Giáo án môn Sinh học Lớp 11 - Bài 37+38+39

Giáo án môn Sinh học Lớp 11 - Bài 37+38+39

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm sinh trưởng, phát triển, biến thái.

- Phân biệt được phát triển qua biến thái và không qua biến thái.

- Phân biệt được phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.

- Quan sát sự ST và PT qua biến thái và không qua biến thái

- Kể tên được các hooc môn và nêu được vai trò của các hooc môn đó đối với sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và động vật không xương sống.

- Kể tên được một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.

 

docx 10 trang huemn72 13090
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học Lớp 11 - Bài 37+38+39", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 37, 38, 39
CHỦ ĐỀ: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm sinh trưởng, phát triển, biến thái.
- Phân biệt được phát triển qua biến thái và không qua biến thái.
- Phân biệt được phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.
- Quan sát sự ST và PT qua biến thái và không qua biến thái
- Kể tên được các hooc môn và nêu được vai trò của các hooc môn đó đối với sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và động vật không xương sống.
- Kể tên được một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
2. Năng lực:
Năng lực
Mục tiêu
Mã hóa
Năng lực đặc thù
Nhận thức sinh học
Nêu được khái niệm sinh trưởng, phát triển, biến thái.
(1)
Phân biệt được phát triển qua biến thái và không qua biến thái.
(2)
Phân biệt được phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.
(3)
Kể tên được các hooc môn và nêu được vai trò của các hooc môn đó đối với sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và động vật không xương sống
(4)
Kể tên được một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
(5)
Tìm hiểu thế giới sống
Quan sát, phát hiện sự ST và PT qua biến thái và không qua biến thái 
(6)
Tìm hiểu 1 số biện pháp điều khiển sinh trưởng phát triển ở động vật và người
(7)
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
Giải thích 1 số hiện tượng thực tiễn liên quan đến ST PT của ĐV
(8)
Ứng dụng hiểu biết về ST & PT ở động vật trong thực tiễn để chăm sóc vật nuôi cũng như bảo vệ sức khỏe con người
(9)
Năng lực chung
Giao tiếp và hợp tác
Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm
(10)
Tự chủ và tự học
Tích cực chủ động nghiên cứu tài liệu về sinh trưởng phát triển ở động vật
(11)
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Đề xuất một số biện pháp bảo vệ môi trường sống của vật nuôi tạo điều kiện cho vật nuôi sinh trưởng phát triển tốt nhất 
(12)
3. Phẩm chất:
Chăm chỉ
Tích cực nghiên cứu tài liệu.
(13)
Trách nhiệm
Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công
(14)
Trung thực
Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả công việc được giao
(15)
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
Giáo viên:
- Giáo án, bài giảng điện tử, SGK.
- Tranh H 37.1; 37.2; 37.3; 37.4; 37.5; 38.1; 38.2; 38.3 SGK được phóng to.
- Video vòng đời của sâu bướm và châu chấu : 
- Phiếu học tập:
Phiếu học tập số 1: Phân biệt các kiểu phát triển của động vật
Nội dung
Phát triển không qua biến thái
Phát triển qua biến thái
Biến thái hoàn toàn
Biến thái không hoàn toàn
Ví dụ
Các giai đoạn
Lột xác
Khái niệm
Phiếu học tập số 2: Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của động vật
Nơi sản sinh
Vai trò
HM ST
Tiroxin
Ơstrogen
Tetosteron
Ecdixơn
Juvenin
Học sinh:
- Nghiên cứu trước nội dung bài học
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập 
* Mục tiêu: Giúp học sinh huy động kiến thức, kỹ năng; Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới
* Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
* Sản phẩm học tập: Học sinh xác định được vấn đề cần nghiên cứu học tập, đó là chủ đề sinh trưởng và phát triển ở động vật. 
 * Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ 
-GV cho HS quan sát hình ảnh về vòng đời các loài sâu bướm, ong, muỗi, người, gà, châu chấu, ve sầu, mèo. 
- Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Sự STPT ở ĐV có gì giống hay khác so với TV?
+ Hãy sắp xếp các đại diện ĐV ở trên thành các nhóm dựa vào đặc điểm STPT, lí giải nguyên nhân sự sắp xếp đó.
+Trong chăn nuôi, vì sao gà công nghiệp lớn với tốc độ nhanh hơn và có kích thước khi trưởng thành lớn hơn nhiều so với gà ri ở Việt Nam? 
+ Ở động vật quá trình sinh trưởng và phát triển có giống như ở thực vật hay không?
HS tiếp nhận nhiệm vụ theo nhóm
Thực hiện nhiệm vụ 
Đinh hướng, gợi ý .
HS thảo luận nhóm, hoàn thành nhiệm vụ. 
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện một số nhóm trả lời các câu hỏi, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Nhóm khác nghe và bổ sung.
Kết luận, nhận định
-Chia thành 3 nhóm ĐV: Nhóm 1: Người, gà, bò
 Nhóm 2: Sâu bướm, ong, muỗi
 Nhóm 3: Châu chấu, ve sầu
Cơ sở việc phân nhóm : Dựa vào mức độ biến đổi hình thái trong vòng đời của ĐV
-Nguyên nhân gà công nghiệp lớn với tốc độ nhanh hơn và có kích thước khi trưởng thành lớn hơn nhiều so với gà ri là do đặc điểm của giống (tính DT)
- Quá trình ST PT ở ĐV không giống như ở TV
Như vậy, để hiểu rõ về đặc điểm STPT của ĐV cũng như tìm hiểu sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sự STPT, chúng ta cùng nghiên cứu bài học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm về sinh trưởng và phát triển ở động vật
* Mục tiêu: (1), (10), (11).
* Nội dung: Nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi của GV
* Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
* Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ 
HS quan sát sự thay đổi trong vòng đời của gà qua các giai đoạn
Quan sát H37.2; 37.3 SGK
Kết hợp nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi:
- Biểu hiện ST ở ĐV là gì? Cho ví dụ.
- Phát triển ở ĐV là gì? Cho ví dụ.
-So sánh đặc điểm hình thái cấu tạo của trẻ mới sinh so với người trưởng thành, của sâu non so với bướm. Từ đó rút ra khái niệm biến thái
Hoạt động nhóm đôi, tiếp nhận nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ 
Định hướng, giám sát
HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình kết hợp nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi
Báo cáo, thảo luận
Đại diện 1 số cặp trình bày nội dung câu trả lời
- Đại diện nhóm trả lời.
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Kết luận, nhận định
I. Khái niệm ST và PT ở động vật
- ST của cơ thể ĐV là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước TB
- PT của cơ thể ĐV là quá trình biến đổi bao gồm ST, phân hóa và phát sinh hình thái các cơ quan cơ thể.
- Biến thái là sự thay đổi đột ngôt về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng 
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu các kiểu phát triển ở động vật
* Mục tiêu: (2), (3), (6), (8), (10), (11),(13), (14), (15)
* Nội dung: HS quan sát tranh hình, video, hoàn thành nội dung phiếu học tập: Phân biệt các kiểu phát triển ở động vật
* Sản phẩm học tập: Nội dung phiếu học tập số 1.
* Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Chuyển giao nhiệm vụ 
Cho HS quan sát tranh hình H 37.1; 37.2; 37.3; 37.4 hoàn thành nội dung phiếu học tập
HS hoạt động nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ 
Theo dõi, định hướng
HS quan sát hình, kết hợp thông tin SGK thảo luận nhóm, hoàn thành nội dung phiếu học tập
Báo cáo, thảo luận
Đại diện 1 nhóm trình bày nội dung phiếu học tập
Các nhóm còn lại treo phiếu học tập trên bảng
Cho các nhóm nhận xét chéo, bổ sung thông tin cần thiết cho nhau
Tiêu chí các nhóm đánh giá sản phẩm:
Câu hỏi
Mức độ hoàn thành
Mức 1
Mức 2
Mức 3
PHT
-Nêu được VD
-Nêu được các giai đoạn phát triển của từng nhóm ĐV, đặc điểm từng giai đoạn
Rút ra khái niệm về các kiểu phát triển ở ĐV
So sánh được các kiểu PT 
Kết luận, nhận định
II. Các kiểu phát triển ở động vật:
(Nội dung phiếu học tập số 1)
Nội dung
Phát triển không qua biến thái
Phát triển qua biến thái
Biến thái hoàn toàn
Biến thái không hoàn toàn
Ví dụ
ĐV có xương sống và nhiều loài không xương sống
Bướm, ruồi, ong, lưỡng cư 
Chân khớp: Châu chấu, tôm, cua, gián..
Các giai đoạn
-Giai đoạn phôi thai: (Diễn ra trong tử cung người mẹ).
Hợp tử → phôi → cơ quan → Cơ thể (thai nhi)
- Giai đọan sau khi sinh: Con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự như người trưởng thành.
- Giai đoạn phôi (xảy ra trong trứng đã thụ tinh)
Hợp tử → phôi → ấu trùng
-Giai đoạn hậu phôi: Qua các giai đoạn:
+ Ấu trùng: có đặc điểm hình thái cấu tạo và sinh lí rất khác con trưởng thành. Có enzim tiêu hóa xenlulozơ, ăn lá cây, lột xác nhiều lần
+ Nhộng (gđ trung gian)
+ Bướm (trưởng thành): có enzim saccarozơ, ăn mật hoa
- Giai đoạn phôi (xảy ra trong trứng đã thụ tinh)
Hợp tử → phôi → ấu trùng
-Giai đoạn hậu phôi:
Ấu trùng qua nhiều lần lột xác trở thành con trưởng thành.
Sự khác biệt về hình thái và cấu tạo của ấu trùng giữa các lần lột xác là rất nhỏ.
Lột xác
Không
Lột xác nhiều lần
Lột xác nhiều lần
Khái niệm
Là kiểu PT mà con non có đặc điểm hình thái cấu tạo , sinh lí tương tự con trưởng thành
Là kiểu PT mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành
Là kiểu PT mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí gần giống với con trưởng thành
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
Nội dung 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhân tố bên trong
* Mục tiêu: (4), (8), (10), (11),(13), (14), (15)
* Nội dung: HS nghiên cứu SGK, hoàn thành nội dung phiếu học tập số 2: Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của động vật 
* Sản phẩm học tập: Nội dung phiếu học tập số 2
* Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Nghiên cứu H38.1 ; 38.3 kết hợp SGK, hoàn thành nội dung phiếu học tập số 2 : Tìm hiểu về ảnh hưởng của các hoocmon đến STPT của ĐV
HS hoạt động theo nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ
Định hướng, giám sát
Nghiên cứu H38.1 ; 38.3 kết hợp SGK, hoàn thành nội dung phiếu học tập số 2 
Báo cáo, thảo luận
Với mỗi loại HM , cho 1 nhóm đại diện báo cáo. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
Cho HS thảo luận trả lời các câu hỏi lệnh SGK
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
1.Nhân tố bên trong
(Nội dung phiếu học tập số 2)
Nơi sản sinh
Vai trò
HM ST
Tuyến yên 
Kích thích phân chia TB và tăng kích thước TB. Kích thích xương phát triển
Tiroxin
Tuyến giáp
Kích thích quá trình ST và PT bình thường của cơ thể.Chuyển hóa các chất sinh nhiệt. Riêng với lưỡng cư, còn có tác dụng gây biến thái từ nòng nọc thành ếch
Ơstrogen
Buồng trứng
Kích thích sinh trưởng và phát triển ở giai đoạn dậy thì nhờ: tăng phát triển xương, kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
Riêng Testosteron còn làm tăng mạnh tổng hợp prôtêin, phát triển mạnh cơ bắp
Tetosteron
Tinh hoàn
Ecdixơn
Tuyến trước ngực
Gây lột xác ở sâu bướm. Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
Juvenin
Thể Allata
Phối hợp với ecdixon gây lột xác ở sâu bướm
Ức chế quá trình sâu biến đổi thành nhộng và bướm.
Nội dung 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng phát triển của động vật
* Mục tiêu: (5), (8), (9), (10), (11),(12), (13), (14), (15)
* Nội dung: Nghiên cứu SGK, trả lời các câu hỏi của GV
* Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
* Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
HS nghiên cứu SGK, trả lời các câu hỏi :
-Thức ăn có vai trò gì đối với quá trình STPT của ĐV ? Vì sao thức ăn là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất ?
-Nhiệt độ, ánh sáng có ảnh hưởng gì đối với quá trình STPT của ĐV ? Cho VD.
-Con người còn chịu ảnh hưởng của nhân tố nào khác ? Cho VD cụ thể
HS tiếp nhận nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ
Gợi ý, định hướng
HS hoạt động nhóm, nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi vào bảng phụ
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện một số nhóm trả lời các câu hỏi, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định
2. Các nhân tố bên ngoài :
a. Thức ăn. 
- Thức ăn là nhân tố quan trọng nhất gây ảnh hưởng đến tốc độ ST và PT của ĐV.
b. Nhiệt độ.
- Mỗi loài động vật ST và PT tốt trong điều kiện nhiệt độ MT thích hợp.
- Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều làm chậm quá trình ST và PT ở ĐV .
c. Ánh sáng.
- AS bổ sung nhiệt cho ĐV khi trời rét.
- Tia tử ngoại tác dụng lên da biến tiền VTM D → VTM D có vai trò quan trọng
* Riêng với con người còn có các nhân tố MT ảnh hưởng đến quá trình ST PT đặc biệt ở giai đoạn phôi thai. VD : Rượu bia, thuốc lá, ma túy, Virut, 
Nội dung 3: Tìm hiểu 1 số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người
* Mục tiêu: (7), (9), (10), (11),(12), (13), (14), (15)
* Nội dung: HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi
* Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
* Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, tìm hiểu 1 số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người
HS tiếp nhận nhiệm vụ
Thực hiện nhiệm vụ
Giám sát, định hướng
HS hoạt động nhóm, nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi vào bảng phụ
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện một số nhóm trả lời các câu hỏi, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định
IV. Một số biện pháp điều khiển ST và PT ở người:
1. Cải tạo giống:
- MĐ: Tạo các giống vật nuôi có NS cao, phẩm chất tốt, chống chịu tốt.
 - Biện pháp: Chọn lọc, lai tạo....
2. Cải thiện môi trường sống của động vật
- Mục đích: làm thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.
- Biện pháp: Chế độ dinh dưỡng phù hợp, chuồng trại đảm bảo tiêu chuẩn (diện tích, AS, không khí, vệ sinh...)
3. Cải thiện chất lượng dân số
- Cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao, tư vấn di truyền, chăm sóc sức khỏe, chống lạm dụng các chất kích thích, giảm thiểu ô nhiễm MT...
3. Hoạt động 3: Luyện tập
* Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức cơ bản về ST PT ở ĐV
* Nội dung: Hoạt động cá nhân
* Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
* Tổ chức hoạt động:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
Câu 1. Sinh trưởng của cơ thể động vật là:
A. quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể.
B. quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào.
C. quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể.
D. quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể.
Câu 2. Những động vật nào sau đây có kiểu sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn?
A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.	B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.	D. Châu chấu, ếch, muỗi.
Câu 3. Ý nào sau đây đúng khi nói về phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn ?
A. Con non có đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành.
B. Con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý.
C. Con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành.
D. Con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành.
Câu 4. Quá trình phát triển của động vật đẻ trứng gồm giai đoạn
A. phôi . 	 B. phôi và hậu phôi.	C. hậu phôi . 	 D. phôi thai và sau khi sinh.
Câu 5. Hoocmon gây lột xác ở côn trùng là:
A. tirôxin	B. ơstrôgen	C. testostêrôn	D. ecđixơn và juvenin
Câu 6. Các nhân tố môi trường có ảnh hưởng mạnh nhất vào giai đoạn nào trong quá trình phát triển của người?
	A. Giai đoạn phôi thai.	B. Giai đoạn sơ sinh.
	C.Giai đoạn sau sơ sinh. 	 D. Giai đoạn trưởng thành
Câu 7. Điền vào chỗ trống dưới đây:
 là quá trình tăng kích thước cơ thể do tăng số lượng và khối lượng tế bào.
Phát triển qua không qua biến thái là kiểu phát triển con non sinh ra so với con trưởng thành.
 là quá trình biến đổi bao gồm 3 quá trình liên hệ mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan mới.
Câu 8. Nối các ý ở cột A và cột B
Cột A
Cột B
1. phát triển qua biến thái hoàn toàn
2. phát triển qua biến thái không hoàn toàn
3. Tiroxin
4. ecđixơn và juvenin
5. testosterôn và ơstrôgen
a. là con non sinh ra có các đặc điểm khác hoàn toàn so với con trưởng thành.
b. là con non sinh ra chưa hoàn thiện, phải trải qua nhiều lần lột xác để trưởng thành
c. con non không khác so với con trưởng thành.
d. kích thích chuyển hóa ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể
e. là hai hoocmon sinh dục quan trọng
g. có tác dụng phối hợp nhau trong điều hòa sự sinh trưởng và phát triển của côn trùng
Câu 9. Điền đúng(Đ) hay sai (S) vào sau các câu trả lời sau
1. Hoocmon sinh trưởng được hình thành ở tuyến giáp, có tác dụng kích thích sự phân chia tế bào, tăng tổng hợp protein, kích thích phát triển xương.
2. Cung cấp đầy đủ vitamin D giúp tránh hiện tượng còi xương và chậm lớn ở động vật và người.
3. Hoocmon ơstrôgen có ở nữ giới và giúp hình thành những đặc điểm nữ giới
4. Phát triển không qua biến thái khác với phát triển qua biến thái ở chỗ không có giai đoạn trưởng thành.
5. Hoocmon sinh dục tác động lên sự sinh trưởng, phát triển , chu kì sinh sản và hành vi tình dục
Câu 10. Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau
1. Hoocmon giúp phát triển mạnh cơ bắp:
2. Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và chức năng sinh lí:
3. Sự phát triển của ếch, tằm, bướm là sự phát triển:
- Thực hiện nhiệm vụ: HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi từng HS trả lời câu hỏi, cho nhận xét đánh giá
- Kết luận, nhận định:Đáp án câu hỏi
4. Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi liên quan
* Nội dung: Hoạt động nhóm đôi
* Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
* Tổ chức hoạt động:
- Chuyển giao nhiệm vụ: Câu hỏi:
Câu 1. So sánh sự khác nhau giữa sâu non và bướm trưởng thành ? Vì sao sâu bướm phá hại cây cối, mùa màng rất ghê gớm trong khi bướm trưởng thành thường không gây hại gì?
Câu 2. Cuộc vận động toàn dân sử dụng muối iôt có ý nghĩa như thế nào?
Câu 3. Nếu cắt bỏ tuyến giáp cuả nòng nọc thì nòng nọc có biến thành ếch được không? Tại sao?
Câu 4. Vào thời kì dậy thì của nam và nữ, hooc môn nào được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lí?
Câu 5. Trong bài viết tuyên truyền cách phòng tránh sốt xuất huyết của Cục y tế dự phòng có viết:
Các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết:
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước
- Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn như bể, giếng, chum, vại 
- Thay, rửa các dụng cụ chứa nước nhỏ như lu, khạp hàng tuần
- Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ,vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá dọn vệ sinh môi trường, lật úp các vật dụng chứa nước khi không dùng đến.
- Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/ tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa.
Em hãy giải thích cơ sở của các biện pháp trên?
Câu 6. Nhà bạn An nuôi 2 giống gà (gà Ri và gà Hồ)theo hướng lấy thịt. Khi gà đạt khối lượng 1,5kg, mẹ An muốn xuất chuồng một trong 2 giống gà trên. Theo em mẹ An nên nuôi tiếp giống gà nào, nên xuất chuồng giống gà nào? Tại sao? 
Câu 7. Tại sao khi nuôi cá rô phi người ta thường thu hoạch cá sau một năm tuổi, khi cá đạt khối lượng từ 1 – 1,2kg mà không nuôi kéo dài tới năm thứ ba khi cá có thể đạt tới khối lượng tối đa 2,5kg?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS dựa vào kiến thức đã học, thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi
- Báo cáo, thảo luận: GV cho đại diện 1 số nhóm HS trả lời câu hỏi, cho nhận xét đánh giá
- Kết luận, nhận định: (Câu trả lời cho các câu hỏi)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_11_bai_373839.docx