Giáo án Sinh học Lớp 11 - Chủ đề: Trao đổi nước ở thực vật
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Trình bày được vai trò của nước ở thực vật: đảm bảo hình dạng nhất định của tế bào và tham gia vào các quá trình sinh lí của cây. Thực vật phân bố trong tự nhiên lệ thuộc vào sự có mặt của nước.
- Phân biệt trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.
- Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây
- Phân biệt được 2 cơ chế trao đổi chất khoáng.
- Mô tả được các dòng vận chuyển các chất trong cây bao gồm: Con đường vận chuyển, thành phần của dịch vận chuyển, động lực đẩy dòng vật chất di chuyển.
- Trình bày được cơ chế của quá trình thoát hơi nước.
- Nêu được ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống của thực vật.
- Trình bày được các yếu tố điều tiết độ mở của khí khổng
- Trình bày được sự trao đổi nước ở thực vật phụ thuộc vào điều kiện môi trường
- Nêu được sự cân bằng nước cần được duy trì bằng tưới tiêu hợp lí mới đảm bảo cho sinh trưởng của cây trồng.
- Trình bày được sự hấp thụ và vận chuyển nguyên tố khoáng phụ thuôc vào đặc điểm của hệ rễ, cấu trúc của đất và điều kiện môi trường.
2.Kĩ năng:
- Quan sát tranh, phân tích so sánh, tổng hợp thông tin, tương tác trên bài học
3.Thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ cây xanh.
* Tích hợp bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu: Phần III,IV
4. Năng lực: Giải quyết vấn đề, phân tích tổng hợp thông tin, sử dụng công nghệ thông tin.
GIÁO ÁN BÀI GIẢNG ELEARNING CHỦ ĐỀ: TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT SINH HỌC LỚP 11- BAN CƠ BẢN Chủ đề thực hiện nội dung các bài: Bài 1, Bài 2, Bài 3 – chương trình sinh học 11 – cơ bản I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: - Trình bày được vai trò của nước ở thực vật: đảm bảo hình dạng nhất định của tế bào và tham gia vào các quá trình sinh lí của cây. Thực vật phân bố trong tự nhiên lệ thuộc vào sự có mặt của nước. - Phân biệt trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào. - Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây - Phân biệt được 2 cơ chế trao đổi chất khoáng. - Mô tả được các dòng vận chuyển các chất trong cây bao gồm: Con đường vận chuyển, thành phần của dịch vận chuyển, động lực đẩy dòng vật chất di chuyển. - Trình bày được cơ chế của quá trình thoát hơi nước. - Nêu được ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống của thực vật. - Trình bày được các yếu tố điều tiết độ mở của khí khổng - Trình bày được sự trao đổi nước ở thực vật phụ thuộc vào điều kiện môi trường - Nêu được sự cân bằng nước cần được duy trì bằng tưới tiêu hợp lí mới đảm bảo cho sinh trưởng của cây trồng. - Trình bày được sự hấp thụ và vận chuyển nguyên tố khoáng phụ thuôc vào đặc điểm của hệ rễ, cấu trúc của đất và điều kiện môi trường. 2.Kĩ năng: - Quan sát tranh, phân tích so sánh, tổng hợp thông tin, tương tác trên bài học 3.Thái độ: - Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ cây xanh. * Tích hợp bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu: Phần III,IV 4. Năng lực: Giải quyết vấn đề, phân tích tổng hợp thông tin, sử dụng công nghệ thông tin. II. Chuẩn bị: - Máy tính có nối mạng Internet (vì bài học có sử dụng nhiều tư liệu trên các trang web). III.Tiến trình trình bài học Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH TRÌNH CHIẾU- TƯƠNG TÁC - GV nêu vấn đề: nước có vai trò quan trọng với thưc vật để vào bài, sau đó giới thiệu mạch kiến thức của chủ đề. - Để tạo tâm thế và tạo hứng thú về những nội dung sắp tìm hiểu trong chủ đề, cho HS trả lời các câu hỏi khảo sát trên google form trước khi tìm hiểu chủ đề. - Hiển thi lần lượt các nội dung slide 1,2 - Các câu hỏi được thiết kế trên google form. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nước HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH TRÌNH CHIẾU- TƯƠNG TÁC - Yêu cầu học sinh xem 2 clip: khi cây thiếu nước và đủ nước để HS rút ra vai trò của nước. - HS trả ,lời các câu hỏi về vai trò của nước với thực vật. - GV chốt lại vai trò của nước với thực vật - Chiếu Clip ở slide 5,6 - HS làm bài tập nhận thức ở slide 7 về vai trò của nước với thực vật Tiểu kết Phần I: Vai trò của nước đối với thực vật - Làm dung môi hòa tan nhiều muối khoáng. - Đảm bảo sự bền vững của hệ thống keo nguyên sinh, đảm bảo hình dạng của tế bào - Tham gia vào các quá trình sinh lí của cây (thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ của cây, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường. - Ảnh hưởng tới sự phân bố của thực vật. Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình vận chuyển các chất (nước, ion khoáng ): Từ đất à Rễ à Thânà Lá à Thoát ra ngoài. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH TRÌNH CHIẾU- TƯƠNG TÁC - GV giới thiệu vào phần II - Bằng kiến thức thực tế, đọc SGK HS làm bài tập chứng minh cấu trúc rễ phù hợp với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng. - GV mô tả cấu trúc rễ phù hợp với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng kèm theo hệ thống hình ảnh minh họa. - GV mô tả thí nghiệm về hiện tượng thẩm thấu và yêu cầu HS trả lời cơ chế thẩm thấu là gì, tại sao thế nước trong tế bào lông hút cao hơn ngoài dung dịch đất - Để ôn tập lại các cơ chế vận chuyển các chất qua màng tế bào đã học ở lớp 10, HS làm các bài tập - GV chốt lại kiến thức cơ chế vận chuyển các ion khoáng từ đất và lông hút - GV trình bày cơ chế vận chuyển dòng nước và các ion khoáng đi từ lông hút vào mạch gỗ của rễ, lưu ý vai trò của đai caspari. - Để củng cố lại kiến thức phần hấp thụ nước và khoáng ở rễ, yêu cầu HS trả lời câu hỏi. - GV nêu cẩu hỏi sang phần tiếp theo: Nước và các chất khoáng sau khi được vận chuyển vào mạch gỗ của rễ sẽ tiếp tục được vận chuyển đi đâu?=> xem clip - GV nêu vấn đề các chất vận chuyển trong cây theo mạch gỗ, vậy mạch gỗ cấu tạo như thế nào? => yêu cầu HS trả lời bài tập - GV chốt lại cấu tạo mạch gỗ. - Từ cấu tạo mạch gỗ yêu cầu HS trả lời câu hỏi chứng minh cấu trúc mạch gỗ phù hợp chức năng => GV chốt ý sau mỗi câu hỏi. - Tìm hiểu động lực dòng mạch gỗ: GV yêu cầu học sinh giải thích thí nghiệm hiện tượng ứ giọt và rỉ nhựa ở cây => lực đẩy áp suất rễ - GV mô tả lực liên kết, lực hút do lá thoát hơi nước => chốt lại 3 lực chủ yếu vận chuyển các chất trong mạch gỗ - Tìm hiểu thoát hơi nước ở lá - Yêu cầu HS xem clip thí nghiệm thoát hơi nước do GV thực hiện và giải thích kết quả thông qua bài tập tương tác. - GV chốt lại cơ chế thoát hơi nước ở lá theo 2 con đường. - Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến đóng mở khí khổng - HS làm bài tập củng cố phần thoát hơi nước qua lá - GV chuyển ý bằng câu hỏi: Tại sao nói“ Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây”=> HS đọc nội dung trên trang web để trả lòi - GV chốt lại vai trò thoát hơi nước - Slide 9 - Slide 10: bài tập nhận thức - Slide 11,12: HS quan sát hình ảnh và theo dõi - Chiếu hình ảnh thí nghiệm và bài tập tương tác ở slide 13,14 - HS nhớ lại kiến thức lớp 10 để trả lời các bài tập ở slide 16 - Chiếu nội dung - Chiếu hình ảnh và nội dung - HS tương tác trả lời câu hỏi - Câu hỏi chuyển ý - Clip vận chứng tỏ các chất được vận chuyển từ dưới lên. - Hình ảnh mạch gỗ, câu hỏi tuwong tác để HS làm - Nội dung - Bài tập chứng minh cấu trúc mạch gỗ phù hợp chức năng. - Thí nghiệm ứ giọt và rỉ nhựa ở cây - Chiếu hình ảnh động, nêu nội dung để học sinh theo dõi - Clip thí nghiệm thoát hơi nước - Slide nội dung cơ chế thoát hơi nước - Các yếu tố ảnh hưởng đóng mở khí khổng - Bài tập tương tác - Trang web - slide nội dung Tiểu kết 1. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng. - Đặc điểm của hệ rễ thích nghi với chức năng hút nước: Rễ có khả năng ăn sâu, lan rộng, có khả năng hướng nước, trên rễ có miền hút với rất nhiều tế bào lông hút. - Đặc điểm của tế bào lông hút thích nghi với chức năng hấp thụ nước: + Thành tế bào mỏng, không thấm cutin. + Có một không bào trung tâm lớn. + Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh. 2. Cơ chế vận chuyển nước, các ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút: - Hấp thụ nước: Theo cơ chế thụ động (thẩm thấu) - Ion khoáng được tế bào lông hút hấp thụ theo 2 cơ chế : Thụ động: đi từ đất (nơi có nồng độ ion cao) à tế bào lông hút (nơi có nồng độ ion thấp) chủ động: ngược chiều nồng độ, đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của tế bào. 3. Cơ chế vận chuyển các chất trong mạch gỗ thân a. Cấu tạo của mạch gỗ Mạch gỗ gồm các tế bào chết có cấu tạo ống giỗng( gồm quản bào và mạch ống) nối kế tiếp nhau tạo thành con đường vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ qua thân lên lá b. Thành phần của dịch mạch gỗ: Gồm nước, các ion khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ c. Động lực đẩy dòng mạch gỗ: - Vận chuyển nước ở thân chủ yếu bằng con đường từ rễ lên lá. Ngoài ra nước còn được vận chuyển bằng con đường mạch rây hoặc vận chuyển ngang từ mặt gỗ sang mặt rây và ngược lại. - Cơ chế: khuếch tán, do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu. Nước được vận chuyển từ rễ lên lá nhờ 3 động lực: + Lực đẩy( áp suất rễ) : Tạo ra lực đẩy nước từ dưới lên trên + Lực hút do thoát hơi nước ở lá + Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ 4. Cơ chế thoát hơi nước a. Qua khí khổng: - Phụ thuộc hàm lượng nước trong tế bào khí khổng: Khi no nứơc: Thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theoà khí khổng mở. Khi mất nước: Thành mỏng hết căng, thành dày duỗià khí khổng đóng. b. Qua lớp cutin: Trên biểu bì lá Lớp cutin dày: Thoát hơi nước giảm. Lớp cutin mỏng: Thoát hơi nước tăng. Thoát mạnh ở lá non, giảm ở lá trưởng thành, tăng ở lá già 5. Vai trò của thoát hơi nước ở lá Phần lớn lượng nước rễ cây hấp thụ vào (Khoảng 98%) bị mất đi do thoát hơi nước. - Tạo động lực đầu trên hút dòng nước và ion khoáng từ rễ lên lá và đến các bộ phận khác ở trên mặt đất của cây. - Giúp hạ nhiệt độ của lá và giúp cho khí CO2 khuếch tán vào trong lá cung cấp cho quá trình quang hợp. Hoạt động 4: Tìm hiểu quá trình vận chuyển các chất : Lá (cơ quan nguồn) à các bộ phận chứa (rễ, củ, quả ) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH TRÌNH CHIẾU- TƯƠNG TÁC - GV nêu thí nghiệm cắt vỏ cây sau một thời gian thì bị phình phía trên chứng tỏ có dòng vận chuyển các chất từ trên xuống => sang phần 3 - GV trình bày thành phần dịch, cấu tạo và động lực vận chuyển các chất trong mạch rây kèm theo hình ảnh minh họa - HS làm bài tập so sánh sự khác nhau giữa mạch gỗ và mạch rây về cấu tạo, cơ chế vận chuyển. - GV phân tích mối quan hệ giữa mạch gỗ và mạch rây - Chiếu hình ảnh thí nghiệm - Hình ảnh minh họa và nội dung tương ứng - HS làm bài tập - Hình ảnh minh họa Tiểu kết 1.Cấu tạo của mạch rây: *Gồm các tế bào sống là ống rây (Tế bào hình rây) và tế bào kèm. Các ống rây nối đầu với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ 2. Thành phần của dịch mạch rây: *Gồm đường saccarozo, các axit amin, vitamin,hoocmôn thực vật 3. Động lực của dòng mạch rây: Nhờ sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá- nơi saccarôzơ được tạo thành) có áp suất thẩm thấu cao và cơ quan chứa(nơi saccarôzơ được sử dụng như đỉnh cành, rễ hay được dự trữ như củ, hạt, quả ) Hoạt động 5 : Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước ở thực vật, liên hệ thực tế HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH TRÌNH CHIẾU- TƯƠNG TÁC GV đặt vấn đề vào bài - HS tự liên hệ và nêu các yếu tố ảnh hưởng trao đổi nước ở thực vật. - GV chốt nội dung - GV giải thích cơ chế cân bằng nước và tưới tiêu hợp lý - Liên hệ giáo dục ý thức chăm sóc và bảo vệ thực vật -Chiếu đề mục - Tương tác làm bài tập - chiếu nội dung - Chiếu nội dung - Clip các hình ảnh về chăm sóc bảo vệ thực vật Tiểu kết + Ánh sáng: Tác nhân gây đóng mở khí khổng ® ảnh hưởng đến thoát hơi nước. + Nhiệt độ: ảnh hưởng đến hấp thụ nước ở rễ (do ảnh hưởng đến sinh trưởng và hô hấp ở rễ) và thoát hơi nước ở lá (do ảnh hưởng đến độ ẩm không khí). + Độ ẩm: Độ ẩm đất càng tăng thì quá trình hấp thụ nước tăng, độ ẩm không khí càng tăng thì sự thoát hơi nước càng giảm. + Dinh dưỡng khoáng: Hàm lượng khoáng trong đất càng cao thì áp suất dung dịch đất càng cao ® hấp thụ nước càng giảm. IV.Củng cố - Tóm tắt nội dung bằng sơ đồ tư duy - HS trả lời các bài tập củng cố và mở rộng kiến thức V. Dặn dò - Gợi mở cho hs tìm hiểu thêm và vận dụng kiến thức vào trong thực tế. * Phần mở rộng - Có đưa ra một số địa chỉ trang web, tạo tài liệu trong google form, clip để HS tham khảo mở rông kiến thức liên quan trong chủ đề. Giáo viên thực hiện Trần Thị Thủy
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_11_chu_de_trao_doi_nuoc_o_thuc_vat.doc
- in bia dĩa trao doi nuoc.doc
- BIA.doc
- Bản thuyết minh- trao doi nuoc.doc