Giáo án Sinh học Lớp 11 - Tiết 5+6: Dinh dưỡng Nitơ ở thực vật
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC
- Trình bày vai trò sinh lý của nitơ.
- Nêu được các nguồn nitơ cung cấp cho cây.
- Trình bày được quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ trong khí quyển.
- Giải thích được sự bón phân hợp lí tạo năng suất cao ở cây trồng.
B. MỤC TIÊU DẠY HỌC
I. Phát triển năng lực:
1. Năng lực sinh học
1.1 Nhận thức sinh học (ký hiệu: SH1)
- Trình bày vai trò sinh lý của nitơ.
- Nêu được các nguồn nitơ cung cấp cho cây.
- Trình bày được quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ trong khí quyển.
- Giải thích được sự bón phân hợp lí tạo năng suất cao ở cây trồng.
1.2 Tìm hiểu thế giới sống (ký hiệu: SH2)
Quan sát hình ảnh, mẫu vật ở cây trồng khi thiếu nitơ phân tích, liên hệ thực tiễn .
1.3 Vận dụng kiến thức (ký hiệu: SH3)
Hình thành ở học sinh có ý thức bảo vệ sức khỏe nhờ hiểu biết về lượng nitơ dư thừà trong rau quả.
2. Năng lực chung
- Năng lực quan sát: Quan sát hình ảnh, mẫu vật ở cây trồng khi thiếu nitơ.
- Năng lực hợp tác: Làm việc nhóm cùng nhau, biết phân công và thực hiện công việc, phối hợp hoàn thành nhiệm vụ nhóm được giao.
- Năng lực giải quyết vấn đề:
+ Giải thích hiện tượng vì sao sau những trận mưa giông cây trồng thường xanh, mướt.
+ Giải thích được trong thực tế khi trồng cây đậu phộng người ta có bón phân đạm hay không.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống: Giải thích được vì sao để cải tạo đất người ta thường xới đất, trồng cây họ đậu.
II. Phẩm chất hướng tới:
- Chăm chỉ: tìm tòi, sáng tạo và sáng tạo trong học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường.
- Tính trung thực: trung thực trong quá trình học tập.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
- Các mẫu lá, rễ cây trồng khi thiếu nitơ ( Đậu phộng, lúa)
- Hình ảnh theo sgk, Sơ đồ khuyết về sự chuyển hóa nitơ
- Màn ảnh, máy chiếu, máy vi tính
2. Học sinh
- Chuẩn bị nội dung bài học theo sự phân công:
+ Quan sát hình 5.1, 5.2 cho biết vai trò sinh lý của Nitơ
+ Biết được các nguồn nitơ cung cấp cho cây.
+ Quan sát hình 6.1 trình bày được quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ trong khí quyển
- Sưu tầm tranh ảnh, câu hỏi liên quan đến nội dung bài học.
Ngày soạn: Ngày giảng: TIẾT 5, 6 - CHỦ ĐỀ: DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC - Trình bày vai trò sinh lý của nitơ. - Nêu được các nguồn nitơ cung cấp cho cây. - Trình bày được quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ trong khí quyển. - Giải thích được sự bón phân hợp lí tạo năng suất cao ở cây trồng. B. MỤC TIÊU DẠY HỌC I. Phát triển năng lực: 1. Năng lực sinh học 1.1 Nhận thức sinh học (ký hiệu: SH1) - Trình bày vai trò sinh lý của nitơ. - Nêu được các nguồn nitơ cung cấp cho cây. - Trình bày được quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ trong khí quyển. - Giải thích được sự bón phân hợp lí tạo năng suất cao ở cây trồng. 1.2 Tìm hiểu thế giới sống (ký hiệu: SH2) Quan sát hình ảnh, mẫu vật ở cây trồng khi thiếu nitơ phân tích, liên hệ thực tiễn . 1.3 Vận dụng kiến thức (ký hiệu: SH3) Hình thành ở học sinh có ý thức bảo vệ sức khỏe nhờ hiểu biết về lượng nitơ dư thừà trong rau quả. 2. Năng lực chung - Năng lực quan sát: Quan sát hình ảnh, mẫu vật ở cây trồng khi thiếu nitơ. - Năng lực hợp tác: Làm việc nhóm cùng nhau, biết phân công và thực hiện công việc, phối hợp hoàn thành nhiệm vụ nhóm được giao. - Năng lực giải quyết vấn đề: + Giải thích hiện tượng vì sao sau những trận mưa giông cây trồng thường xanh, mướt. + Giải thích được trong thực tế khi trồng cây đậu phộng người ta có bón phân đạm hay không. - Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống: Giải thích được vì sao để cải tạo đất người ta thường xới đất, trồng cây họ đậu. II. Phẩm chất hướng tới: - Chăm chỉ: tìm tòi, sáng tạo và sáng tạo trong học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường. - Tính trung thực: trung thực trong quá trình học tập. III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên - Các mẫu lá, rễ cây trồng khi thiếu nitơ ( Đậu phộng, lúa) - Hình ảnh theo sgk, Sơ đồ khuyết về sự chuyển hóa nitơ - Màn ảnh, máy chiếu, máy vi tính 2. Học sinh - Chuẩn bị nội dung bài học theo sự phân công: + Quan sát hình 5.1, 5.2 cho biết vai trò sinh lý của Nitơ + Biết được các nguồn nitơ cung cấp cho cây. + Quan sát hình 6.1 trình bày được quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ trong khí quyển - Sưu tầm tranh ảnh, câu hỏi liên quan đến nội dung bài học. IV. Chuỗi các hoạt động học A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (2 HS) để thực hiện nhiệm vụ sau: -GV chiếu hình đám cây đậu phộng trồng trong tự nhiên và mẫu chậu cây lúa trồng không bón nitơ -Trả lời các câu hỏi sau: + Nhận xét sự ST phát triển của cây đậu phộng và cây lúa trong điều kiện không bón ni tơ? Giải thích. + Trong thực tế khi trồng đậu phộng người nông dân có bón phân đạm hay không? - HS quan sát, thảo luận và đưa ra nhận xét. Liên hệ thực tế để trả lời. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu: Vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ 1.1. Mục tiêu của hoạt động - Trình bày vai trò sinh lý của nitơ. - Phát triển NL giao tiếp & hợp tác. 1.2 Phương pháp, kĩ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề. - Thảo luận nhóm. 1.3. Tổ chức hoạt động HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí). - GV yêu cầu: + Nhóm 1 nhắc lại các dạng nitơ cây trồng hấp thụ được và vai trò của nguyên tố nitơ. + Nhóm 2,3 quan sát hình 5.1 sgk và mẫu vật, rút ra nhận xét về vai trò của nitơ đối với sự phát triển của cây? + Nhóm 4,5,6 làm rõ vai trò cấu trúc, vai trò điều tiết của ni tơ, cho ví dụ minh họa 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung. - GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí. - GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức. 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại. 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày. - HS trả lời. - Thư kí nộp sản phẩm cho GV. - HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện I. Vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ - Vai trò của nitơ: + Vai trò cấu trúc: Nitơ là thành phần của hầu hết các hợp chất trong cây (prôtêin, axit nuclêic ) cấu tạo nên tế bào, cơ thể. + Vai trò điều tiết: Tham gia thành phần của các enzim, hoocmôn ® điều tiết các quá trình sinh lí, hoá sinh trong tế bào, cơ thể. Hoạt động 2. Tìm hiểu: Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây 1.1. Mục tiêu của hoạt động - Nêu được các nguồn nitơ cung cấp cho cây. - Phát triển NL giao tiếp & hợp tác. 1.2 Phương pháp, kĩ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề. - Thảo luận nhóm. 1.3. Tổ chức hoạt động HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu, thảo luận và trả lời các câu hỏi: + Nitơ trên trái đất tồn tại chủ yếu ở những dạng nào? Cây trồng có sử dụng trực tiếp những dạng đó không? Nguồn nitơ cây trồng sử dụng chủ yếu từ đâu? + Trong đất có những dạng nitơ nào, Dạng nitơ nào mà cây có thể hấp thụ được? 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung. - GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở thư kí - GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện. 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại. 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày. - HS trả lời. - Thư kí nộp sản phẩm cho GV. - HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện III. Nguồn cung cấp Nitơ tự nhiên cho cây 1.Nitơ trong không khí - N2 cây không hấp thụ được. - NO, NO2 độc hại đối với thực vật. 2.Nitơ trong đất - Nitơ khoáng - Nitơ hữu cơ Hoạt động 3. Tìm hiểu: Quá trình chuyển hóa ni tơ trong đất và cố định ni tơ 1.1. Mục tiêu của hoạt động - Trình bày được quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ trong khí quyển. - Phát triển NL giao tiếp & hợp tác. 1.2 Phương pháp, kĩ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề. - Thảo luận nhóm. 1.3. Tổ chức hoạt động HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: a. Qúa trình chuyển hóa ni tơ trong đất + Hãy chỉ ra con đường chuyển hóa nito trong đất và sản phẩm của quá trình đó. + Cho 1 sơ đồ khuyết về quá trình chuyển hóa nito trong đất để học sinh hoàn thành. +Giải thích vì sao khi trồng cây, người ta thường hay xới đất? b. Qúa trình cố định nito phân tử + Vì sao có đến 80% nito phân tử nhưng cây trồng không hấp thụ được? + Có những con đường cố định nito nào? Điều kiện để cố định nito phân tử? Sản phẩm của quá trình đó? + Trong tự nhiên loại cây nào có chứa VSV cố dịnh ni tơ? Liên hệ thực tiễn về cây họ đậu có vi khuẩn nốt sàn, bèo hoa dâu có vi khuẩn lam để kết hợp với trồng lúa để tăng năng suất hay trồng đậu để cải tạo đất 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - Khuyến khích học sinh trình bày kết quả hoạt động học. - Xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý. - Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. - Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Học sinh thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng,thư kí ghi lại kết quả 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - HS trả lời. - Thư kí nộp sản phẩm cho GV. - HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện IV. Qúa trình chuyển hóa ni tơ trong đất và cố định ni tơ 1. Quá trình chuyển hóa nito hữu cơ trong đât - Quá trình chuyển hóa nito trong đât nhờ các vi khuẩn + Chất hữu cơ nhờ VK amôn hóa chuyển thành NH4+ + NH4+ nhờ VK nitrat hóa chuyển thành NO3- 2. Quá trình cố định nito khí quyển - Nhờ VK: vi khuẩn tự do( Azotobacter; Anabaena...) và VK cộng sinh( Rhizobium; Anabaena azollae...) - Thực hiện trong điều kiện: Có lực khử mạnh; được cung cấp ATP; có sự tham gia của enzim nitrogenaza; thực hiện trong điều kiện kị khí Hoạt động 4. Tìm hiểu: Phân bón với năng suất cây trồng và môi trường 1.1. Mục tiêu của hoạt động - Giải thích được sự bón phân hợp lí tạo năng suất cao ở cây trồng. - Phát triển NL giao tiếp & hợp tác. 1.2 Phương pháp, kĩ thuật dạy học - Dạy học nêu vấn đề. - Thảo luận nhóm. 1.3. Tổ chức hoạt động HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG 1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập: + Cơ sở khoa học của việc bón phân hợp lý? + Nêu các phương pháp bón phân? Mỗi phương pháp cần chú ý vấn đề gì? + Phân tích tác hại của việc bón phân quá nhiều đối với cây trồng và môi trường? ( Có số liệu, tranh ảnh minh họa) 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - Khuyến khích học sinh trình bày kết quả hoạt động học. - Xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý. - Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. - Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ. - Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm. 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - Các nhóm khác có ý kiến bổ sung. V. Phân bón với năng suất cây trồng và môi trường 1. Bón phân hợp lí và năng suất cây trồng - Bón phân hợp lí giúp tăng năng suất cây trồng. - Bón phân hợp lí là bón đúng loại; bón đủ lượng; đúng thời kì; đúng cách 2. Các phương pháp bón phân - Bón qua rễ - Bón qua lá 3. Phân bón và môi trường Nếu bón phân quá thừa có thể đầu độc cây trồng; làm giảm chất lượng sản phẩm và gây ô nhiễm môi trường đất; nước; có hại cho đời sống con người và các động vật C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG GV yêu cầu HS trả lời một số câu trắc nghiệm: Câu 1: Nguyên tố khoáng nào dưới đây có vai trò là thành phần cấu tạo nên prôtêin, axit nuclêic trong cơ thể thực vật ? A. Photpho B. Kali C. Magiê D. Nitơ Câu 2: Thực vật hấp thụ được nitơ ở dạng nào sau đây? A. NH+4 và NO3- B. N2 C. NO2 và NO D. Nitơ hữu cơ Câu 3: Trong quá trình chuyển hóa nito hữu cơ thành nito khoáng, vi khuẩn amon hóa có vai trò nào sau đây? A.Chuyển hóa nito hữu cơ thành NH4+ B.Chuyển NO3- thành N2 C. Chuyển NH4+ thành NO3- D.Chuyển NH4+ thành N2 Câu 4: Sau đây là sơ đồ minh họa một số nguồn nitơ cung cấp cho cây Chú thích nào sau đây đúng về sơ đồ trên ? A. (1). NO3- ; (2). N2 ; (3). NH4+ ; (4). Chất hữu cơ. B. (1). NO3- ; (2). NH4+ ; (3). N2 ; (4). Chất hữu cơ. C. (1). N2; (2). NO3- ; (3). NH4+ ; (4). Chất hữu cơ. D. (1). NH4+ ; (2). N2 ; (3). NO3- ; (4). Chất hữu cơ. Câu 5 : Để cải tạo đất người ta thường trồng các cây họ đậu vì ở rễ của chúng có A. vi khuẩn cố định nito tự do nên rễ phát triển trên đất nghèo dinh dưỡng. B. vi khuẩn cố định nito tự do nên có thể bổ sung đạm cho đất. C. vi khuẩn cố định nito cộng sinh ở rễ nên phát triển tốt trên đất nghèo dinh dưỡng D. vi khuẩn cố định nito cộng sinh ở rễ nên có thể bổ sung đạm cho đất D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: + Tại sao hay dùng bánh dầu để bón cho các loại rau hoặc bón cho cây kiểng? + Ưu điểm của việc dùng cây đậu để làm phân bón? + Dựa vào kiến thức đã học hãy giải thích ý nghĩa của câu ca dao: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_11_tiet_56_dinh_duong_nito_o_thuc_vat.doc