Giáo án Tin học Lớp 11 - Tiết 1-4 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Nghĩa Dân

Giáo án Tin học Lớp 11 - Tiết 1-4 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Nghĩa Dân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức

 - HS nêu được khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình.

 - HS trình bày được khả năng ngôn ngữ lập trình bậc cao, phân biệt với ngôn ngữ máy và hợp ngữ.

 - HS nêu được ý nghĩa và nhiệm vụ của chương trình dịch. Phân biệt được biên dịch và thông dịch.

2. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất

*Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ;

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống, đề xuất và lựa chọn giải pháp để chọn được phương án nhằm giải quyết chuỗi câu hỏi.

*Năng lực Tin học:

- Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông: Biết được các ngôn ngữ bậc cao được sử dụng phổ biến để viết lập trình và chương trình viết bằng NNLT bậc cao cần phải có chương trình dịch để có thể thực hiện được trên máy tính.

*Phẩm chất

- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công

- Trung thực: Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Nhân ái: Đoàn kết, chia sẻ và giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập.

 

doc 17 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 2800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 11 - Tiết 1-4 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Nghĩa Dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/08/2021
Tiết: 01 
§1 KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 1. Kiến thức
 - HS nêu được khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình.
 - HS trình bày được khả năng ngôn ngữ lập trình bậc cao, phân biệt với ngôn ngữ máy và hợp ngữ.
 - HS nêu được ý nghĩa và nhiệm vụ của chương trình dịch. Phân biệt được biên dịch và thông dịch.
2. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất
*Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ; 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống, đề xuất và lựa chọn giải pháp để chọn được phương án nhằm giải quyết chuỗi câu hỏi.
*Năng lực Tin học:
- Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông: Biết được các ngôn ngữ bậc cao được sử dụng phổ biến để viết lập trình và chương trình viết bằng NNLT bậc cao cần phải có chương trình dịch để có thể thực hiện được trên máy tính.
*Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công
- Trung thực: Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Nhân ái: Đoàn kết, chia sẻ và giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: công cụ hỗ trợ dạy học, phần mềm MS Teams, laptop, điện thoại.
- Học liệu: Kế hoạch bài dạy, tài liệu tham khảo, sách giáo khoa 
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của GV như chuẩn bị tài liệu, điện thoại, máy tính, TBDH Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu,...
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Ổn định lớp (1’): - Kiểm tra sĩ số, loa, microphone, camera của học sinh tham gia học trực tuyến. Yêu cầu HS tắt mic trước khi tham gia học. Đến khi GV yêu cầu phát biểu thì tự mở mic.
Khởi động (5’): 
a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài: Chiếu bài toán: Kết luận nghiệm của phương trình ax + b=0. 
+ Hãy xác định Input, Output của bài toán trên? 
+ Hãy xác định các bước để giải bài toán trên? 
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS: Lắng nghe, ghi chú, 1-2 HS TLCH
+ Các HS khác nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Hệ thống các bước này chúng ta gọi là thuật toán. 
+ Các bước giải bài toán trên máy tính? 
+ Làm sao để máy tính có thể hiểu và thực hiện các thuật toán đã lựa chọn 
giải bài toán? 
- Như vậy hoạt động để diễn đạt một thuật toán trên máy tính thông qua một ngôn ngữ lập trình được gọi là lập trình. Và để máy tính hiểu và thực hiện được câu lệnh đó thì NNLTBC cần phải được chuyển đổi về NN của máy để máy tính hiểu và thực hiện được. 
Hình thành kiến thức mới (35’)
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình (13’)
a) Mục tiêu: Nắm được khái niệm lập trình – các ngôn ngữ lập trình
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG GIẢNG DẠY
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu SGK và nêu khái niệm lập trình 
+Có những loại ngôn ngữ lập trình nào? 
? Phân biệt ngôn ngữ lập trình bậc cao với các ngôn ngữ khác ở những nội dung nào?
? Tại sao người ta phải xây dựng ngôn ngữ lập trình bậc cao? 
? Kể tên một số ngôn ngữ lập trình bậc cao mà em biêt?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp HS 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các khái niệm 
+ Các HS khác nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức 
1. Khái niệm lập trình và NNLT
a. Lập trình
Lập trình là sử dụng một cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của một ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt thuật toán.
b. Ngôn ngữ lập trình
- Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết chương trình để máy tính điện tử có thể hiểu đựơc các công việc và ý định thiết kế của người sử dụng.
- Có 3 loại ngôn ngữ lập trình: Ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
Ngôn ngữ máy: ngôn ngữ duy nhất máy có thể trực tiếp hiểu và thực hiện.
Ngôn ngữ bậc cao: gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao, không phụ thuộc loại máy, muốn thi hành được thì nó phải được chuyển sang ngôn ngữ máy.
Hợp ngữ: rất gần với ngôn ngữ máy, nhưng mã lệnh được thay thế bằng tên viết tắt của các thao tác (thường là tiếng Anh).
HĐ2: Hướng dẫn HS hiểu và phân loại chương trình dịch (22’)
a) Mục tiêu: Biết vai trò của chương trình dịch, hiểu được các giai đoạn của chương trình dịch; Phâm biệt được chương trình thông dịch và chương trình biên dịch.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG GIẢNG DẠY
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
? Theo các em chương trình được viết bằng ngôn ngữ bậc cao và chương trình được viết bằng ngôn ngữ máy khác nhau như thế nào ? 
? Khi chương trình được đưa vào máy tính thì máy tính đã hiểu và thực hiện được chưa? 
? Làm thế nào để chuyển một chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy ?
? Nghiên cứu SGK cho biết khái niệm về chương trình dịch. 
? Vì sao không lập trình trên ngôn ngữ máy để khỏi mất công chuyển đổi khi lập trình với ngôn ngữ bậc cao. 
? Theo các em đối với chương trình dịch: chương trình nào là chương trình nguồn và chương trình đích. 
? Cho nhận xét về tiến trình của hai ví dụ trên 
? Vậy với mỗi cách dịch như vậy người ta gọi là gi? 
? Hai cách dịch này có gì khác nhau. 
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp HS 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại.
+ Các HS khác nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
2. Chương trình dịch
Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính gọi là chương trình dịch.
+ Chương trình nguồn là chương trình viết bằng ngôn ngữ LT bậc cao, là dữ liệu vào.
+ Chương trình đích là chương trình đã chuyển đổi viết bằng ngôn ngữ máy.
Chương trình dịch có 2 loại: Biên dịch và thông dịch
+ Thông dịch (Interpreter): 
Thông dịch được thực hiện bằng cách lặp lại dãy các bước sau:
F Kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh tiếp theo trong chương trình nguồn
F Chuyển đổi các câu lệnh đó thành một hay nhiều câu lệnh trong ngôn ngữ máy.
F Thực hiện các câu lệnh vừa chuyển đổi được .
+ Biên dịch (Compiler): Thực hiện các bước sau:
F Duyệt, kiểm tra, phát hiện lỗi và kiểm tra tính đúng đắn của các câu lệnh trong chương trình nguồn.
F Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích (ngôn ngữ máy) để có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần.
Luyện tập + Vận dụng (3’) 
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Ngôn ngữ lập trình là:
A. Ngôn ngữ giao tiếp giữa con người.	
B. Ngôn ngữ giao tiếp giữa người và máy
C. Ngôn ngữ giao tiếp chung giữa các máy tính.
D. Ngôn ngữ dùng để viết chương trình.
Câu 2: Chương trình dịch dùng để làm gì? 
A. Dịch chương trình bằng hợp ngữ sang ngôn ngữ bậc cao.
B. Dịch chương trình bằng ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ bậc cao.
C. Dịch chương trình bằng ngôn ngữ máy sang hợp ngữ.
D. Dịch chương trình bằng ngôn ngữ khác sang ngôn ngữ máy.
Câu 3: Hãy chọn phát biểu đúng trong những phát biểu sau:
A. Nếu chương trình nguồn có lỗi cú pháp thì chương trình đích cũng có lỗi cú pháp.
B. Chương trình dịch là chương trình dặc biệt có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ máy thành chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao.
C. Trong thông dịch cả chương trình đích và chương trình nguồn có thể lưu trữ để sử dụng về sau.
D. Hợp ngữ sử dụng trình thông dịch và các ngôn ngữ lập trình bậc cao sử dụng trình biên dịch.
Câu 4: Trong chế độ biên dịch, một chương trình đã được dịch thông suốt, hệ thống không báo lỗi. Có thể khẳng định ta đã có một chương trình đúng hay chưa? Tại sao?
TL: Ta chưa thể khẳng định đã có một chương trình đúng. Vì chương trình có thể vẫn còn chứa lỗi ngữ nghĩa.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp HS 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một vài HS trả lời câu hỏi.
+ Các HS khác nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
5. Tìm tòi khám phá (1’) 
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống kiến thức bài học và chuẩn bị cho tiết học sau.
b. Nội dung: Làm việc cá nhân.
c. Sản phẩm: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ
d. Tổ chức thực hiện: Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: 
- Hệ thống bài hôm nay trên sơ đồ tư duy?
- Tìm hiểu trên internet, ngôn ngữ lập trình bậc cao có các ngôn ngữ nào?
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 ...
	Ngày ký 10 tháng 09 năm 2021
Đào Thị Nhiên	
Ngày soạn: 8 / 9 /2021
Tiết: 02 
§2 CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức: 
- HS nêu được ngôn ngữ lập trình có 3 thành phần cơ bản là: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
- HS trình bày được các khái niệm tên, tên chuẩn, tên dành riêng (từ khóa), hằng và biến.
- HS đưa ra được các quy định về tên, hằng và biến trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
- HS thực hiện được việc đặt tên đúng và nhận biết được tên sai quy định.
2. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất
*Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ; 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống, đề xuất và lựa chọn giải pháp để chọn được phương án nhằm giải quyết chuỗi câu hỏi.
*Năng lực Tin học:
Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông: Biết được các thành phần của một NNLT.
*Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo, tư duy logic trong lập trình.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công.
- Trung thực: Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả thực hiện nhiệm vụ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: công cụ hỗ trợ dạy học, phần mềm MS Teams, laptop, điện thoại.
- Học liệu: Kế hoạch bài dạy, tài liệu tham khảo, sách giáo khoa 
2. Chuẩn bị của học sinh
- Laptop, điện thoại thông minh, đồ dùng học tập, vở ghi, SGK, SBT.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp (1’): - Kiểm tra sĩ số, loa, microphone, camera của học sinh tham gia học trực tuyến. Yêu cầu HS tắt mic trước khi tham gia học. Đến khi GV yêu cầu phát biểu thì tự mở mic.
2. Khởi động (5’): 
a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh
b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài:
(?) Để diễn tả một ngôn ngữ tự nhiên ta cần phải biết những gì? lấy ví dụ. (?) Quan sát chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao so sánh với ngôn ngữ tự nhiên. 
- Ngôn ngữ tự nhiên gồm các thành phần: bảng chữ cái, cú pháp và ý nghĩa của câu (từ) mình cần diễn tả 
- Các ngôn ngữ lập trình nói chung thường có chung một số thành phần như: Dùng những kí hiệu nào trong bảng chữ cái để viết chương trình? viết theo quy tắc nào? viết như vậy có ý nghĩa là gì? Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó.
3. Hình thành kiến thức mới (34’)
HĐ1: Tìm hiểu các thành phần cơ bản của NNLT (10’)
a) Mục tiêu: Nắm được các thành phần cơ bản của NNLT
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nêu được ngôn ngữ lập trình có 3 thành phần cơ bản là: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG GIẢNG DẠY
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Khi bắt đầu học một ngôn ngữ tự nhiên, vd như tiếng Việt, chúng ta phải học cái gì đầu tiên?
- Hãy cho biết khái niệm bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình?
- Trong tiếng việt muốn viết câu đúng thì phải dựa vào đâu?
- Tượng tự, trong lập trình để viết chương trình đúng người ta dựa vào cái gì?
- Cú pháp là gì?
- Khái niệm ngữ nghĩa?
- Lấy ví dụ về bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp HS 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các khái niệm 
+ Các HS khác nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
1. Các thành phần cơ bản:
- Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có 3 thành phần cơ bản là: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
a. Bảng chữ cái: Là tập các ký hiệu dùng để viết chương trình.
-Trong ngôn ngữ Pascal bảng chữ cái gồm: Các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh, các chữ số 0 à 9 và một số ký tự đặc biệt (xem trong SGK)
b. Cú pháp: Là bộ quy tắc dùng để viết chương trình.
c. Ngữ nghĩa: Xác định ý nghĩa thao tác cần thực hiện ứng với tổ hợp ký tự dựa vào ngữ cảnh của nó.
Tóm lại:
- Lỗi cú pháp được chương trình dịch phát hiện và thông báo cho người lập trình. Chương trình không còn lỗi cú pháp thì mới có thể dịch sang ngôn ngữ máy.
- Lỗi ngữ nghĩa được phát hiện khi chạy chương trình.
Chú ý: Không được phép dùng bất kì kí tự nào ngoài các kí tự quy định trong bảng chữ cái khi viết chương trình.
HĐ2: Khái niệm tên trong Pascal (17’)
a) Mục tiêu: Nắm được khái niệm tên
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS trình bày được các khái niệm tên, tên chuẩn, tên dành riêng (từ khóa)
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG GIẢNG DẠY
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Nêu quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ Pascal? Cho ví dụ về 3 tên đặt đúng và 3 tên đặt sai quy tắc?
- Cho các ví dụ sau, hãy cho biết tên nào đúng quy tắc:
ABC; Q89_O; A 12 3; _12BN
87_AC; @DFG12; BGV#21
- Đọc sách giáo khoa và cho biết ngôn ngữ lập trình thường có mấy loại tên?
- Nêu đặc điểm và ví dụ của tên dành riêng?
- Nêu đặc điểm và ví dụ của tên chuẩn?
- Nêu đặc điểm và ví dụ của tên do người lập trình đặt?
- VD1: Cho các tên sau:
 Program Abs Interger Type
 Xyx Byte tong
+ X¸c ®Þnh tªn dµnh riªng, tªn chuÈn, tªn tù ®Æt ?
- VD2: Cho chương trình
 Program ct_vd;
 Uses crt;
 Begin
 Clrscr;
 Write(‘ Xin chào lớp 11A’);
 Readln;
 End.
Hãy xác định tên dành riêng, tên chuẩn, tên do người lập trình đặt
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp HS 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các khái niệm 
+ Các HS khác nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
2. Một số khái niệm
a. Tên
- Mọi đối tượng trong chương trình đều phải được đặt tên theo quy tắc của NNLT
- Trong ngôn ngữ Turbo Pascal: tên là một dãy liên tiếp không quá 127 ký tự bao gồm các chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới nhưng phải bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới.
- Trong Free Pascal, tên có thể có tối đa 255 ký tự.
- Ngôn ngữ lập trình Pascal không phân biệt chữ hoa, chữ thường.
- Ngôn ngữ lập trình thường có 3 loại tên cơ bản: Tên dành riêng, tên chuẩn và tên do người lập trình tự đặt.
Tên dành riêng:
- Là những tên được ngôn ngữ lập trình quy định với ý nghĩa xác định mà người lập trình không thể dùng với ý nghĩa khác.
- Tên dành riêng còn được gọi là từ khóa.
Tên chuẩn:
Là những tên được ngôn ngữ lập trình (NNLT) dùng với ý nghĩa nào đó trong các thư viện của NNLT, tuy nhiên người lập trình có thể sử dụng với ý nghĩa khác.
Tên do người lập trình tự đặt
- Được xác định bằng cách khai báo trước khi sử dụng và không được trùng với tên dành riêng.
- Các tên trong chương trình không được trùng nhau
HĐ3: Tìm hiểu về hằng, biến và cách chú thích trong các NNLT (7’)
a) Mục tiêu: Nêu được khái niệm hằng và biến, cách chú thích trong Pascal.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS đưa ra được các quy định về tên, hằng và biến 
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG GIẢNG DẠY
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Nêu khái niệm hằng?
- Nêu ví dụ về hằng số, hằng xâu, hằng logic?
HS: Hằng số học: -2, 2.5
Hằng xâu: VD: ‘Tin hoc’, ‘12345’
Hằng logic: VD: TRUE, FALSE
- Trình bày khái niệm về hằng số, hằng xâu và hằng logic?
- Nêu khái niệm biến? VD về biến
- VD: Xác định các đại lượng có trong bài toán: “Tính chu vi (CV), diện tích (DT) hình tròn với bán kính (R) bất kì được đưa vào từ bàn phím”. Hãy cho biết đại lượng nào là hằng? đại lượng nào là biến?
- Cho biết chức năng của chú thích trong chương trình?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp HS 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các khái niệm 
+ Các HS khác nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
b. Hằng và biến
Hằng: Là các đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
- Các ngôn ngữ lập trình thường có:
Hằng số học: là các số nguyên hoặc số thực
Hằng xâu: là dãy kí tự trong bộ mã ASCII, đặt trong cặp dấu nháy .
Hằng Logic : là các giá trị đúng hoặc sai
Biến:
- Là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong chương trình.
- Các NNLT có nhiều loại biến khác nhau.
- Biến phải khai báo trước khi sử dụng.
c. Chú thích
Trong khi viết chương trình có thể viết các chú thích cho chương trình. Chú thích không làm ảnh hưởng đến chương trình.
Trong Pascal chú thích được đặt trong { ct } hoặc (* ct *)
4. Luyện tập + Vận dụng (4’): 
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Câu 1: Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có:
A. 1 thành phần cơ bản là bảng chữ cái. 
B. 2 thành phần cơ bản là cú pháp và ngữ nghĩa
C. 3 thành phần cơ bản là bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa 
D. 4 thành phần cơ bản là bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa và các kí tự đặc biệt.
Câu 2: Khẳng định nào đúng : 
A. Các ký hiệu a, b, g, d, @, *, # đều thuộc bộ ký tự cơ bản của Pascal.
B. Var, begin, Integer, Real, Type, Use là các từ khóa của Pascal.
C. Var, VAR, VaR, var là các từ khóa khác nhau của Pascal.
D. Hằng và biến là hai đại lượng mà giá trị của chúng có thể thay đổi được trong quá trình thực hiện chương trình. 
Câu 3: Khẳng định nào đúng : 
A. Khi cần thay đổi ý nghĩa của một từ khóa nào đó người lập trình cần khai báo theo ý nghĩa mới.
B. Trong chương trình, tên gọi cũng là một đối tượng không thay đổi nên cũng có thể xem là hằng.
C. Mọi đối tượng có giá trị thay đổi trong chương trình đều gọi là biến.
D. Hằng và biến bắt buộc phải khai báo.
Câu 4: Hãy chọn những biểu diễn hằng số học trong các biểu diễn sau:
A. Const B. 7.2E-9 C. 2A7 D. ‘-320’ 
Câu 5: Hãy nêu 5 tên chuẩn và ý nghĩa của chúng trong ngôn ngữ lập trình mà em biết?
TL: 
5 tên chuẩn trong Pascal và ý nghĩa của nó:
- integer: kiểu dữ liệu nguyên	- real: kiểu dữ liệu thực
- abs: hàm giá trị tuyệt đối	- sqr: hàm bình phương một số
- sqrt: hàm căn bậc hai của một số
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp HS 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một số HS trả lời câu hỏi. 
+ Các HS nhận xét, bổ sung cho nhau. 
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và nhắc lại kiến thức
5. Tìm tòi khám phá (1’) 
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống kiến thức bài học và chuẩn bị cho tiết học sau.
b. Nội dung: Làm việc cá nhân.
c. Sản phẩm: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ
d. Tổ chức thực hiện: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
Trong dòng thông tin chú thích có thể chứa kí tự ngoài bảng chữ cái của ngôn ngữ hay không và tại sao?
TL: Có thể. Vì chương trình dịch loại bỏ các chú thích khi dịch chương trình.
- Hệ thống bài hôm nay trên sơ đồ tư duy?
- trả lời các câu hỏi 1,2,3,4,5,6 SGK trang 13.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 ...
	Ngày ký 10 tháng 09 năm 2021
Đào Thị Nhiên
Ngày soạn: 16 / 9 /2020
Tiết: 3
BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Kiến thức, kỹ năng
- HS nêu được ưu điểm của ngôn ngữ lập trình bậc cao. HS trình bày được ý nghĩa và nhiệm vụ của chương trình dịch. Phân biệt được biên dịch và thông dịch.
- HS thực hiện các bài tập về tên, hằng và biến trong ngôn ngữ lập trình cụ thể.
- Thực hiện được việc đặt tên đúng và nhận biết được tên sai quy định.
Thái độ:
 Có thái độ học tập nghiêm túc. Ham muốn học một ngôn ngữ lập trình cụ thể để có khả năng giải các bài toán bằng máy tính điện tử.
 3. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất
	- Năng lực: NL hợp tác, NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL sáng tạo, NL giao tiếp, NL tự quản lý, NL sử dụng ngôn ngữ, NL CNTT và TT.
	- Phẩm chất: Trung thực, tự trọng; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng; Chấp hành kỉ luật, pháp luật.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Giáo án, SGK, SBT, tài liệu tham khảo
Học sinh: Vở ghi, SGK, sách bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
	Kết hợp vấn đáp, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật báo cáo vòng tròn.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số 
 Khởi động (4’)
GV: Em hãy trình bày quy tắc đặt tên trong Pascal? VD 3 tên đặt theo quy tắc?
HS: Trả lời
 Luyện tập (35’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG GIẢNG DẠY
Năng lực phát triển
GV: Chia lớp làm 6 nhóm, mỗi nhóm 6,7 hs. Tương ứng nhóm 1 trả lời câu 1, nhóm 2 câu 2 
Các nhóm mang phần chuẩn bị bài về nhà của mình ra hoạt động nhóm và thống nhất trình bày trong 8’. 
Sau khi hết thời gian hoạt động, GV yêu cầu các nhóm treo lên cửa sổ, 1 nhóm treo bảng. Sau đó GV đánh số HS các nhóm từ 1 đến 6 rồi yêu cầu các HS số 1 vào nhóm 1, số 2 vào nhóm 2, số 3 vào nhóm 3 , đứng ko được ngồi.
Sau đó, GV yêu cầu HS ở nhóm 1 trình bày về nội dung của nhóm 1 đang treo bảng, HS nhóm 2 trình bày về bài của nhóm mình các thành viên nhóm khác nghe và chấm điểm. Sau 2’ sẽ di chuyển các nhóm theo vòng tròn, cứ đến bảng phụ của nhóm nào thì nhóm ấy báo cáo. Thành viên nhóm khác chấm điểm. Cứ chuyển nhóm cho đến khi đi hết các nhóm và thành viên nào trong nhóm cũng được báo cáo. 
GV tổng hợp kết quả đánh giá, nhận xét, bổ sung, công bố nhóm nào làm tốt nhất và có thể trao thưởng.
Câu 1:
- Ngôn ngữ bậc cao gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn, thuận tiện cho đông đảo người lập trình.
- Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao nói chung không phụ thuộc vào phần cứng máy tính và một chương trình có thể thực hiện trên nhiều máy tính khác nhau.
- Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao dễ hiểu, dễ hiệu chỉnh và dễ nâng cấp.
- Ngôn ngữ bậc cao cho phép làm việc với nhiều kiêu dữ liệu và cách tổ chức dữ liệu đa dạng, thuận tiện cho mô tả thuộc toán. 
Câu 2:
- Chương trình dịch là chương trình đặc biệt, có chức năng chuyển đổi chương trình viết trên ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính.
Câu 3:
- Biên dịch: duyệt, kiểm tra, phát hiện lỗi, xác định chương trình nguồn có dịch được không? dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ lại để sử dụng về sau khi cần thiết.
- Thông dịch lần lượt dịch từng câu lệnh ra ngôn ngữ máy rồi thực hiện ngay câu lệnh vừa dịch được hoặc báo lỗi nếu không dịch được.
Câu 4: 
- Tên dành riêng không được dùng khác với ý nghĩa đã xác định, tên chuẩn có thể dùng với ý nghĩa khác.
VD: Tên dành riêng trong Pascal: program, uses, const, type, var, begin, end. 
Tên chuẩn: trong Pascal abs, integer.
Câu 5: Trong Pascal tên được đặt tuân theo các quy tắc sau:
- Chỉ bao gồm chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới;
- Không bắt đầu bằng chữ số;
- Độ dài theo quy định của chương trình dịch (TP không quá 127 kí tự, Free Pascal không quá 255 kí tự).
- Tuy nhiên, không nên đặt tên quá dài hay quá ngắn mà nên đặt sao cho gợi ý nghĩa đối tượng mang tên đó.
Câu 6: Những biểu diễn sau đây không phải là hằng trong Pascal:
6,23 dấu phẩy phải thay bằng dấu chấm;
A20 là tên chưa rõ giá trị;
4+6 là biểu thức hằng trong Pascal chuẩn cũng được coi là hằng trong Turbo Pascal;
‘TRUE’ là hằng xâu, không là hằng lôgic.
Năng lực CNTT – TT, giao tiếp, hợp tác, tự học, giải quyết vấn đề, tự học, tự quản lý. 
Năng lực CNTT – TT, giao tiếp, hợp tác, tự học, giải quyết vấn đề, tự học, tự quản lý. 
Năng lực CNTT – TT, giao tiếp, hợp tác, tự học, giải quyết vấn đề, tự học, tự quản lý. 
4. Vận dụng (4’) PT NL giải quyết vấn đề, tự học
Trong một chương trình còn có lỗi cú pháp, thông thường chương trình biên dịch hay chương trình thông dịch phát hiện ra lỗi nhanh hơn và tại sao?
 TL: Chương trình biên dịch phát hiện ra lỗi nhanh hơn vì chương trình biên dịch kiểm tra cú pháp trước khi dịch. Chương trình thông dịch vừa dịch vừa thực hiện từng câu lệnh, lỗi cú pháp chỉ được phát hiện khi thực hiện tới câu lệnh đó.
5. Tìm tòi khám phá (1’) NL sáng tạo 
Trả lời các câu hỏi: 
 1. Cấu trúc chung của chương trình thường gồm mấy phần?
 2. Nêu cú pháp khai báo tên chương trình, khai báo thư viện, khai báo hằng? 
V. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 23 / 9 /2020
Tiết: 4 
CHƯƠNG II: CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN
§3 CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
Nêu được cấu trúc chung và các thành phần của một chương trình đơn giản
Trình bày được chương trình là sự mô tả của thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình
Kỹ năng:
Nhận biết được các thành phần của một chương trình đơn giản
Thái độ:
Có thái độ học tập nghiêm túc. Ham muốn học một ngôn ngữ lập trình cụ thể giải các bài toán bằng máy tính điện tử.
 4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất
	- Năng lực: NL hợp tác, NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL sáng tạo, NL giao tiếp, NL tự quản lý, NL sử dụng ngôn ngữ, NL CNTT và TT.
	- Phẩm chất: Trung thực, tự trọng; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng; Chấp hành kỉ luật, pháp luật.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, công cụ hỗ trợ dạy học, trò chơi.
Học sinh: SGK, sách bài tập
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
 Kết hợp vấn đáp, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật trò chơi.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số 
 Khởi động (3’): 
GV chiếu cho Hs chơi trò chơi: “Bạn nhớ tốt mức nào”. GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm có một bảng phụ nhỏ. Phổ biến luật chơi: Trong 30s các nhóm thực hiện 
Cố gắng ghi nhớ các từ 
Không sử dụng giấy bút trong lúc ghi nhớ 
Ghi lại nhiều nhất có thể các từ có thể nhớ được 
Nhóm nào ghi được nhiều từ nhất sẽ chiến thắng và được phần thưởng từ GV
GV đưa ra 16 từ là các từ khóa trong bài mới.
1
Phần khai báo 
5
Hằng 
9
Program 
13
Clrscr 
2
Phần thân 
6
Biến 
10
Const 
14
Begin 
3
Tên chương trình 
7
Biến đơn 
11
Uses 
15
End. 
4
Thư viện 
8
Dãy lệnh 
12
Crt 
16
Giá trị 
HS: hợp tác, ghi nhớ, chơi trò chơi. Cả nhóm viết ra các từ trong 1’
GV: Chiếu kết quả, công bố nhóm chiến thắng. 
GV: Các từ mà các em vừa ghi nhớ nhanh là các từ khóa trong nội dung bài học hôm nay. Chúng ta cùng tìm hiểu.
Hình thành kiến thức mới (24’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG GIẢNG DẠY
Năng lực cần phát triển
HĐ1: Tìm hiểu cấu trúc chung chương trình (5’)
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi 2’ trả lời: Một chương trình có cấu trúc gồm mấy phần?
HS: nhóm cặp bất kì lên trình bày: 2 phần: phần khai báo và phần thân
Trong 2 phần, phần nào bắt buộc phải có? HS: phần thân
GV: Khi diễn giải cú pháp của ngôn ngữ lập trình người ta thường sử dụng ngôn ngữ tự nhiên được đặt giữa cặp dấu ngoặc nhọn <>
HĐ2: Các thành phần của chương trình (19’)
GV: Khai báo các đối tượng để làm gì?
HS: nhằm tổ chức chúng trong bộ nhớ trong và quản lý được chúng khi dịch hoặc thực hiện chương trình. 
GV: Tùy chương trình cụ thể phần khai báo thư viện, hằng, biến có thể có hoặc không có.
GV: Chia HS làm 6 nhóm, phát phiếu học tập 1, yêu cầu HS mang phần chuẩn bị bài ra hoạt động và thực hiện nhiệm vụ trong 10’: cá nhân 5’ và nhóm 5’. Ghi tên cá nhân trong phiếu học tập
GV: hết thời gian yêu cầu nhóm đại diện lên trình bày 3’. Các nhóm còn lại cùng làm nhận xét, bổ sung, vấn đáp.
Dự kiến câu hỏi:
- Thư viện crt trong Pascal để làm gì? Để xóa màn hình ta dùng lệnh nào sau khi khai báo thư viện CRT?
- Có thể khai báo nhiều tên chương trình, thư viện, hằng trong một chương trình không?
- Giữa tên chương trình và từ Program có dấu cách không?
- Dãy lệnh trong phần thân có bắt buộc phải có không? 
- Lệnh xóa màn hình clrscr được đặt ở đâu trong thân chương trình?
GV: nhận xét, chốt ki

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_11_tiet_1_4_nam_hoc_2021_2022_truong_thp.doc