Bài giảng Ngữ văn 11 - Bài: Hầu trời

Bài giảng Ngữ văn 11 - Bài: Hầu trời

I. TÌM HIỂU CHUNG TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1. Tác giả Tản Đà :
- Tản Đà (1889 – 1939), tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu.
- Quê: Khê Thượng – Bất Bạt – Hà Tây
(Bút danh Tản Đà là do nhà thơ ghép tên của các địa danh của quê hương ông: núi Tản, sông Đà).
- Tản Đà là “người của hai thế kỷ” – “người dạo bản đàn cho một cuộc hòa nhạc tân kì đang sắp sửa” (Hoài Thanh):
 + Sinh ra trong buổi giao thời, khi Hán học suy tàn, Tây học mới bắt đầu.

ppt 21 trang lexuan 23120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Bài: Hầu trời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HẦU TRỜI -Tản Đà-I. TÌM HIỂU CHUNG TÁC GIẢ, TÁC PHẨM1. Tác giả Tản Đà :- Tản Đà (1889 – 1939), tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu. - Quê: Khê Thượng – Bất Bạt – Hà Tây(Bút danh Tản Đà là do nhà thơ ghép tên của các địa danh của quê hương ông: núi Tản, sông Đà).- Tản Đà là “người của hai thế kỷ” – “người dạo bản đàn cho một cuộc hòa nhạc tân kì đang sắp sửa” (Hoài Thanh): + Sinh ra trong buổi giao thời, khi Hán học suy tàn, Tây học mới bắt đầu.+ Xuất thân trong gia đình quan lại phong kiến nhưng lại sống theo phương thức của tư sản thành thị.+ Học chữ Hán nhưng lại viết văn bằng chữ Quốc ngữ và ham học để tiến kịp thời đại.+ Là nhà nho nhưng ít chịu khép mình trong khuôn phép nho gia.+ Vừa sáng tác theo các thể loại cũ (tứ tuyệt, bát cú, lục bát, ) ; vừa cho ra đời những bài thơ tự do theo hướng hiện đại hóa.- Phong cách thơ Tản Đà:+ Lãng mạn, bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương, ưu ái.+ Có thể xem thơ văn Tản Đà như gạch nối giữa hai thời đại văn học viết dân tộc: trung đại và hiện đại. + Tác phẩm tiêu biểu : ( sgk)2. Tác phẩm “Hầu trời”- Xuất xứ : In trong tập « Còn chơi » (1921).- Thể thơ : Thất ngôn cổ phong trường thiên.Thể thơ này gồm 4 câu/7 tiếng/khổ ; kéo dài không hạn định số câu, số khổ ; vần nhịp tương đối tự do, phóng khoáng. Có khổ vần bằng, có khổ vần trắc. Thơ tự sự trữ tình, có cốt truyện mở đầu, phát triển, kết thúc, có các nhân vật và tình tiết nhưng được kể bằng thơ và thấm đẫm cảm xúc trữ tình. - Bố cục : Phần 1: Từ đầu “Truyền cho văn sĩ ngồi chơi đấy” :Giới thiệu câu chuyệnPhần 2. Tiếp “ ta chưa biết”: Thi nhân đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.Phần 3: Còn lại: Thi nhân trò chuyện với Trời. II. ĐỌC HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN1. Giới thiệu câu chuyện- Khổ thơ mở đầu 4 câu có tác dụng gây nghi vấn, gợi sự tò mò: Chuyện kể về một giấc mơ nhưng tác giả lại khẳng định nó là sự thật tác giả đã trải qua khiến cho câu chuyện mang không khí vừa thực vừa ảo.- Điệp từ “thật” (Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể! Thật được lên Tiên ): 4 lần / 2 câu;- Câu cảm thán, ngắt nhịp 2/2/3: khẳng định chắc chắn, củng cố niềm tin, gây ấn tượng là chuyện có thật hoàn toàn.- Ngay khổ thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận thấy một “cái tôi” cá nhân đầy chât lãng mạn, bay bổng pha lẫn nét “ngông” trong phong cách thơ của thi nhân.=> Với lối vào đề thật độc đáo và có duyên làm cho câu chuyện tác giả sắp kể đầy lôi cuốn, hấp dẫn, gợi tò mò nơi người đọc. 2. Cảnh đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe:a. Thái độ của thi nhân khi đọc thơ:  - Thi nhân đọc thơ một cách cao hứng và có phần tự đắc. (đọc hết văn vần -> văn xuôi ). - Thi nhân kể tường tận từng chi tiết về các tác phẩm của mình (Hai quyển khối tình ) - Gịong đọc thơ của thi nhân vừa truyền cảm, vừa hóm hỉnh, vừa sảng khoái -> cuốn hút người nghe.Tản Đà là một người rất “ngông” khi dám lên tận trời để khẳng định tài năng của mình.Bởi lẽ,Tản Đà là một nhà thơ biết ý thức về tài năng và thơ văn clên Trời để khẳng định tài năng thơ văn của mình.ủa mình, dám đường hoàng bộc lộ cái “TÔI” cá thể của mình.b. Thái độ của trời và chư tiên khi nghe thơ: - Thái độ của Chư Tiên: Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay. Chư Tiên (Tâm, Cơ, Hằng Nga, Chức Nữ, Song Thành, Tiểu Ngọc )nghe thơ của thi nhân một cách xúc động, tán thưởng và hâm mộ. Thái độ của Trời: + Đánh giá cao;+ Không tiếc lời tán dương: Văn thật tuyệt, Văn trần được thế chắc có ít / Nhời văn chuốt đẹp như sao băng ! / Khí văn hùng mạnh như mây chuyển! / Êm như gió thoảng, tinh như sương! / đẫm như mưa sa, lạnh như tuyết!”.... Tóm lại cả Trời và các Chư tiên đều rất thich thú, ngưỡng mộ trước tài năng của thi nhân. Câu chuyện hư cấu, tưởng tượng được kể một cách chân thực y như chuyện có thật, thể hiện tư tưởng thoát li của tác giả trước thời cuộc. 3. Thi nhân trò chuyện với Trờia. Xưng danh:- Thi nhân công khai lí lịch rất rành mạch, hiện đại: tên, họ, quê, châu lục, hành tinh:“Con tên Khắc Hiếu, họ là NguyễnQuê ở A Châu về Địa cầuSông Đà núi Tản nước Nam Việt”- Cách xưng danh đầy trang trọng, đĩnh đạc chứng tỏ một giá trị không thể phủ nhận trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền.-> Cách tự xưng danh trong thơ văn cũng khẳng định hơn về cai tôi ca nhân của tác giả. b.Trách nhiệm và khát vọng của thi nhân:“ Trời định sai con một việc này Là việc “thiên lương”của nhân loại Cho con xuống thuật cùng đời hay”.- Nhiệm vụ Trời giao cho thi nhân : Truyền bá “thiên lương” cho hạ giới - một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vinh dự vì có ý nghĩa với cuộc đời. Với TĐ, công việc dưới trần gian của ông không chỉ là viết văn, chơi văn mà ông còn tự chất lên vai mình gánh nặng “văn chương tải đạo thiên lương”. Ông đã ý thức được trách nhiệm của mình với đời, đây cũng là một cách để tự khẳng định mình. Từ trách nhiệm này, chứng tỏ nhà thơ dù lãng mạn nhưng vẫn không thoát ly hiện thực cuộc sống.Tác giả vẫn ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với cuộc đời , mong giúp đời tốt đẹp hơn. 4. Bức tranh đời sống của văn nhân dưới hạ giới- Tản Đà đã vẽ ra bức tranh hiện thực về cuộc sống của mình và nhiều nhà văn khác:“ Bẩm Trời cảnh con thực nghèo khó{...}Biết làm có được mà dám theo”+ Cảm hứng hiện thực bao trùm cả đoạn thơ vẽ ra bức tranh cuộc sống nghèo khó, cùng quẫn của tác giả và nhiều cây bút khác(Tản Đà còn nhiều bài thơ khác nói về tình cảnh của mình: Cảnh vui của nhà nghèo, ...)+ Thực tế phũ phàng: Văn chương hạ giới rẻ như bèo, thân phận nhà văn bị rẻ rúng, ông không tìm được tri âm nên phải lên tận trời để thỏa nguyện nỗi lòng=> Đây cũng chính là thực tế đời sống của lớp văn nghệ sĩ nói chung thời bấy giờ với bi kịch “áo cơm ghì sát đất”: Tản Đà, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng , Xuân Diệu (Nỗi đời cơ cực...). 5. Tổng kết1. Về nội dung:  Bài thơ thể hiện một “cái tôi” ngông nghênh, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định mình giữa cuộc đời. 2. Về nghệ thuật:  Bài thơ có nhiều yếu tố nghệ thuật mới mẻ:- Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu;- Ngôn ngữ thơ: ít tính cách điệu, ước lệ mà gần với tiếng nói đời thường;- Giọng thơ: tự sự hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn - Biểu hiện cảm xúc: phóng túng, tự do, không bị gò ép. - Tác giả hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện, đồng thời là nhân vật chính.*GV nâng cao: Tác giả tưởng tượng, hư cấu nên cả một câu chuyện như muốn đưa thơ trữ tình thoát dần sứ mệnh “thi dĩ ngôn chí” của thơ xưa. Những dấu hiệu đổi mới của thơ ca VN theo hướng HĐH. Đó là lý do khiến TĐà được đánh giá là “dấu gạch nối giữa hai thời đại thi ca” (Hoài Thanh). HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬPĐọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:“Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó ..Biết làm có được mà dám theo”.(Trích Hầu trời, Tản Đà, Tr 15, CÂU HỎI 1. Nêu ý chính của văn bản? 2. Xác định biện pháp tu từ (về từ) trong câu thơ Văn chương hạ giới rẻ như bèo ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó ?3. Cảm hứng chính trong văn bản trên là cảm hứng lãng mạn hay cảm hứng hiện thực ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng cảm hứng đó của nhà thơ ? ĐÁP ÁN 1. Văn bản có ý chính: Thi sĩ Tản Đà trả lời Trời để bộc lộ quan điểm về nghề văn và cuộc sống nhà văn nơi hạ giới.2. Biện pháp tu từ (về từ): so sánh - Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh: Tản Đà đã vẽ ra một bức tranh hiện thực trần trụi, nghiệt ngã về nghề văn bằng ngôn ngữ đời thường, thể hiện thân phận bọt bèo, rẻ mạt của nhà văn trong xã hội giao thời. Câu thơ đã gián tiếp lên án xã hội bất công đã đẩy người có tài, có tâm vào hoàn cảnh bi đát nhất.ĐÁP ÁN 3. Cảm hứng chính trong văn bản trên là cảm hứng hiện thực. - Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng cảm hứng hiện thực trong văn bản :Tản Đà không trực tiếp phát biểu quan niệm của mình về văn chương và nghề văn, tuy vậy người đọc vẫn có thể hình dung ra phần nào về nội dung của hoạt động tinh thần đặc biệt này. Trong mắt Tản Đà, văn chương lúc này là một nghề kiếm sống mới, có người bán, kẻ mua, có thị trường tiêu thụ và bản thân thị trường cũng hết sức phức tạp. Đồng thời, nhà thơ cũng ý thức được sự cần thiết phải chuyên tâm với nghề văn. Sau cùng, ông cũng nhận thấy rằng: sự đa dạng về loại, thể là một đòi hỏi thiết yếu của hoạt động sáng tác và với những sáng tác mới, tiêu chí đánh giá cũng phải khác xưa.LUYỆN TẬP TRƯỚC TẾTCÂU 1 PHÂN TÍCH CHIỀU TỐI  CÂU 2 PHÂN TÍCH TỪ ẤY 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_11_bai_hau_troi.ppt