Giáo án Sinh học Lớp 11 - Bài 33: Thực hành "Xem phim về một số tập tính ở động vật" - Năm học 2018-2019 - Hồ Thị Viên

Giáo án Sinh học Lớp 11 - Bài 33: Thực hành "Xem phim về một số tập tính ở động vật" - Năm học 2018-2019 - Hồ Thị Viên

I.Mục tiêu bài học

1.Kiến thức

 - Củng cố, khắc sâu hiểu biết về các tập tính đã nghiên cứu ở bài 30, 31 và bài 32.

 - Phân tích được đặc điểm của một số tập tính như: săn mồi, sinh sản, bảo vệ lãnh thổ.

2.Kỹ năng

 - Rèn luyện kỹ năng quan sát phim, nhận xét, đưa ra kết luận.

- Phát triển nhóm kỹ năng tư duy như phân tích, tổng hợp các tập tính của động vật.

- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm.

- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông.

3.Thái độ

- Học sinh có thái độ tích cực, chủ động, nghiêm túc trong học tập, nghiên cứu và hoạt động nhóm.

- Khơi dậy trí tìm tòi, khám phá giúp học sinh thấy được thế giới động vật rất đa dạng phong phú, từ đó thêm yêu thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.

- Hình thành nhận thức và tăng cường ý thức về bảo vệ động vật hoang dã cũng như môi trường sống.

- Nắm rõ được tập tính của động vật sẽ giúp con người áp dụng vào điều chỉnh trong việc chăn nuôi, khai thác, sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.

4.Năng lực cần hướng tới

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ sinh học về tập tính động ở động vật.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác trong hoạt động nhóm.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: diễn đạt trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

- Năng lực tự học.

 

docx 8 trang Đoàn Hưng Thịnh 11040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 11 - Bài 33: Thực hành "Xem phim về một số tập tính ở động vật" - Năm học 2018-2019 - Hồ Thị Viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THPT Gio Linh 	 GVHDGD: Nguyễn Thị Lý
Lớp: 11A1	 SVTTGD: Hồ Thị Viên
Tiết PPCT: 33	 Ngày soạn: 27/02/20019
Tiết giảng dạy: 3	 Ngày dạy: 05/03/2019
GIÁO ÁN
BÀI 33: THỰC HÀNH: XEM PHIM VỀ MỘT SỐ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
I.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
 - Củng cố, khắc sâu hiểu biết về các tập tính đã nghiên cứu ở bài 30, 31 và bài 32.
 - Phân tích được đặc điểm của một số tập tính như: săn mồi, sinh sản, bảo vệ lãnh thổ.
2.Kỹ năng
 - Rèn luyện kỹ năng quan sát phim, nhận xét, đưa ra kết luận.
Phát triển nhóm kỹ năng tư duy như phân tích, tổng hợp các tập tính của động vật.
Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm.
Rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông.
3.Thái độ
Học sinh có thái độ tích cực, chủ động, nghiêm túc trong học tập, nghiên cứu và hoạt động nhóm.
Khơi dậy trí tìm tòi, khám phá giúp học sinh thấy được thế giới động vật rất đa dạng phong phú, từ đó thêm yêu thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.
Hình thành nhận thức và tăng cường ý thức về bảo vệ động vật hoang dã cũng như môi trường sống.
Nắm rõ được tập tính của động vật sẽ giúp con người áp dụng vào điều chỉnh trong việc chăn nuôi, khai thác, sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.
4.Năng lực cần hướng tới
Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ sinh học về tập tính động ở động vật.
Năng lực giao tiếp, hợp tác trong hoạt động nhóm. 
Năng lực sử dụng ngôn ngữ: diễn đạt trình bày ý kiến, nhận định của bản thân. 
Năng lực tự học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
 - Giáo án điện tử.
 - Đoạn phim về các tập tính ở động vât.
 - Mẫu bài thu hoạch
 - Bảng đánh giá kết quả.
2. Học sinh: 
 - Ôn lại bài 30, 31, 32.
 - Nhóm 1 chuẩn bị đoạn phim về tập tính săn mồi.
 Có những hình thức săn mồi nào? Ý nghĩa?
 + Rình mồi và vồ mồi.
 + Rượt đuổi và tấn công con mồi.
 + Cách xử lí con mồi
 - Nhóm 2 chuẩn bị đoạn phim về tập tính sinh sản. (Những biểu hiện của tập tính sinh sản là gì? Ý nghĩa?).
 - Nhóm 3 chuẩn bị đoạn phim về tập tính bảo vệ lãnh thổ. (Có những hình thức đấu tranh như thế nào? Ý nghĩa?).
 - Nhóm 4 chuẩn bị phần ứng dụng tập tính của động vật trong nông nghiệp. ( Ví dụ: Một loài thiên địch cụ thể, ý nghĩa?).
* Yêu cầu: Mỗi phần trình bày không quá 5 phút
III. PHƯƠNG PHÁP
 - Quan sát phim – tìm tòi
 - Hoạt động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Hoạt động khởi động
Khởi động: Tổ chức trò chơi “Đào vàng”
Phổ biến luật chơi: Có 5 câu hỏi trắc nghiệm hoặc trả lời ngắn ứng với 5 nội dung khác nhau liên quan đến các bài tập tính các em đã học. Mỗi câu hỏi có 10 giây để suy nghĩ và trả lời. Trả lời đúng sẽ có một phần quà (đó là được cộng 1 điểm trong kiểm tra miệng).
* Như vậy qua trò chơi vừa rồi các em đã phần nào nhớ lại được kiến thức ở các bài trước hiểu rõ hơn các loại tập tính của động vật thì hôm nay chúng ta sẽ cùng xác định và phân tích các tập tính đó qua quan sát một số đoạn phim thông qua bài 33: Xem phim về tập tính của động vật. Các em chú ý theo dõi để viết bài thu hoạch.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
a. Hoạt động xác định mục tiêu của bài thực hành
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
- GV: Nêu mục tiêu bài học: (kết hợp chiếu slide mục tiêu bài học):
+ Củng cố các loại tập tính của động vật đã học ở bài trước.
+ Phân biệt được các loại tập tính của động vật.
+ Phân tích đặc trưng và ý nghĩa của các dạng tập tính của động vật.
(HS: Lắng nghe, xác định mục tiêu bài học)
I. Mục tiêu
- Củng cố các loại tập tính của động vật đã học ở bài trước.
- Phân biệt được các loại tập tính của động vật.
- Phân tích đặc trưng và ý nghĩa của các dạng tập tính của động vật.
+ Tập tính kiếm ăn.
+ Tập tính bảo vệ lãnh thổ.
+ Tập tính sinh sản. 
+ Tập tính di cư.
+ Tập tính xã hội.
II. Chuẩn bị
- Chuẩn bị của HS: nghiên cứu kĩ bài 30, 31, 32 và trả lời các câu hỏi ở SGK, chuẩn bị các đoạn phim theo phân công.
- Chuẩn bị của GV: các đoạn phim về các dạng tập tính của động vật, bảng thu hoạch.
b. Hoạt động hướng dẫn học sinh xem phim, thảo luận nhóm.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
GV: Nhắc lại nội dung GV cho HS chuẩn bị:
+ Mỗi nhóm về nhà tìm các video về tập tính của động vật: tập tính sinh sản, tập tính kiếm ăn – săn mồi, tập tính bảo vệ lãnh thổ, ứng dụng tập tính của động vật trong nông nghiệp. 
+ Khi quan sát video các em phải xác định được loại tập tính gì? (dựa vào đặc điểm)? Mô tả chi tiết đặc điểm của các tập tính quan sát được thông qua một số câu hỏi gợi ý:
1.Các tập tính kiếm ăn – săn mồi: Có những hình thức săn mồi nào? Cách thức rượt mồi, vồ mồi, cách xử lí con mồi sau khi bắt được? 
2.Tập tính sinh sản (như rùa ) : thời gian rùa bắt đầu sinh sản ? chúng ve vãn bạn tình, giao hoan như thế nào?
3.Tập tính bảo vệ lãnh thổ ( như sư tử )Tại sao con đực lại tấn công những con sư tử khác ?Chúng tấn công và đe dọa bằng cách nào? Khi nào thì chúng ngừng tấn công?
+ Nêu ý nghĩa của các loại tập tính đó?
4. Ứng dụng của tập tính trong sản xuất nông nghiệp.
- GV: Nhận xét và giới thiệu các video mà HS đã chuẩn bị. Cả lớp chuẩn bị.
+ GV lưu ý cho HS: lần lượt chiếu các đoạn phim, sau khi chiếu mỗi đoạn phim, HS thảo luận trong vòng 1 phút hoặc ít hơn tùy theo độ dài của phim để hoàn thành nội dung của bài thu hoạch. 
- GV phát bảng thu hoạch cho các nhóm.
- GV yêu cầu đại diện từng nhóm lên trình bày video mà nhóm đã chuẩn bị theo trình tự như nhau:
+ Nhóm 1 lên chiếu video về tập tính săn mồi (Đoạn phim 1) cho cả lớp cùng xem. Sau đó 4 nhóm sẽ lên hoàn thành bài thu hoạch.
Sau khi các nhóm đã hoàn thành xong bài thu hoạch thì đại diện nhóm 1 sẽ trình bày video mà mình đã chuẩn bị (đáp án đoạn phim 1).
 + Tương tự như vậy nhóm 2 sẽ chiếu và trình bày đoạn phim về tập tính sinh sản (Đoạn phim 2), nhóm 3 sẽ chiếu và trình bày đoạn phim về tập tính bảo vệ lãnh thổ (Đoạn phim 3), nhóm 4 sẽ chiếu và trình bày đoạn phim về ứng dụng tập tính tập tính của động vật trong nông nghiệp (Đoạn phim 4).
- Sau khi mỗi nhóm chiếu phim GV sẽ đưa ra một số câu hỏi định hướng cho HS.
- Theo dõi các nhóm trong quá trình thực hành.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thàn câu hỏi thứ 2 (Ý nghĩa chung của các dạng tập tính là gì?) trong bài thu hoạch trong vòng 1 phút.
- GV công bố đáp án và cho điểm câu hỏi thứ 2.
III. Cách tiến hành
- Đại diện từng nhóm lên trình bày video mà nhóm đã chuẩn bị theo trình tự như nhau:
+ Nhóm 1 lên chiếu Đoạn phim 1 cho cả lớp cùng xem. Sau đó đại diện 4 nhóm sẽ hoàn thành bài thu hoạch ở trên bảng. Sau khi các nhóm đã hoàn thành xong bài thu hoạch thì đại diện nhóm 1 sẽ trình bày đoạn phim mà mình đã chuẩn bị (đáp án đoạn phim 1)
+ Tương tự như vậy: 
Nhóm 2 sẽ chiếu và trình bày đoạn phim 2.
Nhóm 3 sẽ chiếu và trình bày đoạn phim 3.
 Nhóm 4 sẽ chiếu và trình bày đoạn phim 4.
- Trả lời các câu hỏi và hoàn thành bảng hoạt động nhóm.
c. Hoạt động viết bài thu hoạch
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
- GV cho bảng điểm để các nhóm chấm chéo.
Cho điểm theo 3 mức : 
A (đáp án khá đầy đủ và chính xác, có một số lỗi nhỏ) : 9đ
B (đáp án có ý đúng, tuy nhiên có nhiều sai sót) : 8 đ
C (đáp án sai, quá nhiều lỗi) : 7đ
- GV tổng kết và công bố điểm cho các nhóm.
GV: GV cho HS quan sát đoạn phim về tập tính sinh sản, tập tính xã hội, tập tính di cư của động vật. 
- Đoạn phim trên có những tập tính nào? Biểu hiện, ý nghĩa?
HS: Các nhóm thảo luận nhóm và đại diện lên trả lời. Đội nào trả lời đúng và nhanh sẽ được cộng 1 điểm vào bài thu hoạch.
- Hãy cho biết người ta ứng dụng tập tính sinh sản và tập tính xã hội vào trong thực tiễn như thế nào?
- HS: Suy nghĩ trả lời: 
- GV: Nhận xét, bổ sung:
+ Dựa vào tập tính sinh sản:
* Ví dụ như vịt muốn tăng năng suất trứng trong giai đọan đẻ trứng thì ta điều chỉnh yếu tố ánh sáng (chu kì ngày đêm).
* Ví dụ như gà có tập tính ấp trứng nên khi không có trứng gà vẫn ấp thì ta có thể dùng trứng của vịt, ngan để nhờ gà ấp hộ.
* Dựa vào đăc điểm sinh sản của ong mắt đỏ là đẻ trứng trong cơ thể sâu hại cây trồng thì người ta tăng cường nhân nuôi chúng nhiều hơn.
+ Dựa vào tập tính xã hôi (sống bầy đàn): ví dụ như gà thường sống theo mẹ theo đàn nhưng khi ta thấy chúng gà có hiện tượng tản ra xung quanh thì do nhiệt độ cao để từ đó mà điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp thu năng suất cao.
+ Theo dõi tập tính sinh sản (giao phối/số lượng trứng ) sẽ giúp tăng nhanh số lượng quần thể hạn chế rối loạn sinh sản chết chóc.
IV. Thu hoạch
- Tập tính nào được thể hiện trong phim?
- Mỗi loại tập tính ứng với đoạn phim nào?
- Trình bày biểu hiện và ý nghĩa của mỗi loại tập tính?
- Con vật nào được ứng dụng trong nông nghiệp? Biểu hiện, vai trò của con vật đó như thế nào?
d. Hoạt động nhận xét và đánh giá.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
GV tuyên dương nhóm có tinh thần học tập tốt, tích cực thảo luận và nhắc nhở nhóm hoạt động chưa tốt, mất trật tự khi xem phim.
V. Đánh giá – nhận xét
3. Hoạt động luyện tập
- Mỗi loài động vật có một tập tính đặc trưng.
- Tập tính ở động vật giúp nó nâng cao khả năng sống sót, giúp động vật sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng
Cho học sinh xem các đoạn phim về tập tính ở động vật.
V. Hướng dẫn học bài ở nhà
Chuẩn bị bài mới Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật.
- Khái niệm sinh trưởng, phát triển. 
- Nêu các đặc điểm của sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp. 
- Trình bày các nhân tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
*Nhận xét của giáo viên hướng dẫn giảng dạy:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
	 Gio Linh, ngày 27 tháng 02 năm 2019
 Giáo viên hướng dẫn giảng dạy	 Sinh viên thực tập giảng dạy
 Cô Nguyễn Thị Lý	 Hồ Thị Viên
Nhóm: .
BÀI THU HOẠCH
Bài 33: THỰC HÀNH XEM PHIM VỀ TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT.
Quan sát đoạn phim về các loại tập tính và hoàn thành các nội dung sau:
Đoạn phim
Loại tập tính
Biểu hiện
Ý nghĩa
1
2
3
4
Ý nghĩa chung của các dạng tập tính: ......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
STT
Các tiêu chí
Số điểm
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
1
Sưu tầm tư liệu
2/10
2
Hoạt động nhóm
1/10
3
Bài thu hoạch
5/10
4
Thái độ, trật tự
1/10
5
Điểm thưởng trò chơi
1/10
Tổng điểm
10

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_11_bai_33_thuc_hanh_xem_phim_ve_mot_so.docx