Giáo án Sinh học Lớp 11 - Tiết 5+6: Chủ đề "Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật" - Đặng Thị Hải

Giáo án Sinh học Lớp 11 - Tiết 5+6: Chủ đề "Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật" - Đặng Thị Hải

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Trình bày được vai trò sinh lý của nguyên tố nito đối với thực vật.

- Nêu được các nguồn cung cấp nito cho cây và các dạng nito tồn tại trong đất.

- Trình bày được quá trình chuyển hóa nito trong đất và quá trình cố định nito.

- Nêu được các biện pháp bón phân hợp lí và tác dụng tăng năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường.

2. Kĩ năng:

- Phát triển kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin.

- Rèn luyện kĩ năng tính toán lượng phân bón hợp lý cho cây trồng.

- Phát triển kĩ năng lao động, cải tạo đất, tự trồng rau an toàn.

3. Thái độ:

- Ứng dụng các biện pháp bón phân hợp lí để bảo vệ môi trường và tăng năng suất cây trồng.

4. Năng lực

- Hình thành được năng lực quan sát tích cực khi HS nhận biết các triệu chứng khi cây thiếu khoáng và phân biệt các triệu chứng của cây khi thiếu loại khoáng khác nhau.

- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề khi HS tranh luận về các giải pháp bón phân hợp lý, canh tác nông nghiệp hữu cơ.

- Hình thành được năng lực ngôn ngữ thông qua tranh luận về các thuật ngữ khoa học như canh tác nông nghiệp hữu cơ, rau an toàn và rau sạch, khí canh, thủy canh,

- Hình thành năng lực tự học thông qua việc tự lập kế hoạch học tập, nghiên cứu tài liệu.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá

trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề.

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập.

 

docx 12 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 4760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 11 - Tiết 5+6: Chủ đề "Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật" - Đặng Thị Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
 Phần IV:SINH HỌC CƠ THỂ
Chương I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
Tiết 5-6: Chủ đề : DINH DƯỠNG NITO Ở THỰC VẬT
Bài học liên quan: 
Bài 5: Dinh dưỡng nito ở thực vật
Bài 6: Dinh dưỡng nito ở thực vật (tt)
Thời lượng học tập: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Trình bày được vai trò sinh lý của nguyên tố nito đối với thực vật.
Nêu được các nguồn cung cấp nito cho cây và các dạng nito tồn tại trong đất.
Trình bày được quá trình chuyển hóa nito trong đất và quá trình cố định nito.
Nêu được các biện pháp bón phân hợp lí và tác dụng tăng năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng: 
Phát triển kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin.
Rèn luyện kĩ năng tính toán lượng phân bón hợp lý cho cây trồng.
Phát triển kĩ năng lao động, cải tạo đất, tự trồng rau an toàn.
3. Thái độ:
Ứng dụng các biện pháp bón phân hợp lí để bảo vệ môi trường và tăng năng suất cây trồng.
4. Năng lực
- Hình thành được năng lực quan sát tích cực khi HS nhận biết các triệu chứng khi cây thiếu khoáng và phân biệt các triệu chứng của cây khi thiếu loại khoáng khác nhau.
- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề khi HS tranh luận về các giải pháp bón phân hợp lý, canh tác nông nghiệp hữu cơ.
- Hình thành được năng lực ngôn ngữ thông qua tranh luận về các thuật ngữ khoa học như canh tác nông nghiệp hữu cơ, rau an toàn và rau sạch, khí canh, thủy canh, 
- Hình thành năng lực tự học thông qua việc tự lập kế hoạch học tập, nghiên cứu tài liệu.
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá
trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô 
- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập, hoạt đọng cho HS theo các mức độ nhận thức vàtheo định hướng phát triển năng lực.
- Phân nhóm HS và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm ở tiết 1 của chủ đề.
- Giáo viên chuẩn bị phiếu học tập
- Phương tiện, thiết bị dạy học: Một số hình ảnh SGK cơ bản 11, các hình ảnh chụp,
sưu tầm...
- Hình ảnh về chu trình nito trong tự nhiên.
- Hình ảnh về triệu chứng khi cây thiếu các loại nguyên tố khoáng.
- Mẫu một số loại phân bón thường dùng.
- Máy ảnh, máy chiếu, máy vi tính.
2. Học sinh:
- Nghiên cứu trước nội dung chủ đề
- Sưu tầm các tranh ảnh minh họa liên quan đến chủ đề học tập.
- Chuẩn bị các câu hỏi thắc mắc liên quan đến chủ đề.
III. Tổ chức hoạt động học tập
1. Hoạt động khởi động (15 phút)
*/ Ổn định tổ chức:
*/ Hoạt động khởi động:
a) Mục tiêu
1. Mục tiêu
- Tạo tâm thế vui vẻ cho học sinh học bài mới.
- Giúp HS huy động kiến thức, hiểu biết của bản thân về vai trò của nguyên tố nito.
- Kích thích sự tò mò tìm hiểu kiến thức mới, khơi dậy nhu cầu học tập kiến thức mới để vận dụng vào việc tự trồng rau ăn hàng ngày.
b) Nội dung
- GV đặt câu hỏi về các dạng nito tồn tại trong tự nhiên và những dạng nito mà cây sử dụng được? Những dạng nito đó có được từ những nguồn nào? Trong cây tồn tại những dạng nito nào? Sự chuyển hóa giữa các dạng nito do như thế nào? Giải pháp nào góp phần làm tăng độ phì nhiêu cho đất và bảo vệ môi trường.
- GV cho HS quan sát chu trình nito trong tự nhiên.
- HS đặt vấn đề: Qua việc thảo luận và trả lời những câu hỏi trên chúng ta biết được TV đã lấy nito như thế nào, sử dụng nito như thế nào và từ đó có biện canh tác nông nghiệp đem lại hiệu quả cao. Để có câu trả lời rõ ràng hơn chúng ta nghiên cứu nội dung chủ đề Dinh dưỡng nito ở thực vật.
- Giới thiệu chủ đềDinh dưỡng nito ở thực vật
c) Gợi ý kỹ thuật tổ chức
GV dẫn dắt vào chủ đề Dinh dưỡng nito ở thực vật
- Hoạt động của GV: 
- GV yêu cầu học quan sát tranh về chu trình nito và trả lời các câu hỏi của giáo viên
Hoạt động của HS
+ thực hiện nhiệm vụ theo phân công của GV
d) Sản phẩm mong đợi
- HS quan sát và nhận biết được các dạng nito trong tự nhiên, nhận biết được dạng nito cây hấp thụ được.
- Tạo được hứng thú cho HS. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 
Hoạt động 1: Vai trò sinh lý của nguyên tố nito
 Nguồn cung cấp nito tự nhiên cho cây
a) Mục tiêu
- Trình bày được vai trò sinh lý của nguyên tố nito đối với thực vật.
- Nêu được các nguồn cung cấp nito cho cây và các dạng nito tồn tại trong đất.
b) Nội dung
I. Vai trò của nito với thực vật
II. Nguồn cung cấp nito tự nhiên cho cây
c) Gợi ý kỹ thuật tổ chức hoạt động
Câu lệnh:
- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh 5.1 phân biệt được biểu hiện của từng cây trồng trong các dung dịch
- Yêu cầu 2 HS (ngẫu nhiên) quan sát và tái hiện lại kiến thức đã học.
- Yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu hình 5.2/SGK và xác định được các biểu hiện của cây khi thiếu nito
+ Hoạt động của HS: Nhận nhiệm vụ, cá nhân báo cáo nội dung, thảo luận nhóm, ghi chép, nêu và giải quyết vấn đề...
Câu hỏi thảo luận:
- Em hãy cho biết các dạng nito mà cây có thể hấp thu được?
- Vai trò của nitơ đối với sự phát triển của cây?
- Em hãy cho biết biểu hiện của từng cây trồng trong các dung dịch?
- Quan sát hình 5.1, 5.2 em hãy cho biết triệu trứng của thiếu nito ở cây trồng?
- Có thể lấy được nito từ đâu trong tự nhiên?
+ Hoạt động của GV: Chuyển giao nhiệm vụ, hướng dẫn thực hiện, theo dõi trợ giúp, nghiệm thu kết quả, tổng hợp/đánh giá/kết luận 
d) Sản phẩm mong đợi
Vai trò của nitơ: 
- Vai trò chung: Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật.
- Vai trò cấu trúc: 
+ Nitơ là thành phần của hầu hết các hợp chất trong cây (prôtêin, axit nuclêic ) cấu tạo nên tế bào, cơ thể. 
+ Thiếu nitơ làm giảm quá trình tổng hợp prôtêin từ đó sinh trưởng của các cơ quan giảm, xuất hiện màu vàng nhạt trên lá. Màu vàng xuất hiện đầu tiên trên lá già
-Vai trò điều tiết: Tham gia thành phần của các prôtêin - enzim, coenzim ATP, hoocmôn ® điều tiết các quá trình sinh lí, hoá sinh trong tế bào, cơ thể thông qua các hoạt động xúc tác, cung cấp năng lượng và điều tiết trạng thái ngậm nước.
Nguồn cung cấp nito tự nhiên cho cây
Nito trong không khí
Nito trong đất.
Hoạt động 2: Quá trình chuyển hóa nito trong đất và cố định nito
a) Mục tiêu
- Xác định được tên gọi các quá trình chuyển hóa nito trong đất.
- Vẽ sơ đồ chuyển hóa và nêu được tên các nhóm VSV tham gia.
- Nêu được khái niệm cố định nito và viết được PTTQ của quá trình này
-Trình bày được quá trình cố định nito: khái niệm, điều kiên., VSV tham gia, vai trò trong việc cải tạo đất.
b) Nội dung
III.Quá trình chuyển hóa nito trong đất và cố định nito.
1. Quá trình chuyển hóa nito trong đất.
2. Quá trình cố định nito phân tử.
c) Gợi ý kỹ thuật tổ chức hoạt động
Câu lệnh: 
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 6.1 , thảo luận và nêu diễn biến chuyển hóa nito ở trong đất. 
- Yêu cầu HS tái hiện lại qua trình chuyển hóa nito trong đất sau khi thảo luận.
- Yêu cầu các nhóm nghiên cứu mục IV.2 tr29, thảo luận và hoàn thành các câu hỏi thảo luận theo nội dung được yêu cầu.
HĐ của học sinh: Nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm, cá nhân báo cáo nội dung, ghi chép..
HĐ của giáo viên: Phân nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn thực hiện, theo dõi trợ giúp, nghiệm thu kết quả, tổng hợp/ đánh giá/kết luận
Câu hỏi thảo luận.
- Em hãy cho biết chuyển hóa nito trong đất gồm những quá trình nào?
- Em hãy vẽ sơ đồ chuyển hóa, VSV tham gia.
- Tại sao người ta thường chọn cây họ đậu trồng luân canh với cây trồng khác để cải tạo đất?
- Quá trình cố định nito là gì? VSV nào tham gia vào quá trình cố định nito?
- Quá trình cố định nito cần những điều kiện gì? Tại sao TV tắm mình trong biến nito (80% khí quyển chứa N2)?
- Hãy phân tích mối quan hệ sinh thái giữa vi khuẩn nốt sần và cây họ đậu?
- Hãy cho biết vai trò của quá trình cố định nito trong việc cải tạo đất.
d) Sản phẩm mong đợi
* Quá trình chuyển hóa nito trong đất.
Chuyển hóa nito trong đất gồm 4 quá trình: 
- Cố định nito
- Amon hóa: HCHC chứa nito -> NH4 (VSV)
- Nitrat hóa: NH4 -> NO3 (nhờ VK nitrat hóa)
- Phản nitrat hóa: NO3 -> N2 (nhờ VK phản nitrat hóa) (kị khí, mất mát nito dinh dưỡng)
* Quá trình cố định nito phân tử 
- K/n: Là quá trình liên kết N2 với H2 để hình thành nên NH3.
- PTTQ: N2 + H2 => NH3
- Con đường cố định nito sinh học do VSV thực hiện
- VSV tham gia cố đinh: Vi khuẩn sống tự do: VK lam
 Vi khuẩn cộng sinh: VK Rhizobium trong nốt sần rễ cây họ đậu
-Điều kiện: +Có enzyme nitrogenase (enzim này có khả năng bẻ gãy ba liên kết cộng hóa trị, bền vững), có lực khử mạnh, kị khí, ATP.
- Vai trò trong cải tạo đất
+ làm đất tơi xốp.
+ cải tạo đất nghèo dinh dưỡng.
Hoạt động 3: Phân bón với năng suất cây trồng và môi trường
a) Mục tiêu
- Nêu được mối liên hệ giữa bón phân hợp lí với sinh trưởng và môi trường.
- Kể tên được các phương pháp bón phân
b) Nội dung
IV. Phân bón với năng suất cây trồng và môi trường.
1. Bón phân hợp lý với NSCT và môi trường.
2. Các phương pháp bón phân.
c) Gợi ý kỹ thuật tổ chức hoạt động
Câu lệnh:
- Yêu cầu các nhóm nghiên cứu mục V, tr30, thảo luận và hoàn thành các câu hỏi thảo luận theo nội dung được yêu cầu.
- Yêu cầu HS tái hiện lại qua trình chuyển hóa nito trong đất sau khi thảo luận.
HĐ của học sinh: Nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm, cá nhân báo cáo nội dung, ghi chép..
HĐ của giáo viên: Phân nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn thực hiện, theo dõi trợ giúp, nghiệm thu kết quả, tổng hợp/ đánh giá/kết luận
Câu hỏi thảo luận.
- Bón phân hợp lý là gì?
- Bón phân hợp lý nhằm mục đích gì?
- Nêu cơ sở sinh học của các phương pháp bón phân?
d) Sản phẩm mong đợi
- Bón phân hợp lý là bón 
+ đúng loại, đủ số lượng và tỷ lệ, đúng cách.
 + đúng nhu cầu của giống, phù hợp từng thời kỳ ST và PT.
+ phù hợp đất đai, thời tiết mùa vụ.
-Bón phân hợp lý có tác dụng tăng NSCT, và không gây ô nhiễm môi trường.
- Các phương pháp bón phân:
+ Bón phân qua rễ: do rễ có khả năng hấp thụ các ion khoáng trong đất. 
+ Bón qua lá: lá có khả năng hấp thụ ion khoáng qua khí khổng
3. Hoạt động luyên tập
a) Mục tiêu
Chuẩn hóa, củng cố kiến thức chủ đề bài học.
b) Nội dung
Luyện tập, củng cố kiến thức thông qua câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Trong một khu vườn có nhiều loài hóa, người ta quan sát thấy một cây đỗ quyên lớn phát triển tốt, lá màu xanh sẫm nhưng cây này chưa bao giờ ra hoa. Nhận đúng về cây này là:
A. Cần bón bổ sung muối canxi cho cây.
B. Có thể cây này đã được bón thừa kali.
C. Cây cần được chiếu sáng tốt hơn.
D. Có thể cây này đã được bón thừa nitơ.
Câu 2. Vai trò của nitơ trong cơ thể thực vật:
A. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.
C. Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.
D. Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP 
Câu 3. Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là
A. lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
B. sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, xuất hiện màu vàng nhạt lá.
C. lá non có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
D. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
Câu 4. Cho nhận định sau: Nitơ tham gia điều tiết các quá trình (1) và trạng thái (2) của tế bào. Do đó, nitơ ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của (3) 
(1), (2) và (3) lần lượt là:
A. trao đổi chất, ngậm nước, tế bào thực vật.
B. ngậm nước, trao đổi chất, tế bào thực vật.
C. trao đổi chất, trương nước, tế bào thực vật.
D. cân bằng nước, trao đổi chất, tế bào thực vật.
Câu 5. Trong các điều kiện sau:
(1) Có các lực khử mạnh.
(2) Được cung cấp ATP.
(3) Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza.
(4) Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
Những điều kiện cần thiết để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra là:
A. (1), (2) và (3). B. (2), (3) và (4).
C. (1), (2) và (4). D. (1), (3) và (4).
Câu 6: Nguồn cung cấp nito chủ yếu cho cây trồng là
A.Phân bón B. Khí quyển. C. Đất. D. trận mưa sấm sét.
c) Gợi ý kỹ thuật tổ chức hoạt động
Câu lệnh:
Yêu cầu Hs hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm khách quan. 
HĐ của HS: Nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi.
HĐ của HS: Giao nhiệm vụ, cung cấp câu hỏi trắc nghiệm.
d) Sản phẩm mong đợi
1.D 2.D 3.B 4. A 5.A 6. C
4. Hoạt động vận dụng- mở rộng
a) Mục tiêu
- Hình thành năng lực, thói quen vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải quyết các tình huống thực tiễn thông qua phát triển các kĩ năng cải tạo đất, kĩ năng bón phân, kĩ năng trồng rau an toàn.
- Định hướng nghề nghiệp cho HS thông qua việc giới thiệu các mô hình canh tác nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao như trồng rau an toàn, canh tác nông nghiệp hữu cơ, môn hình thủy canh, khí canh, trồng rau trong không gian hẹp, xử lý rác hữu cơ gia đình thành phân bón hữu cơ góp phần bảo vệ môi trường.
b) Nội dung
- Rau an toàn
- Ưu điểm của những mô hình canh tác nông nghiệp hữu cơ. 
- Phân tích xu thế của nền nông nghiệp hiện đại thông qua việc canh tác nông nghiệp hữu cơ: lí do, cơ sở khoa học, giải pháp, ý nghĩa của canh tác nông nghiệp hữu cơ.
- Ưu điểm, hạn chế của mỗi mô hình từ đó đưa ra các cải tiến.
c) Gợi ý kỹ thuật tổ chức hoạt động
Câu lệnh:
- GV đưa ra các mô hình canh tác nông nghiệp hiện đại như thủy canh, khí canh và chỉ ra cơ sở của việc trồng cây thực chất là tạo cho cây một giá thể và cung cấp đầy đủ khoáng chất để đáp ứng như cầu sinh trưởng, phát triển của cây trồng góp phần tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
HĐ của học sinh: Nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm, cá nhân báo cáo nội dung, ghi chép..
HĐ của giáo viên: Phân nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn thực hiện, theo dõi trợ giúp, nghiệm thu kết quả, tổng hợp/ đánh giá/kết luận.
Câu hỏi thảo luận.
- Thế nào là thế nào là rau an toàn.?
- Xây dựng giải pháp canh tác nông nghiệp hữu cơ ở quy mô hộ gia đình.
Mô hình thủy canh.
- Xây dựng một mô hình canh tác nông nghiệp theo hướng canh tác nông nghiệp hữu cơ (loại cây trồng, mô hình, quy mô, lợi ích, hiệu quả kinh tế, khả năng nhân rộng, ).
d) Sản phẩm mong đợi
- Rau "an toàn" được quy định là các chất sau đây chứa trong rau không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép:
1. Dư lượng thuốc hoá học (thuốc sâu, thuốc cỏ) -> Dẫn đến ngộ độc đồng loạt.
2. Số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng -> Gây tiêu chảy và tiêu chảy cấp.
3. Dư lượng đạm nitrat (NO3) -> Gây ung thư và một số bệnh khó chữa trị khác.
4. Dư lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, asêníc, kẽm, đồng...) -> Gây ung thư và một số bệnh khó chữa trị khác.
- Canh tác nông nghiệp hữu cơ: Nông nghiệp hữu cơ hay còn gọi canh tác hữu cơ là một hệ thống nông nghiệp luân canh có nguồn gốc từ thế kỷ XX ra đời trong sự thay đổi nhanh chóng các hệ thống canh tác trên thế giới. Nông nghiệp hữu cơ liên tục được phát triển bởi tổ chức Nông nghiệp hữu cơ khác nhau cho đến ngày hôm nay. Canh tác này chủ yếu dựa vào phân bón có nguồn gốc hữu cơ như phân từ gia súc gia cầm, phân xanh, phân trộn, bột xương, tăng độ phì cho đất bằng nhóm cây trồng có tac dụng cải tạo đất. Nhấn mạnh vào các kỹ thuật luân canh giống cây trồng, kiểm soát dịch hại sinh học, sử dụng xen canh cây trồng khắc chế dịch hại hoặc khuyến khích sự tồn tại động vật là thiên địch của sâu bệnh dịch hại.
- Thiết kế bằng hình vẽ mô hình thủy canh, khí canh gia đình.
KÝ DUYỆT GIÁO ÁN
Ngày ký duyệt: /.. ../2020
 Từ tiết... đến tiết...
Nhận xét:.....................
PHÓ TỔ TRƯỞNG CM
 Nguyễn Hải Yến

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_11_tiet_56_chu_de_dinh_duong_nito_o_thu.docx