Giáo án Tin học Lớp 11 - Bài 5: Từ bài toán đến chương trình - Hoàng Thị Thanh Tâm - Trường THPT Thăng Long
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Hiểu được cách xác định bài toán và giải bài toán.
2. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực tự học, đọc hiểu.
- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả.
- Năng lực tính toán, Năng lực thực hành .
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử.
Học sinh: đồ dùng học tập, SGK, vở ghi, máy tính
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài:
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu Bài toán và xác định bài toán
a) Mục tiêu: Nắm được cách xác định bài toán
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
Trường: THPT THĂNG LONG Tổ: LÝ - CN Họ và tên giáo viên Hoàng Thị Thanh Tâm Tên bài dạy BÀI 5. TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH Môn học: Tin Học; Lớp: 11 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Hiểu được cách xác định bài toán và giải bài toán. 2. Năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Năng lực tự học, đọc hiểu. - Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả. - Năng lực tính toán, Năng lực thực hành . 3. Phẩm chất - Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử. Học sinh: đồ dùng học tập, SGK, vở ghi, máy tính III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài: B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu Bài toán và xác định bài toán a) Mục tiêu: Nắm được cách xác định bài toán b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - - Thảo luận nhóm: * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. * Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức 1. Bài toán và xác định bài toán Ví dụ 1: Tính tổng các số tự nhiên từ 1 đến 100 Ví dụ 2: Tính quãng đường ô tô đi được trong 2 giờ với vận tốc 60 km/h Khái niệm: Bài toán trong Tin học là một việc nào đó mà con người muốn máy tính thực hiện b) Xác định bài toán: Input: thông tin đưa vào máy Output: thông tin ra Ví dụ 3 Xác định bài toán tìm ước chung lớn nhất của 2 số nguyên dương A và B Input: A, B nguyên dương Output: ước chung lớn nhất của A và B 2. Giải bài toán trên máy tính Chính là đưa cho máy tính dãy hữu hạn các thao tác đơn giản mà nó có thể thực hiện được để từ Input ta nhận được Output Các bước giải bài toán trên máy tính: B1: Xác định bài toán B2: Lựa chọn, mô tả thuật toán B3: Viết chương trình 3. Thuật toán và mô tả thuật toán Khái niệm: - Thuật toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác ấy, từ input của bài toán ta nhận được output cần tìm Biểu diễn thuật toán Cách 1: Liệt kê từng bước Cách 2: Sử dụng sơ đồ khối Qui ước vẽ sơ đồ khối 4. Một số ví dụ về thuật toán Ví dụ 4: Cho số nguyên dương N. Kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương N Xác định bài toán: input: N nguyên dương Output: “N nguyên tố” hoặc “N không nguyên tố” Ý tưởng: Dựa vào định nghĩa: Một số nguyên dương N là số nguyên tố nếu nó lớn hơn 1 và chỉ có đúng hai ước là 1 và chính nó” Xét các trường hợp Nếu N=1 thì N không nguyên tố Nếu 1<N<4 thì N là số nguyên tố Nếu >=4 và không có ước số trong phạm vi từ 2 đến phần nguyên căn bậc hai của N thì N là số nguyên tố Ví dụ 5: Hãy tìm cách sắp xếp học sinh đứng chào cờ (hình a) theo thứ tự thấp trước cao sau (hình b) Xác định bài toán Input: N nguyên dương Output: “N nguyên tố” hoặc “N không nguyên tố” Ý tưởng Với mỗi cặp số hạng đứng liền kề trong dãy, nếu số trước lớn hơn số sau ta đổi vị trí chúng cho nhau. Việc đó được lặp lại cho đến khi không có sự đổi chỗ nào xảy ra nữa. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Xác định bài toán tìm ước chung lớn nhất của 2 số nguyên dương A và B Input: A, B nguyên dương Output: ước chung lớn nhất của A và B D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: GV chia lớp thành nhiều nhóm và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi và bài tập vận dụng. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Ôn lại bài học hôm nay; - Chuẩn bị bài mới * RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_11_bai_5_tu_bai_toan_den_chuong_trinh_ho.docx