Giáo án Tin học Lớp 11 - Bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán - Năm học 2020-2021
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết các khái niệm: phép toán, biểu thức số học, hàm số học chuẩn, biểu thức quan hệ.
- Hiểu lệnh gán.
2. Kĩ năng:
- Viết được lệnh gán.
- Viết được một số biểu thức số học và logic đơn giản với các phép toán thông dụng.
3. Thái độ: Nghiêm túc, tư duy, làm việc khoa học và cẩn thận.
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt:
+Xây dựng hình thành được những hiểu biết ban đầu về phép toán, biểu thức, câu lệnh gán.
+ Vận dụng được kiến thức bài học để phân biệt các biểu thức.
+ Nắm vững được cách viết cách phép toán, biểu thức, câu lệnh gán.
- Năng lực sử dụng CNTT: Thành thạo kĩ năng lập trình với phép toán, biểu thức, câu lệnh gán.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: SGVTH11, SGKTH11, giáo án, máy tính, màn tương tác và phiếu học tập.
2. Học sinh: SGKTH11, SBTTH11, vở ghi và đồ dùng học tập.
Ngày soạn: 18/9/2020 Tiết thứ: 5, 6 §6. PHÉP TOÁN, BIỂU THỨC, CÂU LỆNH GÁN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết các khái niệm: phép toán, biểu thức số học, hàm số học chuẩn, biểu thức quan hệ. - Hiểu lệnh gán. 2. Kĩ năng: - Viết được lệnh gán. - Viết được một số biểu thức số học và logic đơn giản với các phép toán thông dụng. 3. Thái độ: Nghiêm túc, tư duy, làm việc khoa học và cẩn thận. 4. Phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: +Xây dựng hình thành được những hiểu biết ban đầu về phép toán, biểu thức, câu lệnh gán. + Vận dụng được kiến thức bài học để phân biệt các biểu thức. + Nắm vững được cách viết cách phép toán, biểu thức, câu lệnh gán. - Năng lực sử dụng CNTT: Thành thạo kĩ năng lập trình với phép toán, biểu thức, câu lệnh gán. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: SGVTH11, SGKTH11, giáo án, máy tính, màn tương tác và phiếu học tập. 2. Học sinh: SGKTH11, SBTTH11, vở ghi và đồ dùng học tập. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: Lớp 11A1 11A2 11A3 11A4 11A5 Ngày giảng T1:21/9/2020 T2:23/9/2020 T1:25/9/2020 T2:26/9/2020 T1:26/9/2020 T2:2/10/2020 T1:24/9/2020 T2:25/9/2020 T1:23/9/2020 T2:24/9/2020 Sĩ số Vắng 2. Tiến trình bài học Tiết 1: A. KHỞI ĐỘNG: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (9’) (1). Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức của bài 3, 4, 5 và có nhu cầu tìm hiểu các nội dung trong sơ đồ tư duy của bài 6 mà các nhóm đã chuẩn bị trước ở nhà. (2). Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, thuyết trình. (3). Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. (4). Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, màn tương tác. (5). Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi và mong muốn tìm hiểu các nội dung trong sơ đồ tư duy mà các nhóm đã chuẩn bị trước ở nhà. Nội dung hoạt động - Trả lời bài tập 4, 5 trang 35 sgk. - GV: Nhận xét, cho điểm. - GV: Yêu cầu các nhóm: Dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị và trình bày các nội dung chính sẽ tìm hiểu trong bài 6. - GV: Nhận xét và dẫn dắt vào bài 6. - HS: Lắng nghe, ghi nhớ. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2: Tìm hiểu các phép toán trong NNLT Pascal (10’) (1). Mục tiêu: Học sinh có mong muốn tìm hiểu các phép toán trong Pascal. (2). Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện, vấn đáp. (3). Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. (4). Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, màn tương tác. (5). Sản phẩm: Học sinh biết các phép toán được sử dụng khi viết chương trình trong Pascal. Nội dung hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Kể tên các phép toán số học đã học? - Nhận xét và giới thiệu thêm div, mod. - Giới thiệu các phép toán quan hệ. Kết quả của phép toán quan hệ là gì? - Nhận xét, chốt nội dung. - Phép toán logic? - Nhận xét, chốt nội dung. - Minh họa bằng ví dụ. - Tóm tắt nội dung phần 1 và dẫn dắt vào phần 2. - Gợi nhớ và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Lắng nghe, tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Tham khảo SGK và trả lời. - Quan sát, ghi bài. - Lắng nghe, ghi nhớ. 1. Phép toán - Các phép toán số học: +, -, *, /, div, mod. - Các phép toán quan hệ: , >=, =, <>. Kết quả là True hoặc False. - Các phép toán logic: not, or, and. Ví dụ: 7 mod 3 = 1 7 div 3 = 2 Hoạt đong 3: Tìm hiểu cách biểu diễn Biểu thức số học trong NNLT Pascal (12’) (1). Mục tiêu: Học sinh có mong muốn tìm hiểu các biểu thức số học trong Pascal. (2). Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện, vấn đáp. (3). Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. (4). Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, màn tương tác. (5). Sản phẩm: Học sinh biết cách chuyển đổi các biểu thức trong toán học sang Pascal. Nội dung hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Biểu thức số học là gì? - Nhận xét và (?) dấu nhân trong Pascal có được bỏ qua không? - Nhận xét, chốt nội dung. (?) Trình tự thực hiện có giống trong toán học không? - Nhận xét, chốt nội dung. - Minh họa bằng ví dụ. - Giới thiệu một số lưu ý (SGK trang 25 - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Tham khảo SGK và suy luận trả lời. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Chú ý lắng nghe, quan sát. - Lắng nghe, ghi nhớ. 2. Biểu thức số học - Trong lập trình, biểu thức số học là một biến kiểu số hoặc một hằng số hoặc các biến kiểu số và các hằng số liên kết với nhau bởi một số hữu hạn phép toán số hoặc, các dâu ngoặc tròn “( )” tạo thành một biểu thức có dạng tương tự như cách viết trong toán học. - Quy tắc khi viết: + Chỉ dùng cặp () trong trường hợp cần thiết; + Viết lần lượt từ trái sang phải; + Không bỏ qua dấu nhân (*) trong tích. - Thứ tự thực hiện tương tự toán học Ví dụ: Biểu thức trong toán học: (4a+b).2 Được thể hiện trong Pascal như sau: (4*a + b)*2 Hoạt động 4: Tìm hiểu các Hàm số học chuẩn (8’) (1). Mục tiêu: Học sinh có mong muốn tìm hiểu các hàm số học chuẩn Pascal. (2). Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện, vấn đáp. (3). Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. (4). Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, màn tương tác. (5). Sản phẩm: Học sinh biết cách chuyển đổi các hàm trong toán học sang Pascal. Nội dung hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Chiếu bảng một số hàm số học chuẩn và giới thiệu. - Cho ví dụ minh họa. - Lắng nghe, ghi bài. - Chú ý lắng nghe, quan sát. 3. Hàm số học chuẩn Một số hàm số học chuẩn. Ví dụ: X2 + 2 -> Sqr(X) + 2*Sqrt(X) C. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG (8’) (1). Mục tiêu: Nắm được cách biểu diến biểu thức số học và cách sử dụng các hàm số học trong NNLT Pascal. (2). Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện, vấn đáp. (3). Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. (4). Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, màn tương tác. (5). Sản phẩm: Trả lời được các bài tập. Nội dung hoạt động - GV chuyển giao nhiệm vụ: Hãy viết các biểu thức trong toán học sau sang NNLT Pascal: a. (x-y)2z b. x-y- x c. - HS thực hiện làm bài dựa vào SGK và kiến thức vừa học. - GV gọi HS trả lời. - GV nhận xét, cho điểm D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2’) (1). Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình. (2). Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện, vấn đáp. (3). Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học. (4). Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, màn tương tác. (5). Sản phẩm: Học sinh biết mở rộng các kiến thức của mình thông qua một dự án thực tế. Nội dung hoạt động HS về nhà học bài, xem lại các ví dụ và cho thêm một số ví dụ khác, làm bài tập 6 sgk trang 35.. V. RÚT KINH NGHIỆM Tiết 2: A. KHỞI ĐỘNG: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) (1). Mục tiêu:Giúp học sinh nhớ được kiến thức về biểu thức số học, hàm số học chuẩn trong Pascal. (2). Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp. (3). Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. (4). Phương tiện dạy học: SGK. (5). Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi. Nội dung hoạt động - Trả lời bài tập 4, 5 trang 35 sgk. - GV: Nhận xét, cho điểm. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2: Tìm hiểu Biểu thức quan hệ (8’) (1). Mục tiêu: Học sinh có mong muốn tìm hiểu biểu thức quan hệ trong Pascal. (2). Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện, vấn đáp. (3). Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. (4). Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, màn tương tác. (5). Sản phẩm: Học sinh biết thế nào là biểu thức quan hệ, trình tự thực hiện và kết quả của biểu thức quan hệ trong Pascal. Nội dung hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Biểu thức như thế nào được gọi là biểu thức quan hệ? - Nhận xét, chốt nội dung. - Biểu thức quan hệ được viết như thế nào? - Nhận xét, chốt nội dung. - Cho ví dụ minh họa. - Biểu thức quan hệ được thực hiện như thế nào? - Nhận xét, chốt nội dung và giới thiệu kết quả của biểu thức. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Chú ý lắng nghe, quan sát. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. 4. Biểu thức quan hệ - Hai biểu thức cùng kiểu liên kết với nhau bởi phép toán quan hệ cho ta biểu thức quan hệ. - Biểu thức quan hệ có dạng: Ví dụ: x < 5 i+1>= 2*j - Trình tự thực hiện: + Tính giá trị các biểu thức. + Thực hiện phép toán quan hệ. - Kết quả là giá trị logic: True hoặc False . Hoạt động 3: Tìm hiểu Biểu thức lôgic (8’) (1). Mục tiêu: Học sinh có mong muốn tìm hiểu biểu thức logic trong Pascal. (2). Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện, vấn đáp. (3). Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. (4). Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, màn tương tác. (5). Sản phẩm: Học sinh biết thế nào là biểu thức logic và kết quả của biểu thức logic trong Pascal. Nội dung hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Biểu thức như thế nào được gọi là biểu thức logic? - Nhận xét, chốt nội dung. - Biểu thức logic đơn giản là gì? - Nhận xét, chốt nội dung. - Giá trị biểu thức là gì? - Nhận xét, chốt nội dung và lưu ý các biểu thức phải đặt trong dấu ( và ). - Lấy ví dụ minh họa. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Chú ý lắng nghe, quan sát. 5. Biểu thức lôgic - Các biểu thức quan hệ liên kết với nhau bởi phép toán lôgic ta được biểu thức lôgic. - Biểu thức lôgic đơn giản là biến hoặc hằng lôgic. - Giá trị biểu thức lôgic là True hoặc False. - Các biểu thức phải đặt trong dấu ngoặc ( và ). Ví dụ 1: Trong toán học: 5x11 Biểu diễn trong Pascal: (5x) and (x11) Ví dụ 2 (x≥9) ð not(x<9) Hoạt động 4: Tìm hiểu Câu lệnh gán (9’) (1). Mục tiêu: Học sinh có mong muốn tìm hiểu câu lệnh gán trong Pascal. (2). Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện, vấn đáp. (3). Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. (4). Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, màn tương tác. (5). Sản phẩm: Học sinh hiểu câu lệnh gán và sử dụng được trong Pascal. Nội dung hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Sử dụng Câu lệnh gán dùng để làm gì? - Nhận xét, chốt nội dung. - Nêu cú pháp của câu lệnh gán? - Nhận xét, chốt nội dung. - Cho ví dụ minh họa. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Tham khảo SGK và trả lời. - Lắng nghe, ghi bài. - Chú ý lắng nghe, quan sát. 6. Câu lệnh gán - Dùng để gán giá trị cho một biến đơn. - Cú pháp: := ; Trong đó: + Tên biến là biến đơn; + Kiểu của biểu thức phải cùng kiểu với kiểu của biến. Ví dụ: a:=10; i:=i+1; d:=5.3; r:= a+b; CV:=(d+r)*2; C LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG (12’) (1). Mục tiêu: Giúp học sinh biết phép toán, biểu thức số học, biểu thức quan hệ, biểu thức lôgic, sử dụng đúng các hàm số học chuẩn; biết được cấu trúc câu lệnh gán, sử dụng câu lệnh gán trong ngôn ngữ lập trình Pascal. (2). Phương pháp/kĩ thuật: Vấn đáp. (3). Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. (4). Phương tiện dạy học: Phiếu học tập. (5). Sản phẩm: Vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thành phiếu học tập. Nội dung hoạt động - GV chuyển giao nhiệm vụ: Hoàn thành phiếu học tập sau: Em hãy khoanh vào đáp án đúng: Câu 1: Trong Pascal, biểu thức số học nào sau đây là đúng? A. a + 2b + c2 B. 5/a + 7*b + c/2 C. [a + b]/c D. A*B(a+b) Câu 2: Xét biểu thức sau: (a*2 < 9) and (a <=4). Biểu thức cho kết quả True khi a=? A. 10 B. 11 C. 5 D. 4 Câu 3: Biểu thức: 8 div 3 + 5-2*3 có giá trị là: A. 10 B. 1 C. 15 D. -1 Câu 4: Biểu thức sqrt(b) – 4*a*c viết trong toán học sẽ là biểu thức nào? A. b – 4ac B. b2 – 4ac C. b2 + 4ac D. b2 / 4ac Câu 5: Cho bảng giá trị của A và B, điền giá trị vào cột tương ứng A B not A A and B A or B T T T F F T F F Câu 6: Trong Pascal, với x, y, z thuộc kiểu integer, lệnh gán nào sau đây sai? A. z:=x+2*y; B. z:= x/y; C. z:= x+2*y-5; D. x:=x*y; Câu 7: Cho khai báo biến sau đây trong Pascal. Hãy cho biết lệnh gán nào bên dưới là sai? Var a, b: integer; x,y: real; A. a:=1.5; B. x:=2.0; C. y: =10; D. b:=-40; - HS nhận phiếu và làm bài - GV thu phiếu, nhận xét chung. D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2’) (1). Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình. (2). Phương pháp/kĩ thuật: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. (3). Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học. (4). Phương tiện: SGK. (5). Kết quả: Học sinh biết mở rộng các kiến thức của mình thông qua một dự án thực tế. Nội dung hoạt động HS về nhà học bài, xem lại các ví dụ và cho thêm một số ví dụ khác, đọc và xây dựng sơ đồ tư duy cho bài 7. V. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_11_bai_6_phep_toan_bieu_thuc_cau_lenh_ga.docx