Giáo án Đại số Lớp 11 - Chương 2: Tổ hợp. Xác suất - Bài 1: Quy tắc đếm - Phạm Ngọc Tú

Giáo án Đại số Lớp 11 - Chương 2: Tổ hợp. Xác suất - Bài 1: Quy tắc đếm - Phạm Ngọc Tú

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

 Qua bài học, học sinh có thể vận dụng được quy tắc cộng và quy tắc nhân trong một số tình huống đơn giản và các tình huống trong thực tiễn.

 2. Năng lực

 * Năng lực toán học

 - Năng lực tư duy và lập luận toán học: Qua bài học, học sinh có thể nhận biết quy tắc cộng, quy tắc nhân và phân biệt 2 quy tắc này, sử dụng quy tắc cộng và quy tắc nhân lập luận hợp lý để giải quyết các bài toán liên quan.

 - Năng lực mô hình hóa toán học: Vận dụng được quy tắc cộng, quy tắc nhân để giải quyết một số bài toán liên quan đến thực tiễn ở hoạt động 2, 3, 4.

 * Năng lực chung

 Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân, trình bày ý kiến của bản thân trong hoạt động nhóm, đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm trước tập thể lớp.

 3. Phẩm chất:

 - Trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập cá nhân và nhóm.

 - Chăm chỉ biểu hiện qua việc có ý thức tìm tòi, khám phá, vận dụng kiến thức vào bài toán thực tiễn.

 

docx 7 trang Đoàn Hưng Thịnh 03/06/2022 4730
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 11 - Chương 2: Tổ hợp. Xác suất - Bài 1: Quy tắc đếm - Phạm Ngọc Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: THPT TT Hoàng Văn Thụ
Tổ: Tự nhiên – Nhóm Toán
Họ và tên giáo viên: Phạm Ngọc Tú
TÊN BÀI DẠY: QUY TẮC ĐẾM
Môn học: Toán; Lớp: 11
Thời gian thực hiện: 01 tiết 
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức
 Qua bài học, học sinh có thể vận dụng được quy tắc cộng và quy tắc nhân trong một số tình huống đơn giản và các tình huống trong thực tiễn. 
 2. Năng lực
 * Năng lực toán học
 - Năng lực tư duy và lập luận toán học: Qua bài học, học sinh có thể nhận biết quy tắc cộng, quy tắc nhân và phân biệt 2 quy tắc này, sử dụng quy tắc cộng và quy tắc nhân lập luận hợp lý để giải quyết các bài toán liên quan.
 - Năng lực mô hình hóa toán học: Vận dụng được quy tắc cộng, quy tắc nhân để giải quyết một số bài toán liên quan đến thực tiễn ở hoạt động 2, 3, 4.
 * Năng lực chung
 Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân, trình bày ý kiến của bản thân trong hoạt động nhóm, đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm trước tập thể lớp.
 3. Phẩm chất:
 - Trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập cá nhân và nhóm.
 - Chăm chỉ biểu hiện qua việc có ý thức tìm tòi, khám phá, vận dụng kiến thức vào bài toán thực tiễn.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
 Laptop, máy chiếu, hình ảnh minh họa thể hiện trong nhiệm vụ 1, 2, 3, 4 , máy tính bỏ túi, 
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1 (8 phút): Xác định vấn đề
 a. Mục tiêu: 
 Phát hiện tình huống có vấn đề để tiếp cận với “quy tắc cộng, quy tắc nhân”.
 b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ 1, nhiệm vụ 2 (xem phụ lục 1).
 c. Sản phẩm:
 - Dự đoán được số mật khẩu.
	- Dự đoán hết các phương án để thực hiện loạt sút penalty.
 d. Tổ chức thực hiện: Phương pháp dạy học theo nhóm, đánh giá bằng bảng kiểm.
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao học sinh thực hiện Nhiệm vụ 1,2 (chiếu slide) theo hình thức chia thành các nhóm (nhóm có đủ các đối tượng học sinh, không chia theo lực học) và tìm câu trả lời cho các câu hỏi của nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 2. 
- Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi trong nhiệm vụ 1, 2 và viết câu trả lời vào bảng phụ, giáo viên quan sát.
- Báo cáo và kết luận: Học sinh báo cáo sản phẩm của nhóm, giáo viên đánh giá bằng bảng kiểm, chuẩn hóa kiến thức và dẫn dắt vào bài học.
Yêu cầu
Có
Không
Đánh giá năng lực
Tự giác, chủ động trong hoạt động nhóm
Giao tiếp và hợp tác
Hoàn thành hoạt động nhóm đúng hạn
Thảo luận và đóng góp ý kiến của các thành viên
Hoạt động 2 (17 phút): Hình thành quy tắc cộng, quy tắc nhân
a. Mục tiêu: Nhận biết quy tắc cộng, quy tắc nhân và phân biệt 2 quy tắc này. 
b. Nội dung: HS thực hiện Nhiệm vụ 3, 4 (phụ lục 1).
c. Sản phẩm: 
 NV3: Để thực hiện công việc đi từ thành phố A đến thành phố B, ta có thể thực hiện một trong hai phương án: Đi theo đường bộ hoặc theo đường thuỷ.
+ Đi theo đường bộ có: 3 cách.	
+ Đi theo đường thuỷ có: 2 cách.
Vậy có: cách đi từ A đến B. 
 NV4: Để đi từ thành phố A đến thành phố C, ta phải thực hiện đầy đủ cả hai hành động: Đi từ A đến B và đi từ B đến C.
+ Đi từ A đến B có: 4 cách.
+ Ứng với mỗi cách đi từ A đến B ta có 2 cách đi từ B đến C.
Vậy có: cách đi từ A đến C mà phải qua B.
 d. Tổ chức thực hiện: PP dạy học theo nhóm, PP đàm thoại – gợi mở, đánh giá bằng PP hỏi đáp .
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao học sinh thực hiện nhiệm vụ 3, 4 (chiếu slide), yêu cầu học sinh quan sát, suy nghĩ tìm câu trả lời .
- Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi trong nhiệm vụ 3, 4 và viết câu trả lời vào bảng phụ, giáo viên quan sát và hỗ trợ.
- Báo cáo: Học sinh báo cáo sản phẩm của nhóm, các nhóm đánh giá lẫn nhau.
- Kết luận: Từ kết quả thực hiện nhiệm vụ 3, 4, giáo viên yêu cầy học sinh khái quát ở nhiệm vụ 3, 4 trong trường hợp m và n, từ đây học sinh tư duy, lập luận hình thành quy tắc cộng và quy tắc nhân, giáo viên đánh giá bằng phương pháp hỏi đáp và chuẩn hóa kiến thức, học sinh chiếm lĩnh kiến thức quy tắc cộng, quy tắc nhân.
 3. Hoạt động 3 (10 phút): Luyện tập
 a. Mục tiêu: Vận dụng được quy tắc cộng, quy tắc nhân để giải quyết một số bài toán đơn giản liên quan đến thực tiễn.
 b. Nội dung: Học sinh giải các bài tập sau
Bài tập 1: Một cô gái có 2 cái mũ màu xanh khác nhau, 3 cái mũ màu vàng khác nhau. Cô gái muốn chọn một cái mũ để đội đi dạo phố. Hỏi cô gái có mấy cách chọn?
Bài tập 2: Ở một nhà hàng có 2 món khai vị là salat Nga và gỏi ngó sen tôm thịt, 3 món chính là sườn nướng, đùi gà rô-ti và thịt kho trứng, 4 món canh là canh cải thịt bằm, cành gà lá giang, canh chua và canh khổ qua cá thác lác, 5 món tráng miệng là bánh flan, chè đậu đỏ, trái cây thập cẩm, bánh bò và sữa chua.
a) Hỏi có bao nhiêu cách chọn 1 bữa ăn gồm 1 món khai vị, 1 món chính, một canh và một món tráng miệng.
 b) Có một người không thích cá nhưng vì bác sĩ yêu cầu phải ăn cá nên người đó chỉ chọn đúng một món cá trong các món ăn. Hỏi người ấy có bao nhiêu cách chọn bữa ăn?
 c. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của học sinh được ghi vào vở
d. Tổ chức thực hiện: PP đàm thoại – gợi mở, đánh giá bằng PP hỏi đáp,chấm vở.
- Giáo viên giao cho học sinh các bài tập (chiếu slide) và yêu cầu làm vào vở.
- Học sinh làm bài tập, giáo quan sát, hỗ trợ.
- Giáo viên chọn 02 bài làm của học sinh bất kỳ để trình chiếu, các học sinh khác quan sát, nhận xét bài làm của bạn.
- Giáo viên nhận xét và đưa ra đáp án đúng.
Lưu ý: HS tham gia trả lời đúng được cho điểm cộng (đánh giá quá trình)
Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, làm ở nhà)
 a. Mục tiêu: Vận dụng được quy tắc cộng, quy tắc nhân để giải quyết một số bài toán liên quan đến thực tiễn tương đối phức tạp.
 b. Nội dung: Học sinh làm các bài tập trong phụ lục 2 vào vở bài tập.
 c. Sản phẩm: Bài làm được ghi vào vở.
 d. Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện.
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- GV chọn một số HS nộp bài làm vào buổi học tiếp theo; nhận xét (và có thể cho điểm cộng – đánh giá quá trình).
- GV tổng hợp từ một số bài nộp của HS và nhận xét, đánh giá chung để các HS khác tự xem lại bài của mình.
 IV. PHỤ LỤC
Phụ lục 1 (Các Nhiệm vụ 1, 2, 3, 4)
NHIỆM VỤ 1
Câu hỏi: Mỗi tài khoản người dùng mạng xã hội Facebook có một mật khẩu. Giả sử mỗi mật khẩu gồm 6 kí tự, mỗi ký tự là một chữ số (trong 10 chữ số từ 0 đến 9) hoặc là một chữ cái (trong 26 chữ cái tiếng Anh) và mật khẩu phải có ít nhất một chữ số. Theo em có thể lập được tất cả bao nhiêu mật khẩu?
	+ Hãy viết một mật khẩu.
	+ Có thể liệt kê được hết các mật khẩu không?
	+ Hãy ước đoán thử xem có khoảng bao nhiêu mật khẩu?
NHIỆM VỤ 2
Câu hỏi: Trong một trân đấu bóng đá sau hai hiệp phụ hai đội vẫn hoà nên phải phải thực hiện đá luân lưu 11m (penalty) để phân thắng bại. Huấn luyện viên của mỗi đội được chọn ra 5 cầu thủ để thực hiện lần lượt 5 quả penalty. Hỏi mỗi huấn luyện viên có bao nhiêu cách phân công thực hiện loạt penalty trên?
	+ Em hãy đóng vai HLV thử cho một cách phân công thực hiện đá loạt penalty trên.
	+ Có thể liệt kê hết các phương án thực hiện loạt penalty trên không?
	+ Có cách nào để tính hết các phương án để thực hiện loạt sút penalty trên?
NHIỆM VỤ 3
Câu hỏi: Từ thành phố A đến thành phố B có 3 đường bộ, 2 đường thủy. Cần chọn 1 đường để đi từ A đến B. Hỏi có mấy cách chọn?
NHIỆM VỤ 4
Câu hỏi: Từ thành phố A đến thành phố C phải đi qua các thành phố B. Từ A đến B có 4 con đường đi, từ B đến C có 2 con đường đi. Hỏi
a. Có bao nhiêu cách đi từ A đến C mà qua B chỉ một lần.
b. Có bao nhiêu cách đi từ A đến C rồi quay lại A.
Phụ lục 2
Câu 1. Trên giá sách có 10 quyển sách Văn khác nhau, 8 quyển sách Toán khác nhau và 6 quyển sách Tiếng Anh khác nhau. Hỏi có bao nhiêu cách chọn hai quyển sách khác môn nhau?
Câu 2. Có 7 trâu và 4 bò. Cần chọn ra 6 con, trong đó không ít hơn 2 bò. Hỏi có bao nhiêu cách chọn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_11_chuong_2_to_hop_xac_suat_bai_1_quy_tac.docx