Giáo án Tin học C++ Lớp 11 - Bài 12: Kiểu xâu

Giáo án Tin học C++ Lớp 11 - Bài 12: Kiểu xâu

I. THÔNG TIN BÀI HỌC

 Loại giáo án: Giáo án lý thuyết

 Chủ đề lớn: Chủ đề F (Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính)

 Chủ đề con: Kĩ thuật lập trình (CS)

 Vị trí bài học: Đây là bài học về ngôn ngữ lập trình C++

 Thời lượng: 1 tiết

II. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

 Biết xâu là một dãy kí tự (có thể coi xâu là mảng một chiều).

 Biết được cách khai báo biến, nhập xuất dữ liệu, tham chiếu đến từng ký tự của xâu.

 Biết các phép toán liên quan đến kiểu xâu.

2. Về kỹ năng

 Khai báo được biến kiểu xâu trong ngôn ngữ lập trình C++. Sử dụng biến xâu và các phép toán trên xâu để giải quyết một bài toán đơn giản.

3. Thái độ

 Giúp học sinh hiểu rõ hơn về kiểu xâu.

4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh

 Năng lực tự học;

 Năng lực hợp tác (trao đổi, thảo luận, giao tiếp).

 

docx 6 trang Đoàn Hưng Thịnh 03/06/2022 6040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học C++ Lớp 11 - Bài 12: Kiểu xâu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 12: KIỂU XÂU
THÔNG TIN BÀI HỌC
Loại giáo án: Giáo án lý thuyết
Chủ đề lớn: Chủ đề F (Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính)
Chủ đề con: Kĩ thuật lập trình (CS)
Vị trí bài học: Đây là bài học về ngôn ngữ lập trình C++
Thời lượng: 1 tiết
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Về kiến thức
Biết xâu là một dãy kí tự (có thể coi xâu là mảng một chiều).
Biết được cách khai báo biến, nhập xuất dữ liệu, tham chiếu đến từng ký tự của xâu.
Biết các phép toán liên quan đến kiểu xâu.
Về kỹ năng
Khai báo được biến kiểu xâu trong ngôn ngữ lập trình C++. Sử dụng biến xâu và các phép toán trên xâu để giải quyết một bài toán đơn giản.
Thái độ
Giúp học sinh hiểu rõ hơn về kiểu xâu.
Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
Năng lực tự học;
Năng lực hợp tác (trao đổi, thảo luận, giao tiếp).
NỘI DUNG BÀI HỌC
Ý nghĩa của mảng một chiều
Khai báo và tham chiếu kiểu xâu
Đọc giá trị nhập từ bàn phím gán vào xâu
Lệnh xuất xâu
PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp dạy học: Thuyết trình, Vấn đáp, và “Phát hiện và giải quyết vấn đề”
Kĩ thuật dạy học: “Vấn đáp tìm tòi”
Phương tiện dạy học: CT GDPT Tin học (12/2018): máy tính, máy chiếu và màn chiếu, bài giảng điện tử và phần mềm C++.
TIẾN TRÌNH SƯ PHẠM
Tiết
Hoạt động
Thời gian
1
HĐ1: Khởi động và gợi ý tình huống
5 phút
HĐ2: Khám phá kiến thức mới - Giới thiệu ý nghĩa mảng 1 chiều
20 phút
HĐ3: Vận dụng kỹ năng tìm hiểu khám phá – Thảo luận nhóm giải quyết vấn đề.
10 phút
HĐ4: Củng cố kiến thức đã học – Thảo luận nhóm giải quyết vấn đề
10 phút
HĐ5: Ứng dụng thực tiễn – Vận dụng kiến thức
0 phút
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – Gợi ý HS tình huống giải quyết 
Mục tiêu: HS nhận diện tình huống lặp đi lặp lại trong cuộc sống 
Phương thức: HS suy nghĩ tình huống do GV gợi ý, HS thảo luận tìm cách giải quyết tình huống do GV đặt ra. GV hướng suy nghĩ của HS đến kiến thức đúng, chính xác (hoạt động phát triển năng lực hợp tác giải quyết tình huống).
Nội dung: Tình huống GV đặt ra cho HS.
Sản phẩm: Không có.
Kiểm tra đánh giá: Không có.
Dự kiến hoạt động: Nếu HS không xác định được câu trả lời tình huống GV giải quyết bằng cách gợi ý kiến thức bằng tình huống cụ thể và yêu cầu HS đưa ra tình huống tương tự.
Thời lượng: 5 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ø GV đưa ra tình huống: Viết chương trình nhập họ tên của 1 học sinh trong lớp?
Ø GV đặt vấn đề: Nếu chỉ viết chương trình nhập họ tên của 1 học sinh thì ta sẽ chọn kiểu dữ liệu nào?
Ø GV đưa ra tình huống: Viết chương trình nhập họ tên của 40 học sinh trong lớp?
Ø GV đặt vấn đề: chọn kiểu dữ liệu gì? và khai báo biến như thế nào cho bài toán trên?
Ø GV đặt vấn đề: Có những khó khăn gì gặp phải khi ta dùng kiểu mảng?
Ø Dẫn nhập giải quyết tình huống thông qua kiến thức mới: Như vậy, cần có một kiểu dữ liệu mới cho phép ta nhập/xuất dữ liệu cho xâu bằng một lệnh. 
HS trình bày suy nghĩ của mình
HS trình bày suy nghĩ của mình
HS trình bày suy nghĩ của mình
HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI – KIỂU XÂU
Mục tiêu: HS hiểu cách khai báo kiểu xâu.
Phương thức: GV trình bày yêu cầu kiến thức cần đạt (thông qua câu hỏi), HS thảo luận tự tìm hiểu kiến thức cần thiết để trả lời câu hỏi do GV đặt ra (hoạt động phát triển năng lực tự học, tìm tòi khám phá kiến thức mới; năng lực hợp tác giải quyết tình huống)
Nội dung: Tài liệu TIN HỌC 11 trang 66 ® 70.
Sản phẩm: HS thực hiện được ví dụ minh hoạ kiến thức do GV yêu cầu
Kiểm tra đánh giá: GV nhận xét chương trình do HS viết
Dự kiến hoạt động: Nếu HS không viết được chương trình thì GV hướng dẫn .
Thời lượng: 20 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khai báo dạng 1: Khai báo biến xâu
Cú pháp 1: string ;
Cú pháp 2: string [độ_dài] ;
Ví dụ: 
string HoTen ;
string HoTen[32] ;
string s[6] ;
Khai báo dạng 2: Khai báo biến xâu và khởi tạo giá trị ban đầu
Cú pháp 1: string = ;
Cú pháp 2: string [độ_dài] = ;
Ví dụ: 
string Ho = “Nguyen”, Ten[7] = “Nam” ;
Cách tham chiếu:
Tham chiếu tới phần tử trong xâu được xác định bởi tên biến xâu và chỉ số đặt trong cặp ngoặc vuông [ và ]
Trong ngôn ngữ C++, tham chiếu tới phần tử thường được viết:
 [chỉ số]
Nếu xâu có n ký tự thì bắt đầu là 0 và kết thúc là n-1.
Ví dụ: HoTen = “Vu Kim Phuc” ;
Tham chiếu tới phần tử thứ 6 như sau: HoTen[5]
Kết quả: m 
Ø Yêu cầu HS đọc tài liệu tin học 11 và cho biết cách khai báo kiểu xâu trong C++:
Ø GV gợi ý: Khi khai báo không có [n] thì số lượng ký tự tối đa là bao nhiêu?
Ø Yêu cầu HS thực hiện khai báo biến cho VD trang 70. 
Ø GV gợi ý: chuỗi vừa nhập có độ dài bao nhiêu? 
Ø GV sửa sai chương trình của HS
Ø Yêu cầu HS thực hiện tham chiếu phần tử của xâu_VD trang 67.
Ø GV gợi ý: Tên xâu là gì ? phần tử cần tham chiếu là phần tử thứ mấy?
Ø GV sửa sai chương trình của HS
Ø Yêu cầu HS thực hiện thao tác nhập_xuất xâu.
Ø GV gợi ý: Lệnh nhập_Lệnh xuất là gì?
Ø GV sửa sai chương trình của HS
Ø Yêu cầu HS tìm hiểu các phép ghép xâu, phép so sánh xâu và các hàm xử lý xâu.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời và viết khai báo biến kiểu xâu
HS thực hiện.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ trả lời
HS tự tìm hiểu.
HS suy nghĩ trả lời
HS tự tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG KIẾN THỨC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ – Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập vận dụng kiến thức mới 
Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học
Phương thức: HS thảo luận hoàn tất bài tập của GV (hoạt động phát triển năng lực tự học; năng lực hợp tác giải quyết tình huống) 
Nội dung: HS thực hiện viết chương trình bài toán nhập họ tên của 40 HS trong lớp
Sản phẩm: HS hoàn thành bài toán nhập họ tên của 40 HS trong lớp
Kiểm tra đánh giá: Chương trình bài toán nhập nhập họ tên của 40 HS trong lớp
Dự kiến tình huống: HS không xây dựng được thuật toán thì GV sẽ cũng cố lại kiến thức gợi ý cho HS.
Thời lượng: 10 phút
HOẠT ĐỘNG 4: ỨNG DỤNG THỰC TIỄN – Thảo luận nhóm trình bày một tình huống thực tế 
Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học
Phương thức: HS thảo luận trình bày tình huống có trong cuộc sống (năng lực hợp tác giải quyết tình huống) 
Nội dung: HS xây dựng thuật toán và viết chương trình bài toán nhập tên của một HS và đếm xem có bao nhiêu ký tự “a” và in kết quả ra màn hình.
Sản phẩm: HS hoàn thành bài toán nhập tên của một HS và đếm xem có bao nhiêu ký tự “a” và in kết quả ra màn hình.
Kiểm tra đánh giá: Chương trình bài toán: Viết chương trình bài toán nhập tên của một HS và đếm xem có bao nhiêu ký tự “a” và in kết quả ra màn hình.
Dự kiến hoạt động: Nếu HS không trình bày được tình huống GV sẽ gợi ý dẫn dắt HS nêu tình huống.
Thời lượng: 10 phút
HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG KỸ NĂNG TÌM TÒI KHÁM PHÁ – Vận dụng kiến thức đã học tự tìm hiểu kiến thức mở rộng
Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học
Phương thức: GV hướng dẫn HS tự tìm kiếm kiến thức bằng các kênh thông tin như: internet, sách tham khảo, (hoạt động phát triển năng lực tự học; năng lực tìm tòi khám phá kiến thức mới) 
Nội dung: GV yêu cầu HS đặt ra tình huống thực tế và giải quyết bằng cách xây dựng thuật toán và viết thành chương trình.
Sản phẩm: đoạn chương trình mô tả tình huống do HS đặt ra; HS nộp bài lấy điểm cộng.
Kiểm tra đánh giá: GV chỉnh sửa, đánh giá sản phẩm của những HS có nộp bài vào tiết bài tập tại lớp.
Dự kiến hoạt động: Không có
Thời lượng: tại nhà
	TTCM	Giáo viên soạn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_c_lop_11_bai_12_kieu_xau.docx