Bài giảng Sinh học 11 - Bài 32: Tập tính của động vật (Tiếp theo) - Năm học 2022-2023 - Nhóm 3 - Trường THPT Phan Bội Châu

Bài giảng Sinh học 11 - Bài 32: Tập tính của động vật (Tiếp theo) - Năm học 2022-2023 - Nhóm 3 - Trường THPT Phan Bội Châu

IV- Một số hình thức học tập ở động vật:

1. Quen nhờn:

Là hình thức học tập đơn giản nhất.

Động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm nào

Ví dụ: Chó mèo ở cạnh nhau

 

pptx 16 trang Trí Tài 01/07/2023 1980
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Sinh học 11 - Bài 32: Tập tính của động vật (Tiếp theo) - Năm học 2022-2023 - Nhóm 3 - Trường THPT Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 32: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT (TT) 
Nhóm 3 
IV- Một số hình thức học tập ở động vật: 
1. Quen nhờn: 
L à hình thức học tập đơn giản nhất . 
Động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm nào. 
Ví dụ : Chó mèo ở cạnh nhau 
H iện tượng các con non đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên . 
2 . In vết: 
Hiện tượng này dễ thấy nhất là ở chim (bao gồm: gà, vịt, ngỗng, ) 
Nhờ in vết mà chim non di chuyển theo chim bố mẹ nên được chăm sóc nhiều hơn 
Ví dụ : Vịt con mới nở đi theo xe đồ chơi 
Một số hình ảnh minh họa khác: 
Vịt con đi theo gà 
Gà con đi theo chó 
3 . Điều kiện hóa: 
Điều kiện hóa đáp ứng 
Điều kiện hóa hành động 
a. Điều kiện hóa đáp ứng: (Kiểu Paplôp) 
L à hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời. 
Ví dụ : Thí nghiệm rung chuông khi cho ăn của Paplôp 
Một số hình ảnh minh họa khác: 
Đến giờ ăn khi nghe thấy tiếng bước chân cá sẽ tự động nổi lên chờ đợi. 
3 . Điều kiện hóa: 
b. Điều kiện hóa hành động: (Kiểu Skinnơ) 
Đây là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng (hoặc phạt), sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó. 
Ví dụ : Thí nghiệm thả chuột vào lồng của Skinnơ 
Một số hình ảnh minh họa khác: 
Để huấn luyện cho người huấn luyện cũng thường cho chúng ăn sau những buổi tập. 
(Để nhận được phần thưởng như thế chú chó phải thực hiện những bài tập đã được dạy) 
4 . Học ngầm: 
L à kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được . 
Ví dụ : Chó giúp xách đồ và tự tìm đường về nhà 
Một số hình ảnh minh họa khác: 
Động vật hoang dã quan sát xung quanh để tránh thú dữ 
5 . Học khôn: 
L à kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để giải quyết những tình huống mới. Học khôn chỉ có ở động vật có hệ thần kinh phát triển như người và các động vật khác thuộc bộ Linh trưởng. 
Ví dụ : Tinh tinh dùng gậy bắt cá 
Một số hình ảnh minh họa khác: 
*Đọc thêm: 
Hình thành các năng lực 
- Năng lực đọc hiểu. 
- Năng lực quan sát tranh. 
- Năng lực phân tích so sánh. 
- Năng lực vận dụng kiến thức lý thuyết với các kiến thức cũ giải thích hiện tượng thực tế.Năng lực khái quát hóa 
- N ăng lực tư duy rút ra kiến thức. 
Một con mèo đang đói chỉ nghe thấy tiếng bày bát đĩa lách cách, nó đã 
vội vàng chạy xuống bếp.Đây là ví dụ về hình thức học tập: 
A. Quen nhờn. 
B. Điều kiện hóa đáp ứng. 
D. Điều kiện hóa hành động. 
C. Học khôn. 
Thầy dạy toán yêu cầu bạn giải một bài tập đại số mới. Dựa vào kiến thức đã có, bạn giải được bài tập đó.Đây là ví dụ về hình thức học tập: 
A. Điều kiện hóa đáp ứng. 
B. In vết. 
D. Học khôn. 
C. Học ngầm. 
Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào 
mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì rừa sẽ không rụt đầu và chân vào mai nữa.Đây là ví dụ về hình thức học tập: 
A. In vết. 
B. Quen nhờn. 
D. Học khôn. 
C. Học ngầm. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_11_bai_32_tap_tinh_cua_dong_vat_tiep_theo.pptx