Bài giảng Sinh học 11 - Bài 23: Hướng động - Năm học 2022-2023 - Lý Thu Lan

Bài giảng Sinh học 11 - Bài 23: Hướng động - Năm học 2022-2023 - Lý Thu Lan

Cảm ứng: Là phản ứng của sinh vật đối với các các kích thích của môi trường.

Cảm ứng ở thực vật có những điểm khác cảm ứng ở động vật.

 

pptx 35 trang Trí Tài 01/07/2023 3250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học 11 - Bài 23: Hướng động - Năm học 2022-2023 - Lý Thu Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cảm ứng ở thực vật. 
Cảm ứng ở động vật. 
Cảm ứng: Là phản ứng của sinh vật đối với các các kích thích của môi trường. 
Cảm ứng ở thực vật có những điểm khác cảm ứng ở động vật. 
CHƯƠNG II: CẢM ỨNG 
CẢM Ứ NG Ở THỰC VẬT 
SINH 11 _ CHƯƠNG II: CẢM ỨNG 
CHỦ ĐỀ A: 
CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT: 
- Cảm ứng ở thực vật : là phản ứng của thực vật trước kích thích của môi trường. 
- Đặc điểm : phản ứng chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng. 
- Khả năng của thực vật phản ứng đối với các kích thích gọi là tính cảm ứng . 
BÀI 23: HƯỚNG ĐỘNG 
SINH 11 _ CHƯƠNG II _ PHẦN A: CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT 
Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định. 
I . KHÁI NIỆM HƯỚNG ĐỘNG: 
Hướng động dương 
Hướng động âm 
Ánh sáng 
Hướng động dương : sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích. 
Hướng động âm : sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích 
Có 2 loại hướng động : 
Ánh sáng 
Phía không được chiếu sáng 
Phía được chiếu sáng 
CƠ CHẾ HƯỚNG ĐỘNG: 
* Hướng động dương xảy ra khi các tế bào ở phía không được kích thích sinh trưởng nhanh hơn so với các tế bào ở phía được kích thích . Hướng động âm , quá trình xảy ra theo hướng ngược lại. 
* Nguyên nhân gây ra hướng động: 
Do sự tái phân bố auxin dẫn tới nồng độ hoocmôn này không đồng đều tại 2 phía của cơ quan. 
II. Các kiểu hướng động: 
Hướng sáng 
Hướng trọng lực 
Hướng hóa 
Hướng nước 
Hướng tiếp xúc 
1. Hướng sáng: 
Thân cây hướng sáng dương 
Rễ cây hướng sáng âm 
1. Hướng sáng: 
- Hướng sáng là sự sinh trưởng của thân cây hướng về phía ánh sáng 
- Thân cây hướng sáng dương , rễ hướng sáng âm . 
- Vai trò: giúp cây tìm nguồn ánh sáng để quang hợp. 
2. Hướng trọng lực: 
Auxin chịu tác dụng của trọng lực tập trung ở mặt dưới cây . 
2. Hướng trọng lực: 
2. Hướng trọng lực: 
- Hướng trọng lực là phản ứng sinh trưởng của cây đối với trọng lực . 
 - Đỉnh rễ hướng trọng lực dương , đỉnh thân hướng trọng lực âm . 
- Vai trò : đảm bảo sự phát triển của bộ rễ. 
3. Hướng hóa: 
 - Hướng hóa là phản ứng sinh trưởng của cây đối với các hợp chất hóa học . 
 - Tác nhân kích thích gây hướng hóa có thể là axit, kiềm, muối khoáng 
 - Hướng hóa được phát hiện ở rễ, ống phấn, lông tuyến ở cây gọng vó 
Phân bón 
Hóa chất độc hại 
Hướng hóa dương là khi cơ quan của cây sinh trưởng hướng tới nguồn hóa chất. 
Hướng hóa âm khi phản ứng sinh trưởng của cây tránh xa hóa chất. 
4. Hướng nước: 
- Hướng nước là sự sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn nước. 
 - V ai trò : giúp rễ thực vật hướng tới nguồn nước và phân bón trong đất. 
Tưới nước vào rãnh 
5. Hướng tiếp xúc: 
Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc . 
Tác nhân : sự tiếp xúc 
- Cơ sở của sự uốn cong trong tiếp xúc: 
 + Do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại 2 phía của cơ quan. 
 + Các tế bào tại phía không được tiếp xúc kích thích sinh trưởng nhanh hơn làm cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc. 
CÁC VÍ DỤ VỀ HƯỚNG TIẾP XÚC 
III. VAI TRÒ CỦA HƯỚNG ĐỘNG TRONG ĐỜI SỐNG THỰC VẬT: 
* Hướng động có vai trò giúp cây thích nghi với những biến động của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển. 
CỦNG CỐ 
Câu 1: Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với 
A. tác nhân kích thích từ một phía 
B. sự phần giải sắc tố 
C. đóng khí khổng 
D. sự thay đổi hàm lượng axit nucleic 
Câu 2: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra 
A. Nhanh, dễ nhận thấy 
B. Chậm, khó nhận thấy 
C. Nhanh, khó nhận thấy 
D. Chậm, dễ nhận thấy 
Câu 3: Hoocmon nào chi phối tính hướng sáng của cây? 
A. Gibêrêlin 
B. Phitocrom 
C. Auxin 
D. Polieti len 
Câu 4: Tác động nào của auxin dẫn đến kết quả hướng động của thân và rễ cây? 
1. Kích thích sự sinh trưởng của tế bào 
2. Tăng cường độ tổng hợp prôtêin của tế bào 
3. Tăng tốc độ phân chia của tế bào 
4. Làm tế bào lâu già 
A. 1 và 4 
B. 2 và 4 
C. 2 và 3 
D. 1 và 3 
Câu 5: Đỉnh sinh trưởng của rễ cây hướng vào lòng đất, đỉnh của thân cây hướng theo chiều ngược lại. Đây là kiểu hướng động nào? 
A. Hướng hóa 
B. Hướng tiếp xúc 
C. Hướng sáng 
D. Hướng trọng lực 
Câu 6: Hướng tiếp xúc là: 
A. Sự vươn cao hơn vật mà nó tiếp xúc 
B. Sự sinh trưởng khi có tiếp xúc với các cây cùng loài 
C. Sự sinh trưởng của thân (cành) về phía ánh sáng 
D. Phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc 
Câu 7: Khi nói về các kiểu hướng động của thân cây và rễ cây, phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Thân hướng sáng âm và rễ hướng sáng âm 
B. Thân hướng sáng dương và rễ hướng sáng âm 
C. Thân hướng sáng âm và rễ hướng sáng dương 
D. Thân hướng sáng dương và rễ hướng sáng dương 
Câu 8: Vì sao trong canh tác rau màu phải đào rãnh nước, lên luống? 
A. Giúp rau màu cho nhiều sản phẩm, tiết kiệm hoặc không sử dụng phần bón 
B. Giúp rau màu sinh trưởng tốt, hạn chế sâu bệnh hại, rút ngắn thời gian trồng 
C. Giúp tiết kiệm công tưới nước, giữ nước tốt khi gặp trời mưa nhiều 
D. Giúp rễ của rau màu dễ hút được nước và chất dinh dưỡng, thoát nước tốt khi mưa nhiều 
Câu 9: Hoocmon auxin có tác dụng với tế bào đỉnh thân và tế bào rễ là 
A. Gây ức chế tế bào đỉnh thân, gây kích thích tế bào rễ 
B. Gây kích thích tế bào đỉnh thân, gây ức chế tế bào rễ 
C. Gây ức chế sinh trưởng tế bào đỉnh thân và tế bào rễ 
D. Gây kích thích sinh trưởng tế bào đỉnh thân và tế bào rễ 
Câu 10: Vào rừng nhiệt đới ta gặp nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của 
A. Hướng sáng 
B. Hướng trọng lực âm 
C. Hướng tiếp xúc 
D. Hướng hóa 
Xin cảm ơn! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_11_bai_23_huong_dong_nam_hoc_2022_2023_ly.pptx