Giáo án Tin học C++ Lớp 11 - Chương 1: Một số khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình - Bài 1: Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
Biết và phân biệt được có 3 loại ngôn ngữ lập trình (ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao);
Biết được khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình;
Biết được khái niệm chương trình dịch.
2. Về kỹ năng
Phân biệt được hai loại chương trình dịch là biên dịch và thông dịch.
3. Về thái độ
Nhận thức được máy tính thực hiện chương trình đã được biên dịch sang ngôn ngữ máy.
4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
Năng lực tự học;
Năng lực hợp tác (trao đổi, thảo luận, giao tiếp).
II. THIẾT BỊ, HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
Kế hoạch bài dạy;
Tài liệu TIN HỌC 11.
2. Chuẩn bị của học sinh
Tài liệu TIN HỌC 11;
Tập bài tập.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Kiến thức: Học sinh cần nắm được; Một số khái niệm cơ sở về ngôn ngữ lập trình; Hai loại chương trình dịch: Biên dịch và thông dịch; Các thành phần cơ sở của ngôn ngữ lập trình C++. Thái độ: HS nhận thức được quá trình phát triển của ngôn ngữ lập trình là một trong các quá trình nỗ lực phát triển của tin học. Ham muốn học một ngôn ngữ lập trình để có khả năng giải một bài toán bằng máy tính. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG Phân loại ngôn ngữ lập trình; Chương trình dịch; Các thành phần của ngôn ngữ lập trình; Các thành phần cơ sở của ngôn ngữ lập trình C++. BÀI 1: KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH MỤC TIÊU BÀI HỌC Về kiến thức Biết và phân biệt được có 3 loại ngôn ngữ lập trình (ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao); Biết được khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình; Biết được khái niệm chương trình dịch. Về kỹ năng Phân biệt được hai loại chương trình dịch là biên dịch và thông dịch. Về thái độ Nhận thức được máy tính thực hiện chương trình đã được biên dịch sang ngôn ngữ máy. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh Năng lực tự học; Năng lực hợp tác (trao đổi, thảo luận, giao tiếp). THIẾT BỊ, HỌC LIỆU Chuẩn bị của giáo viên Kế hoạch bài dạy; Tài liệu TIN HỌC 11. Chuẩn bị của học sinh Tài liệu TIN HỌC 11; Tập bài tập. NỘI DUNG BÀI HỌC Khái niệm lập trình; Chương trình dịch. TIẾN TRÌNH SƯ PHẠM HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – Gợi ý HS tình huống giải quyết vấn đề thực tế bằng ngôn ngữ lập trình Mục tiêu: HS nhận biết để xử lý dữ liệu tự động thì sử dụng công cụ ngôn ngữ lập trình là giải pháp tối ưu. Phương thức: HS suy nghĩ tình huống do GV gợi ý, HS thảo luận tìm cách giải quyết tình huống do GV đặt ra. GV hướng suy nghĩ của HS đến kiến thức đúng, chính xác (hoạt động phát triển năng lực hợp tác giải quyết tình huống). Nội dung: Tình huống GV đặt ra cho HS. Sản phẩm: HS rút ra kết luận cho bản thân mình khi gặp tình huống tương tự và biết cách giải quyết vấn đề. Kiểm tra đánh giá: Hoàn tất bảng trả lời gợi ý của GV. Dự kiến hoạt động: Nếu HS không xác định được câu trả lời tình huống là “sử dụng ngôn ngữ lập trình”. GV giải quyết bằng cách gợi ý kiến thức đã học “Lớp 10 bài 5 – Ngôn ngữ lập trình”. GV yêu cầu HS về nhà xem lại kiến thức cũ đã học. Thời lượng: 10 phút. HOẠT ÐỘNG CỦA GV HOẠT ÐỘNG CỦA HS GV đưa ra tình huống: Biện luận nghiệm của phương trình ax + b = 0. Gợi ý 1: Xác định các yếu tố Input và Output của bài toán Gợi ý 2: Xác định các bước để tìm output. Gợi ý 3: Các bước này trong thực tế những người lập trình viên gọi là gì? Gợi ý 4: Nếu trình bày thuật toán với một người nước ngoài, chúng ta sẽ dùng ngôn ngữ nào để diễn đạt ? Nhận định tình huống: Nếu diễn đạt thuật toán này cho máy hiểu, em sẽ dùng ngôn ngữ nào? Quan sát nội dung và yêu cầu bài toán Input: a, b Output: x = -b/a, Vô nghiệm; vô số nghiệm. Bước 1: Nhập a, b. Bước 2: Nếu a<>0. kết luận có nghiệm x = -b/a. Bước 3: Nếu a= 0 và b<>0, kết luận. Vô nghiệm. Bước 4: Nếu a=0 và b=0, kết luận. Vô số nghiệm. Thuật toán dạng liệt kê. Ngôn ngữ Tiếng Anh. Dùng ngôn ngữ lập trình. HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI – Khái niệm lập trình và Ngôn ngữ lập trình Mục tiêu: HS biết được khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình; phân biệt được có 3 loại ngôn ngữ lập trình (ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao); biết được khái niệm chương trình dịch; Phương thức: GV trình bày yêu cầu kiến thức cần đạt (thông qua câu hỏi), HS thảo luận tự tìm hiểu kiến thức cần thiết để trả lời câu hỏi do GV đặt ra (hoạt động phát triển năng lực tự học, tìm tòi khám phá kiến thức mới; năng lực hợp tác giải quyết tình huống) Nội dung: Tài liệu TIN HỌC 11 trang 3 ® 5. Sản phẩm: HS lập bảng tóm tắt, hệ thống kiến thức cần đạt Kiểm tra đánh giá: Bảng tóm tắt kiến thức (sơ đồ tư duy) Dự kiến hoạt động: Nếu HS không lập được bảng tóm tắt kiến thức thì GV sẽ gợi ý mẫu bảng tóm tắt, HS điền vào chỗ trống của mẫu bảng tóm tắt. Thời lượng: 25 phút HOẠT ÐỘNG CỦA GV HOẠT ÐỘNG CỦA HS Diễn giải: Hoạt động để diễn đạt một ngôn ngữ lập trình được gọi là lập trình. Yêu cầu HS đọc tài liệu TIN HỌC 11 và lập bảng tóm tắt kiến thức dựa vào các câu hỏi gợi ý sau đây: Gợi ý 1: Có mấy loại ngôn ngữ lập trình? Gợi ý 2: Em hiểu như thế nào về ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao? Gợi ý 3: Làm thế nào để chuyển một chương trình viết từ ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ máy? Gợi ý 4: Tại sao không lập trình bằng ngôn ngữ máy để khỏi phải mất công chuyển đổi mà người ta thường lập trình bằng ngôn ngữ bậc cao? Gợi ý 5: Hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao sử dụng chung 1 chương trình dịch? Ngôn ngữ máy Hợp ngữ . Ngôn ngữ lập trình bậc cao. Ngôn ngữ máy: là ngôn ngữ duy nhất để viết chương trình mà máy tính trực tiếp hiểu và thực hiện được. Hợp ngữ: so với ngôn ngữ máy, hợp ngữ cho phép người lập trình sử dụng một số từ (thường là viết tắt các từ tiếng Anh) để thể hiện các lệnh cần thực hiện. Ngôn ngữ lập trình bậc cao: các câu lệnh được viết gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào các loại máy cụ thể. Phải sử dụng một chương trình dịch để chuyển đổi. Lập trình bằng ngôn ngữ bậc cao dễ viết hơn vì các lệnh được mã hóa gần với ngôn ngữ tự nhiên. Lập trình trên ngôn ngữ máy rất khó, thường các chuyên gia lập trình mới lập trình được. Hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao có chương trình dịch riêng. HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG KIẾN THỨC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ – Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập vận dụng kiến thức mới Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học Phương thức: HS thảo luận hoàn tất bài tập trắc nghiệm của GV (hoạt động phát triển năng lực tự học; năng lực hợp tác giải quyết tình huống) Nội dung: 5 câu trắc nghiệm Sản phẩm: HS hoàn thành bài tập trắc nghiệm Kiểm tra đánh giá: Kết quả bài tập trắc nghiệm của HS Dự kiến tình huống: HS sẽ trả lời đúng 3/5 câu thì đạt yêu cầu. Nếu ít hơn 3 câu GV sẽ cũng cố lại kiến thức bằng cách cho HS xem bảng tóm tắt kiến thức của GV soạn. Thời lượng: 5 phút PHIẾU TRẮC NGHIỆM – TÊN NHÓM: Câu 1: Lập trình là: A. Sử dụng giải thuật để giải các bài toán B. Dùng máy tính để giải các bài toán C. Sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để giải các bài toán trên máy tính (*) D. Sử dụng ngôn ngữ C++ Câu 2: Ngôn ngữ lập trình là: A. Ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính (*) B. Phương tiện để soạn thảo văn bản trong đó có chương trình C. Phương tiện diễn đạt thuật toán D. Tất cả đều đúng Câu 3: Ngôn ngữ lập trình bao gồm: A. Hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao B. Ngôn ngữ máy, hợp ngữ C. Ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ lập trình bậc cao (*) D. Ngôn ngữ bậc cao, ngôn ngữ máy Câu 4: Chương trình dịch là chương trình có chức năng A. Chuyển đổi ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ lập trình bậc cao B. Chuyển đổi chương trình viết bằng hợp ngữ hoặc ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn ngữ máy (*) C. Chuyển đổi hợp ngữ sang ngôn ngữ lập trình bậc cao. D. Chuyển đổi ngôn ngữ máy sang hợp ngữ. Câu 5: Kể tên các loại chương trình dịch? A. Biên dịch B. Thông dịch C. Thông dịch và biên dịch (*) D. Hợp dịch và thông dịch HOẠT ĐỘNG 4: ỨNG DỤNG THỰC TIỄN – Thảo luận nhóm trình bày một tình huống thực tế Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học Phương thức: HS thảo luận trình bày tình huống có trong cuộc sống (năng lực hợp tác giải quyết tình huống) Nội dung: GV yêu cầu HS trình bày tình huống giả định Sản phẩm: HS trình bày được tình huống giả định hợp lý với thực tế hoặc tình huống có thật trong cuộc sống Kiểm tra đánh giá: GV nhận xét Dự kiến hoạt động: Nếu HS không trình bày được tình huống GV sẽ gợi ý dẫn dắt HS nêu tình huống. Thời lượng: 5 phút HOẠT ÐỘNG CỦA GV HOẠT ÐỘNG CỦA HS Nêu tình huống gợi ý: Em muốn giới thiệu về trường mình cho một người khách du lịch quốc tế biết tiếng Anh, có hai cách để thực hiện: Cách 1: Cần một người biết tiếng Anh, dịch từng câu nói của em sang tiếng Anh cho người khách. Cách 2: Em soạn nội dung cần giới thiệu ra giấy và người phiên dịch dịch toàn bộ nội dung đó sang tiếng Anh rồi đọc cho người khách. Hãy lấy ví dụ tương tự trong thực tế về biên dịch và thông dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt Chú ý lắng nghe tình huống của GV và thảo luận để tìm ví dụ tương ứng. Khi thủ tướng một chính phủ trả lời phỏng vấn trước một nhà báo quốc tế, họ thường cần một người thông dịch từng câu tiếng Anh. Khi thủ tướng đọc một bài diễn văn tiếng Anh trước Hội nghị, họ cần 1 người biên dịch để chuyển văn bản tiếng Việt thành tiếng Anh. HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG KỸ NĂNG TÌM TÒI KHÁM PHÁ – Vận dụng kiến thức đã học tự tìm hiểu kiến thức mở rộng Mục tiêu: HS cũng cố kiến thức đã học Phương thức: GV hướng dẫn HS tự tìm kiếm kiến thức bằng các kênh thông tin như: internet, sách tham khảo, (hoạt động phát triển năng lực tự học; năng lực tìm tòi khám phá kiến thức mới) Nội dung: Mối liên hệ giữa thuật toán và cấu trúc dữ liệu? Ví dụ minh hoạ. Sản phẩm: HS tự thu thập kiến thức Kiểm tra đánh giá: Không có Dự kiến hoạt động: Không có Thời lượng: tại nhà TTCM Giáo viên soạn
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_c_lop_11_chuong_1_mot_so_khai_niem_ve_lap_tr.docx