Giáo án Sinh học Lớp 11 - Tiết 8-19 - Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Văn Cừ

Giáo án Sinh học Lớp 11 - Tiết 8-19 - Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Văn Cừ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Nêu được ý nghĩa tuần hoàn máu.

 - Phân biệt hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn với hệ tuần hoàn kép

 - Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so vơí hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, mô tả, so sánh, tư duy logic, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

 3. Thái độ: HS áp dụng vào thực tế: Có chế độ ăn uống, học tập, làm việc phù hợp để tim hoạt động tốt.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học: Tự nghiên cứu kiến thức thông qua kênh hình, kênh chữ SGK và các kênh thông tin khác tìm hiểu trước bài mới.

- Năng lực hợp tác: Thông qua thảo luận nhóm, chia sẻ kinh nghiệm. Làm việc với giáo viên hướng dẫn trong quá trình thực hiện chủ đề.

- Năng lực quan sát: Quan sát các hình ảnh SGK và GV trình chiếu rút ra nội dung bài học.

- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống: Biết vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn: Có chế độ ăn uống, học tập, làm việc phù hợp để tim hoạt động tốt.

 - Năng lực ngôn ngữ: Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua trình bày, tranh luận, thảo luận, báo cáo sản phẩm.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 1. Giáo viên: Chuẩn bị các phương tiện để trình chiếu kênh hình.

 2. Học sinh: Đọc sgk bài 18.

 

doc 23 trang huemn72 8831
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 11 - Tiết 8-19 - Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Văn Cừ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Ngày soạn:	Ngày giảng:
 TIẾT 8, 9, 10, 11- CHỦ ĐỀ : QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu: 
1.1. Kiến thức
- Nêu được vai trò quang hợp ở thực vật.
- Trình bày được cấu tạo hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp.
- Trình bày được vai trò của các sắc tố quang hợp.
- Phân biệt được pha sáng và pha tối ở các nội dung sau: nguyên liệu, sản phẩm, nơi xảy ra. 
- Phân biệt các con đường cố định CO2 trong pha tối ở những nhóm thực vật C3,C4, CAM. 
- Nêu được ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và quang phổ đến cường độ quang hợp.
 - Mô tả được mối phụ thuộc của cường độ quang hợp vào nồng độ CO2
 - Nêu được vai trò của nước đối với quang hợp. 
 - Giải thích được quang hợp quyết định đến năng suất cây trồng
- Phân biệt được năng suất sinh học và năng suất kinh tế.
- Nêu được các biện pháp kĩ thuật làm tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển của quang hợp 
-Tiến hành được thí nghiệm phát hiện diệp lục trong lá và carôtenôit trong lá, quả, củ.
1.2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh một số kỹ năng : 
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích hình ảnh, mẫu vật, hiện tượng thực tế liên quan đến quá trình quang hợp.
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng liên quan: cây thiếu nước, phân, ảnh hưởng của O2.
- Vận dụng kiến thức đã học để xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
- Rèn luyện được kĩ năng làm thí nghiệm. 
1.3. Thái độ
- Nhận thức rõ chỉ có quang hợp ở một cơ thể toàn vẹn mới có quan hệ chặt chẽ với điều kiện môi trường. Có ý thức bảo vệ rừng góp phần chống biến đổi khí hậu.
- Yêu thích trồng trọt để phục vụ đời sống ...
1.4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học: HS tự mình tìm hiểu kiến thức cũ và mới trong SGK, ứng dụng CNTT lúc ở nhà thông qua bài tập và hướng dẫn do giáo viên giao.
- Năng lực hợp tác: Làm việc nhóm cùng nhau, biết phân công và thực hiện công việc, phối hợp hoàn thành nhiệm vụ nhóm được giao.
- Năng lực giao tiếp: Trao đổi, rèn luyện ngôn ngữ nói và cách diễn đạt.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề:
 + HS biết khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau về hình thái, màu sắc lá cây, các hiện tượng, hình ảnh...để giải quyết vấn đề được đặt ra. 
 + HS biết khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau về năng suất sinh học, năng suất kinh tế, biện pháp tăng năng suất...để giải quyết vấn đề được đặt ra.
 + Thấy được mối phụ thuộc của cường độ quang hợp vào nồng độ CO2.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
	- Phiếu học tập
	- Thiết kế chủ đề.
 - Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm : Cốc thuỷ tinh, ống đong bằng nhựa hoặc bằng thuỷ tinh, loại 20- 50ml , cồn 90 -960 
2. Chuẩn bị của học sinh
	- Xem lại nội dung phần cấu tạo lục lạp, khái niệm quang hợp và phân biệt 2 pha sáng, tối của quang hợp đã học ở lớp 10.
	- Xem trước nội dung bài mới. 
 - Kéo học sinh, mẫu vật: Lá xanh tươi, lá già có màu vàng, các loại quả có màu vàng 
III. Mạch kiến thức: 
 - Quang hợp ở thực vật
+ Vai trò của quang hợp.
+ Lá là cơ quan quang hợp. 
- Quang hợp ở các nhóm thực vật C3; C4 và CAM
+ Pha sáng của quang hợp. 
+ Pha tối của các nhóm thực vật C3; C4 và CAM.
- Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp.
- Quang hợp và năng suất cây trồng.
- Thực hành : Phát hiện diệp lục và carôtenôit.
+ Thí nghiệm 1: Chiết rút diệp lục.
+ Thí nghiệm 2: Chiết rút carôtenôit.
IV. Chuỗi các hoạt động học:
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
+ Hãy nhắc lại khái niệm quang hợp mà các em đã học ở lớp 10? 
+ Giả sử không có quang hợp mọi vật trên trái đất có tồn tại không? Vì sao?
- GV yêu cầu HS quan sát các hình sau và trả lời câu hỏi: Theo em, quá trình quang hợp ở các loài cây trồng trên giống hay khác nhau.Tại sao?
Thực vật C3
Thực vật C4
Thực vật CAM
 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
 Hoạt động 1. Tìm hiểu: Khát quát về quang hợp ở thực vật 
 1.1. Mục tiêu của hoạt động
 - Nêu được vai trò quang hợp ở thực vật.
 - Phát triển NL giao tiếp & hợp tác, tự học. 
1.2. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động HS
Nội dung
I. KHÁI QUÁT VỀ QUANG HỢP Ở THỰC VẬT:
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Phần 1. Quang hợp là gì? các em HS đã được học khái niệm và phương trình tổng quát ở lớp 10, vì vậy GV yêu cầu HS tự học lại qua SGK.
- GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 trưởng nhóm và 1 thư ký).
- GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu SGK/36 về vai trò của quang hợp để thảo luận trả lời câu hỏi (phần này có lồng ghép GDMT) trong thời gian 5 phút:
+ Nhóm 1,3: 
Nói quang hợp tạo chất hữu cơ cung cấp cho sự sống trên trái đất, biến đổi và tích lũy năng lượng là đúng hay sai, hãy nêu ví dụ chứng minh?
+ Nhóm 2,4: 
Em hiểu gì về nguyên nhân, tác hại của hiệu ứng nhà kính?
+ Nhóm 5,7: 
 Hãy giải thích quang hợp góp phần điều hòa không khí và ngăn chặn hiệu ứng nhà kính như thế nào?
+ Nhóm 6,8: 
 Em sẽ hành động như thế nào nếu biết người quen tại thôn bản mình phá rừng bừa bãi ảnh hưởng đến sự quang hợp?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư ký, nhận xét cách trình bày của học sinh.
- GV phân tích kết quả của học sinh dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
I. KHÁI QUÁT VỀ QUANG HỢP Ở THỰC VẬT:
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Nhóm trưởng điều khiển tất cả học sinh trong nhóm tham gia thảo luận.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Nhóm trưởng phân công HS đại diện trả lời.
- HS trả lời.
- Thư ký nộp sản phẩm cho GV.
I. KHÁI QUÁT VỀ QUANG HỢP Ở THỰC VẬT:
1. Quang hợp là gì?
(SGK/36)
2. Vai trò của quang hợp:
- Tạo chất hữu cơ cung cấp cho sự sống trên trái đất.
- Biến đổi và tích lũy năng lượng (năng lượng vật lý thành năng lượng hóa học).
- Hấp thụ CO2 và thải O2 điều hòa không khí.
 Hoạt động 2. Tìm hiểu: Lá là cơ quan quang hợp.
 1.1. Mục tiêu của hoạt động
 - Trình bày được cấu tạo hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp.
 - Trình bày được vai trò của các sắc tố quang hợp.
 - Phát triển NL giao tiếp & hợp tác, kỹ năng quan sát, phân tích hình ảnh. 
1.2. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động HS
Nội dung
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 8 nhóm, yêu cầu các nhóm trong thời gian 10 phút (2 phút tự suy nghĩ, 8 phút trao đổi nhóm) hoàn thành các nội dung sau:
 + Nhóm 1, 2, 3, 4: 
Quan sát hình 8.3/37 để hoàn thành phiếu học tập số 1.
+ Nhóm 5,6, 7, 8:
Quan sát hình 8.3/37 để hoàn thành phiếu học tập số 2.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện 2 nhóm bất kỳ trình bày 2 nội dung theo yêu cầu trên, nhóm khác bổ sung.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV phân tích kết quả của học sinh dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Nhóm trưởng nhận phiếu học tập, yêu cầu thư ký ghi chép, điều hành tất cả các học sinh trong nhóm tham gia thảo luận.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện nhóm được yêu cầu báo cáo.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
II. LÁ LÀ CƠ QUAN QUANG HỢP:
1. Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp:
- Hình thái, giải phẫu bên ngoài:
(SGK/37).
- Hình thái, giải phẫu bên trong:
(Nội dung giảm tải)
2. Lục lạp là bào quan quang hợp
(Nội dung như đáp án phiếu học tập số 3).
3. Hệ sắc tố quang hợp
- Diệp lục: diệp lục a và diệp lục b, trong đó diệp lục a trực tiếp chuyển hóa quang năng thành năng lượng trong ATP và NADPH.
- Carôtenôit: cùng diệp lục b hấp thụ và truyền năng lượng cho diệp lục a.
- Sơ đồ hấp thụ và truyền năng lượng: (SGK/38)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nghiên cứu phần II.2 SGK/37 để hoàn thành bảng sau:
Các bộ phận của lục lạp
Thành phần bên trong
Chức năng
Các tilacôit 
Chất nền (Strôma)
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Các bộ phận của lục lạp
Thành phần bên trong
Chức năng
Các tilacôit 
Có các hạt grana chứa sắc tố quang hợp
Thực hiện các phản ứng của pha sáng 
Chất nền (strôma)
Chứa enzim đồng hóa CO2 
Tham gia các phản ứng trong pha tối 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nghiên cứu phần II.3 SGK/38 để hoàn thành bảng sau:
Nhóm sắc tố chính
Nhóm sắc tố phụ
Thành phần 
Vai trò
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nghiên cứu phần II.3 SGK/38 để hoàn thành bảng sau:
Nhóm sắc tố chính
Nhóm sắc tố phụ
Thành phần 
Diệp lục a và diệp lục b
Carôtenôit
Vai trò
- Làm cho lá cây có màu xanh
- Hấp thụ và chuyển hóa năng lượng quang năng thành hóa năng trong ATP và NADPH.
- Diệp lục a ở trung tâm phản ứng mới trực tiếp tham gia vào chuyển hóa năng lượng.
-Làm cho lá cây, củ, quả có màu vàng, cam, đỏ
- Hấp thụ và chuyển hóa năng lượng cho diệp lục.
Hoạt động 3. Tìm hiểu: Quang hợp ở các nhóm thực vật.
 1.1. Mục tiêu của hoạt động
 - Phân biệt được pha sáng và pha tối ở các nội dung sau: nguyên liệu, sản phẩm, nơi xảy ra. 
 - Phân biệt các con đường cố định CO2 trong pha tối ở những nhóm thực vật C3,C4, CAM. 
 - Phát triển NL giao tiếp & hợp tác, kỹ năng so sánh. 
1.2. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động HS
Nội dung
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 8 nhóm, yêu cầu các nhóm trong thời gian 15 phút (3 phút tự suy nghĩ, 12 phút trao đổi nhóm) hoàn thành các nội dung sau:
+ Nhóm 1,2,3 : Pha sáng có nhiệm vụ gì trong quang hợp?
Dựa vào hình 9.1/40 hãy viết phương trình tổng quát của pha sáng và chỉ rõ O2 được giải phóng từ đâu ?
Ở 3 nhóm thực vật C3, C4, CAM pha sáng giống hay khác nhau?
+ Nhóm 4,5,6: Dựa vào hình 9.2/41 hãy viết phương trình từng giai đoạn và tổng quát của chu trình Canvin (sản phẩm, nguyên liệu).
+ Nhóm 7,8: hoàn thành phiếu học tập số 3.
 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện các nhóm lần lượt trình bày nội dung được giao.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV phân tích kết quả của học sinh dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nhận nhiệm vụ, hợp tác, thảo luận.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện nhóm được yêu cầu báo cáo.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
III. QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT 
1. Pha sáng: 
- Diễn ra trên màng tilacoit, giống nhau ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM
- Phương trình tổng quát:
12H2O + 18ADP + 18 Pvô cơ + 12NADP+ → 18ATP + 12NADPH + 6O2
2. Pha tối (Pha cố định CO2)
- Pha tối ở thực vật C3 thực hiện qua chu trình Canvin gồm 3 giai đoạn :
+ Cố định CO2: 3RiDP + 3CO2 → 6APG
+ Giai đoạn khử: 6APG → 6AlPG
+ Giai đoạn tái sinh chất nhận: 
 5AlPG → 3RiDP
 1AlPG → tham gia tạo C6H12O6
* Phương trình tổng quát:
12 H2O + 6CO2 + Q (NLAS) → C6H12O6 + 6CO2 + 6H2O
 - Pha tối của quang hợp không giống nhau ở các nhóm thực vật. Tùy vào con đường cố định CO2 mà người ta gọi tên thực vật C3, C4,CAM
- So sánh thực vật C3,C4,CAM
(Nội dung như đáp án phiếu học tập số 3)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Nghiên cứu phần I.1 SGK/40 để hoàn thành bảng sau:
Chỉ số so sánh
Thực vật C3
Thực vật C4
Thực vật CAM
Đại diện và vùng phân bố
Chất nhận CO2
Sản phẩm đầu tiên
Thời gian cố định CO2
Các tế bào quang hợp của lá 
Các loại lục lạp 
Năng suất quang hợp
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Chỉ số so sánh
Thực vật C3
Thực vật C4
Thực vật CAM
Đại diện và vùng phân bố
Đa số thực vật
Một số thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới như: mía,rau dền,ngô, cao lương 
Những loài thực vật sống ở vùng hoang mạc khô hạn như dứa, xương rồng, thanh long, 
Chất nhận CO2
Ribulôzơ 1-5-diP
PEP (phôtphoenolpiruvat)
PEP
Sản phẩm đầu tiên
APG (hợp chất 3 cacbon)
AOA (hợp chất 4 cacbon)
AOA
Thời gian cố định CO2
Chỉ 1 giai đoạn vào ban ngày
Cả 2 giai đoạn đều vào ban ngày
Giai đoạn 1 vào ban đêm giai đoạn 2 vào ban ngày
Các loại lục lạp
Lục lạp tế bào mô giậu
Lục lạp tế bào mô giậu và lục lạp tế bào bao bó mạch
Lục lạp tế bào mô giậu
Năng suất quang hợp
Trung bình
Cao
Thấp
Hoạt động 4. Tìm hiểu Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp.
 1.1. Mục tiêu của hoạt động
 - Nêu được ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và quang phổ đến cường độ quang hợp.
 - Mô tả được mối phụ thuộc của cường độ quang hợp vào nồng độ CO2
 - Nêu được vai trò của nước đối với quang hợp. 
- Phát triển NL giao tiếp & hợp tác, phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
. 1.2. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
* Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chia lớp thành nhóm đôi theo bàn.
- Yêu cầu HS quan sát H 10.1
Gợi ý bằng các câu hỏi sau:
- Cường độ ánh sáng ảnh hưởng thế nào đến cường độ quang hợp khi nồng độ CO2 bằng 0.01 và 0.32?
- Dựa vào hình để phân tích mối quan hệ giữa quang hợp với ánh sáng và cho biết điểm bù và điểm bão hoà ánh sáng là gì?
- Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau có a/hưởng khác nhau đến cường độ quang hợp không?
- Quang hợp chỉ xảy ra tại miền a/s nào?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện nhóm lần lượt trình bày nội dung được giao.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV phân tích kết quả của học sinh dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
GV nhận xét và kết luận.
* Tìm hiểu ảnh hưởng của nồng độ CO2, nước, nhiệt độ, nguyên tố khoáng quang hợp và trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Phát phiếu học tập cho hs
- Yêu cầu HS hình 10.2, 10.3 sgk, giới thiệu tên mỗi hình
- Chia lớp thành 8 nhóm. Phân công mỗi nhóm hoàn thành một phần của phiếu học tập:
*Nhóm 1, 2, 3: Nồng độ C02
*Nhóm 4,5,6 Nước và nhiệt độ. 
*Nhóm 7,8: nguyên tố khoáng và trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo
Lần lượt gọi đại diện từng nhóm lên trình bày nội dung đã phân công
Sau khi mỗi nhóm trình bày xong GV nhận xét và lật bảng phụ tương ứng với nội dung đã phân công
Chuẩn hoá nội dung kiến thức từng phần bằng cách lật bảng phụ đã ghi sẵn .
 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện nhóm lần lượt trình bày nội dung được giao.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV phân tích kết quả của học sinh dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
GV nhận xét và kết luận.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hoạt động theo nhóm đôi
Quan sát hình 10.1
Mỗi nhóm đôi quan sát hình, nghiên cứu SGK,thảo luận trả lời các câu hỏi gợi ý..
- Khi [CO2] ↑, ↑ cường độ a/s → làm ↑ cường độ quang hợp
- Các tia sáng ảnh hưởng khác nhau đến quang hợp.
- Tại miền a/s xanh tím và đỏ.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện nhóm được yêu cầu báo cáo.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hoạt động theo nhóm
- Nhận phiếu học tập (mẫu PHT ở trang sau)
- Mỗi nhóm quan sát hình theo sự phân công của gv, nghiên cứu SGK, thảo luận và hoàn thành công việc được giao.
Đại diện từng nhóm lên trình bày, nhóm còn lại bổ sung.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện nhóm được yêu cầu báo cáo.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
IV. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP.
1. Ánh sáng: Là nhân tố cơ bản nhất để TV tiến hành quang hợp
a. Cường độ ánh sáng
* Điểm bù ánh sáng: cường độ ánh sáng làm cho Iqh=Ihh
* Điểm bão hoà ánh sáng:Cường độ ánh sáng làm cho Iqh đạt cực đại
* Tăng cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng thì Iqh tăng tỉ lệ thuận cho đến khi đạt tới điểm bão hoà ánh sáng,sau đó cường độ quang hợp giảm
b. Quang phổ của ánh sáng
- Cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ sau đó là miền ánh sáng xanh tím.
 +Tia xanh tím kích thích tổng hợp aa, prôtêin
 +Tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat
2. Nồng độ CO2
3. Nước
4. Nhiệt độ
5. Nguyên tố khoáng
6.Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo
Mẫu phiếu học tập :
Các nhân tố
Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
Nồng độ CO2
Nước
Nhiệt độ
Nguyên tố khoáng
Trồng cây dưới ánh sáng nhân tao
 Đáp án phiếu học tập:
Các nhân tố
Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
Nồng độ CO2
- Điểm bù CO2: Trị số nồng độ CO2 làm cho Iqh =Ihh
- Điểm bão hoà CO2: Trị số nồng độ CO2 làm cho Iqh đạt cực đại
Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hoà thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hoà trở đi, nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
Nước
Hàm lượng nước trong không khí, trong lá, trong đất ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ® ảnh hưởng đến độ mở khí khổng ® ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ CO2 vào lục lạp ® ảnh hưởng đến cường độ quang hợp. 
Nhiệt độ
Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt dộ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh, thường đạt cực đại ở 25 - 35 oC rồi sau đó giảm mạnh.
Nguyên tố khoáng
+ Dinh dưỡng khoáng: Các nguyên tố khoáng ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp các sắc tố quang hợp, enzim quang hợp ® ảnh hưởng đến cường độ quang hợp.
Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo
- Là sử dụng ánh sáng nhân tạo của các loại đèn(đèn nêon,đèn sợi đốt) thay cho ánh sáng mặt trời để trồng cây trong nhà có mái che, trong phòng.
-Ưu điểm: Khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường, tạo ra các sản phẩm sạch bệnh
Hoạt động 5. Tìm hiểu: Quang hợp và năng suất cây trồng.
 1.1. Mục tiêu của hoạt động
- Giải thích được quang hợp quyết định đến năng suất cây trồng.
- Phân biệt được năng suất sinh học và năng suất kinh tế.
- Nêu được các biện pháp kĩ thuật làm tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển của quang hợp. 
- Phát triển NL giao tiếp & hợp tác, phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
. 1.2. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
*GV chia lớp thành 8 nhóm:
- Nhóm 1,2 nghiên cứu nội dung I quang hợp quyết định năng suất cây trồng, trả lời các câu hỏi sau:
+ Tổng 3 nguyên tố C, H, O trong thành phần chất khô chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?
+ Sản phẩm thu hoạch chủ yếu được lấy từ đâu? Thông qua quá trình nào?
+ Kết luận được điều gì về vai trò của quang hợp đối với năng suất cây trồng?
- Nhóm 3,4 : Nghiên cứu mục II.1 và trả lời các câu hỏi:
+ Tại sao tăng diên tích lá lại làm tăng năng suất cây trồng?
+ Tăng diện tích lá bằng những biện pháp nào?
- Nhóm 5,6 : Nghiên cứu mục II.2 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu các biện pháp tăng cường độ quang hợp?
- Nhóm 7,8 : Nghiên cứu mục II.3 và trả lời các câu hỏi:
+ Giải thích tại sao tăng hệ số kinh tế làm tăng năng suất cây trồng? 
+ Nêu các biện pháp tăng hệ số kinh tế.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại 
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời.
- Thư kí nộp sản phẩm cho GV.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
V. QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG
1. Quang hợp quyết định năng suất cây trồng.
- Phân tích thành phần hoá học các sản phẩm cây trồng có: C chiếm 45%, O chiếm 42%, H chiếm 6,5%.
- Tổng 3 nguyên tố này chiếm 90 - 95% (lấy từ CO2 và H2O thông qua quá trình quang hợp) còn lại là các nguyên tố khoáng.
® Quang hợp quyết định năng suất cây trồng.
- Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô mà cây trồng tích lũy được trên một đơn vị diện tích trong một khoảng thời gian xác định.
- Năng suất kinh tế là lượng chất khô mà cây trồng tích lũy được trong các cơ quan (hạt, củ, quả, lá ) có giá trị kinh tế đối với con người. 
2. Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp.
a. Tăng diện tích lá: Bằng các biện pháp nông sinh như bón phân hợp lí, kĩ thuật chăm sóc phù hợp...
b. Tăng cường độ quang hợp:
-Sử dụng các biện pháp nông sinh.
-Tuyển chọn và sử dụng giống mới.
c. Tăng hệ số kinh tế 
- Sử dụng giống cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế với tỉ lệ cao.
- Sử dụng các biện pháp nông sinh hợp lí.
Hoạt động 6. TH: Phát hiện diệp lục và carotenoit
 1.1. Mục tiêu của hoạt động
 - Tiến hành được thí nghiệm phát hiện diệp lục trong lá và carôtenôit trong lá, quả, củ.
- Phát triển NL giao tiếp & hợp tác, phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng quan sát, làm thí nghiệm.
. 1.2. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: yêu cầu HS nêu cách tiến hành thí nghiệm 1 và 2
GV: làm mẫu cho HS quan sát.
GV: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 5 - 6 HS
GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm 
GV: Theo dõi ,hướng dẫn HS thí nghiệm
GV: yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm .
 GV: nhận xét quá trình thực hành của HS .
 GV: lưu ý HS ghi nhận xét ngắn gọn về kết quả thí nghiệm : Độ hòa tan của các sắc tố trong các dung môi; trong mẫu thực vật nà có sắc tố gì; vai trò của lá xanh và các loài rau, hoa, quả trong dinh dưỡng của con người.
HS: nêu cách tiến hành thí nghiệm.
HS: Quan sát.
HS: Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo nhóm, ghi kết quả thí nghiệm vào bảng (SGK/58).
HS: Đại diện một số nhóm báo các thí nghiệm.
 Nhóm khác bổ sung.
 HS: nộp bảng tường trình thí nghiệm vào tuần sau. 
 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
Câu 1. Theo em các phát biểu sau đây đúng hay sai? Giải thích.
Nhà sinh lý thực vật nổi tiếng người Nga K.A.Timiriazex đã viết: Mọi chất hữu cơ dù đa dạng đến đâu và gặp ở chỗ nào, ở động vật, thực vật hay ở người đều được sinh ra từ lá hay đều đã hình thành từ các chất do lá chế tạo ra”. 
Trong pha tối của quang hợp, với sự tham gia của ATP tạo ra từ pha sáng, CO2 sẽ bị khử thành các sản phẩm hữu cơ.
Câu 2. Dựa vào kiến thức đã học chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp với cột A rồi điền vào cột trả lời trong bảng sau:
A
B
TRẢ LỜI
1. Lá
a. Nơi xảy ra chuỗi phản ứng tối.
1............
2. Diệp lục a
b. Nơi xảy ra chuỗi phản ứng sáng.
2............
3. Hạt grana
c. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.
3............
4. Carotenoit, diệp lục a,b
d. Hấp thụ ánh sáng
4............
5. Khí khổng
e. Nơi trao đổi khí CO2, O2
5............
6. Chất nền stroma
f. Cơ quan chủ yếu thực hiện chức năng quang hợp.
6............
Câu 3: Giải thích vì sao năng suất sinh học của thực vật C3, C4, CAM khác nhau? 
Câu 4: Có nhận định cho rằng : "Trồng trọt là ngành kinh doanh năng lượng mặt trời". Cho biết ý kiến của em về nhận định trên. Giải thích.
Câu 5: Nêu những biện pháp có thể nâng cao năng suất cây trồng thông qua quang hợp? 
Câu 6: Theo em các cây có lá màu đỏ như cây lá phong, cây dền đỏ, có quang hợp không? Vì sao?
 D. TÌM TÒI MỞ RỘNG
- GV yêu cầu mỗi học sinh trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả thêm vào bể các loại rong?
Câu 2: Các năm gần đây tại các tỉnh phía bắc của nước ta, lũ lụt ngày càng nhiều và nguy hiểm. Theo em, việc phá rừng có phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Giải thích?
 - Sưu tầm trên internet các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng dựa trên điều khiển quá trình quang hợp. Tìm hiểu ở địa phương em đã áp dụng biện pháp nào ? Hiệu quả của biện pháp đó?
HH bằng phổi
bò sát, chim, thú
- Phổi thú có nhiều phế nang, phế nang có bề mặt mỏng và chứa nhiều mao mạch máu. Phổi chim có thêm nhiều ống khí
- Khí O2 và CO2 được trao đổi qua bề mặt phế nang. 
 - Sự thông khí chủ yếu nhờ các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân (bò sát), khoang bụng (chim) hoặc lồng ngực (thú); hoặc nhờ sự nâng lên, hạ xuống của thềm miệng (lưỡng cư).
 Ngày soạn: Ngày giảng:
 TIẾT 17 - BÀI 18: TUẦN HOÀN MÁU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Nêu được ý nghĩa tuần hoàn máu.
 - Phân biệt hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn với hệ tuần hoàn kép
 - Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so vơí hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn.
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, mô tả, so sánh, tư duy logic, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
 3. Thái độ: HS áp dụng vào thực tế: Có chế độ ăn uống, học tập, làm việc phù hợp để tim hoạt động tốt.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học: Tự nghiên cứu kiến thức thông qua kênh hình, kênh chữ SGK và các kênh thông tin khác tìm hiểu trước bài mới.
- Năng lực hợp tác: Thông qua thảo luận nhóm, chia sẻ kinh nghiệm. Làm việc với giáo viên hướng dẫn trong quá trình thực hiện chủ đề.
- Năng lực quan sát: Quan sát các hình ảnh SGK và GV trình chiếu rút ra nội dung bài học.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống: Biết vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn: Có chế độ ăn uống, học tập, làm việc phù hợp để tim hoạt động tốt.
 - Năng lực ngôn ngữ: Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua trình bày, tranh luận, thảo luận, báo cáo sản phẩm.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1. Giáo viên: Chuẩn bị các phương tiện để trình chiếu kênh hình.
 2. Học sinh: Đọc sgk bài 18.
III. Chuỗi các hoạt động học
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 GV đưa ra một số câu hỏi thực tế, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (2 HS) để thực hiện nhiệm vụ sau:
 Khi một người bị rắn lục đuôi đỏ cắn ở tay, biện pháp sơ cứu là dùng garô buộc thật chặt phía trên vết thương. Theo em biện pháp sơ cứu này là đúng hay sai. Vì sao?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi ngẫu nhiên 2 HS ở 2 nhóm khác nhau trả lời.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng tạo mâu thuẫn trong nhận thức để dẫn dắt đến mục hình thành kiến thức.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát, thảo luận và đưa ra nhận xét.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS báo cáo kết quả theo sự hướng dẫn của GV.
 Sai. Sử dụng biện pháp garo chi (tay/chân) dễ làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch (mạch máu vận chuyển máu từ tim đi nuôi dưỡng các bộ phận của cơ thể). Nhiều trường hợp sau đó hoại tử phải cắt chi.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, hình ảnh cấu tạo hệ tuần hoàn và trả lời câu hỏi: 
HTH được cấu tạo chủ yếu bởi các bộ phận nào? Và chức năng của các bộ phận đó?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và hình ảnh và trả lời câu hỏi: HTH có chức năng gì?
- GV: Yêu cầu HS thảo luận (2HS/ 1 nhóm): Tại sao những động vật đơn bào, đa bào có kích thước nhỏ không có hệ tuần hoàn vẫn tồn tại được, còn động vật đa bào có kích thước lớn bắt buộc phải có hệ tuần hoàn.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi một số HS trả lời.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí).
- Phát phiếu học tập và yêu cầu HS thảo luận.
- GV : Phân công nhiệm vụ:
+ Nhóm 1,2: Nghiên cứu SGK mục II.1 , H18.1 tìm hiểu: Đại diện và đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở .
+ Nhóm 3,4: Nghiên cứu SGK mục II.2 , H18.2 tìm hiểu: Đại diện và đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín.
 + Nhóm 5,6: Nghiên cứu SGK mục II.1 , H18.2 tìm hiểu: Đặc điểm của hệ tuần hoàn hở và HTH kín.
+ Nhóm 7,8: Nghiên cứu SGK mục II.2 , H18.2 tìm hiểu: Đặc điểm của hệ tuần hoàn kín.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện của một số nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên nhóm HS khác bổ sung.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Yêu cầu thảo luận(2 HS/ Nhóm) 
- GV : Phân công nhiệm vụ:
+ Tổ 1,2: Nghiên cứu SGK mục II.2/trang 79 , H18.3 tìm hiểu: Đại diện, số vòng tuần hoàn, áp lực máu trong hệ tuần hoàn đơn .
+ Tổ 3,4: Nghiên cứu SGK mục II.2/ Trang 79 , H18.2 tìm hiểu: Đại diện, số vòng tuần hoàn, áp lực máu trong hệ tuần hoàn kép.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện của một số nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên nhóm HS khác bổ sung.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Mỗi HS quan sát, nghiên cứu SGK.
- HS thảo luận theo nhóm.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS khác bổ sung.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời.
.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời.
.
I.CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN
1.Cấu tạo chung
(SGK)
2. Chức năng .
Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến các bộ phận khác đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể. 
II.CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN.
1. Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín
(Đáp án phiếu học tập số 1)
2. Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép
Hệ tuần hoàn đơn
Hệ tuần hoàn kép
Đại diện
Cá
Lưỡng cư, bò sát, chim, thú
Số vòng tuần hoàn
1 vòng
2 vòng
Áp lực máu 
Trung bình
Cao
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS độc lập nghiên cứu và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở có đặc điểm:
A. Áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
B. Áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
C. Áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
D. Áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy
Câu 2: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?
A. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.
B. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.
C.Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
D.Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV gọi HS trả lời. 
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung. GV hoàn chỉnh.
1. Thực hi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_11_tiet_8_19_truong_trung_hoc_pho_thong.doc