Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 14: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng và động cơ điezen

Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 14: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng và động cơ điezen

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

- Nhiệm vụ cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng và điezen

b. Kĩ năng:

- Đọc được sơ đồ khối của hệ thống

- Dựa vào sơ đồ có thể nêu nguyên lí làm việc của hệ thống

- Từ sơ đồ có thể nhận biết các bộ phận của hệ thống ngoài thực tế

c. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường khi sử dụng động cơ.

- Nhận thức được ý nghĩa của việc nghiên cứu động cơ để từ đó có thái độ nghiêm túc, ham thích học tập và rèn luyện. Thông qua quá trình nhận thức sẽ rèn luyện và hình thành phương pháp nhận thức có khoa học, tích cực chủ động và bước đầu có tính sáng tạo.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật: bộ chế hòa khí,bộ điều khiển phun, bộ điều chỉnh áp suất,. Năng lực diễn đạt, sử dụng lưu loát các thuật ngữ kĩ thuật.

-Năng lực triển khai, sử dụng công nghệ cụ thể: HS biết cách đọc sơ đồ, nhận dạng được các loại cung cấp nhiên liệu trong thực tế.

- Năng lực lựa chọn và đánh giá công nghệ: HS biết cách so sánh, đánh giá được ưu và nhược điểm của từng loại.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu bài 27,28 SGK. Tìm hiểu một số tài liệu liên quan và một số thông tin ngoài thực tế

- Tranh phóng to hoặc máy chiếu mô ta hình 27.1,27.2,27.3,28.1

- Một số hình ảnh về hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí của động cơ xăng, điezen

2. Học sinh:

- Đọc bài 27, 28 tìm hiểu các nội dung trọng tâm.

- Sưu tầm các mẫu vật của của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong 2 loại động cơ.

 

docx 6 trang lexuan 6960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 11 - Chủ đề 14: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng và động cơ điezen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/4/2020 
Tiết: 34,35 Chủ đề 14: HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ
 TRONG ĐỘNG CƠ XĂNG VÀ ĐỘNG CƠ ĐIEZEN
 (2 tiết)
* Giới thiệu chung chủ đề:
Chủ đề hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng và điezen gồm 2 nội dung chính:
1. Nội dung 1: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh biết được nhiệm vụ và phân loại hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trông động cơ xăng, biết được cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bộ chế và phun xăng
2. Nội dung 2: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điezen
Nội dung, kiến thức, kỹ năng chính của nội dung này là học sinh biết được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điezen
* Thời lượng dự kiến: 2 tiết
- Tiết 1: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng
- Tiết 2: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điezen
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a. Kiến thức: 
- Nhiệm vụ cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng và điezen 
b. Kĩ năng: 
- Đọc được sơ đồ khối của hệ thống
- Dựa vào sơ đồ có thể nêu nguyên lí làm việc của hệ thống
- Từ sơ đồ có thể nhận biết các bộ phận của hệ thống ngoài thực tế
c. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường khi sử dụng động cơ.	
- Nhận thức được ý nghĩa của việc nghiên cứu động cơ để từ đó có thái độ nghiêm túc, ham thích học tập và rèn luyện. Thông qua quá trình nhận thức sẽ rèn luyện và hình thành phương pháp nhận thức có khoa học, tích cực chủ động và bước đầu có tính sáng tạo.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật: bộ chế hòa khí,bộ điều khiển phun, bộ điều chỉnh áp suất,... Năng lực diễn đạt, sử dụng lưu loát các thuật ngữ kĩ thuật.
-Năng lực triển khai, sử dụng công nghệ cụ thể: HS biết cách đọc sơ đồ, nhận dạng được các loại cung cấp nhiên liệu trong thực tế.
- Năng lực lựa chọn và đánh giá công nghệ: HS biết cách so sánh, đánh giá được ưu và nhược điểm của từng loại. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu bài 27,28 SGK. Tìm hiểu một số tài liệu liên quan và một số thông tin ngoài thực tế
- Tranh phóng to hoặc máy chiếu mô ta hình 27.1,27.2,27.3,28.1
- Một số hình ảnh về hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí của động cơ xăng, điezen
2. Học sinh: 
- Đọc bài 27, 28 tìm hiểu các nội dung trọng tâm.
- Sưu tầm các mẫu vật của của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong 2 loại động cơ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Tạo sự hứng thú tò mò, tìm tòi để lí giải thay đổi lượng nhiên liệu theo các chế độ tải, quá trình vận chuyển xăng, hút xăng
Cho hs quan sát một số video mô phỏng 3D cấu tạo, nhưng nguyên nhân hư hỏng của động cơ liên quan đến hệ thống cung cấp xăng, điezen, yêu cầu học sinh thảo luận:
+ Nhận biết động cơ xăng và điezen về mặt cấu tao.
+ Kể tên các bộ phận của hệ thống cung cấp xăng, điezen mà em biết?
- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi sau:
- Báo cáo kết quả thực hiện.
- Các nhóm còn lại lắng nghe báo cáo và nêu ý kiến phản biện, để tìm ra vấn đề.
* Dự kiến sản phẩm
kết quả làm việc nhóm
- Học sinh phân biệt ĐC xăng có hệ thống đánh lữa
- Học sinh kể tên các chi tiết mà em biết như: bình xăng, bơm xăng,bộ chế...
* Đánh giá kết quả hoạt động
- Giáo viên tổ chức lớp nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm.
- Nêu lên tầm quan trọng của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng, điezen.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Học sinh b iết được nhiệm vụ của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng và điezen. 
- HS biết tác dụng và các chế độ làm việc khác nhau trên hệ thống .
-HS biết các loại hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí xưa và nay.
NỘI DUNG 1: Hình thành kiến thức về nhiệm vụ và phân loại hệ thống
GV giới thiệu một số hình ảnh về hệ thống. (Liên hệ sang xe máy) yêu cầu HS quan sát thảo luận nhóm nhỏ và trả lời các câu hỏi:
- CH1: Hệ thống này có tác dụng gì? Ngày nay có những loại hệ thống cung cấp nào?
- HS: Dựa vào sgk đưa ra nhiệm vụ. 
- Dựa vào thực tế nêu các loại ngày nay sử dụng.
* Dự kiến sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm 
- Nhiệm vụ: Cung cấp hỗn hợp xăng (điezen) và không khí sạch vào xilanh theo chế độ tải và thải sản phẩm cháy ra ngoài.
- Phân loại:
+Hệ thống dùng bộ chế hòa khí.
+ Hệ thống phun xăng.
 * Đánh giá kết quả:
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). 
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
- HS biết được cấu tạo, tác dụng các bộ phận, từ đó nêu được nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bô chế. 
- Liên hệ thực tế để điều chỉnh theo các chế độ tải.
NỘI DUNG 2: Hình thành kiến thức về cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí: 
- Gv: Cho hs quan sát mô phỏng 3D về hệ thống làm việc bộ chế hòa khí
- Phát phiếu học tập số 1.
- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi sau:
- Học sinh thực hiện các câu hỏi gợi ý.
- Báo cáo kết quả thực hiện.
- Các nhóm còn lại lắng nghe báo cáo và nêu ý kiến phản biện. để nhận xét đánh giá kết quả hoạt động. Rút ra kết luận.
* Dự kiến sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động n 
	Cấu tạo:(sơ đồ khối sgk)
	Nguyên lí làm việc: SGK
* Đánh giá kết quả:
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). 
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
- HS biết được cấu tạo, tác dụng các bộ phận, từ đó nêu được nguyên lí làm việc của hệ thống dùng vòi phun. 
- Liên hệ thực tế để điều chỉnh theo các chế độ tải.
NỘI DUNG 3: Hình thành kiến thức về hệ thống phun xăng
GV: Sử dụng H.27.2 SGK giới thiệu đặc điểm cấu tạo của hệ thống. 
- Phát phiếu học tập số 2.
- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi sau:
- Học sinh thực hiện các câu hỏi gợi ý.
- Báo cáo kết quả thực hiện.
- Các nhóm còn lại lắng nghe báo cáo và nêu ý kiến phản biện. để nhận xét đánh giá kết quả hoạt động. Rút ra kết luận.
* Dự kiến sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm 
* Cấu tạo: sơ đồ khối 
* Nguyên lí làm việc
* Đánh giá kết quả:
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). 
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
- HS biết được cấu tạo, tác dụng các bộ phận, từ đó nêu được nguyên lí làm việc ĐC điezen
- Liên hệ thực tế để điều chỉnh theo các chế độ tải.
NỘI DUNG 4: Hình thành kiến thức về cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong ĐC điezen
GV: Sử dụng H.28.1 SGK giới thiệu đặc điểm cấu tạo của hệ thống. 
- Phát phiếu học tập số 3.
- Hoạt động cá nhân và nhóm để trả lời một số câu hỏi sau:
- Học sinh thực hiện các câu hỏi gợi ý.
- Báo cáo kết quả thực hiện.
- Các nhóm còn lại lắng nghe báo cáo và nêu ý kiến phản biện. để nhận xét đánh giá kết quả hoạt động. Rút ra kết luận.
* Dự kiến sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm 
Con heo dầu chính là bơm cao áp, bơm cao áp là bộ phận quan trọng trong hệ thống
* Đánh giá kết quả:
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). 
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng giải bài tập cơ bản
- GV cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Quá trình cung cấp hòa khí trong hai phương pháp có gì khác nhau?
Câu 2: Ưu và nhược điểm của từng loại.
* Dự kiến sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm 
* Đánh giá kết quả:
- GV đánh giá kết quả làm việc của nhóm
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vân đề thực tiễn
- Giao nhiệm vụ cho HS về nhà tìm các xe máy dùng bộ chế, vòi phùn
- Giải thích vì sao xe dùng vòi phun thì thường chạy bốc và tiếc kiệm nhiên liệu hơn.
- GV yêu cầu HS sưu tầm, tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài học trong các phương tiện, tài liệu và trong thực tiễn cuộc sống. Nếu có điều kiện có thể hỏi người thân, thợ sửa chữa động cơ đốt trong, ô tô, xe máy; có thể quan sát các bộ phận, chi tiết cụ thể.
* Dự kiến sản phẩm
Học sinh tìm hiểu các kiến thức trên Internet và người thân để trả lời câu hỏi, nhiệm vụ được giao.
* Đánh giá kết quả: HS tự đánh giá kết quả thực hiện
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Nhận biết: 
Câu 1: Nhiên liệu được đưa vào xilanh của động cơ xăng 4 kỳ vào thời điểm :
A. Kỳ thải.	B. Kỳ nén.	C. Kỳ nạp.	D. Cuối kỳ nén.
Câu 2: Đối với động cơ 4 kỳ thì nhiên liệu điêzen được nạp vào dưới dạng nào?
A. Phun tơi vào buồng cháy cuối kì nén.	B. Nạp dạng hoà khí ở cuối kì nén.	
C. Nạp dạng hoà khí trong suốt kì nạp.	D. Nạp dạng hoà khí trong đầu kì nén.
Câu 3: Tìm phương án sai?
A. Bộ chế hoà khí có cả trong ĐC xăng và ĐC điêzen. 
B. Bộ chế hoà khí chỉ có trong ĐC xăng.
C. Bộ chế hoà khí hoà trộn xăng và không khí ở ngoài xilanh. 
D. Bộ chế hoà khí không có trong động Điêzen.
Câu 4: Ở động cơ xăng 2 kỳ, khi cửa nạp mở thì hỗn hợp nhiên liệu sẽ được nạp vào trong:
A. Cacte. B. Nắp xilanh. C. Xilanh. D. Buồng đốt.
Câu 5: Bộ chế hoà khí dùng vòi phun có ưu điểm?
 	A. Cung cấp lượng xăng và KK phù hợp với chế độ làm việc của ĐC. 
B. Giúp cho ĐC cháy hoàn hảo hơn.
 	C. ĐC có thể làm việc bình thường khi bị nghiêng, thậm chí bị lật ngược 
D. Cả ba phương án đều đúng 
Câu 6: Nhờ chi tiết nào trong cơ cấu phân phối khí mà các xupap đóng kín được các cửa khí ở ĐCĐT 4 kỳ?
	A. Lò xo xupap.	B. Đũa đẩy.	C. Gối cam.	D. Cò mổ.
Câu 7: Động cơ 4 kỳ có cơ cấu phân phối khí kiểu:
A. Dùng xupap. 
B. Kiểu van trượt và cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo.
C. Dùng xupap treo. 
D. Kiểu van trượt.
2. Thông hiểu:
Câu 8: Trong hệ thống năng lượng dùng bộ chế hòa khí xăng được hút qua vòi phun vào họng khuếch tán là do:
A. Vận tốc khí tại họng khuếch tán lớn hơn tại buồng phao.
B. Áp suất tại họng khuếch tán nhỏ hơn tại buồng phao
C. Áp suất tại họng khuếch tán lớn hơn buồng phao.
D. Vận tốc khí tại họng khuếch tán nhỏ hơn tại buồng phao.
Câu 9: Trong động cơ 4 kì ở cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo thì số vòng quay của trục cam bằng:
A. Bằng ¼ số vòng quay của trục khuỷu. 	B. Bằng ½ số vòng quay của trục khuỷu.
C. Bằng số vòng quay của trục khuỷu.	D. Bằng 2 lần số vòng quay của trục khuỷu.
3. Vận dụng: 
Câu 10: Ở động cơ dùng bộ chế hòa khí, lượng hoà khí đi vào xilanh được điều chỉnh bằng cách tăng giảm độ mở của:
A. Van kim ở bầu phao.	B. Bướm ga.
C. Bướm gió.	D. Vòi phun.
4. Vận dụng cao:
 Câu 11: Một buổi sáng mùa đông, trời khá lạnh. Chị Mai đi làm sớm. Dắt xe máy ra cửa, chị ngồi lên xe, bấm nút đề mấy lần liền mà máy vẫn không nổ được. Bố chị Mai từ trong nhà chạy ra bảo chị: Trời lạnh, xe lại mấy hôm không đi, con phải tắt khóa, đạp khởi động mấy cái rồi hãy bật khóa và đạp khởi động. Như thế mới nổ được mà đỡ hại ăcqui con ạ. 
 Theo em, tại sao lại phải làm như vậy ? 
V. PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: CÁC PHIẾU HỌC TẬP
	 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Tác dụng các bộ phận trong sơ đồ. 
Câu 2: Trong hệ thống bộ phận nào quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 3: Dựa vào sơ đồ hãy nêu nguyên lí làm việc của hệ thống.
Câu 4: Theo em ở xe máy hầu như không có bộ phận nào? Nếu vậy xe máy hoạt động bằng cách nào?
 (Xe máy thùng xăng cao tự chảy xuống nên không cần bơm xăng.)
	PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Tác dụng các bộ phận trong sơ đồ. 
Câu 2: Dựa vào sơ đồ hãy nêu nguyên lí làm việc của hệ thống.
Câu 3: Theo em vì sao ở 1 số xe máy khi xe bị nghiên ngã nhưng động cơ vẫn làm việc được? 
Câu 4: Vì sao một số xe máy sử dụng hệ thống phun xăng tiếc kiệm được nhiên liệu và thường chạy bốc hơn?
Câu 5: So sánh ưu, nhược điểm của động cơ	 
	PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Tác dụng các bộ phận trong sơ đồ. 
Câu 2: Trong hệ thống bộ phận nào quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 3: Dựa vào sơ đồ hãy nêu nguyên lí làm việc của hệ thống.
Câu 4: Theo thuật ngữ con heo dầu chỉ bộ phận nào trong hệ thống?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_11_chu_de_14_he_thong_cung_cap_nhien_lieu.docx