Giáo án Tin học C++ Lớp 11 - Chương 2: Chương trình đơn giản - Bài 3: Cấu trúc chương trình

Giáo án Tin học C++ Lớp 11 - Chương 2: Chương trình đơn giản - Bài 3: Cấu trúc chương trình

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

 Biết cấu trúc chung của một chương trình C++: cấu trúc chung và các thành phần;

 Hiểu chương trình là sự mô tả của thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình.

2. Về kỹ năng

 Nhận biết được các phần của một chương trình đơn giản.

3. Về thái độ

 Xác định thái độ nghiêm túc khi làm quen với nhiều quy định nghiêm ngặt trong lập trình.

4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh

 Năng lực tự học;

 Năng lực hợp tác (trao đổi, thảo luận, giao tiếp).

II. THIẾT BỊ, HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

 Kế hoạch bài dạy;

 Tài liệu TIN HỌC 11.

2. Chuẩn bị của học sinh

 Tài liệu TIN HỌC 11;

 Tập bài tập.

 

docx 7 trang Đoàn Hưng Thịnh 03/06/2022 4820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học C++ Lớp 11 - Chương 2: Chương trình đơn giản - Bài 3: Cấu trúc chương trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2: CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
Kiến thức
Học sinh cần nắm được:
Cấu trúc chung của một chương trình và cấu trúc của một chương trình C++.
Các kiến thức cơ bản về dữ liệu chuẩn, các phép toán, biểu thức, câu lệnh gán, thủ tục vào/ ra đơn giản.
Cách soạn thảo, biên dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình trong môi trường CodeBlocks.
Kỹ năng
Biết khai báo biến.
Biết viết đúng các biểu thức đơn giản trong chương trình.
Biết khởi động và thoát khỏi CodeBlocks.
Biết soạn thảo, dịch và thực hiện một số chương trình C++ đơn giản theo bài mẫu có sẵn.
Bước đầu làm quen với lập trình giải một số bài toán đơn giản.
Thái độ 
Nghiêm túc trong học tập khi tiếp xúc với nhiều quy định nghiêm ngặt trong lập trình.
Có ý thức cố gắng học tập vượt qua những khó khăn ở giai đoạn đầu khi học lập trình.
Ham muốn giải các bài tập bằng lập trình, thấy được lợi ích của lập trình phục vụ tính toán.
NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG 
Cấu trúc chung của một chương trình.
Một số kiểu dữ liệu chuẩn: Kiểu nguyên, thực, kí tự, logic.
Phép toán, biểu thức số học, biểu thức quan hệ, biểu thức logic, hàm số học.
Khai báo biến, lệnh gán, tổ chức vào/ ra dữ liệu đơn giản.
Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.
BÀI 3: CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Về kiến thức
Biết cấu trúc chung của một chương trình C++: cấu trúc chung và các thành phần;
Hiểu chương trình là sự mô tả của thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình.
Về kỹ năng
Nhận biết được các phần của một chương trình đơn giản.
Về thái độ
Xác định thái độ nghiêm túc khi làm quen với nhiều quy định nghiêm ngặt trong lập trình.
Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
Năng lực tự học;
Năng lực hợp tác (trao đổi, thảo luận, giao tiếp).
THIẾT BỊ, HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên
Kế hoạch bài dạy;
Tài liệu TIN HỌC 11.
Chuẩn bị của học sinh
Tài liệu TIN HỌC 11;
Tập bài tập.
NỘI DUNG BÀI HỌC
Cấu trúc chung;
Các thành phần của chương trình;
Một số ví dụ chương trình đơn giản.
TIẾN TRÌNH SƯ PHẠM
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – Gợi ý HS tình huống giải quyết 
Mục tiêu: HS nhận biết cấu trúc cơ bản của ngôn ngữ lập trình.
Phương thức: HS suy nghĩ tình huống do GV gợi ý, HS vận dụng hiểu biết giải quyết tình huống do GV đặt ra. GV hướng suy nghĩ của HS đến kiến thức đúng, chính xác (hoạt động phát triển năng lực hợp tác giải quyết tình huống).
Nội dung: Tình huống GV đặt ra cho HS.
Sản phẩm: Không có.
Kiểm tra đánh giá: Không có.
Dự kiến hoạt động: Nếu HS không xác định được câu trả lời tình huống là “bài văn gồm mấy phần ?”. GV giải quyết bằng cách gợi ý kiến thức bằng cách “bài luận văn gần đây nhất các em viết như thế nào ?”
Thời lượng: 5 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV đưa ra tình huống: Một bài tập làm văn em thường viết có mấy phần? Các phần có thứ tự không? Vì sao phải chia ra như vậy?
GV đưa ra tình huống nhấn mạnh nội dung chính của bài học:
Như vậy, bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào cũng có một cấu trúc chương trình hay không?
Có ba phần.
Có thứ tự: Mở bài, thân bài, kết luận.
Dễ viết, dễ đọc, dễ hiểu nội dung.
HS xác định tất cả mọi ngôn ngữ lập trình đều có cấu trúc chung cho cách viết chương trình.
HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI – Cấu trúc chương trình
Mục tiêu: HS hiểu chương trình là sự mô tả của thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình; Nhận biết được các phần của một chương trình đơn giản.
Phương thức: GV trình bày yêu cầu kiến thức cần đạt (thông qua câu hỏi), HS thảo luận tự tìm hiểu kiến thức cần thiết để trả lời câu hỏi do GV đặt ra (hoạt động phát triển năng lực tự học, tìm tòi khám phá kiến thức mới; năng lực hợp tác giải quyết tình huống)
Nội dung: Tài liệu TIN HỌC 11 trang 10 ® 14.
Sản phẩm: HS lập bảng tóm tắt, hệ thống kiến thức cần đạt
Kiểm tra đánh giá: Bảng tóm tắt kiến thức
Dự kiến hoạt động: Nếu HS không lập được bảng tóm tắt kiến thức thì GV sẽ gợi ý mẫu bảng tóm tắt.
Thời lượng: 25 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Yêu cầu HS đọc tài liệu để trả lời các câu hỏi sau:
Vấn đáp: Một chương trình có cấu trúc mấy phần?
Vấn đáp: Trong phần khai báo, có những khai báo nào?
Yêu cầu HS lấy ví dụ khai báo thư viện trong ngôn ngữ C+.
Yêu cầu HS lấy ví dụ khai báo không gian tên trong ngôn ngữ C++.
Yêu cầu HS lấy ví dụ khai báo hằng trong ngôn ngữ C++.
Yêu cầu HS lấy ví dụ khai báo biến trong ngôn ngữ C++.
Yêu cầu HS cho biết cấu trúc chung của phần thân chương trình trong ngôn ngữ lập trình C++.
Tìm hiểu một chương trình đơn giản.
#include 
using namespace std;
int main()
{
 cout<<" Toi la C++ " ;
 return 0 ; 
} 
Vấn đáp: Phần khai báo của chương trình?
Vấn đáp: Phần thân của chương trình?
Ø Có lệnh nào trong thân chương trình?
Đọc tài liệu và trả lời.
Hai phần:
[ ]
Khai báo thư viện, khai báo không gian tên, khai báo hằng, khai báo biến và khai báo chương trình con.
Cấu trúc:
#include 
Ví dụ: #include 
using namespace std;
Khai báo hằng với từ khóa const:
const = ;
hoặc
 const = ;
Ví dụ: 
const double PI = 3.14; 
double const PI = 3.14;
Khai báo hằng bằng #define 
#define 
Ví dụ: #define PI 3.14
Cấu trúc: 
 = [Giá_trị_khởi_tạo_của_biến] ;
 int main()
 { 
 ;
 return 0 ;
 }
Quan sát và trả lời.
Phần khai báo tên chương tình là 
#include 
using namespace std;
Phần thân chương trình là 
 int main()
 {
 cout<<"Toi la C++ ";
 return 0; 
 }
cout<<"Toi la C++ " ;
HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG KIẾN THỨC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ – Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập vận dụng kiến thức mới 
Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học
Phương thức: HS thảo luận hoàn tất bài tập trắc nghiệm của GV (hoạt động phát triển năng lực tự học; năng lực hợp tác giải quyết tình huống) 
Nội dung: 2 câu trắc nghiệm
Sản phẩm: HS hoàn thành bài tập trắc nghiệm
Kiểm tra đánh giá: Kết quả bài tập trắc nghiệm của HS
Dự kiến tình huống: HS sẽ trả lời đúng 2 câu thì đạt yêu cầu. Nếu ít hơn 2 câu GV sẽ cũng cố lại kiến thức bằng cách cho HS xem bảng tóm tắt kiến thức của GV soạn.
Thời lượng: 5 phút
PHIẾU TRẮC NGHIỆM – TÊN NHÓM:
1. Phần nào là bắt buộc phải có trong chương trình C++?
a. Khai báo	b. Thân
c. Tiêu đề	d. Khai báo và thân.
2. Bắt đầu phần thân chương trình là gì?
a. int main()	b. int main();
c. main()	d. main();
HOẠT ĐỘNG 4: ỨNG DỤNG THỰC TIỄN – Thảo luận nhóm trình bày một tình huống thực tế 
Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học
Phương thức: HS thảo luận trình bày tình huống có trong cuộc sống (năng lực hợp tác giải quyết tình huống) 
Nội dung: GV yêu cầu HS mô tả bằng thuật toán liệt kê chương trình đường thẳng ax + by + c = 0 các hệ số a, b, c, x, y là biến chương trình. Xác định chương trình gồm những phần, khai báo nào ?
Sản phẩm: HS hoàn thành bài tập
Kiểm tra đánh giá: GV nhận xét
Dự kiến hoạt động: Nếu HS không trình bày được tình huống GV sẽ gợi ý dẫn dắt HS nêu tình huống.
Đáp án: Chương trình gồm 2 phần: phần khai báo và phần thân chương trình. Phần thân khai báo gồm có khai báo tên chương trình, khai báo biến.
Thời lượng: 10 phút
HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG KỸ NĂNG TÌM TÒI KHÁM PHÁ – Vận dụng kiến thức đã học tự tìm hiểu kiến thức mở rộng
Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học
Phương thức: GV hướng dẫn HS tự tìm kiếm kiến thức bằng các kênh thông tin như: internet, sách tham khảo, (hoạt động phát triển năng lực tự học; năng lực tìm tòi khám phá kiến thức mới) 
Nội dung: HS trình bày ví dụ 1 chương trình của ngôn ngữ khác có đủ 2 phần (khai báo và phần thân chương trình).
Sản phẩm: HS tự thu thập kiến thức
Kiểm tra đánh giá: Không có
Dự kiến hoạt động: Không có
Thời lượng: tại nhà
	TTCM	Giáo viên soạn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_c_lop_11_chuong_2_chuong_trinh_don_gian_bai.docx