Giáo án Tin học Lớp 11 - Tiết 12: Cấu trúc rẽ nhánh - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Văn Đáp
I-MỤC TIÊU CỦA BÀI DẠY
1. Kiến thức.
-Nắm được khái niệm rẽ nhánh dạng thiếu và đủ
-Nắm được câu lệnh If – then dạng thiếu và đủ
-Nắm được cú pháp câu lệnh ghép
2. Kỹ năng.
-Mô phỏng được lược đồ rẽ nhánh dạng thiếu và đủ
3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập để biết cách sử dụng câu lệnh If- then, câu lệnh ghép
4. Đinh hướng phát triển năng lực : Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1-Giáo viên: SGK, SGV, giáo án,
2-Học sinh:SGK, vở ghi.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
1-Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
2- Kỹ thuật dạy học XYZ, ổ bi, bể cá
IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY ( TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG )
*Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học
Ngày soạn 16/10/2020 Tiết: 12 TÊN BÀI: Cấu trúc rẽ nhánh I-MỤC TIÊU CỦA BÀI DẠY 1. Kiến thức. -Nắm được khái niệm rẽ nhánh dạng thiếu và đủ -Nắm được câu lệnh If – then dạng thiếu và đủ -Nắm được cú pháp câu lệnh ghép 2. Kỹ năng. -Mô phỏng được lược đồ rẽ nhánh dạng thiếu và đủ 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập để biết cách sử dụng câu lệnh If- then, câu lệnh ghép 4. Đinh hướng phát triển năng lực : Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1-Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, 2-Học sinh:SGK, vở ghi. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC 1-Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp 2- Kỹ thuật dạy học XYZ, ổ bi, bể cá IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY ( TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG ) *Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp học Lớp 11A6 11A7 Ngày giảng: A. Hoạt động khởi động 1- Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra bài cũ mà kết hợp trong bài mới 2-Tạo tình huống ( vào bài mới )Hôm nay chúng ta học sang chương mới, Chương III Cấu trúc rẽ nhánh và lặp. Bài hôm nay là bài 9. Cấu trúc rẽ nhánh B.Hoạt động hình thành kiến thức MỤC TIÊU( Hoặc ghi cả Nội dung là do từng GV) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Rẽ nhánh Thường ngày, có rất nhiều việc chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể nào đó được thoả mãn. Ví dụ, Châu và Ngọc thường cùng nhau chuẩn bị các bài thực hành môn tin học. Một lần Châu hẹn với Ngọc: Chiều mai nếu trời không mưa thì Châu sẽ đến nhà Ngọc . Ta gọi cách diễn đạt đó là dạng thiếu: Nếu thì . Một lân khác, Ngọc hẹn với Châu: Chiều mai nếu trời không mưa thì Ngọc sẽ đến nhà Châu, nếu mưa thì sẽ gọi điện cho Châu để trao đổi. Ta nói cách diễn đạt đó thuộc dạng đủ: Nếu . thì , nếu không thì GV: Theo em hiểu rẽ nhánh là gì ? Từ đó có thể thấy, trong nhiều thuật toán, các thao tác tiếp theo sẽ phụ thuộc vào kết quả nhận được từ các bước trước đó. Ví dụ, để giải phương trình bậc hai:ax2+ bx + c (a≠0) Trước tiên, ta tính biệt số delta D = b2 – 4ac. Nếu D không âm, ta sẽ đưa ra các nghiệm.Trong trường hợp ngược lại ta phải thông báo phương trình vô nghiệm. Nhập a, b, c D = b2 – 4ac D≥0? Tính và đưa ra các nghiệm thực, rồi kết thúc Thông báo PT vô nghiệm rồi kết thúc Hs: Rẽ nhánh giống như đi đến ngã ba hoặc ngã tư đường rồi rẽ theo một hướng (nhánh) nào đó. Lắng nghe, ghi chép Hoạt động 2: Câu lệnh If - then Dạng thiếu: If then ; Dạng đủ: If then else ; Trong đó: -Điều kiện là biểu thức lôgic. -Câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 là môt câu lệnh của Pascal Ở dạng thiếu: điều kiện sẽ được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng (có giá trị là true) thì câu lệnh sẽ được thực hiện, ngược lại thì câu lệnh sẽ bị bỏ qua Ở dạng đủ, điều kiện cũng được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh 1 sẽ được thực hiện, ngược lại thì câu lệnh 2 sẽ được thực hiện. GV yêu cầu HS lấy ví dụ: Ví dụ 1. If D < 0 then writeln(‘PT vô nghiệm’); Ví dụ 2. If a mod 3 = 0 then write(a, ‘ chia hết cho 3’) Else writeln(a, ‘ khong chia het cho 3’) Ví dụ 3. Để tìm số lớn nhất trong 2 số a và b, có thể thực hiện bằng 2 cách sau: -DÙng lệnh gán max := a và lệnh if – then dạng thiếu: If b > a then max := b; -Dùng lệnh If – then dạng đủ: If b > a then max := b else max := a; Hoạt động 3: Câu lệnh ghép Theo cú pháp, sau một số từ khoá (như then hoặc else) phải là một câu lệnh. Nhưng trong nhiều trường hợp, các thao tác sau những tên dành riêng đó khá phức tạp, đòi hỏi không chỉ một mà là nhiều câu lệnh để mô tả. Trong câc trường hợp như vậy, ngôn ngữ lập trình cho phép gộp một dãy câu lệnh thành một câu lệnh ghép (hay câu lệnh hợp thành). Câu lệnh ghép của Pascal có dạng: Begin ; End; Câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 trong các câu lệnh trên có thể là câu lệnh ghép. Thuật ngữ câu lệnh được hiểu chung trong câu lệnh đơn và câu lệnh ghép. GV yêu cầu HS lấy ví dụ HS: If D <0 then writeln(‘Phuong trinh vo nghiem’) Else Begin X1 := (-b – sqrt(b*b – 4*a*c))/(2*a); X2 := -b/a – x1; End; Hoạt động 4. Một số ví dụ Ví dụ 1. Tìm nghiệm thực của phương trình bậc hai: ax2 + bx + c = 0, với a ≠ 0. Input: Các hệ số a, b, c nhập từ bàn phím. Output: Đưa ra màn hình các nghiệm thực hoặc thông báo “Phuong trinh vo nghiem”. GV yêu câu HS viết chương trình. Ví dụ 2. Tìm số ngày của năm là N, biết rằng năm nhuận là năm chia hết cho 400 hoặc chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 100. Ví dụ các năm 2000 và 2004 là năm nhuận và có 366 ngày, các năm 1900 và 1945 không phải là năm nhuận và có 365 ngày. Input: N nhập từ bàn phím. Output: Đưa số ngày của năm N ra màn hình. GV yêu cầu HS giải: Program Giai_PTB2; Uses crt; Var a, b, c : real; D, x1, x2: real; Begin Clrscr; Write(‘a, b, c: ‘); Readln(a, b, c); D :=b*b-4*a*c; If D < 0 then writeln(‘Phuong trình vo nghiem’) Else Begin X1 := (-b – sqrt(D))/(2*a) X2 := -b/a – x1; Writeln(‘x1 = ‘, x1 : 8 : 3, ‘ x2 = ‘, x2:8:3); End; Readln; End. Program Nam_nhuan; Uses crt; Var N, SN: integer; Begin Clrscr; Write(‘Nam: ‘); readlln(N); If (N mod 400 = 0) or ((N mod 4 = 0) and(n mod 100 <> 0)) then sn:= 366 else sn := 365; writeln(‘so ngày cua nam ‘ , n , ‘ la: ‘, sn); readln; end. C. Hoạt động luyện tập, củng cố ..................................................................................................................... D. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng ..................................................................................................................... V. RÚT KINH NGHIỆM: ..................................................................................................................... Ngày . Tháng .. năm . DUYỆT CỦA TPCM NGƯỜI SOẠN Vi Tuấn Phương Nguyễn Văn Đáp
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_11_tiet_12_cau_truc_re_nhanh_nam_hoc_202.doc