Giáo án Sinh học Lớp 11 - Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng - Vũ Thị Ngọc Ánh

Giáo án Sinh học Lớp 11 - Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng - Vũ Thị Ngọc Ánh

Lí thuyết

a. Khái niệm

+ Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là:

- Là những nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.

- Không thể thay thế được bởi bất kì yếu tố nào khác

- Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể

+ Phân loại

- Gồm 17 nguyên tố: C, H, O, N, S, P, K, Ca, Mg, Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn.

- Nguyên tố đại lượng ( > 100mg /1kg chất khô của cây) gồm: C, H, N, P, K, Ca,

Mg.

- Nguyên tố vi lượng ( < 100mg / 1kg chất khô của cây) gồm: Cl, Cu, Fe, Mn, Mo,

Ni, Zn.

b. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây

+ Tham gia vào thành phần các chất cấu tạo nên hệ thống chất nguyên

sinh, cấu trúc nên tế bào và các cơ quan

+ Nguyên tố khoáng tham gia vào quá trình điều chỉnh các hoạt động

trao đổi chất, các hoạt động sinh lí trong cây.

- Thay đổi các đặc tính lý hóa của chất keo nguyên sinh

- Hoạt hóa enzim, làm tăng hoạt động trao đổi chất

- Điều chỉnh quá trình sinh trưởng của cây

pdf 8 trang Đoàn Hưng Thịnh 6261
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 11 - Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng - Vũ Thị Ngọc Ánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SINH HỌC 11 
CHƯƠNG I 
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG 
Người thực hiện: Vũ Thị Ngọc Ánh 
BÀI 4 
VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG 
I. Lí thuyết 
a. Khái niệm 
+ Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là: 
- Là những nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống. 
- Không thể thay thế được bởi bất kì yếu tố nào khác 
- Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể 
+ Phân loại 
- Gồm 17 nguyên tố: C, H, O, N, S, P, K, Ca, Mg, Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn. 
- Nguyên tố đại lượng ( > 100mg /1kg chất khô của cây) gồm: C, H, N, P, K, Ca, 
Mg. 
- Nguyên tố vi lượng ( < 100mg / 1kg chất khô của cây) gồm: Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, 
Ni, Zn. 
b. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây 
+ Tham gia vào thành phần các chất cấu tạo nên hệ thống chất nguyên 
sinh, cấu trúc nên tế bào và các cơ quan 
+ Nguyên tố khoáng tham gia vào quá trình điều chỉnh các hoạt động 
trao đổi chất, các hoạt động sinh lí trong cây. 
- Thay đổi các đặc tính lý hóa của chất keo nguyên sinh 
- Hoạt hóa enzim, làm tăng hoạt động trao đổi chất 
- Điều chỉnh quá trình sinh trưởng của cây 
 + Tăng tính chống chịu cho cây trồng đối với các điều kiện bất lợi của 
môi trường. 
Khái quát vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu 
Các nguyên tố đại 
lượng 
Dạng mà cây hấp 
thụ 
Vai trò trong cơ thể thực vật 
Nito NH4
+, NO3− Thành phần của protein, axit 
nucleic 
Photpho H2PO4
−, PO4
− Thành phần của axit nucleic, ATP, 
coenzim 
Kali K+ Hoạt hóa enzim, cân bằng nước và 
ion, mở khí khổng 
Canxi Ca2+ Thành phần của thành tế bào và 
màng tế bào, hoạt hóa enzim 
Magie Mg2+ Thành phần của diệp lục, hoạt hóa 
enzim 
Lưu huỳnh SO4
2− Thành phần của protein 
Các nguyên tố vi 
lượng 
Dạng mà cây hấp 
thụ 
Vai trò trong cơ thể thực vật 
Sắt Fe2+, Fe3+ Thành phần của xitocrom, tổng 
hợp diệp lục, hoạt hóa enzim 
Manga Mg2+ Hoạt hóa nhiều enzim 
Bo P4O7
2− Liên quan đến hoạt động của mô 
phân sinh 
Clo Cl− Quang phân li nước và cân bằng 
ion 
Kẽm Zn2+ Liên quan đến quang phân li nước 
và hoạt hóa enzim 
Đồng Cu2+ Hoạt hóa enzim 
Molipden MoO4
2+ Cần cho sự trao đổi nito 
Niken Ni2+ Thành phần của enzim ureaza 
c. Dấu hiệu nhận biết cây thiếu dinh dưỡng 
+ Hiện tượng thiếu các nguyên tố dinh dưỡng thường được biểu hiện 
bằng những dấu hiệu màu sắc đặc trưng trên lá hoặc lá bị biến dạng 
+ Một số biểu hiện của cây khi thiếu các yếu tố dinh dưỡng 
- Thiếu đạm: lá vàng nhạt, cây cằn cỗi 
- Thiếu lân: lá vàng đỏ, trổ hoa ở rễ, quả chín muộn 
- Thiếu Kali:ảnh hưởng đến sức chống chịu của cây 
- Thiếu Ca: ảnh hưởng đến độ vững chắc của cây, rễ bị thối, ngọn cây khô héo. 
d. Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây 
+ Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố khoáng cho cây 
- Các muối khoáng trong đất tồn tại ở dạng không tan hoặc dạng hòa tan ( dạng 
ion) . Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hòa tan. 
+ Phân bón cho cây trồng 
- Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng 
- Bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ gây độc cho cây, gây ô nhiễm 
nông phẩm, ô nhiễm môi trường đất và nước. 
II. Bài tập luyện tập 
Câu 1: Chất khoáng hòa tan được vận chuyển từ 
A. Rễ lên lá theo mạch gỗ 
B. Lá xuống rễ theo mạch gỗ 
C. Rễ lên lá theo mạch rây 
D. Lá xuống rễ theo mạch rây 
Câu 2: Sắp xếp các vai trò của các nguyên tố tương ứng với từng nguyên 
tố: 
Tên nguyên tố: 
1. Nito 
2. Phopho 
3. Lưu huỳnh 
4. Magie 
Các vai trò: 
a. Tham gia cấu trúc protein, axit nucleic 
b. Là thành phần của protein 
c. Tham gia cấu trúc diệp lục, hoạt hóa enzim 
d. Tham gia cấu trúc thành tế bào, màng, tế bào, hoạt hóa enzim. 
A. 1-a, 2-e, 3-c, 4-b, 5-d 
B. 1-a, 2-e, 3-d, 4-b, 5-c 
C. 1-a, 2-e, 3-d, 4-c, 5-b 
D. 1-e, 2-a, 3-d, 4-b, 5-c 
Câu 3: Phần lớn các chất khoáng hấp thụ vào cây theo cơ chế 
A. Khuếch tán và ống bám 
B. Chủ động 
C. Hòa tan 
D. Chủ động và thụ động 
Câu 4: Hậu quả khi bón liều lượng phân bón cao quá mức cần thiết cho 
cây? 
1. Gây độc hại đối với cây. 
2. Gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường. 
3. Làm đất đai phì nhêu nhưng cây không hấp thu được hết. 
4. Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất,giết chết 
các vi sinh vật có lợi 
A. 1,2,3,4 
B. 1,2,3 
C. 1,2 
D. 1,2,4 
Câu 5: Nguyên nhân chính làm cho các thực vật không ưa mặn không có 
khả năng sinh trưởng trên đất có nồng độ muối cao là gì? 
A. Các ion khoáng là độc hại với cây 
B. Thế năng nước của đất là quá thấp 
C. Hàm lượng oxi trong đất là quá thấp 
D. Các tinh thể muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây 
con xuyên qua mặt đất 
Câu 6: Trong các lí do sau đây, có bao nhiêu lí do để người ta không 
tưới nước cho cây khi trời nắng to: 
I. Vì nước làm nóng vùng rễ làm cây bị chết 
II. Vì nước đọng lại trên lá như một thấu kính hội tụ thu năng lượng mặt 
trời làm cháy lá 
III. Vì nhiệt độ cao trên mặt đất làm nước tưới bốc hơi nóng, làm héo 
khô lá 
IV. Vì nhiệt độ cao rễ không thể lấy nước 
A. 1 
B. 2 
C. 3 
D. 4 
Câu 7: Khi bón phân với lượng lớn cho cây thì cây thường bị héo. Có 
bao nhiêu phát biểu dưới đây không phù hợp với hiện tượng này? 
I. Khi bón nhiều phân cây sẽ sinh trưởng tốt, lá to làm tăng tốc độ thoát 
hơi nước nên cây bị héo 
II. Bón phân với lượng lớn làm cho áp suất thẩm thấu của dung dịch đất 
tăng 
III.Khi bón nhiều phân làm cho tốc độ thoát hơi nước của lá tăng dẫn tới 
cây bị mất nhiều nước 
IV. Nếu tiến hành tưới nhiều nước cho cây thì có thể làm giảm tỉ lệ bị 
héo hơn. 
A. 2 
B. 3 
C. 4 
D. 1 
Câu 8: Để xác định vai trò của nguyên tố magie đối với sinh trưởng và 
phát triển của cây ngô, người ta trồng cây ngô trong: 
A. Chậu đất và bổ sung chất dinh dưỡng có magie 
B. Chậu cát và bổ sung chất dinh dưỡng có magie 
C. Dung dịch dinh dưỡng nhưng không có magie 
D. Dung dịch dinh dưỡng có magie 
Câu 9: Vai trò của photpho trong cơ thể thực vật: 
A. Là thành phần của thành tế bào, hoạt hóa enzim 
B. Là thành phần của protein và axit nucleic 
C. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt họa enzim, 
mở khí khổng 
D. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim,cần 
cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. 
Câu 10: Vai trò chủ yếu của magie trong cơ thể thực vật 
A. Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim 
B. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim,cần 
cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. 
C. Là thành phần của thành tế bào, hoạt hóa enzim 
D. Là thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_11_bai_4_vai_tro_cua_cac_nguyen_to_khoa.pdf