Giáo án Sinh học 11 - Tiết 31 – Bài 30: Truyền tin qua xináp

Giáo án Sinh học 11 - Tiết 31 – Bài 30: Truyền tin qua xináp

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Sau khi học bài này, học sinh phải:

- Nêu được khái niệm xináp và kể tên được các kiểu xináp.

- Vẽ và mô tả được cấu tạo của xináp.

- Trình bày được quá trình truyền tin qua xináp.

2. Kĩ năng

- Phát triển kỹ năng quan sát – phân tích hình: phân biệt các kiểu xináp, phân tích cầu tạo xináp, phân tích quá trình truyền tin qua xináp.

- Rèn luyện kỹ năng học tập: xử lý và vận dụng thông tin; hoạt động nhóm: thảo luận nhóm, trình bày trước nhóm, lớp.

3. Thái độ

- Qua bài học giúp học sinh củng cố niềm tinh vào khoa học.

- Có thái độ tích cực, chủ động, nghiêm túc trong học tập, nghiên cứu và hoạt động nhóm.

4. Năng lực hình thành.

- Năng lực nhận thức kiến thức sinh học

- Năng lực tự học

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

II. Chuẩn bị của GV và HS

1. Chuẩn bị của GV

- Sách giáo khoa, máy chiếu, giáo án

- Các hình ảnh liên quan đến bài học

2. Chuẩn bị của HS

- HS học bài cũ và đọc bài trước ở nhà

 

docx 7 trang lexuan 8421
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Tiết 31 – Bài 30: Truyền tin qua xináp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn, 10/4/2020
Tiết 31 – Bài 30: TRUYỀN TIN QUA XINÁP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Sau khi học bài này, học sinh phải:
- Nêu được khái niệm xináp và kể tên được các kiểu xináp.
- Vẽ và mô tả được cấu tạo của xináp.
- Trình bày được quá trình truyền tin qua xináp.
2. Kĩ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát – phân tích hình: phân biệt các kiểu xináp, phân tích cầu tạo xináp, phân tích quá trình truyền tin qua xináp.
- Rèn luyện kỹ năng học tập: xử lý và vận dụng thông tin; hoạt động nhóm: thảo luận nhóm, trình bày trước nhóm, lớp.
3. Thái độ
- Qua bài học giúp học sinh củng cố niềm tinh vào khoa học.
- Có thái độ tích cực, chủ động, nghiêm túc trong học tập, nghiên cứu và hoạt động nhóm.
4. Năng lực hình thành.
- Năng lực nhận thức kiến thức sinh học
- Năng lực tự học
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
- Sách giáo khoa, máy chiếu, giáo án
- Các hình ảnh liên quan đến bài học
2. Chuẩn bị của HS
- HS học bài cũ và đọc bài trước ở nhà
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp quan sát tranh - tìm tòi
- Phương pháp làm việc độc lập với SGK
- Phương pháp hoạt động nhóm thông qua phiếu học tập
- Kỹ thuật giao nhiệm vụ
- Kỹ thuật chia nhóm 
IV. Tiến trình dạy học
Hoạt động khởi động
Kiểm tra kiến thức bài cũ bằng trò chơi mảnh ghép
Câu 1: Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào
A. Không bị kích thích, phía trong màng mang điện dương và phía ngoài màng mang điện âm
B. Bị kích thích, phía trong mang mang điện dương và phía ngoài màng mang điện âm
C. Không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và phía ngoài màng mang điện dương
D. Bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và phía ngoài màng mang điện dương
=> Đáp án: C
Câu 2: Xung thần kinh xuất hiện
A. khi xuất hiện điện thế hoạt động
B. tại thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động
C. tại thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động
D. sau khi xuất hiện điện thế hoạt động
=> Đáp án: A
Câu 3: Trên sợi trục không có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do
A. mất phân cực đến tái phân cực rồi đảo cực
B. đảo cực đến mất phân cực rồi tái phân cực
C. mất phân cực đến đảo cực rồi tái phân cực
D. mất phân cực đến tái phân cực rồi đảo cực
=> Đáp án: C
Câu 4: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin “nhảy cóc” vì
A. sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie
B. đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng
C. giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện
D. tạo cho tốc độ truyền xung quanh
=> Đáp án: C
GV: Đây là hỉnh ảnh sự truyền tin của xináp thần kinh – thần kinh
Với hình ảnh sau 4 mảnh ghép là xináp. Vậy xináp là gì? Xináp có cấu tạo như thế nào? Có hoạt động chất năng gì? 
Để hiểu rõ vấn đề này ta sẽ đi nghiên cứu nội dung tiết 31:
Bài 30. TRUYỀN TIN QUA XINÁP
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm xinap
- GV chiếu bức ảnh về cung phản xạ và đặt vấn đề: ”Xung thần kinh lan truyền từ điểm kích thích đến sợi trục, qua diện tiếp xúc giữa 2 nơron rồi lan truyền đi tiếp”. Diện tiếp xúc giữa 2 nơron gọi là xináp. Vậy xináp là gì?
- HS trả lời 
GV yêu cầu HS quan sát hình 30.1 SGK và nghiên cứu thông tin để trả lời câu hỏi:
“Tùy theo cấu trúc của bộ phận được điều khiển mà người ta chia làm các loại xináp khác nhau. Vậy có các kiểu xináp nào?”- HS trả lời: -Có 3 kiểu xináp
- GV nhận xét, bổ sung câu trả lời: Có 3 kiểu xináp:
 + Xináp thần kinh – thần kinh.
 + Xináp thần kinh – cơ.
 + Xináp thần kinh – tuyến 
GV: Ngoài ra, dựa vào đặc điểm hình thức truyền thông tin, người ta còn phân chia xináp thành xináp điện và xináp hóa học.
Đối với xináp điện (không phổ biến trên cơ thể động vật, chúng chỉ có nhiều ở cơ tim, cơ trơn, giữa 2 tế bào có các kênh tế bào chất) thông tin được truyền nhờ sự lan truyền điện thế hoạt động như đối với trên sợi thần kinh. 
Phần lớn các xináp là các xináp hóa học. Trong bài này, ta chỉ tìm hiểu loại xináp hóa học.
-GV chuyển ý: Vậy xináp có cấu tạo như tế nào ta đi vào nghiên cứu mục II. Cấu tạo xináp
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo xináp
- GV: Chiếu hình khuyết về cấu tạo xináp
Các em nghiên cứu SGK hình để điền vào những ô sau. (2 phút)
- HS nghiên cứu SGK và trả lời
- GV vừa chiếu đáp án hình khuyết.
Sau khi chiếu hết đáp án, GV bắt đầu phân tích hình
+ Chùy xináp là đầu tận cùng của sợi trục thần kinh, trong đó có chứa các ti thể, các bóng chứa chất trung gian hóa học (vd: axêtincôlin và norađrênalin), bên ngoài (dưới) là màng trước xináp.
+Màng sau xináp là màng của bộ phận được điều khiển bởi chùy xináp của sợi thần kinh, trên màng này là có chứa các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.
+ Khe xináp là khoảng hở nằm giữa màng trước xináp và màng sau xináp, vì là khoảng hở nên xung TK không thể lan truyền liên tục.
GV chuyển ý: Vậy sự truyền tin qua xináp diễn ra như thế nào, ta nghiên cứu nội dung phần III. Quá trình truyền tin qua xináp.
Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình truyền tin qua xináp
-GV cho học sinh quan sát video về quá trình truyền tin qua xinap
- GV yêu cầu HS hãy nghiên cứu SGK mục III trang 122 và sắp xếp các nội dung ở mảnh ghép vào các giai đoạn của quá trình truyền tin qua xinap.
- HS trả lời
GV củng cố: 
Quá trình truyền tin qua xináp bao gồm các giai đoạn sau:
+ Khi xung thần kinh đến làm cho cổng canxi mở ra và ion Ca2+ đi vào chùy xináp.
+ Khi ion Ca2+ đi vào chùy xináp làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và đồng thời vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa học vào khe xináp.
+ Chất trung gian hóa học gắn vào các thụ thể trên màng sau xináp và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.
- GV: Tại sao tin được truyền qua xináp chỉ theo một chiều, từ màng trước qua màng sau mà không thể theo chiều ngược lại?
HS trả lời
è Phía màng sau không có chất trung gian hóa học để đi về phía màng trước và ở màng trước không có thụ thể để tiếp nhận chất trung gian hóa học.
- GV: Các bóng chứa các chất trung gian hóa học có bị cạn kiệt không? Chất trung gian hóa học có bị ứ đọng lại màng sau xináp không? Tại sao?
-HS trả lời
=> GV nhận xét, bổ sung:
- Chất trung gian hóa học không bị ứ đọng lại ở màng sau xináp.
- Sau khi điện thế hoạt động hình thành ở màng sau và lan truyền đi tiếp, thì enzim axêtincôlinesteraza có ở màng sau sẽ phân hủy axêtincôlin thành axêtat và côlin, quay trở về màng trước, đi vào chùy xináp và được tái tổng hợp lại thành axêtincôlin chứa trong các bóng xináp.
I. Khái niệm xináp
1. Khái niệm
Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc với các tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến...)
2. Phân loại
- Dựa vào vị trí có 3 kiểu xináp:
+ Xináp thần kinh - thần kinh.
+ Xináp thần kinh - cơ.
+ Xináp thần kinh - tuyến.
- Dựa vào đặc điểm cấu tạo:
+ xináp điện
+ xináp hóa học.
II. Cấu tạo của xináp hóa học
- Xinap có cấu tạo gồm 3 phần:
+ Chùy xináp: chứa ty thể và các bóng chứa CTGHH ( như axetincolin, noradrenalin...), màng trước xinap, kênh Ca2+
+ Khe xináp: Khoảng cách giữa màng trước và màng sau xináp.
+ Màng sau xináp: có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học, enzym phân huỷ chất trung gian hoá học. 
III. Quá trình truyền tin qua xináp
Gồm các giai đoạn sau:
(1)Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp và làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp.
(2)Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hóa học đi qua khe xináp đến màng sau.
(3)Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành lan truyền đi tiếp.
3. Luyện tập: 
Tổ chức cho học sinh cũng cố các câu hỏi bài tập, trắc nghiệm:
Câu 1: Xináp là diện tiếp xúc giữa
A. các tế bào ở cạnh nhau
B. tế bào thần kinh với tế bào tuyến
C. tế bào thần kinh với tế bào cơ
D. các tế bào thần kinh với nhau hay giữa tế bào thần kinh với tế bào khác loại (tế bào cơ, tế bào tuyến, )
=> Đáp án: D
Câu 2: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở
A. màng trước xináp	
B. khe xináp 	
C. chùy xináp	
D. màng sau xináp
=> Đáp án: D
Câu 3: Qua trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự:
A. Khe xináp → màng trước xináp → chùy xináp → màng sau xináp
B. Chùy xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp
C. Màng sau xináp → khe xináp → chùy xináp → màng trước xináp
D. Màng trước xináp → chùy xináp → khe xináp → màng sau xináp
=> Đáp án: B
Câu 4: Đặc điểm không có trong quá trình tuyền tin qua xináp là
A. các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp
B. các chất trung gian hóa học trong các bóng Ca2+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xináp đến màng sau
C. xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước
D. xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp
=> Đáp án: C
Câu 5: Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở động vật có vú là
A. axêtincôlin và đôpamin
B. axêtincôlin và serôtônin
C. serôtônin và norađrênalin
D. axêtincôlin và norađrênalin
=> Đáp án: D
4. Tìm tòi mở rộng
GV liên hệ thực tiến về các cơ chế tác dụng của thuốc giảm đau
Câu hỏi 1: Giải thích khái quát cơ chế của thuốc giảm đau?
Trả lời: Xung thần kinh chuyển tải thông tin đau đớn không được truyền qua xináp. Xung thần kinh không đến Trung ương thần kinh, não không có cảm giác đau, không hưng phấn.
Câu hỏi 2: Tại sao bác sĩ khuyên không nên uống nhiều thuốc giảm đau?
Khi uống thuốc giảm đau nhiều sẽ gây ức chế hoạt động cuả các thụ thể ở màng sau xináp. Khi có xung thần kinh truyền đến sẽ không được truyền tiếp ® không có đáp ứng ® có hại cho cơ thể, đặc biệt là phản xạ tự vệ.
V. Hướng dẫn tự học ở nhà:
- Xem lại nội dung học hôm nay.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị bài 31: Tập tính ở động vật
+ Tập tính ở động vật là gì ?
+ Phân loại tập tính ở động vật
GVHD GIẢNG DẠY
(ký tên
Hoàng Thị Thanh
Đông Hà, ngày17 tháng 04 năm 2020
SINH VIÊN THỰC TẬP
Trương Quang Vũ
+ cơ sở thần kinh của tập tính.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_11_tiet_31_bai_30_truyen_tin_qua_xinap.docx