Giáo án Tin học C++ Lớp 11 - Bài 8: Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình

Giáo án Tin học C++ Lớp 11 - Bài 8: Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

 Biết được các bước để hoàn thành một chương trình.

 Biết các file chương trình cơ bản của C++ .

2. Về kỹ năng

 Bước đầu sử dụng được chương trình dịch để phát hiện lỗi;

 Bước đầu chỉnh sửa được chương trình dựa vào thông báo lỗi của chương trình dịch và tính hợp lý của kết quả thu được.

3. Về thái độ

 Có ý thức cố gắng tập viết chương trình ở giai đoạn bắt đầu học lập trình.

4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh

 Năng lực tự học;

 Năng lực hợp tác (trao đổi, thảo luận, giao tiếp).

II. THIẾT BỊ, HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

 Kế hoạch bài dạy;

 Tài liệu TIN HỌC 11.

2. Chuẩn bị của học sinh

 Tài liệu TIN HỌC 11;

 Tập bài tập.

 

docx 5 trang Đoàn Hưng Thịnh 03/06/2022 5030
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học C++ Lớp 11 - Bài 8: Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 8: SOẠN THẢO, DỊCH, THỰC HIỆN VÀ HIỆU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Về kiến thức
Biết được các bước để hoàn thành một chương trình. 
Biết các file chương trình cơ bản của C++ .
Về kỹ năng
Bước đầu sử dụng được chương trình dịch để phát hiện lỗi;
Bước đầu chỉnh sửa được chương trình dựa vào thông báo lỗi của chương trình dịch và tính hợp lý của kết quả thu được.
Về thái độ
Có ý thức cố gắng tập viết chương trình ở giai đoạn bắt đầu học lập trình.
Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
Năng lực tự học;
Năng lực hợp tác (trao đổi, thảo luận, giao tiếp).
THIẾT BỊ, HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên
Kế hoạch bài dạy;
Tài liệu TIN HỌC 11.
Chuẩn bị của học sinh
Tài liệu TIN HỌC 11;
Tập bài tập.
NỘI DUNG BÀI HỌC
Các thành phần cơ bản;
Một số khái niệm.
TIẾN TRÌNH SƯ PHẠM
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – Gợi ý HS tình huống giải quyết 
Mục tiêu: HS xác định sử dụng ngôn ngữ lập trình C++ để mô tả thuật toán.
Phương thức: HS suy nghĩ tình huống do GV gợi ý, HS thảo luận đưa ra quyết định giải quyết tình huống do GV đặt ra. GV hướng suy nghĩ của HS đến kiến thức đúng, chính xác (hoạt động phát triển năng lực hợp tác giải quyết tình huống).
Nội dung: Tình huống GV đặt ra cho HS.
Sản phẩm: Không có.
Kiểm tra đánh giá: Không có.
Dự kiến hoạt động: Không có
Thời lượng: 5 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ø GV đưa ra tình huống: Để mô tả thuật toán của chương trình, có rất nhiều ngôn ngữ lập trình như : Pascal, C/C++, Python, . Vậy chúng ta sẽ chọn loại ngôn ngữ nào bắt lỗi chương trình chặt chẽ chính xác tại vị trí có lỗi?
Ø GV yêu cầu HS: Hãy khởi động CodeBlocks
CodeBlocks
HS tự thao tác .
HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI – Soạn thảo, dịch, sửa lỗi và thực thi chương trình
Mục tiêu: HS biết được cách chỉnh sửa được chương trình dựa vào thông báo lỗi của chương trình dịch và tính hợp lý của kết quả thu được.
Phương thức: GV trình bày yêu cầu kiến thức cần đạt (thông qua câu hỏi), HS thao tác đúng và chính xác (hoạt động phát triển năng lực tự học, tìm tòi khám phá kiến thức mới; năng lực hợp tác giải quyết tình huống)
Nội dung: Đoạn chương trình có lỗi sai.
Sản phẩm: HS viết đoạn chương trình vào trong C++ và hiệu chỉnh những lỗi sai.
Kiểm tra đánh giá: Đoạn chương trình thực hiện được và cho kết quả đúng
Dự kiến hoạt động: Hướng dẫn HS sửa lỗi sai.
Thời lượng: 20 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ø Soạn một chương trình trên máy tính làm ví dụ, lưu chương trình, dịch lỗi.
Ø Trình bày một chương trình có lỗi sai, dịch lỗi và sửa sai
#include 
using namespace std;
int main()
{
int x ;
float y ; 
cout<<“Nhap so nguyen duong: ”;
cin<< x ;
y == sqrt(x) ; 
cout<< “ y= ” y ;
return 0;
}
Ø Thực hiện chương trình đã được viết ở trên, nhập dữ liệu, giới thiệu kết quả. 
Ø Vấn đáp: Nhóm phím dùng để thực hiện chương trình? 
Ø Yêu cầu HS nhập dữ liệu và thực hiện chương trình.
Ø Yêu cầu thực hành: giải phương trình ax + b = 0 với a # 0
Yêu cầu HS tìm test để kiểm chứng chương trình.
Quan sát và ghi nhớ 
Lưu: Ctrl + S
Biên dịch: Ctrl + F9 
Chạy chương trình: Ctrl + F10
Biên dịch và chạy: F9
Quan sát và phát hiện lỗi để sửa lỗi cho chương trình. 
#include 
using namespace std;
#include 
int main()
{
int x ;
float y ; 
cout<<“Nhap so nguyen duong: ”;
cin>> x ;
y = sqrt(x) ; 
cout<< “ y= ” << y ;
return 0;
}
Quan sát giáo viên thực hiện.
F9
Quan sát yêu cầu của giáo viên và độc lập suy nghĩ đến tìm test.
HS tự viết chương trình.
#include 
using namespace std;
int main()
{ // ax + b = 0
int a, b ;
double x ;
cout<<" Nhap 2 so a,b:";
cin>> a >> b ;
x = (double)-b/a ;
cout<<" Nghiem PT, x= ";
cout<< x ;
return 0;
}
HS suy nghĩ chọn bộ giá trị test.
HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG KIẾN THỨC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ – Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập vận dụng kiến thức mới 
Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học
Phương thức: HS thảo luận hoàn tất bài tập trắc nghiệm của GV (hoạt động phát triển năng lực tự học; năng lực hợp tác giải quyết tình huống) 
Nội dung: GV yêu cầu HS “Viết chương trình tính điểm trung bình môn học. Biết rằng có 1 điểm miệng, 2 điểm 15’, 1 điểm 1 tiết, 1 điểm thi học kỳ được nhập từ bàn phím”
Sản phẩm: HS hoàn chỉnh file chương trình
Kiểm tra đánh giá: Kết quả tính đúng điểm trung bình khi dùng bộ Test để kiểm tra.
Dự kiến tình huống: Hướng dẫn HS từng bước viết chương trình, dịch và sửa lỗi nếu HS chưa quen với C++.
Thời lượng: 10 phút
HOẠT ĐỘNG 4: ỨNG DỤNG THỰC TIỄN – Thảo luận nhóm trình bày một tình huống thực tế 
Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học
Phương thức: HS thảo luận trình bày tình huống có trong cuộc sống (năng lực hợp tác giải quyết tình huống) 
Nội dung: GV yêu cầu HS “Viết chương trình tính lãi suất tiền gởi theo tháng. Biết rằng lãi suất theo tháng là 0.63% và số tiền gởi, số tháng gởi được nhập từ bàn phím”
Sản phẩm: HS hoàn chỉnh file chương trình
Kiểm tra đánh giá: GV nhận xét
Dự kiến hoạt động: Hướng dẫn HS từng bước viết chương trình, dịch và sửa lỗi nếu HS chưa quen với C++.
Thời lượng: 10 phút
HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG KỸ NĂNG TÌM TÒI KHÁM PHÁ – Vận dụng kiến thức đã học tự tìm hiểu kiến thức mở rộng
Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học
Phương thức: GV hướng dẫn HS tự tìm kiếm một vấn đề đơn giản trong cuộc sống cần tính toán để viết thành một chương trình đơn giản phục vụ trong cuộc sống (hoạt động phát triển năng lực tự học; năng lực tìm tòi khám phá kiến thức mới) 
Nội dung: HS chỉ cần nêu vấn đề và khuyến khích HS tự viết thành chương trình.
Sản phẩm: HS tự thu thập kiến thức; HS nộp bài lấy điểm cộng
Kiểm tra đánh giá: GV chỉnh sửa, đánh giá sản phẩm của những HS có nộp bài
Dự kiến hoạt động: Không có
Thời lượng: tại nhà
	TTCM	Giáo viên soạn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_c_lop_11_bai_8_soan_thao_dich_thuc_hien_va_h.docx