mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái. Câu 4: Sinh sản bào tử là: A. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ bào tử thể và giao tử thể. B. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh do nguyên phân ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể. C. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh do giảm phân ở pha giao tử thể của những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và thể giao tử. D. Tạo ra thế hệ mới từ hợp tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể. Câu 5: Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô? A. Phục chế những cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất. B. Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh. C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền. D. Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống. Câu 6: Những cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành là vì: A. Dễ trồng và ít công chăm sóc. B. Dễ nhân giống nhanh và nhiều. C. để tránh sâu bệnh gây hại. D. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả. Câu 7: Trong thiên nhiên cây tre sinh sản bằng: A. Rễ phụ. B. Lóng. C. Thân rễ. D. Thân bò. Câu 8: Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép là vì: A. Để tránh gió, mưa làm lay cành ghép. B. Để tập trung nước nuôi các cành ghép. C. Để tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá. D. Loại bỏ sâu bệnh trên lá cây. Câu 9: Trong trồng trọt để thu hoạch nhanh những cây rau ngắn ngày, người ta thường dùng phương pháp .(1) .. Với những cây giống muốn nhân nhanh với số lượng lớn, trong thời gian ngắn thì sử dụng phương pháp .(2) Từ thích hợp cho (1) và (2) là A. chiết cành, giâm cành. B. giâm cành, nuôi cấy mô. C. giâm cành, chiết cành. D. giâm cành, gieo hạt. Câu 10: Các cây nào sau đây sinh sản bằng thân rễ? A. Các cây: rau má, dâu tây, sài đất, gừng. B. Các cây: dong riềng, chuối, cỏ gấu. C. Các cây : Khoai tây, nghệ, dâu tây. D. Các cây: Nghệ, dong riềng, gừng, sài đất. Câu 11: Ý nào sau đây là đúng? A.Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của các giao tử đực và cái. B. Trong sinh sản vô tính con cái sinh ra giống nhau và giống cơ thể mẹ. C. Sinh sản bào tử không phải là một hình thức sinh sản vô tính của thực vật. D. Từ một tế bào sinh dưỡng không thể nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng thích hợp để hình thành cây được. E. Một trong những lợi ích của nhân giống vô tính là giữ nguyên được tính trạng di truyền của cây trồng mà con người mong muốn nhờ cơ chế nguyên phân. 3. Sản phẩm học tập: Trả lời đúng các câu hỏi: 1B, 2D, 3B, 4A, 5D, 6D, 7C, 8B, 9B, 10B, 11A,B,E. 4. Tổ chức hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chọn thư ký và trọng tài là 2 bạn HS có ý thức nhất trong lớp. -GV chọn ngẫu nhiên 2 nhóm HS( mỗi nhóm 4 em), lập thành đội 1 và đội 2 yêu cầu trả lời từng câu hỏi, mỗi câu 10 điểm, đội nào có đáp án trước mà đúng sẽ được điểm, đội trả lời trước mà sai đội sau đúng sẽ được điểm - Kết thúc trò chơi tổng kết điểm đội thắng sẽ nhận phần thưởng ( thưởng điểm: 2 điểm/ câu trả lời đúng). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Gv làm quản trò, chiếu câu hỏi của trò chơi HS các nhóm thảo luận nhanh Bước 3: Báo cáo kết quả: Giơ tín hiệu nhanh và giơ bảng đáp án Bước 4: Kết luận và nhận định: - GV tổng kết trò chơi và thưởng điểm cho 4 em đội thắng D. VẬN DỤNG 1. Mục tiêu: (4), (6), (7), (9), (10), (11), (12), (13). 2. Nội dung: Hoạt động cá nhân về nhà: Thực hành giâm hoa hoặc cây trồng và chăm sóc hàng ngày. 3. Sản phẩm học tập: Báo cáo kết quả thực hành: Nhân giống vô tính 4. Tổ chức hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - HS nhận nhiệm vụ: Mỗi cá nhân HS: Thực hành giâm hoa hoặc cây trồng và chăm sóc hàng ngày. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tự tìm kiếm thông tin trên YouTube tham khảo và thực hiện nhiệm vụ độc lập. Bước 3: Báo cáo kết quả: Nộp báo cáo kết quả kèm hình ảnh minh họa gửi vào mail GV trước tiết thực hành nhân giống vô tính. Bước 4: Kết luận và nhận định: Gv đánh giá, điều chỉnh và đưa đáp án.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_11_tiet_43_bai_41_sinh_san_vo_tinh_o_th.doc