Công nghệ 11 - Chuyên đề: Linh kiện điện tử thụ động

Công nghệ 11 - Chuyên đề: Linh kiện điện tử thụ động

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a. Kiến thức

 - Biết được cấu tạo, ký hiệu, số liệu kĩ thuật và công của các linh kiện điện tử cơ bản như: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

 - Nhận biết, phân biệt các loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

b. Kĩ năng

 - Nhận biết, phân biệt các loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

 - Vận dụng công dụng của các linh kiện điện tử để giải thích các hiện tượng thực tế.

c. Thái độ

 - Thực hiện đúng quy trình và quy định an toàn lao động khi thực hành.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

 - Năng lực lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch: khả năng thu thập thông tin, trả lời phiếu học tập, sắp xếp ý để trả lời các câu hỏi học tập rõ ràng.

 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: học sinh hiểu và sử dụng tốt các thuật ngữ kĩ thuật. Tăng cường hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo trước lớp, học sinh sẽ hình thành và phát triển năng lực diễn đạt, trình bày với sự sử dụng lưu loát các thuật ngữ kĩ thuật.

 - Năng lực tự học: học sinh tự đọc trong sách giáo khoa; trao đổi trong nhóm, lớp. Tự nghiên cứu thông qua các nguồn tư liệu khác như qua sách báo kĩ thuật chuyên ngành.

 - Năng lực giải quyết vấn đề: phân tích, tìm hiểu các kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn ngoài cuộc sống

 - Năng lực hợp tác: với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo cho học sinh năng lực hợp tác trong làm việc. Hình thức thảo luận theo nhóm nhỏ, học sinh bầu ra trưởng nhóm và hoạt động theo sự dẫn dắt của trưởng nhóm. Học sinh có khả năng phối hợp nhịp nhàng để chọn ra các ý tưởng chung của nhóm và tôn trọng, ghi nhận ý tưởng cá nhân.

 - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin

 

docx 9 trang lexuan 7871
Bạn đang xem tài liệu "Công nghệ 11 - Chuyên đề: Linh kiện điện tử thụ động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/8/2019
Tiết: 1, 2, 3
Chuyên đề: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ THỤ ĐỘNG
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức
 	- Biết được cấu tạo, ký hiệu, số liệu kĩ thuật và công của các linh kiện điện tử cơ bản như: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
 	- Nhận biết, phân biệt các loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
b. Kĩ năng
 	- Nhận biết, phân biệt các loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
 	- Vận dụng công dụng của các linh kiện điện tử để giải thích các hiện tượng thực tế. 
c. Thái độ 
 	- Thực hiện đúng quy trình và quy định an toàn lao động khi thực hành.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
	- Năng lực lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch: khả năng thu thập thông tin, trả lời phiếu học tập, sắp xếp ý để trả lời các câu hỏi học tập rõ ràng.
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: học sinh hiểu và sử dụng tốt các thuật ngữ kĩ thuật. Tăng cường hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo trước lớp, học sinh sẽ hình thành và phát triển năng lực diễn đạt, trình bày với sự sử dụng lưu loát các thuật ngữ kĩ thuật.
	- Năng lực tự học: học sinh tự đọc trong sách giáo khoa; trao đổi trong nhóm, lớp. Tự nghiên cứu thông qua các nguồn tư liệu khác như qua sách báo kĩ thuật chuyên ngành.
	- Năng lực giải quyết vấn đề: phân tích, tìm hiểu các kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn ngoài cuộc sống
	- Năng lực hợp tác: với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo cho học sinh năng lực hợp tác trong làm việc. Hình thức thảo luận theo nhóm nhỏ, học sinh bầu ra trưởng nhóm và hoạt động theo sự dẫn dắt của trưởng nhóm. Học sinh có khả năng phối hợp nhịp nhàng để chọn ra các ý tưởng chung của nhóm và tôn trọng, ghi nhận ý tưởng cá nhân.
	- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
a. Phương tiện dạy học
- Nghiên cứu bài 2 trong SGK. Các kiến thức liên quan (SGK vật lí 11). 
- Tranh vẽ các hình 2-2; 2-4; 2-7 trong SGK.
- Vật mẫu về điện trở, tụ điện, cuộn cảm bao gồm:
+ Các điện trở có công suất nhỏ, công suất lớn, trị số điện trở cố định, biến đổi.
	+ Các loại tụ điện trị số điện dung cố định, biến đổi, tụ giấy, tụ hóa, tụ sứ.
+ Các loại cuộn cảm cao tần, trung tần, âm tần, trị số điện cảm cố định, biến đổi.
	- Máy tính có nối mạng, máy chiếu...
	- Đồng hồ vạn năng.
b. Phương pháp dạy học:
	- Dạy học giải quyết vấn đề
 	- Dạy học hợp tác
	- Dạy học thực hành
	- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại.
2. Học sinh
- Tham khảo bài mới. Các linh kiện điện trở các loại, tụ, cuộn cảm.
	- Đọc trước các bài 2, 3 SKG CN 12.
	- Tìm kiếm các thông tin, hình ảnh về các linh kiện trên các kênh thông tin khác nhau
	- Quan sát những thiết bị điện tử dân dụng có sử dụng linh kiện điện tử trong gia đình
	- Yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu về các mạch điện tử thiết bị điện tử, tìm hiểu thêm thông tin trong sách báo, trên internet v.v..
 	+ Hãy kể tên những linh kiện tử thụ động mà em biết?
 	+ Tìm hiểu chức năng và cấu tạo của chúng?
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Đặt vấn đề vào bài đầu tiên, tạo sự hứng thú trong việc tìm hiểu kiến thức bài mới.
* Giáo viên giao nhiệm vụ
+ Cho học sinh quan sát một mạch điện tử, một số linh kiện thụ động thực tế và yêu cầu học sinh kể tên các linh kiện mà em biết có trên mạch điện tử. 
* Học sinh các nhóm thảo luận thống nhất kết quả.
* Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
* Giáo viên kết luận
* Dự kiến sản phẩm
+ Sự cần thiết của các linh kiện điện tử trong các thiết bị điện tử dân dụng.
+ Linh kiện điện tử thường gặp là linh kiện điện tử thụ động và linh kiện điện tử tích cực.
* Đánh giá kết quả
Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm nhằm kiểm tra xem sự hiểu biết của các em về các linh kiện điện tử thụ động.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu.
2. Các số liệu kĩ thuật
Nội dung 1: Hình thành kiến thức về "Điện trở".
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Tổ chức cho học sinh đọc mục I (Điện trở) - Bài 2 (trang 8 - 9 - 10).
- Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng hiểu biết từ nội dung đã đọc, suy nghĩ để điền nội dung thích hợp vào phiếu học tập số 1.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Các thành viên trong nhóm bàn bạc, trao đổi để cùng nhau điền nội dung thích hợp vào phiếu học tập.
 Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- Đại diện một nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập số 1. Các nhóm khác nghe, bổ sung và nhận xét
- Giáo viên tổ chức hoạt động thảo luận nhóm hoặc cả lớp vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tiễn để giải thích những hiện tượng kĩ thuật, và các tình huống mà giáo viên đưa ra.
* Dự kiến sản phẩm
+ Phát biểu được công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu của điện trở.
+ Nêu được hai số liệu kĩ thuật của điện trở là trị số điện trở và công suất định mức.
* Đánh giá kết quả
- Giáo viên nhận xét, kết luận nội dung 1và dẫn dắt sang nội dung 2.
1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu.
2. Các số liệu kĩ thuật 
Nội dung 2: Hình thành kiến thức về "Tụ điện"
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Tổ chức cho học sinh đọc mục II (Tụ điện).
- Yêu cầu học sinh vận dụng hiểu biết từ nội dung đã đọc, suy nghĩ để điền nội dung thích hợp vào phiếu học tập số 2
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Các thành viên trong nhóm bàn bạc, trao đổi để cùng nhau điền nội dung thích hợp vào phiếu học tập.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- Đại diện một nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập số 2. Các nhóm khác nghe, bổ sung và nhận xét.
- Giáo viên tổ chức hoạt động thảo luận nhóm hoặc cả lớp vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tiễn để giải thích những hiện tượng kĩ thuật, và các tình huống mà giáo viên đưa ra.
* Dự kiến sản phẩm
+ Phát biểu được công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu của tụ điện.
+ Phát biểu được các số liệu kĩ thuật của tụ điện (trị số điện dung, điện áp định mức, dung kháng).
* Đánh giá kết quả
- Giáo viên nhận xét, kết luận nội dung 2 và dẫn dắt sang nội dung 3.
1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu.
2. Các số liệu kĩ thuật.
Nội dung 3: Hình thành kiến thức về "Cuộn cảm"
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Tổ chức cho học sinh đọc mục III (Cuộn cảm).
- Yêu cầu học sinh vận dụng hiểu biết từ nội dung đã đọc, suy nghĩ để điền nội dung thích hợp vào phiếu học tập số 3
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Các thành viên trong nhóm bàn bạc, trao đổi để cùng nhau điền nội dung thích hợp vào phiếu học tập.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- Đại diện một nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập số 3. Các nhóm khác nghe, bổ sung và nhận xét.
- Giáo viên tổ chức hoạt động thảo luận nhóm hoặc cả lớp vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tiễn để giải thích những hiện tượng kĩ thuật, và các tình huống mà giáo viên đưa ra.
* Dự kiến sản phẩm
+ Phát biểu được công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu của cuộn cảm.
+ Phát biểu được các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm (trị số điện dung, điện áp định mức, dung kháng).
+ Hiện tượng tự cảm.
* Đánh giá kết quả
- Giáo viên nhận xét, kết luận nội dung 3 và dẫn dắt sang hoạt động 4.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Đọc số liệu kĩ thuật của điện trở
* Hình thành kĩ năng đọc số liệu kĩ thuật của điện trở
- Giáo viên giao nhiệm vụ
+ Nêu rõ mục mục tiêu, nội dung quy trình thực hành.
+ Tổ chức hoạt động: có thể làm cá nhân, cặp đôi hay nhóm 3, đảm bảo mỗi cá nhân hay nhóm đều có linh kiện điện trở.
+ Phát đồng hồ vạn năng và một số loại điện trở cho các nhóm học sinh.
+ Giới thiệu về đồng hồ vạn năng, và phát cho mỗi nhóm 1 đồng hồ vạn năng.
 + Yêu cầu học sinh đọc nội dung phần b: Quy ước về màu để ghi và đọc trị số điện trở, xác định nhiệm vụ.
 - Hoạt động cá nhân
+ Đọc nội dung yêu cầu, xác định nhiệm vụ phải thực hiện:
+ Quan sát và nhận biết điện trở.
- Hoạt động nhóm:
Chọn 5 điện trở màu. Lần lượt lấy ra từng điện trở để đọc trị số và đo trị số bằng đồng hồ, sau đó điền vào phiếu học tập số 4
* Thực hành:
a. Giáo viên hướng dẫn
+ Nghiên cứu bảng vòng màu SGK.
+ Xác định thứ tự vạch màu trên thân điện trở.
+ Quy ước cách đọc giá trị điện trở.
b. Học sinh tự làm bài tập.
* Dự kiến sản phẩm
+ Vận dụng kiến thức đã đọc, hướng dẫn của giáo viên và trình tự các bước để hoàn thành vào phiếu học tập số 4.
+ Đọc được các số liệu kĩ thuật của các loại điện trở khác nhau.
+ Ghi nội dung đọc vào mẫu báo cáo thực hành.
* Đánh giá kết quả
Đọc số liệu kĩ thuật của tụ điện
* Hình thành kĩ năng đọc số liệu kĩ thuật của tụ điện
- Giao nhiệm vụ thực hành:
+ Nêu rõ mục mục tiêu, nội dung quy trình thực hành.
+ Tổ chức hình thức hoạt động: có thể làm cá nhân, cặp đôi hay nhóm 3, đảm bảo mỗi cá nhân hay nhóm đều có linh kiện tụ điện.
+ Phát đồng hồ vạn năng và một số loại tụ điện cho các nhóm học sinh.
 + Yêu cầu học sinh đọc nội dung phần c - SGK trang 17: Cách đọc số liệu kỹ thuật ghi trên tụ, xác định nhiệm vụ.
- Hoạt động cá nhân: 
+ Đọc nội dung yêu cầu, xác định nhiệm vụ phải thực hiện:
+ Quan sát và nhận biết và phân loại tụ điện.
- Hoạt động nhóm: 
Chọn ra 1 tụ điện có cực tính và 1 tụ điện không có cực tính để ghi các số liệu kỹ thuật của từng tụ điện, sau đó điền vào phiếu học tập số 5. 
- Thực hành:
+ Phát cho học sinh đồng hồ vạn năng và một số tụ điện. 
+ Hướng dẫn cách đọc và kiểm tra tụ điện.
+ Hướng dẫn học sinh cách đọc trị số điện dung qua số ghi trên thân tụ.
+ Phân biệt giữa các loại tụ thường và tụ hóa.
+ Một số lưu ý khi sử dụng tụ hóa.
* Dự kiến sản phẩm
+ Vận dụng kiến thức đã đọc, hướng dẫn của giáo viên và trình tự các bước để hoàn thành vào phiếu học tập số 5.
+ Đọc và ghi số liệu kĩ thuật vào mẫu báo cáo thực hành.
* Đánh giá kết quả
Đọc số liệu kĩ thuật của cuộn cảm
* Hình thành kĩ năng đọc số liệu kĩ thuật của cuộn cảm
- Giao nhiệm vụ thực hành
+ Nêu rõ mục mục tiêu, nội dung quy trình thực hành.
+ Tổ chức hình thức hoạt động: có thể làm cá nhân, cặp đôi hay nhóm 3, đảm bảo mỗi cá nhân hay nhóm đều có linh kiện cuộn cảm.
 + Phát đồng hồ vạn năng và một số loại cuộn cảm cho các nhóm học sinh.
- Hoạt động cá nhân
+ Đọc nội dung yêu cầu (mục II - bước 3), xác định nhiệm vụ phải thực hiện.
+ Quan sát và nhận biết và phân loại cuộn cảm.
- Hoạt động nhóm
Chọn ra 3 loại cuộn cảm khác nhau về vật liệu làm lõi và cách quấn dây rồi điền vào phiếu học tập số 6. 
* Thực hành
+ Phát đồng hồ vạn năng và một số loại cuộn cảm cho các nhóm học sinh.
+ Hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra cuộn cảm.
+ Phân biệt giữa các loại cuộn cảm.
+ Cách điều chỉnh độ tự cảm của cuộn cảm biến đổi.
 + Cho học sinh kiểm tra và đọc một số cuộn cảm thực tế.
* Dự kiến sản phẩm
+ Học sinh tự làm theo các bước đã hướng dẫn.
 + Vận dụng kiến thức đã đọc để hoàn thành vào phiếu học tập số 6.
+ Đọc và ghi số liệu kĩ thuật vào mẫu báo cáo thực hành
* Đánh giá kết quả
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vân đề thực tiễn
+ Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm hoặc cả lớp vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tiễn để giải thích những hiện tượng kỹ thuật hoặc những lưu ý khi vận hành, bảo dưỡng những thiết bị điện tử có liên quan đến các linh kiện điện tử đã học.
+ Sau mỗi tiết học, yêu cầu học sinh ôn bài cũ, đọc trước bài mới, sưu tầm, tìm hiểu thông tin liên quan đến các linh kiện điện tử trong các mạch điện tử liên quan đến thiết bị điện tử trong gia đình và cuộc sống thực tiễn. Nếu có điều kiện có thể hỏi người thân, những người có chuyên ngành điện tử để có thêm thông tin về những linh kiện này.
+ Học sinh thực hiện theo sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Báo cáo kết quả thu thập.
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Nhận biết
Câu 1.1. Công dụng của điện trở là:
A. Hạn chế dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.
B. Hạn chế hoặc điều khiển dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.
C. Tăng cường dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.
D. Điều chỉnh dòng điện và tăng cường điện áp trong mạch điện.
Câu 1.2. Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào?
	A. Điện trở nhiệt.
B. Điện trở cố định.
C. Điện trở biến đổi theo điện áp.
D. Quang điện trở.
Câu 1.3. Một điện trở có thông số: 2K, 1W. Em hãy giải thích các thông số đó.
Câu 1.4. Trình bày công dụng của tụ điện?
Câu 1.5. Dựa vào những dấu hiệu nào để phân loại tụ điện?
Câu 1.6. Ký hiệu là tụ thuộc loại nào?
A. Tụ biến đổi hoặc tụ xoay	B. Tụ bán chỉnh
C. Tụ cố định	D. Tụ hóa
Câu 1.7.. Loại tụ điện cần mắc đúng cực khi mắc vào nguồn một chiều là
	 A. Tụ hoá	 B. Tụ giấy 	 C. Tụ sứ 	D. Tụ dầu
Câu 1.8. Trình bày cách phân loại cuộn cảm?
Câu 1.9. Nêu các thông số kĩ thuật của cuộn cảm?
2. Thông hiểu
Câu 2.1. Trên một số thiết bị điện, bóng đèn báo có điện áp định mức 3V. Tại sao khi mắc vào nguồn điện 220V mà bóng đèn vẫn sáng bình thường.
 	Vì bóng đèn được mắc nối tiếp với một điện trở có trị số phù hợp
Câu 2.2. Tại sao các dụng cụ điện lại sử dụng các lớp bọc cách điện?
 	Làm tăng điện trở của mạch điện để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Câu 2.3. Ý nghĩa của trị số điện trở là:
	A. Cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở.
 B. Cho biết mức độ chịu đựng của điện trở.
 C. Cho biết khả năng phân chia điện áp của điện trở.
 	D. Cho biết khả năng hạn chế điện áp trong mạch điện.
Câu 2.4. Dựa vào biểu thức điện trở dung kháng, giải thích vì sao tụ chặn dòng xoay chiều, dẫn dòng một chiều?
Câu 2.5. Để phân loại tụ điện người ta căn cứ vào 
	A. Vật liệu làm lớp điện môi giữa hai bản cực của tụ điện.
	B. Vật liệu làm vỏ của tụ điện.
	C. Vật liệu làm hai bản cực của tụ điện.
	D. Vật liệu làm chân của tụ điện.
Câu 2.6. Trên một tụ điện có ghi 160V – 100F. Các thông số này cho ta biết điều gì?
	A. Điện áp định mức và trị số điện dung của tụ điện.
	B. Điện áp định mức và dung kháng của tụ điện.
	C. Điện áp đánh thủng và dung lượng của tụ điện.
	D. Điện áp cực đại và khả năng tích điện tối thiểu của tụ điện.
Câu 2.7. Cho dung kháng của tụ điện là XC (), tần số của dòng điện qua tụ là f (Hz).Vậy điện dung của tụ điện được tính bằng công thức nào sau đây 
	A. XC = ()	B. C = (F) 	
	C. C = () 	D. C = (F)
Câu 2.8. Ý nghĩa của trị số điện dung là:
A. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện.
B. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của tụ điện.
C. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng hóa học của tụ khi nạp điện.
D. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng cơ học của tụ khi phóng điện.
Câu 2.9. Các cuộn dây trong máy biến áp là loại cuộn cảm nào? Vì sao?
Câu 2.10. Một cuộn cảm có cảm kháng là XL (), tần số của dòng điện chạy qua là f (Hz).Vậy trị số điện cảm của cuộn dây là :
	A. L = ( Hz) 	B. L = ( H)
	C. XL = 2fL () 	D. L = 2XC (Hz)
Câu 2.11. Trị số điện cảm của cuộn cảm có ý nghĩa:
	A. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của cuộn cảm.
	B. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm
	C. Cho biết mức độ tổn hao năng lượng trong cuộn cảm khi dòng điện chạy qua.
	D. Cho biết khả năng tích lũy nhiệt lượng của cuộn cảm khi dòng điện chạy qua.
Câu 2.12. Cảm kháng của cuộn cảm cho ta biết điều gì?
	A. Cho biết mức độ cản trở dòng điện xoay chiều của cuộn cảm.
	B. Cho biết mức độ cản trở dòng điện một chiều của cuộn cảm
	C. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của cuộn cảm.
	D. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm.
3. Vận dụng
Câu 3.1. Hãy đọc giá trị của điện trở màu sau (Phát điện trở màu cho học sinh).
Câu 3.2. Hãy sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra, đo trị số và so sánh với giá trị ghi trên điện trở sau (Phát đồng hồ vạn năng và điện trở màu cho học sinh).
Câu 3.3. Xác định giá trị các điện trở có các vạch màu sau:
	a1. Nâu - Tím - Cam - Xanh lục
	a2. Đen - Trắng - Nâu - Đỏ
Câu 3.4. Xác định các vạch màu của các điện trở có giá trị sau:
	b1. R = 46 × 103 ± 5 % Ω
	b2. R = 79 × 104 ± 1 % Ω
Câu 3.5. Trên một tụ gốm có ghi con số là: 503 vậy trị số điện dung của tụ gốm đó là bao nhiêu?
	A. 503000	B. 503 	C.50000pF	D.5300 
Câu 3.6. Hãy sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra tụ điện sau (Phát đồng hồ vạn năng và tụ hóa cho học sinh).
Câu 3.7. Mắc nối tiếp bóng đèn với một cuộn cảm, khi đóng mạch điện có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao?
	Do hiện tượng tự cảm trong cuốn dây nên khi bật công tắc đèn sáng từ từ tới mức sáng nhất. Khi ngắt mạch điện thì đèn tối dần rồi tắt hẳn.
4. Vận dụng cao
Câu 4.1. Cho một acquy 12V- 5A; bóng đèn 12V- 1A. Chọn biến trở có trị số bằng bao nhiêu để điều chỉnh độ sáng tối của bóng đèn, vẽ sơ đồ mạch điện trên. 
V. PHỤ LỤC
Phiếu học tập số 1
Công dụng
Cấu tạo
Phân loại
Các số liệu kĩ thuật
Phiếu học tập số 2
Công dụng
Cấu tạo
Phân loại
Các số liệu kĩ thuật
Phiếu học tập số 3
Công dụng
Cấu tạo
Phân loại
Các số liệu kĩ thuật
Phiếu học tập số 4
STT
Tên điện trở
Số liệu kĩ thuật, màu
Giải thích số liệu
Kết quả KT
1
2
3
4
5
Phiếu học tập số 5
STT
Loại tụ điện
Số liệu kĩ thuật ghi trên tụ
Giải thích số liệu
1
Tụ không có cực tính
2
Tụ có cực tính
Phiếu học tập số 6
STT
Loại cuộn cảm
Kí hiệu và vật liệu lõi
Nhận xét
1
Cuộn cảm cao tần
2
Cuộn cảm trung tần
3
Cuộn cảm âm tần
 .. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxcong_nghe_11_chuyen_de_linh_kien_dien_tu_thu_dong.docx