Giáo án Tin học Lớp 11 - Bài 3: Cấu trúc chương trình - Trường THPT Tịnh Biên

Giáo án Tin học Lớp 11 - Bài 3: Cấu trúc chương trình - Trường THPT Tịnh Biên

I. MỤC TIÊU

Yêu cầu cần đạt: Biết cấu trúc của một chương trình TP: Cấu trúc chung và các thành phần.

1. Kiến thức:

Hiểu chương trình là sự mô tả của thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình.

Biết cấu trúc của một chương trình: cấu trúc chung và các thành phần.

2. Kĩ năng:

Nhận biết được các phần của một chương trình đơn giản.

3. Năng lực

Năng lực chung: : Năng lực sử dụng máy tính, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực tự học, Năng lực hợp tác, làm việc nhóm.

Năng lực chuyên biệt: Năng lực nhận biết.

4. Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tác phong làm việc khoa học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: chuẩn bị học liệu trên một số công cụ hỗ trợ (Powerpoint, zalo, Padlet, Azota, Pascal, thiết bị máy tính, ), Sách giáo khoa Tin học 11.

 - Học sinh: đồ dùng học tập, SGK, vở ghi, Thiết bị học tập ( ĐTDĐ, máy tính,.)HS sử dụng đường link google meet được giáo viên cung cấp.

 

docx 6 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 4530
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 11 - Bài 3: Cấu trúc chương trình - Trường THPT Tịnh Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT TỊNH BIÊN
MÔN : TIN HỌC – THPT
BÀI 3. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
Môn học: Tin học lớp11
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
Yêu cầu cần đạt: Biết cấu trúc của một chương trình TP: Cấu trúc chung và các thành phần.
1. Kiến thức: 
Hiểu chương trình là sự mô tả của thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình.
Biết cấu trúc của một chương trình: cấu trúc chung và các thành phần.
2. Kĩ năng:
Nhận biết được các phần của một chương trình đơn giản.
3. Năng lực 
Năng lực chung: : Năng lực sử dụng máy tính, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực tự học, Năng lực hợp tác, làm việc nhóm.
Năng lực chuyên biệt: Năng lực nhận biết.
4. Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tác phong làm việc khoa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- Giáo viên: chuẩn bị học liệu trên một số công cụ hỗ trợ (Powerpoint, zalo, Padlet, Azota, Pascal, thiết bị máy tính, ), Sách giáo khoa Tin học 11.
	- Học sinh: đồ dùng học tập, SGK, vở ghi, Thiết bị học tập ( ĐTDĐ, máy tính,..)HS sử dụng đường link google meet được giáo viên cung cấp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. MỞ ĐẦU 
a) Mục tiêu: Chơi trò chơi tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh
b) Nội dung: Trò chơi ô chữ
c) Sản phẩm: Từ yêu cầu của GV, HS nghe câu gợi ý, quan sát và đoán câu trả lời bằng cách đánh vào thanh trò chuyện hoặc trực tuyến.
d) Tổ chức thực hiện: 
	GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài: Từ trò chơi ô chữ sẽ xuất hiện từ khóa “Cấu trúc chương trình” 
	Nhóm nào có kết quả đoán ô chữ nhiều nhất sẽ chiến thắng.
GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài với các từ trong trò chơi (ôn kiến thức bài cũ): Ở tiết trước, chúng ta đã làm quen với cách khai báo biến trong Pascal. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về cách khai báo biến và các kiểu dữ liệu thường dùng trong Pascal.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Cấu trúc chung và các thành phần của chương trình
a) Mục tiêu: cấu trúc của một chương trình: cấu trúc chung và các thành phần.
b) Nội dung: các nhóm nghiên cứu SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức và để trình bày nội dung. 
c) Sản phẩm: bài báo cáo, trình bày của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
#1: Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trình bày giới thiệu cấu trúc chung và các thành phần của chương trình
 (Làm việc nhóm và nhận nhiệm vụ từ giáo viên ờ tiết bài trước, chuẩn bị và cử đại diện lên trình bày)
#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS nghiên cứu trình bày nội dung qua Powerpoint hoặc file. 
#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận (trực tuyến): 
GV: yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày nội dung đã chuẩn bị. lần lượt từng nhóm trình bày.
HS: lắng nghe và đóng góp ý kiến cho nhóm báo cáo
GV: Quan sát tiến trình báo cáo và ghi nhận đóng góp của các nhóm, gợi ý một số câu hỏi để xem sự chú ý và ghi nhớ bài của học sinh.
Gợi ý:
Một chương trình có cấu trúc gồm mấy phần?
Trong chương trình, phần khai báo tên chương trình cần có hay không? Hãy cho biết cách đặt tên chương trình.
Từ khóa để khai báo thư viện là gì?
Cấu trúc khai báo biến như thế nào?
Cấu trúc khai báo hằng như thế nào?
Phần thân chương trình bắt đầu bằng chữ gì và kết thúc bằng chữ gì?
#4: GV chốt kiến thức: 
1. Cấu trúc chung: 
 Cấu trúc của một chương trình gồm có 2 phần:
[ ]
- Phần thân chương trình nhất thiết phải có
- Phần khai báo có thể có hoặc không tuỳ theo từng chương trình cụ thể.
2. Các thành phần:
a. Phần khai báo: Có thể có các khai báo tên chương trình, hằng, biến, thư viện và chương trình con.
*Khai báo tên chương trình: Có thể có hoặc không.
Trong Pascal: khai báo bắt đấu bằng từ khoá
Program ;
- Program là từ khóa
- Tên chương trình là tên do người lập trình đặt 
VD: Program baitoan;
 Program gptb2; 
*Khai báo thư viện:
Mỗi ngôn ngữ có sẵn thư viện cung cấp các chương trình thông dụng đã lập sẵn. Để sử dụng cần khai báo thư viện chứa nó
Trong Pascal:
	Uses ;
VD: Uses crt;
*Khai báo hằng:
Thường được sử dụng khi có giá trị xuất hiện nhiều lần trong chương trình.
Trong Pascal: 
Const = ;
Ví dụ: Const Max =20;
Const KQ = 'Ket qua';
Const PI = 3.14;
*Khai báo biến:
- Các biến dùng trong chương trình đều phải đặt tên và phải khai báo cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí. 
- Biến chỉ nhận một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình gọi là biến đơn.
VD: Khi giải phương trình ax+by+c=0, các biến a, b, c được khai báo như những biến đơn.
 Var a,b,c,x1,x2
b. Phần thân:
- Thân chương trình là nơi chứa toàn bộ các câu lệnh của chương trình.
- Thân chương trình được đặt trong cặp dấu hiệu mở đầu và kết thúc.
Trong Pascal:
	Begin
	[ ];
	End.
Hoạt động 2: Bài tập sửa lỗi hoàn thiện chương trình
a. Mục tiêu: HS biết được các lỗi sai trong chương trình và cách sửa lỗi
b. Nội dung: HS xem bài tập, dựa vào kiến thức mới học tìm hiểu chỗ sai và chỉnh sửa bổ sung.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện: 
#1: Yêu cầu học sinh quan sát chương trình và bổ sung, sửa lỗi.
#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS trả lời trực tuyến 
#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận (trực tuyến): 
GV: yêu cầu gọi tến học sinh trả lời.
HS: lắng nghe và sửa đổi nếu bạn trả lời sai, chưa chính xác.
GV: lắng nghe ghi nhận đóng góp của học sinh, gợi ý một số câu hỏi để khai thác thêm ý nghĩa của chương trình và hoàn thiện chương trình.
1. Chương trình sẽ xuất ra kết quả gì?
2. Ý nghĩa một số từ, lệnh trong chương trình?
# 4 GV chốt kiến thức:
Cho học sinh quan sát chương trình hoàn thiện.
Hoạt động 3: Thực hành và hướng dẫn cài Pascal trên điện thoại
a. Mục tiêu: Học sinh bước đầu tiếp xúc với giao diện Pascal
b. Nội dung: HS viết chương trình đơn giản
c. Sản phẩm: Chương trình trên dữ liệu Pascal
d. Tổ chức thực hiện: 
#1: Yêu cầu học sinh có máy tính thực hiện viết chương trình trên Pascal và từng bước giải thích.
#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện và có giải thích): HS nghiên cứu trình bày trên Pascal. 
#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận (trực tuyến): 
GV: yêu cầu HS viết chương trình và chạy thử. Hướng dẫn cài Pascal trên điện thoại
HS: Quan sát và lắng nghe và có thể đặt câu hỏi cho bạn.
GV: Quan sát tiến trình và ghi nhận đóng góp của các nhóm, gợi ý một số câu hỏi để xem sự chú ý và ghi nhớ bài của học sinh.
# 4 GV chốt kiến thức:
	File Hướng dẫn cài Pascal trên điện thoại
Hoạt động 5: Vận dụng và công việc về nhà
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học để trả lời trắc ghiệm. và giao nhiệm về nhà.
b. Nội dung: Câu hỏi trắc nghiệm. và giao nhiệm về nhà phân công từng nhóm chuẩn bị từng nội dung của bài 4 và trình bày nội dung trong tiết sau.
Câu 1: Bảng chữ cái trong lập trình là gì?
Các kí tự để người dùng viết bài
B. Tập hợp các kí tự được dùng để viết trong chương trình
C. Các chữ cái để viết câu lệnh
D. Là các kí tự để viết chương trình
Câu 2: Tên trong lập trình Turbo Pascal đặt theo quy tắc nào?
A. Tên dài bất kì
	B. Dài không quá 10 kí tự
	C. Dài không quá 127 kí tự
D. Dài không quá 255 kí tự
Câu 3: Tên dành riêng trong Pascal là:
	A. Theo ý nghĩa riêng của từng người lập trình
	B. Có thể khai báo dùng với ý nghĩa khác
	C. Dùng với ý nghĩa riêng xác định, không thay đổi 
	D. Ngôn ngữ lập trình dùng với ý nghĩa nhất định nào đó
Câu 4: Có mấy loại Hằng
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 5: Trong giải phương trình bậc 2. a,b,c là tên
A. Theo ý nghĩa riêng của từng người lập trình
	B. Có thể khai báo dùng với ý nghĩa khác
	C. Dùng với ý nghĩa riêng xác định, không thay đổi 
	D. Ngôn ngữ lập trình dùng với ý nghĩa nhất định nào đó
Câu 6: Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình gồm
A. Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa
B. Hằng số học, Hằng logic, Hằng xâu
C. PROGRAM, USES, VAR, BEGIN
D. SQR, ABS, REAL
Câu 7: Trong các tên sau tên nào là Tên chuẩn trong ngôn ngữ lập trình
A. a, b, c, i, n, Delta, 
B. Hằng số học, Hằng logic, Hằng xâu
C. PROGRAM, USES, VAR, BEGIN
D. SQR, ABS, REAL
Câu 8: Chọn phát biểu đúng nhất về chương trình dịch?
	A. Chương trình dịch là dịch chương trình nguồn sang chương trình đích
	B. Chương trình dịch là dịch toàn bộ chương trình nguồn	
	C. Chương trình dịch kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh	
	D. Chương trình dịch là dịch toàn bộ chương trình đích
Câu 9: Chương trình dịch có mấy loại?
	A. 1 loại (biên dịch)	
	B. 2 loại (hợp dịch và biên dịch)	
	C. 2 loại (thông dịch và hợp dịch)	
	D. 2 loại (thông dịch và biên dịch)
Câu 10: Tên dành riêng (từ khóa) bao gồm:
	A. Program, Integer, Uses, End	B. Real, Program, Integer, Uses	C. Program, Begin, Uses, Var	D. Program, Integer, Byte, Var
Câu 11: Ngôn ngữ lập trình có các loại tên nào? Chọn câu đúng nhất
A. Bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa.	
B. Tên dành riêng, tên chuẩn, tên do người lập trình đặt.
C. Tên dành riêng, tên do người lập trình đặt
D. Tên dành riêng, tên chuẩn, tên do máy trình đặt.
Câu 12: Chọn câu sai
A. Tên chương trình không chứa dấu cách, bắt đầu chữ số, chứa ký tự không hợp lệ.
B. Tên chương trình chứa dấu cách, bắt đầu chữ số, chứa ký tự không hợp lệ.
C. Tên chương trình có thể bắt đầu bàng chữ số, chứa ký tự không hợp lệ.
D. Tên chương trình không thể bắt đầu bằng chữ cái.
Câu 13: Trong các cách khai báo tên chương trình sau, tên nào là đúng ?
	A. Program Bai12 ;	B. Program Bai tap 1 ;
 C. Programvidu1;	D. Program Vi-du1;
Câu 14: Tên gọi của những đại lượng được dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình ?
A. Hằng B. Biến 	C. Tên chuẩn D. Tên dành riêng
Câu 15: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, những tên nào sau đây là hợp lệ ?
A. %Baitap1, 4AB, B-TAP 
B. 1Baitap1, @RT, -BT
C. Baitap, _4TR, chuvi_tamgiac
D. Bai tap, 7#RD, X+Y 
Câu 16: Chọn tên đúng trong Pascal?
A. Chu_Vi	B. Dien tich	C. Tam-giac	D. 11A
Câu 17: Chọn khai báo hằng đúng trong các khai báo sau:
	A. Const Hang = ‘TRUE’ ; 	B. Const Hang : 100; 
	C. Const Hang := 100; 	D. Const Hang = 1,5;
Câu 18: Phần thân chương trình được đặt trong cặp từ khóa nào sau đây?
A. Begin...end;	B. Program...end.	C. Begin...end.	D. Begin...finish.
Câu 19: Chọn khai báo biến đúng trong các khai báo sau?
A. Var n= Integer;	B. Const n: Integer ;
C. Var n := Integer;	D. Var n : Integer; 
Câu 20: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
	A. Phần khai báo nhất thiết phải có	
	B. Nói chung, chương trình thường gồm hai phần: phần khai báo và phần thân	C. Phần thân chương trình có thể không chứa một lệnh nào	
	D. Phần thân chương trình nhất thiết phải có
Câu 21: Từ khóa VAR dùng để
	A. Khai báo biến 	B. Khai báo hằng 
	C. Khai báo thư viện 	D. Khai báo tên chương trình
Câu 22: Chọn cú pháp đúng:
	A. VAR := ; 
	B. CONST : ;	
	C. USES ; 
	D. PROGRAM ; 
Câu 23: Khai báo hằng được sử dụng cho những giá trị xuất hiện:
A. Nhiều lần	B. Một lần
	C. Không bao giờ xuất hiện	D. Tất cả đều sai
Câu 24: Các biến dùng trong chương trình đều phải:
 A. Đều phải đặt tên và khai báo	B. Không cần phải khai báo
 C. Cả A và B đều đúng	 D. Không có đáp án đúng
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào chọn đáp án.
d. Tổ chức thực hiện:
#1: GV đưa câu hỏi trắc nghiệm. Giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị bài
#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Nghiên cứu sách giáo khoa và ghi nội dung bài 4 trước
#3: GV yêu cầu HS làm bày trắc nghiệm bằng sử dụng đường link Azota.
– GV sửa bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu và tuyên dương trước lớp vào thời điểm thích hợp. Nhắc công việc về nhà.
-----HẾT ----

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_11_bai_3_cau_truc_chuong_trinh_truong_th.docx