Giáo án Tin học C++ Lớp 11 - Bài 6: Câu lệnh gán. Câu lệnh ghép. Một số hàm chuẩn
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
Biết được chức năng của lệnh gán;
Biết được chức năng của lệnh ghép;
Biết được một số hàm chuẩn.
2. Về kỹ năng
Viết được câu lệnh gán;
Sử dụng được lệnh ghép để viết chương trình.
Sử dụng một số hàm cơ bản chuẩn.
3. Về thái độ
Sử dụng câu lệnh ghép đúng yêu cầu của cấu trúc chương trình.
4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
Năng lực tự học;
Năng lực hợp tác (trao đổi, thảo luận, giao tiếp).
II. THIẾT BỊ, HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
Kế hoạch bài dạy;
Tài liệu TIN HỌC 11.
2. Chuẩn bị của học sinh
Tài liệu TIN HỌC 11;
Tập bài tập.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học C++ Lớp 11 - Bài 6: Câu lệnh gán. Câu lệnh ghép. Một số hàm chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 6: CÂU LỆNH GÁN – CÂU LỆNH GHÉP – MỘT SỐ HÀM CHUẨN MỤC TIÊU BÀI HỌC Về kiến thức Biết được chức năng của lệnh gán; Biết được chức năng của lệnh ghép; Biết được một số hàm chuẩn. Về kỹ năng Viết được câu lệnh gán; Sử dụng được lệnh ghép để viết chương trình. Sử dụng một số hàm cơ bản chuẩn. Về thái độ Sử dụng câu lệnh ghép đúng yêu cầu của cấu trúc chương trình. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh Năng lực tự học; Năng lực hợp tác (trao đổi, thảo luận, giao tiếp). THIẾT BỊ, HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên Kế hoạch bài dạy; Tài liệu TIN HỌC 11. Chuẩn bị của học sinh Tài liệu TIN HỌC 11; Tập bài tập. NỘI DUNG BÀI HỌC Các thành phần cơ bản; Một số khái niệm. TIẾN TRÌNH SƯ PHẠM HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – Gợi ý HS tình huống giải quyết Mục tiêu: HS nhận biết biểu thức toán học đều có thể chuyển sang biểu thức trong lập trình bằng phép toán gán. Phương thức: HS suy nghĩ tình huống do GV gợi ý, HS thảo luận tìm cách giải quyết tình huống do GV đặt ra. GV hướng suy nghĩ của HS đến kiến thức đúng, chính xác (hoạt động phát triển năng lực hợp tác giải quyết tình huống). Nội dung: Tình huống GV đặt ra cho HS. Sản phẩm: Không có. Kiểm tra đánh giá: Không có. Dự kiến hoạt động: Không có. Vì đây là kiến thức toán học cơ bản nhất Thời lượng: 5 phút HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Ø GV đưa ra tình huống: Trong toán học, chúng ta có những phép toán nào sau đây: cv = 2*(d + r) (1) dt = d * r (2) a = a + b (3) x = 2*x + 1 (4) Ø Diễn giải: Như vậy trong toán học thì nguyên tắc là vế bên trái bằng vế bên phải của dấu bằng. Về mặt ý nghĩa là giá trị vế trái có được là do kết quả tính toán của vế phải. Như vậy trong toán học không giải quyết được vấn đề này. Nhưng lập trình thì giải quyết được về mặt giá trị phép toán được lưu giữ sau khi thực hiện phép toán. Ø Dẫn nhập giải quyết tình huống thông qua kiến thức mới: Trong ngôn ngữ lập trình C++ thì dấu bằng được sử dụng trong phép toán so sánh giá trị vế trái và phải của biểu thức nên không được dùng trong biểu thức tính toán mà thay vào đó C++ cung cấp phép toán gán. Phép toán gán sẽ giải quyết được vấn đề của biểu thức (3) và (4) một cách dễ dàng. HS quan sát đưa ra nhận xét: Phép toán (1) và (2) là đúng với mọi trường hợp. Phép toán (3) chỉ đúng khi a và b đều bằng 0 Phép toán (4) thì không đúng với mọi trường hợp. HS xác nhận ý của GV. HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI – Câu lệnh gán, Câu lệnh ghép, một số hàm chuẩn Mục tiêu: HS biết được cách trình bày câu lệnh gán, câu lệnh ghép và nhận diện được một số hàm chuẩn; Phương thức: GV trình bày yêu cầu kiến thức cần đạt (thông qua câu hỏi), HS thảo luận tự tìm hiểu kiến thức cần thiết để trả lời câu hỏi do GV đặt ra (hoạt động phát triển năng lực tự học, tìm tòi khám phá kiến thức mới; năng lực hợp tác giải quyết tình huống) Nội dung: Tài liệu TIN HỌC 11 trang 23 ® 25. Sản phẩm: HS thực hiện được ví dụ do GV yêu cầu Kiểm tra đánh giá: Hoàn tất ví dụ đúng và hiểu được bản chất yêu cầu của câu lệnh gán, câu lệnh ghép. Dự kiến hoạt động: Nếu HS không làm được ví dụ GV sẽ làm mẫu và diễn giải lại ý nghĩa của câu lệnh gán, câu lệnh ghép. Thời lượng: 20 phút HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Ø Vấn đáp: Hãy cho biết chức năng của lệnh gán? Ø Yêu cầu HS đọc tài liệu tin học 11 và cho biết cấu trúc chung của lệnh gán trong ngôn ngữ C++. Ø Nhắc lại ví dụ đã được đề cập trong tình huống đặt ra cho HS về lệnh gán trong C++ sẽ được viết lại như sau: cv = 2*(d + r) (1) dt = d * r (2) a = a + b (3) x = 2*x + 1 (4) Ø Giải thích: ý nghĩa bản chất của phép toán gán hay nói cụ thể là câu lệnh gán, đó là lấy kết quả sau khi đã tính toán biểu thức vế phải gán cho biến lưu giữ giá trị ở vế trái của phép toán = Ø GV trình bày mẫu: cv = 2*(d + r) có ý nghĩa là lấy giá trị của biến d cộng lấy giá trị của biến r đem nhân cho 2 kết quả giá trị của biểu thức được bao nhiêu gán biến cv bên vế trái. Ø GV yêu cầu HS: Trình bày ý nghĩa của các câu lệnh gán còn lại. Ø GV đưa ví dụ cụ thể: a = a+b Ví dụ biến a có giá trị là 5, biến b có giá trị là 4. Như vậy sau khi câu lệnh gán được thực hiện thì biến a có giá trị bằng bao nhiêu? Ø Giới thiệu thêm ví dụ: cho chương trình. #include using namespace std; int main() { int i, z ; z = 4 ; i = 6 ; z = z – 1 ; return 0; } Ø GV thực hiện từng bước trong chương trình để HS kiểm nghiệm kết quả tự suy luận. Ø Vấn đáp: biến z và i giá trị bằng bao nhiêu? Ø Giới thiệu một ví dụ về lệnh ghép trong C++ như sau: { B = 5 ; C = 4 ; } Ø Nhấn mạnh: câu lệnh ghép dùng để ghép nhiều câu lệnh thành 1 câu lệnh. Ø Vấn đáp: cách nhận biết câu lệnh ghép? Ø Vấn đáp: quan sát ví dụ trong tài liệu TIN HỌC 11 trang 24 cho biết đoạn chương trình bên trái có bao nhiêu câu lệnh? Ø Vấn đáp: đoạn chương trình bên phải có bao nhiêu câu lệnh ? Ø Đặt vấn đề: Trong toán học, ta đã làm quen với một số hàm số học, hãy kể tên một số hàm đó? Ø Trình bày một hàm số chuẩn, yêu cầu HS điền thêm các thông tin như chức năng của hàm, kiểu của đối số và kiểu của hàm số. Tính giá trị của biểu thức. Gán giá trị tính được vào tên một biến. = ; Quan sát ví dụ và suy nghĩ để trả lời. cv = 2*(d + r) (1) dt = d * r (2) a = a + b (3) x = 2*x + 1 (4) HS lần lượt trình bày các biểu thức còn lại HS trả lời biến a có giá trị bằng 9 Quan sát kết quả của chương trình. z = 3 và i = 6 Quan sát ví dụ và suy nghĩ để trả lời. Câu lệnh ghép sử dụng cặp dấu ngoặc nhọn { và } . Có 6 câu lệnh đơn Có 3 câu lệnh đơn, 1 câu lệnh ghép. Hàm trị tuyệt đối, hàm căn bậc hai, hàm sin, hàm cos. Theo dõi GV giới thiệu một số hàm. HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG KIẾN THỨC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ – Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập vận dụng kiến thức mới Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học Phương thức: HS thảo luận hoàn tất bài tập trắc nghiệm của GV (hoạt động phát triển năng lực tự học; năng lực hợp tác giải quyết tình huống) Nội dung: 4 câu trắc nghiệm Sản phẩm: HS hoàn thành bài tập trắc nghiệm Kiểm tra đánh giá: Kết quả bài tập trắc nghiệm của HS Dự kiến tình huống: HS sẽ trả lời đúng 3/4 câu thì đạt yêu cầu. Nếu ít hơn 3 câu GV sẽ cũng cố lại kiến thức bằng cách cho HS xem bảng tóm tắt kiến thức của GV soạn. Thời lượng: 10 phút PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM – TÊN NHÓM: 1. Trường hợp nào sau đây không phải là lệnh gán trong C++? (A) x = 10 (B) a+b = 1000 (C) xy = 50 (D) a = a*2 2. Cho khai báo biến sau đây (trong C++) : int m, n ; float x, y ; Lệnh gán nào sau đây là sai? (A) m = - 4 ; (B) n = 3.5 ; (C) x = 6 ; (D) y = 10.5 ; 3. Nêu ý nghĩa của câu lệnh gán sau đây: x = -b + a*c ; s = s + 2 ; 4. Hoàn tất ví dụ trong tài liệu TIN HỌC 11 trang 23 HOẠT ĐỘNG 4: ỨNG DỤNG THỰC TIỄN – Thảo luận nhóm trình bày một tình huống thực tế Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học Phương thức: HS thảo luận trình bày tình huống do GV đặt ra (năng lực hợp tác giải quyết tình huống) Nội dung: GV yêu cầu HS trình bày tình huống giả định Sản phẩm: HS trình bày được tình huống giả định đúng Kiểm tra đánh giá: GV nhận xét Dự kiến hoạt động: Nếu HS không trình bày được tình huống GV sẽ gợi ý dẫn dắt HS nêu tình huống. Thời lượng: 10 phút PHIẾU BÀI TẬP – TÊN NHÓM: 1. Thực hiện chương trình C++ sau đây: #include using namespace std; int main() { int A, N ; N = 645 ; A = N % 10 ; N = N / 10 ; A = A + N / 10 ; A = A + N % 10 ; return 0; } Kết quả của biến A là (A) 6 (B) 5 (C) 15 (D) 64 2. Hãy viết thành câu lệnh gán theo ý sau đây: (A) Lấy giá trị biến a cộng với 2 nhân với giá trị biến b sau đó chia cho giá trị biến c, kết quả của biểu thức gán cho biến kq (B) Tăng biến i lên 1 đơn vị 3. Viết 2 câu lệnh gán của câu 2 thành câu lệnh ghép HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG KỸ NĂNG TÌM TÒI KHÁM PHÁ – Vận dụng kiến thức đã học tự tìm hiểu kiến thức mở rộng Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học Phương thức: GV hướng dẫn HS tự tìm kiếm kiến thức bằng các kênh thông tin như: internet, sách tham khảo, (hoạt động phát triển năng lực tự học; năng lực tìm tòi khám phá kiến thức mới) Nội dung: Trình bày những điểm lưu ý khi sử dụng câu lệnh gán. Sản phẩm: HS tự thu thập kiến thức Kiểm tra đánh giá: GV xác nhận đúng/sai trong tiết học kế tiếp Dự kiến hoạt động: Không có Thời lượng: tại nhà TTCM Giáo viên soạn
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_c_lop_11_bai_6_cau_lenh_gan_cau_lenh_ghep_mo.docx