Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 10: Ngữ cảnh - Năm học 2022-2023 - Tổ 3 - Trường THPT Tây Tiền Hải

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 10: Ngữ cảnh - Năm học 2022-2023 - Tổ 3 - Trường THPT Tây Tiền Hải

Khái niệm ngữ cảnh, các nhân tố của ngữ cảnh.

Nói và viết phù hợp với ngữ cảnh. Có năng lực lĩnh hội lời nói trong mối quan hệ với ngữ cảnh.

 

pptx 36 trang Trí Tài 01/07/2023 2610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 10: Ngữ cảnh - Năm học 2022-2023 - Tổ 3 - Trường THPT Tây Tiền Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ 
Chipu - bản Ballad “ Anh ơi ở lại “ - MV mới lạ, hấp dẫn dựa trên truyện cổ tích “ Tấm Cám ’’ . 
So với cốt truyện gốc, Chipu đã khai thác câu chuyện ở một góc độ hoàn toàn mới, ở góc độ tình cảm của Cám – một cô nàng si tình, quyết liệt trong tình yêu như chính lời bài hát “ vì sợ cô đơn nên em mặc kệ đúng sai “. 
 Một chàng sinh viên chở bạn gái trên một chiếc xe đạp. Đang đi bỗng nhiên chàng phanh lại cái “ke é t” ngay trước một quán chè rồi quay ra sau hỏi: 
- Ăn không? 
Nàng: Ăn ! Ăn !! 
Chàng: Có thế chứ! Bộ phanh này mới thay hồi sáng đó ! 
Nói rồi, chàng tiếp tục đạp xe đi!!!!!! 
Nàng ỉu xìu mặt! 
Theo em, vì sao cô gái ỉu xìu? 
NGỮ CẢNH 
TIẾT 37 
MỤC TIÊU BÀI HỌC 
H ọc sinh: 
Khái niệm ngữ cảnh, các nhân tố của ngữ cảnh. 
Nói và viết phù hợp với ngữ cảnh. Có năng lực lĩnh hội lời nói trong mối quan hệ với ngữ cảnh. 
 CÁC NHÂN TỐ 
II 
 VAI TRÒ 
III 
ĐỀ MỤC BÀI HỌC 
Nhân vật giao tiếp 
Bối cảnh ngoài ngôn ngữ 
Văn cảnh 
 KHÁI NIỆM NG Ữ CẢNH 
I 
6 
 Tại sao mày lại dùng 
chân để mở ? ” 
- Câu trên là do ai nói ? Nói với ai ? 
- Câu đó nói về chuyện gì ? 
- Câu ấy được nói ở đâu ? Vào thời điểm nào? 
I . KHÁI NIỆM 
TH 1 
Hai tên trộm đang hì hục mở một cái két sắt trong nhà băng. Thấy lâu, một thằng hỏi : 
Tại sao mày lại dùng chân để mở? 
Làm thế này lâu hơn vài phút nhưng sẽ khiến cho bọn chuyên gia về dấu tay phải phát điên lên đấy! 
- Câu nói trên do tên trộm thứ nhất nói, nói với tên trộm thứ hai 
- Nói chuyện dùng chân mở khóa két sắt 
- Nói trong nhà băng, khi 2 tên trộm đi ăn trộm tiền nhà băng 
Tại sao mày lại dùng chân để mở? 
Làm thế này lâu hơn vài phút nhưng sẽ khiến cho bọn chuyên gia về dấu tay phải phát điên lên đấy! 
- Câu trên là do ai nói ? Nói với ai ? 
- Câu đó nói về chuyện gì ? 
- Câu ấy được nói ở đâu ? Vào thời điểm nào? 
“Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” 
Thông tin liên quan 
-Ai nói? Nói với ai? 
-Nói ở đâu? Nói lúc nào? 
- Họ chỉ ai? 
- Chưa ra là hoạt động hướng từ đâu tới đâu? 
Giờ muộn thế này chỉ thời gian nào ? 
Câu độc lập 
Không có thông tin chính xác 
TH 2 
 “ Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cái bếp lửa của bác Siêu chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một gia đình các xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác vẫn chưa hát vì chưa có khách nghe. 
 Chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng, chậm rãi nói: 
 - Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ? 
 Chị muốn nói mấy chú lính trong huyện, mấy người nhà của cụ thừa, cụ lục là những khách hàng quen của chị.” 
Trích “ Hai đứa trẻ ” – Thạch Lam 
“Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” 
Thông tin liên quan 
-Ai nói? Nói với ai? 
Nói ở đâu? Nói lúc nào? 
-Họ chỉ ai? 
-Chưa ra là hoạt động hướng từ đâu tới đâu? 
Giờ muộn thế này chỉ thời gian nào? 
Câu độc lập 
Câu trích từ “ Hai đứa trẻ ” 
Không có thông tin chính xác 
-Chị Tí – nói với những người cùng cảnh nghèo. 
-Không gian – thời gian hẹp: tại phố huyện nhỏ, vào buổi tối 
-Không gian – thời gian rộng: xã hội Việt Nam trước Cách mạng. 
-Những người khách quen của chị Tí. 
-Đi từ trong huyện ra phố, rẽ vào hàng chị Tí uống nước. 
Thời điểm những người khách quen thường lui tới quán hàng nước của chị Tí. 
- Nội dung câu nói? 
- Hình thức câu nói? 
- Nội dung: hỏi, thực chất thể hiện niềm mong đợi khách hàng của chị chủ quán. 
-Hình thức: nói trống không, thân mật . 
Bối cảnh ngôn ngữ 
	Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ , ở đó người nói (người viết) sản sinh ra lời nói thích ứng, còn người nghe (người đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội thấu đáo lời nói. 
I . KHÁI NIỆM 
Người nói 
(người viết) 
Người nghe 
(người đọc) 
Lời nói 
“ Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em được giỏi giang . 
“ Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em được giỏi giang . Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn,ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em ” 
Hãy cho biết đây là lời của ai nói với ai? 
Đây là lời của Bác Hồ kính yêu nói với toàn thể các em học sinh . 
Dựa vào đoạn trích em hãy xác định tuổi tác, địa vị, mối quan hệ xã hội của người nói với người nghe? 
Người nói là Chủ tịch nước; người nghe là học sinh . 
Qua mối quan hệ xã hội cũng như địa vị, tuổi tác em có nhận xét gì về cách dùng từ của Bác? Và qua đó em hiểu được con người Bác như thế nào? 
- Bác gọi các em h/s là “các em” và xưng “tôi” và “người anh lớn”: cho thấy mối quan hệ thân mật, gẫn gũi. 
=> Qua cách dùng từ này, ta thấy Bác là một con người chan chứa tình yêu thương. Đặc biệt là tình cảm mà Bác dành cho các em h/s. 
LỨA TUỔI 
NGƯỜI NGHE, NGƯỜI ĐỌC 
NHÂN VẬT GIAO TIẾP 
II. CÁC NHÂN TỐ 
 1 . Nhân vật giao tiếp. 
NGƯỜI 
NÓI, 
NGƯỜI 
VIẾT 
ĐỊA VỊ XH 
NGHỀ NGHIỆP 
LỜI NÓI 
LỜI NÓI 
II. CÁC NHÂN TỐ 
 2 . Bối cảnh ngoài ngôn ngữ 
 a . Bối cảnh giao tiếp rộng (bối cảnh văn hoá) 
 XÃ HỘI 
 LỊCH SỬ 
ĐỊA LÍ 
 PHONG TỤC 
TẬP QUÁN 
 CHÍNH TRỊ 
b. Bối cảnh giao tiếp hẹp ( bối cảnh tình huống) 
TÌNH HUỐNG 
SỰ VIỆC 
NƠI CHỐN 
THỜI GIAN 
HIỆN TƯỢNG 
HOẠT 
ĐỘNG 
BIẾN 
CỐ 
HIỆN THỰC 
TÂM TRẠNG 
CON NGƯỜI 
SỰ VIỆC 
SỰ 
KIỆN 
c. Hiện thực được nói tới ( hiện thực bên trong, hiện thực bên ngoài của nhân vật giao tiếp ) 
Tạo nên phần nghĩa sự việc của câu 
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, 
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. 
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, 
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. 
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, 
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. 
Tựa gối buông cần lâu chẳng được, 
Cá đâu đớp động dưới chân bèo . 
 ( Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến) 
Trong câu“Tựa gối buông cần lâu chẳng được”, ta hiểu từ “cần” ở đây chỉ cái gì? N hờ đâu mà em có thể biết được điều đó? 
NGỮ CẢNH 
VĂN 
CẢNH 
 LỜI ĐỐI THOẠI 
 LỜI ĐƠN THOẠI 
DẠNG NÓI 
DẠNG VIẾT 
ĐƠN VỊ NN SAU 
ĐƠN VỊ NN TRƯỚC 
3 . Văn cảnh 
Nhân vật giao tiếp 
Bối cảnh giao tiếp hẹp 
Bối cảnh giao tiếp rộng 
Hiện thực được nói đến 
Văn cảnh 
“Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” 
Người nói : chị Tý 
Người nghe : chị em Liên, bác xẩm, bác Siêu, v.v.. 
buổi tối nơi phố huyện nhỏ 
xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 
“ họ ” là những người hay uống nước quán chị Tí 
Những từ ngữ, câu văn v.v.. đi trước và đi sau câu nói của chị Tí 
Các nhân tố của ngữ cảnh 
CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH 
CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH 
 Nhân vật giao tiếp 
Văn cảnh 
Bối cảnh ngoài ngôn ngữ 
Bối cảnh giao tiếp hẹp 
Bối cảnh giao tiếp rộng 
Hiện thực được nói đến 
III. VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH 
 Đối với người nói 
 ( người viết) 
 Đối với người nghe 
( người đọc) 
Ngữ cảnh là cơ sở của 
quá trình tạo lập lời nói , 
câu văn. 
Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội 
từ ngữ, câu văn, hiểu được 
nội dung, ý nghĩa, mục đích 
của lời nói câu văn. 
!!! 
? 
Bài tập 1: Trang 106 / sgk ngữ văn 11 
 Căn cứ vào ngữ cảnh (hoàn cảnh sáng tác), hãy phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu thơ sau: 
 Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trông trời hạn trông mưa; mùi tính chiên vấy vá đã ba năm, ghét hói mọi như nhà nông ghét cỏ. 
 Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ. 
 ( Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ) 
Bối cảnh đất nước: 
Thực dân Pháp xâm lược nước ta 
Vua quan nhà Nguyễn đầu hàng 
Chỉ có lòng dân thể hiện lòng căm thù và ý chí đấu tranh 
Bối cảnh câu văn: 
Tin tức về kẻ thù đã có từ mười tháng rồi nhưng chưa thấy lệnh quan 
Trong khi chờ đợi, người nông dân cảm thấy chướng tai gai mắt trước những hành vi của kẻ thù 
→ Bối cảnh chi phối đến nội dung và hình thức của phát ngôn 
Phân tích các tình huống bối cảnh giao tiếp để xác định ngôi của những đại từ được sử dụng trong ví dụ sau : 
 Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, 
 Nhưng anh gượng đứng lên tì vào xác trực thăng. 
 Và anh chết trong khi đứng bắn, 
 Máu anh phun như lửa đạn cầu vồng 
(Lê Anh Xuân) 
Câu 1 : Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói. 
Định nghĩa trên về ngữ cảnh: 
 A. Đúng 	B. Sai 
Câu 2 : Ngữ cảnh bao gồm: 
A. Nhân vật giao tiếp, văn cảnh, bối cảnh 
B. Hoàn cảnh giao tiếp và nhân vật giao tiếp 
C. Nhân vật giao tiếp và đối tượng giao tiếp 
D. Hoàn cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp 
28 
Câu 3 : Văn cảnh là gì? 
A. Là những từ, ngữ, câu đi trước một đơn vị ngôn ngữ nhất định. 
B. Là những từ, ngữ, câu đi sau một đơn vị ngôn ngữ nhất định. 
C. Là những từ, ngữ, câu đi trước hoặc đi sau một đơn vị ngôn ngữ nhất định. 
D. Là những dấu hiệu hình thức của một đợn vị ngôn ngữ. 
Câu 4 : Ngữ cảnh không bao gồm nhân tố nào dưới đây? 
A. Nhân vật giao tiếp. 
B. Thói quen sử dụng ngôn ngữ. 
C. Các nhân tố ngoài ngôn ngữ: nơi chốn, thời gian phát sinh câu nói. 
D. Hiện thực được nói tới trong cuộc thoại. 
Các nhân tố của ngữ cảnh 
Nhân vật giao tiếp 
Bối cảnh ngoài ngôn ngữ 
Văn cảnh 
Bối cảnh giao tiếp hẹp 
Hiện thực được nói đến 
Bối cảnh giao tiếp rộng 
? Xác định hiện thực (hiện thực bên ngoài, hiện thực bên trong) trong hai câu thơ: 
 “ Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn 
Trơ cái hồng nhan với nước non” 
 (Hồ Xuân Hương , Tự tình – bài II ) 
- Hai câu thơ của HXH gắn liền với tình huống giao tiếp cụ thể: đêm khuya , tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi.. 
- Câu thơ là sự diễn tả tình huống, còn tình huống là nội dung đề tài của câu thơ 
- Ngoài sự diễn tả tình huống, câu thơ còn bộc lộ tâm sự của nhân vật trữ tình- của chính tác giả, một người phụ nữ lận đận, trắc trở trong tình duyên 
Vận dụng hiểu biết về ngữ cảnh để lí giải những chi tiết về hình ảnh bà Tú trong bài thơ "Thương vợ" của Tú Xương 
Bài thơ Thương vợ của Tú Xương giúp ta hiểu về bà Tú qua những chi tiết, hình ảnh thơ. 
+ Bà Tú đảm đang, quán xuyến, chịu thương chịu khó (qua hình ảnh “Lặn lội thân cò”, “eo xèo mặt nước”. Thời gian “Quanh năm” suốt tháng. địa điểm “Mom sông” nơi đầu sóng ngọn gió. 
Công lao của bà Tú “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Thành ngữ dân gian “Năm nắng mười mưa” đưa vào thơ càng làm rõ phẩm chất của bà Tú) 
+ Ngoài ra còn chú ý về văn cảnh: ông Tú làm thơ về người vợ khi cả hai ông bà đều hiện diện. Cho nên cả bài thơ như một lời tâm sự. Giọng điệu ân tình. Tuy có tiếng chửi văng ra với đời, càng thấm thía thêm lòng yêu thương, kính trọng người vợ hiền tần tảo, đảm đang của mình. 
Người phụ nữ trong tranh 
 nói gì??? 
Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi: 
 Đó là câu chuyện về một chiến sĩ công an, trong một trận săn bắt cướp, anh đã dũng cảm xông lên chặn đầu bọn chúng giúp đồng đội mình bắt trọn băng cướp. Thế nhưng, anh đã hi sinh. Sự hi sinh của anh có ý nghĩa cao đẹp. Anh đã chết một cách anh dũng vì sự nghiệp bảo vệ độc lập của đất nước. 
Tìm trong đoạn văn, câu viết sai ngữ cảnh. H ãy viết lại sao cho đúng với ngữ cảnh. 
?Trên đường đi, hai người không quen biết gặp nhau, một người hỏi: “Thưa bác, bác có đồng hồ không ạ?”. Trong ngữ cảnh đó câu hỏi trên nhằm mục đích gì? 
A. Bàn về đề tài đồng hồ. 
B. Nhu cầu cần biết thông tin thời gian 
C. Muốn làm quen với người khác 
D. Mục đích xã giao thông thường 
- Xây dựng tình huống giao tiếp từ câu nói: “Cháy hết rồi” 
- Phân tích ngữ cảnh của câu “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” của cụ cố Hồng trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”? Câu nói đó có tác dụng như thế nào trong việc khắc họa nhân vật? 
36 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tuan_10_ngu_canh_nam_hoc_2022_2023_to_3.pptx