Bài giảng Sinh học 11 - Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Năm học 2022-2023 - Nhóm 1 - Trường THPT Phan Bội Châu

Bài giảng Sinh học 11 - Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Năm học 2022-2023 - Nhóm 1 - Trường THPT Phan Bội Châu

Thế nào là quá trình sinh trưởng

và phát triển ở thực vật ?

Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

Phát triển của thực vật là toàn bộ những biến đổi bên trong diễn ra theo chu trình sống dẫn đến những thay đổi về chức năng sinh lý và phát sinh hình thái của cơ thể thực vật.

pptx 41 trang Trí Tài 01/07/2023 3950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học 11 - Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Năm học 2022-2023 - Nhóm 1 - Trường THPT Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra bài cũ 
Thế nào là quá trình sinh trưởng 
và phát triển ở thực vật ? 
► Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào. 
► Phát triển của thực vật là toàn bộ những biến đổi bên trong diễn ra theo chu trình sống dẫn đến những thay đổi về chức năng sinh lý và phát sinh hình thái của cơ thể thực vật. 
Sinh trưởng và 
phát triển ở động vật 
Giáo viên: Nguyễn Hương Giang 
Nội dung 
Bài học 
Khái niệm về sinh trưởng và 
phát triển ở động vật. 
Phát triển không qua biến thái. 
Phát triển qua biến thái. 
Khái niệm về sinh trưởng và phát triển ở động vật. 
Em hiểu thế nào là sinh trưởng ở động vật ? 
Khái niệm về sinh trưởng ở động vật. 
Em hiểu thế nào là sinh trưởng ở động vật ? 
• Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng khối lượng và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào. 
Khái niệm về phát triển ở động vật. 
Khái niệm về phát triển ở động vật. 
Phôi 
Phân hóa tế bào 
Phát sinh các hình thái cơ quan 
Con non 
Sinh trưởng 
Con trưởng thành 
Khái niệm về phát triển ở động vật. 
• Quá trình phát triển ở động vật trải qua 3 giai đoạn : phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan,sinh trưởng. 
Từ tranh hình hãy so sánh về sự thay đổi hình thái trong quá trình sinh trưởng và phát triển giữa con người, bướm với châu chấu có gì khác biệt nhau? 
Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái ,cấu tạo sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng. 
 Phát triển không qua biến thái 
 Phát triển qua biến thái: 
 + Phát triển qua biến thái hoàn toàn 
 + Phát triển qua biến thái không hoàn toàn 
Các hình thức phát triển ở động vật. 
I 
Phát triển không qua biến thái 
► PT không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm, hình thái , cấu tạo và sinh lí tương tự như người trưởng thành. 
► Quá trình phát triển của con người có thể chia làm 2 giai đoạn: Giao đoạn phôi thai và giai đoạn sau khi sinh ra. 
Phát triển không qua biến thái 
Tiêu chí 
Phát triển không qua biến thái 
Đại diện 
 Đa số ĐV có xương sống: cá, chim, bò sát, động vật có vú, cong người,... và 1 số ĐV không xương sống 
Đặc điểm 
Con non có các đặc điểm, hình thái , cấu tạo và sinh lí tương tự như cá thể trưởng thành. 
Các giai đoạn 
-Giai đoạn phôi thai: 
Hợp tử -> Phôi -> Thai nhi 
-Giai đoạn sau sinh : 
Không có biến thái. 
Trải qua lột xác 
Không trải qua lột xác. 
II 
Phát triển qua biến thái 
Biến thái hoàn toàn 
Biến thái không hoàn toàn 
Phát triển qua biến thái 
Phát triển qua biến thái hoàn toàn 
- Quá trình phát triển bướm chia thành 2 giai đoạn : Giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi. 
- Ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. 
Giai đoạn hậu phôi 
Giai đoạn phôi 
Phát triển qua biến thái hoàn toàn 
Tiêu chí 
Phát triển qua biến thái hoàn toàn 
Đại diện 
 Đa số các loài côn trùng (bướm, ruồi, ong,...) và lưỡng cư. 
Đặc điểm 
Ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành , phải trải qua giai đoạn trung gian để biến đổi thành con trưởng thành. 
Các giai đoạn 
-Giai đoạn phôi: 
Hợp tử -> Phôi -> Sâu bướm 
-Giai đoạn hậu phôi : 
Xảy ra biến thái. 
Sâu bướm lột xác nhiều lần -> nhộng->con trưởng thành. 
Trải qua lột xác 
Trải qua lột xác. 
Vận dụng : 
Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hai cho cây trồng? 
Phát triển qua biến thái 
Phát triển qua biến thái không hoàn toàn 
Quá trình phát triển châu chấu chia thành 2 giai đoạn : Giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi. 
Giai đoạn phôi 
Ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí, chưa hoàn thiện ( gần giống) so với con trưởng thành, ấu trùng phải trải qua nhiều lần lột xác để biến đổi thành con trưởng thành. 
Giai đoạn hậu phôi 
Phát triển qua biến thái không hoàn toàn 
Tiêu chí 
Phát triển qua biến thái không hoàn toàn 
Đại diện 
 Một số loài côn trùng như: châu chấu, cào cào,... 
Đặc điểm 
Ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí, chưa hoàn thiện ( gần giống) so với con trưởng thành, ấu trùng phải trải qua nhiều lần lột xác để biến đổi thành con trưởng thành. 
Các giai đoạn 
-Giai đoạn phôi: 
Hợp tử -> Phôi -> Ấu trùng 
-Giai đoạn hậu phôi: 
Xảy ra biến thái. 
Ấu trùng lột xác nhiều lần -> con trưởng thành. 
Trải qua lột xác 
Ấu trùng phải trải qua nhiều lần lột xác để biến đổi thành con trưởng thành 
Rắn lột xác có phải là biến thái không hoàn toàn không? Vì sao? 
Không phải. Vì không có sự biến đổi về hình thái , cấu tạo và sinh lí. Điều này khác với kiểu lột xác ở côn trùng ( mỗi lần lột xác là mỗi lần tạo nên cơ quan mới cho cơ thể). 
Rắn lột xác để thay thế lớp da cũ đã bị bào mòn vì không còn đủ sức căng để bọc cơ thể lớn lên của nó. 
Thank you for listening 
time : ××× 
subjects : ××× 
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. 
Quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật chịu ảnh hưởng của những nhân tố bên trong nào? 
Hoocmon 
Giới tính 
Di truyền 
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. 
Di truyền 
Mỗi loài có đặc điểm sinh trưởng và phát triển khác nhau về tuổi thọ, tốc độ lớn, khối lượng , kích thước. Đó là do yếu tố di truyền quy định. 
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. 
Cùng một loài, thường chủ yếu là con cái ở giai đoạn đầu sẽ có kích thước, khối lượng, tốc độ phát triển nhanh hơn, tuổi thọ sẽ lâu hơn con đực nhưng ngừng lớn sớm hơn so với con đực. 
Giới tính 
Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến 
sinh trưởng và phát triển ở động vật. 
Hoocmon 
Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống . 
Hoocmon GH (hoocmon sinh trưởng): 
Hoocmon GH do tuyến nào tiết ra, và chúng có tác dụng như thế nào? 
- Nơi sản xuất : Tuyến yên. 
- Vai trò : Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào tăng tổng hợp protein. 
- Kích thích phát triển xương ( xương dài ra và to lên). 
Vậy khi tác động của GH đến sinh trưởng sẽ gây những tác động nào đối với cơ thể. 
- Thừa GH giai đoạn thiếu niên làm tăng quá trình phân chia tế bào, tăng số lượng và kích thước tế bào, xương dài ra -> cơ thể phát triển thành người khổng lồ . 
- Thiếu GH ở giai đoạn thiếu niên làm giảm quá trình phân chi a tế bào, giảm số lượng và kích thước tế bào, xương dài không sinh trưởng -> cơ thể ngừng lớn . 
Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống . 
Hoocmon Tiroxin 
Hoocmon Tiroxin do tuyến nào tiết ra và có tác dụng như thế nào? 
- - Nơi sản xuất: Tuyến giáp 
Tác dụng : 
- kích thích chuyển hóa ở tế bào. 
- Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể. 
-> Cơ thể sinh trưởng và phát triển bình thường. 
Tại sao thiếu iot lại gây nên những hiện tượng trên? 
Đần độn, chậm lớn 
Niêm thủng 
Bướu cổ. 
Iot là thành phần cấu tạo của tirôxin. Nếu thiếu iot sẽ dẫn đến thiều tirôxin. 
=> Cơ thể sinh trưởng và phát triển không bình thường. 
Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống . 
Hoocmon Tiroxin 
Ở ếch nhái : Tiroxin còn gây biến thái từ nòng nọc thành ếch 
Thiếu Tiroxin : nòng nọc không biến thành ếch được. 
Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống . 
Hoocmon ostrogen và testosteron 
Ostrongen và testosteron do tuyến nào tiết ra và chúng có vai trò gì? 
Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống . 
Hoocmon ostrogen và testosteron 
*Hoocmon Ơstrogen: 
- Nơi sản xuất: buồng trứng con cái. 
Tác dụng : 
- Kích thích sinh trưởng ở tuổi dậy thì 
- Hình thành đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp: tiết sữa, nuôi con,... 
*Hoocmon Testosteron: 
- Nơi sản xuất: tinh hoàn con đực 
Tác dụng : 
- Kích thích sinh trưởng ở tuổi dậy thì 
- Hình thành đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp : biết gáy ở gà, có bơm ở sư tử,... 
Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống 
 Có mấy loại hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ơ động vật không xương sống? Đó là những loại nào? 
Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống 
 Hai hoocmon chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển côn trùng: 
 Ecdixon: G ây lột xác sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm. 
 Juvenin : P hối hợp edixon gây lột xác sâu bướm, ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm. 
Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến 
sinh trưởng và phát triển ở động vật. 
Thức ăn 
Nhiệt độ 
Ánh sáng 
Thức ăn 
Nhiệt độ 
Ánh sáng 
Thức ăn là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cả động vật và người. 
Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát tiển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật, đặc biệt là động vật biến nhiệt. 
Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật qua: 
- Những ngày trời rét, động vật mất nhiều nhiệt. Vì vậy, chúng phơi nắng để thu thêm nhiệt và giảm mất nhiệt 
- Tia tử ngoại tác động lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D. 
Giải thích câu : “ Ăn như tằm ăn rỗi” 
Ăn rỗi là ăn nhanh, ăn khỏe.Giai đoạn tằm là giai đoạn có tốc độ sinh trưởng mạnh, cần nhiều thức ăn, nếu thiếu thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của cơ thể tằm. 
Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng 
và phát triển ở động vật và người 
Cải tạo giống 
Cải thiện môi trường sống của động vật 
Cải thiện chất lượng dân số 
Luyện tập - Vận dụng 
Câu 1: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hai cho cây trồng? 
• Sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzim tiêu hoá xenlulôzơ nên tiêu hoá và hấp thụ hiệu quả thấp nên sâu phải ăn rất nhiều lá cây mới đáp ứng được nhu cầu chất dinh dưỡng cho cơ thể. 
• Bướm trưởng thành chỉ ăn mật hoa nên không phá hoại cây trồng mà còn giúp cây trồng thụ phấn. 
Câu 2: Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường? 
Vì gia súc là động vật hằng nhiệt, mùa đông trời lạnh, thân nhiệt của gia súc cao hơn nhiều so với nhiệt độ của môi trường nên cơ thể gia súc mất rất nhiều nhiệt vào môi trường. Để bù lại lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hoá ở tế bào tăng lên, các chất bị ôxi hoá nhiều hơn vì vậy gia súc non cần được ăn nhiều hơn hình thường để bù lại các chất đã bị ôxi hoá. Bảo đảm chúng có thể sinh trưởng và phát triển hình thường trong những ngày mùa đông lạnh giá. 
Việc ấp trứng của hầu hết các loài chim 
 có tác dụng gì? 
Việc ấp trứng của hầu hết các loài chim có tác dụng duy trì nhiệt độ thích hợp cho phôi phát triển. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_11_bai_37_sinh_truong_va_phat_trien_o_don.pptx