Giáo án Tin học C++ Lớp 11 - Bài 4: Một số kiểu dữ liệu chuẩn
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
Biết được một số kiểu dữ liệu chuẩn: nguyên, thực, kí tự, logic;
Biết được các phép toán thông dụng trong ngôn ngữ lập trình;
Biết diễn đạt một biểu thức trong ngôn ngữ lập trình.
2. Về kỹ năng
- Xác định được kiểu cần khai báo của dữ liệu đơn giản.
3. Về thái độ
Tạo sự ham muốn, bước đầu nhận thấy ích lợi của lập trình phục vụ tính toán và giải được bài toán thực tế.
4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
Năng lực tự học;
Năng lực hợp tác (trao đổi, thảo luận, giao tiếp).
II. THIẾT BỊ, HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
Kế hoạch bài dạy;
Tài liệu TIN HỌC 11.
2. Chuẩn bị của học sinh
Tài liệu TIN HỌC 11;
Tập bài tập.
BÀI 4: MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN MỤC TIÊU BÀI HỌC Về kiến thức Biết được một số kiểu dữ liệu chuẩn: nguyên, thực, kí tự, logic; Biết được các phép toán thông dụng trong ngôn ngữ lập trình; Biết diễn đạt một biểu thức trong ngôn ngữ lập trình. Về kỹ năng - Xác định được kiểu cần khai báo của dữ liệu đơn giản. Về thái độ Tạo sự ham muốn, bước đầu nhận thấy ích lợi của lập trình phục vụ tính toán và giải được bài toán thực tế. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh Năng lực tự học; Năng lực hợp tác (trao đổi, thảo luận, giao tiếp). THIẾT BỊ, HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên Kế hoạch bài dạy; Tài liệu TIN HỌC 11. Chuẩn bị của học sinh Tài liệu TIN HỌC 11; Tập bài tập. NỘI DUNG BÀI HỌC Kiểu nguyên; Kiểu thực; Kiểu ký tự; Kiểu logic; Biểu thức. TIẾN TRÌNH SƯ PHẠM HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – Gợi ý HS tình huống giải quyết Mục tiêu: HS nhận biết có nhiều kiểu dữ liệu của ngôn ngữ lập trình. Phương thức: HS suy nghĩ tình huống do GV gợi ý, HS thảo luận tìm cách giải quyết tình huống do GV đặt ra. GV hướng suy nghĩ của HS đến kiến thức đúng, chính xác (hoạt động phát triển năng lực hợp tác giải quyết tình huống). Nội dung: Tình huống GV đặt ra cho HS. Sản phẩm: Không có. Kiểm tra đánh giá: Không có. Dự kiến hoạt động: Nếu HS không xác định được câu trả lời tình huống là “nhận biết các các kiểu dữ liệu và các phép toán của kiểu dữ liệu”. GV giải quyết bằng cách gợi ý kiến thức bằng cách “đọc vài tên gọi trong ví dụ - tài liệu tin học 11 trang 15” Thời lượng: 5 phút HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Ø GV đưa ra tình huống: Trong toán học, để thực hiện được tính toán ta cần phải có các tập số. Đó là các tập số nào? Ø Diễn giải: Cũng tương tự như vậy, trong ngôn ngữ lập trình C++, để lập trình giải quyết các bài toán, cần có các tập hợp, mỗi tập hợp có một giới hạn nhất định. Ø Giải thích: Kiểu dữ liệu chuẩn là một tập hữu hạn các giá trị, mỗi kiểu dữ liệu cần một dung lượng bộ nhớ cần thiết để lưu trữ và xác định các phép toán có thể tác động lên dữ liệu. Chú ý, lắng nghe và suy nghĩ trả lời: Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực. Liên tưởng các tập số trong toán học với một kiểu dữ liệu trong C++. HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI – Một số kiểu dữ liệu chuẩn – Biểu thức Mục tiêu: HS biết được 4 kiểu dữ liệu chuẩn cơ bản của ngôn ngữ lập trình C++; biết được cách viết biểu thức; Phương thức: GV trình bày yêu cầu kiến thức cần đạt (thông qua câu hỏi), HS thảo luận tự tìm hiểu kiến thức cần thiết để trả lời câu hỏi do GV đặt ra (hoạt động phát triển năng lực tự học, tìm tòi khám phá kiến thức mới; năng lực hợp tác giải quyết tình huống) Nội dung: Tài liệu TIN HỌC 11 trang 15 ® 20. Sản phẩm: HS ghi nhớ kiểu dữ liệu thông dụng; HS viết được biểu thức toán học trong ngôn ngữ lập trình Kiểm tra đánh giá: HS trả lời đúng câu hỏi của GV Dự kiến hoạt động: Nếu HS không nhận diện đúng các kiểu dữ liệu thì GV sẽ gợi ý thông qua ví dụ toán học. Thời lượng: 25 phút HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Ø Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu TIN HỌC 11 , trả lời các câu hỏi sau: Ø Vấn đáp: Có bao nhiêu kiểu dữ liệu chuẩn trong ngôn ngữ C++? Ø Vấn đáp: Trong ngôn ngữ C++, có những kiểu nguyên nào thường dùng, phạm vi biểu diễn của mỗi loại? Ø Vấn đáp: Trong ngôn ngữ C++, có những kiểu số thực nào thường dùng, phạm vi biểu diễn của mỗi loại? Ø Vấn đáp: Trong ngôn ngữ C++, có bao nhiêu kiểu kí tự? Ø Vấn đáp: Trong ngôn ngữ C++, có bao nhiêu kiểu logic, gồm các giá rị nào? Ø GV giải thích một số vấn đề và đưa vì dụ cho HS hiểu Ø Vấn đáp: Muốn tính toán trên các giá trị: 4 6 7.5 ta phải sử dụng kiểu dữ liệu gì ? Ø Đặt vấn đề: Để mô tả các thao tác trong thuật toán, mỗi ngôn ngữ lập trình đều sử dụng một số khái niệm cơ bản: phép toán, biểu thức, gán giá trị. Ø Vấn đáp: Hãy kể các phép toán em đã được học trong toán học. Ø Diễn giải: Trong ngôn ngữ lập trình C++ cũng có các phép toán đó nhưng được diễn đạt bằng một cách khác. Ø Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu TIN HỌC 11 và cho biết các nhóm phép toán. Ø Vấn đáp: Phép int, % được sử dụng cho những kiểu dữ liệu nào ? Ø Vấn đáp: Kết quả của phép toán quan hệ thuộc kiểu dữ liệu nào ? Ø Đặt vấn đề: Trong toán học ta đã làm quen với khái niệm biểu thức, hãy cho biết yếu tố cơ bản xây dựng nên biểu thức. Ø Vấn đáp: Nếu trong một bài toán mà toán hạng là biến số, hằng số hoặc hàm số và toán tử là các phép toán số học thì biểu thức có tên gọi là gì? Ø Trình bày các biểu thức toán học lên bảng, yêu cầu: Sử dụng các phép toán số học, hãy biểu diễn trong ngôn ngữ lập trình. 2a + 5b + c Ø Yêu cầu đọc tài liệu TIN HỌC 11 và từ việc xây dựng các biểu thức trên, hãy nêu thứ tự thực hiện các phép toán. Ø Đặt vấn đề: khi hai biểu thức số học liên kết với nhau bằng phép toán quan hệ ta được một biểu thức mới, biểu thức đó gọi là biểu thức gì? Ø Vấn đáp: Hãy lấy một ví dụ về một biểu thức quan hệ? Ø Yêu cầu HS đọc tài liệu tin học 11 và cho biết cấu trúc chung của biểu thức quan hệ? - Cho biết kết quả của phép toán quan hệ thuộc kiểu dữ liệu nào đã học? Ø Đặt vấn đề: Các biểu thức quan hệ được liên kết với nhau bởi phép toán logic. Ø Vấn đáp: Hãy cho một ví dụ về biểu thức logic. Ø Vấn đáp: Trong toán học ta có biểu thức 5<=x<=11. Hãy biểu diễn biểu thức này trong ngôn ngữ lập trình? Đọc tài liệu TIN HỌC 11 và trả lời. Có 4 kiểu: kiểu nguyên, kiểu thực, kiểu kí tự và kiểu logic. Có 2 loại: integer và long int. Có 2 loại: float, double Có 1 loại: char Có một loại: Bool, gồm 2 phần tử: True và False. Chú ý lắng nghe và ghi nhớ. Kiểu float Chú ý lắng nghe Phép: cộng, trừ, nhân, chia, chia lấy số dư, chia lấy nguyên, so sánh. Các phép toán số học: + - */ % Các phép toán quan hệ: , > =, =, <> Các phép toán logic: and, or, not. Chỉ sử dụng được cho kiểu nguyên. Thuộc kiểu Logic Chú ý lắng nghe Gồm hai phần: toán hạng và toán tử. Biểu thức số học. 2*a+5*b+c x*y/(2*z) ((x+y)/(1-(2/z)))+(x*x/(2*z)) Thực hiện trong ngoặc trước; ngoài ngoặc sau. Nhân, chia, chia nguyên, chia lấy dư trước; cộng trừ sau. Gọi là biểu thức quan hệ Ví dụ: 2*x < y Cấu trúc chung: Kiểu logic. Chú ý theo dõi dẫn dắt của GV và suy nghĩ để trả lời. (A>B) or ((X+1) <Y) (5<2) and ((3+2)<7) Biểu diễn trong ngôn ngữ lập trình: (5<=x) and (x<=11) HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG KIẾN THỨC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ – Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập vận dụng kiến thức mới Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học Phương thức: HS thảo luận hoàn tất bài tập trắc nghiệm của GV (hoạt động phát triển năng lực tự học; năng lực hợp tác giải quyết tình huống) Nội dung: 4 câu trắc nghiệm Sản phẩm: HS hoàn thành bài tập trắc nghiệm Kiểm tra đánh giá: Kết quả bài tập trắc nghiệm của HS Dự kiến tình huống: HS sẽ trả lời đúng 3/4 câu thì đạt yêu cầu. Nếu ít hơn 3 câu GV sẽ cũng cố lại kiến thức bằng cách cho HS xem bảng tóm tắt kiến thức của GV soạn. Thời lượng: 10 phút PHIẾU TRẮC NGHIỆM – TÊN NHÓM: 1. Muốn lấy phần nguyên trong phép chia 16 chia 5 ta viết: (A) a=16 div 5 (B) a=16 % 5 (C) a=16:5 (D) a=16/5 2. Trong ngôn ngữ C++ , với x, y là biến thuộc kiểu interger (A) x=y là 1 biểu thức luận lý (B) x+2y-5 là 1 biểu thức luận lý (C) x+2 != y là 1 biểu thức luận lý (D) not (x+y) là 1 biểu thức luận lý 3. Trong ngôn ngữ C++, biểu thức số học nào sau đây là hợp lệ? (A) 5*a +7*b +8*c; (B) 5a + 7b + 8c; (C) {a + b}*c (D) x*y(x +y); 4. Biểu thức 25 % 3 + 5 / 2 * 3 có giá trị là: (A) 14.5 (B) 7.0 (C) 14.0 (D) 7.5 HOẠT ĐỘNG 4: ỨNG DỤNG THỰC TIỄN – Thảo luận nhóm trình bày một tình huống thực tế Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học Phương thức: HS thảo luận trình bày tình huống có trong cuộc sống (năng lực hợp tác giải quyết tình huống) Nội dung: GV yêu cầu HS trình bày tình huống giả định Sản phẩm: HS hoàn thành bài tập của GV Kiểm tra đánh giá: GV nhận xét Dự kiến hoạt động: Nếu HS không trình bày được tình huống GV sẽ gợi ý dẫn dắt HS nêu tình huống. Thời lượng: 5 phút PHIẾU HỌC TẬP – TÊN NHÓM: 1. Hãy chọn phương án ghép sai . Ngôn ngữ lập trình cung cấp một số kiểu dữ liệu chuẩn để (A) người lập trình biết phạm vi giá trị cần lưu trữ; (B) người lập trình biết dung lượng bộ nhớ cần thiết để lưu trữ; (C) người lập trình biết có các phép toán nào có thể tác động lên dữ liệu; (D) người lập trình không cần đặt thêm các kiểu dữ liệu khác; 2. Hãy mô tả các biểu thức toán học sau đây thành biểu thức trong ngôn ngữ C++ (A) b2 – 4ac; (B) b/4ac; (C) (b-xy)/2a; (D) {(a-b)(a+b)}/2ab HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG KỸ NĂNG TÌM TÒI KHÁM PHÁ – Vận dụng kiến thức đã học tự tìm hiểu kiến thức mở rộng Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học Phương thức: GV hướng dẫn HS tự tìm kiếm kiến thức bằng các kênh thông tin như: internet, sách tham khảo, (hoạt động phát triển năng lực tự học; năng lực tìm tòi khám phá kiến thức mới) Nội dung: Nếu xét về mặt toán học thì kiểu dữ liệu số nguyên và kiểu số thực thì có mối liên hệ gì? Ví dụ minh hoạ. Sản phẩm: HS tự thu thập kiến thức Kiểm tra đánh giá: Không có Dự kiến hoạt động: Gợi ý HS về quan hệ tập hợp (tập cha, tập con) Thời lượng: tại nhà TTCM Giáo viên soạn
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_c_lop_11_bai_4_mot_so_kieu_du_lieu_chuan.docx