Giáo án Vật lí 11 - Chương 4 - Bài 3. Động năng

Giáo án Vật lí 11 - Chương 4 - Bài 3. Động năng

Câu 1. Một chất điểm có khối lượng m chuyển động với vận tốc v thì động năng của nó bằng

 A. B. C. D.

Câu 2. Câu nào sai trong các câu sau? Động năng của vật không đổi khi vật

 A. chuyển động thẳng đều. B. chuyển động với gia tốc không đổi.

C. chuyển động tròn đều. D. chuyển động cong đều.

Câu 3. Động năng của một vật tăng khi

 A. gia tốc của vật B. vận tốc của vật

C. các lực tác dụng lên vật sinh công dương. D. gia tốc của vật tăng.

Câu 4. Động năng của một vật là đại lượng

 A. vô hướng và luôn dương. B. vô hướng và luôn âm.

C. vectơ cùng hướng với vận tốc. D. vectơ ngược hướng với vận tốc.

Câu 5. Một quả bóng được ném lên cao, vận tốc ban đầu hợp với phương thẳng đứng một góc . Đại lượng nào sau đây thay đổi trong suốt cả quá trình chuyển động?

 A. Khối lượng của vật. B. Gia tốc của vật.

C. Động năng của vật. D. Nhiệt độ của vật.

Câu 6. Động năng của vật sẽ giảm khi vật chuyển động

 A. thẳng đều. B. tròn đều. C. chậm dần đều. D. nhanh dần đều.

Câu 7. Khi một vật khối lượng m chuyển động có vận tốc tức thời biến thiên từ đến thì công của các ngoại lực tác dụng lên vật tính bằng công thức nào sau đây?

 A. B.

C. D.

 

doc 12 trang lexuan 7880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 11 - Chương 4 - Bài 3. Động năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4
BÀI 3. ĐỘNG NĂNG
TÓM TẮT LÝ THUYẾT
Động năng là dạng năng lượng của một vật có được do nó đang chuyển động và được xác định theo công thức: 
Động năng của một vật biến thiên khi các lực tác dụng lên vật sinh công.
TRẮC NGHIỆM ĐỊNH TÍNH
Câu 1. Một chất điểm có khối lượng m chuyển động với vận tốc v thì động năng của nó bằng
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 2. Câu nào sai trong các câu sau? Động năng của vật không đổi khi vật
	A. chuyển động thẳng đều.	B. chuyển động với gia tốc không đổi.	
C. chuyển động tròn đều. 	D. chuyển động cong đều.
Câu 3. Động năng của một vật tăng khi
	A. gia tốc của vật 	B. vận tốc của vật 	
C. các lực tác dụng lên vật sinh công dương.	D. gia tốc của vật tăng.
Câu 4. Động năng của một vật là đại lượng
	A. vô hướng và luôn dương.	B. vô hướng và luôn âm.	
C. vectơ cùng hướng với vận tốc.	D. vectơ ngược hướng với vận tốc.
Câu 5. Một quả bóng được ném lên cao, vận tốc ban đầu hợp với phương thẳng đứng một góc . Đại lượng nào sau đây thay đổi trong suốt cả quá trình chuyển động?
	A. Khối lượng của vật. 	B. Gia tốc của vật.	
C. Động năng của vật. 	D. Nhiệt độ của vật.
Câu 6. Động năng của vật sẽ giảm khi vật chuyển động
	A. thẳng đều.	B. tròn đều.	C. chậm dần đều.	D. nhanh dần đều.
Câu 7. Khi một vật khối lượng m chuyển động có vận tốc tức thời biến thiên từ đến thì công của các ngoại lực tác dụng lên vật tính bằng công thức nào sau đây?
	A. 	B. 	
C. 	D. 
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM ĐỊNH TÍNH
1D
2B
3C
4A
5C
6C
7D
TRẮC NGHIỆM ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP GIẢI
* Động năng: 
* Công của các lực tác dụng lên vật và độ biến thiên động năng của vật: 
Với A12 là tổng công của tất cả các lực tác dụng lên vật.
Câu 1. Một viên đạn đại bác khối lượng 5 kg bay với tốc độ 900 m/s có động năng lớn hơn bao nhiêu lần động năng của một ôtô khối lượng 1000 kg chuyển động với tốc độ 54 km/h?
	A. 24.	B. 10.	C. 1,39.	D. 18.
Hướng dẫn
* Đổi: 54 (km/h) = 15 (m/s)
* Từ: Chọn D.
Câu 2. Một vật trọng lượng 1,0 N có động năng 1,0 J. Lấy Khi đó, độ lớn vận tốc của vật bằng bao nhiêu?
	A. 0,45 m/s.	B. 1,0 m/s.	C. 1,4 m/s.	D. 4,5 m/s.
Hướng dẫn
* Từ: Chọn D.
Câu 3. Một ô tô có khối lượng 1000 kg chuyển động với độ lớn vận tốc 80 km/h. Động năng của ô tô gần giá trị nào sau đây?
	A. 	B. 	C. 	D. 
Hướng dẫn
* Từ Chọn B.
Câu 4. Tính động năng của một vận động viên có khối lượng 70 kg chạy đều hết quãng đường 400 m trong thời gian 45 s.
	A. 	B. 	C. 	D. 
Hướng dẫn
* Từ Chọn A.
Câu 5. Một ô tô có khối lượng 1200 kg tăng tốc từ 18 km/h đến 108 km/h trong 12 s. Công suất trung bình của động cơ ô tô gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 24 kW.	B. 10 kW.	C. 43 kW.	D. 18 kW.
Hướng dẫn
* Đổi: 
* Độ biến thiên động năng bằng công của ngoại lực: 
PChọn C.
Câu 6. Một xe nhỏ khối lượng 8 kg đang đứng yên trên mặt sàn phẳng ngang không ma sát. Khi bị một lực 9 N đẩy theo phương ngang, xe chạy thẳng được một quãng đường 4 m. Chọn chiều dương ngược với chiều chuyển động. Xác định vận tốc của xe ở cuối quãng đường này.
	A. 4 m/s.	B. 3 m/s.	C. -4 m/s.	D. -3 m/s.
Hướng dẫn
Cách 1:
* Từ: Chọn D.
Cách 2:
* Độ biến thiên động năng bằng công của ngoại lực: 
Chọn D.
Câu 7. Một vật có khối lượng 100 kg đang nằm yên trên một mặt phẳng ngang không ma sát. Khi chịu tác dụng của một lực kéo 500 N hướng chếch lên lập với phương ngang một góc , với thì vật dịch chuyển thẳng trên mặt phẳng ngang được quãng đường 10 m. Chọn chiều dương ngược với chiều chuyển động. Vận tốc của vật ở cuối quãng đường này bằng
	A. -9,233 m/s.	B. 9,233 m/s.	C. 8,944 m/s.	D. -8,944 m/s.
Hướng dẫn
* Độ biến thiên động năng bằng công của ngoại lực: 
Chọn D.
Câu 8. Một viên đạn khối lượng 50 g bay ngang với tốc độ 200 m/s đến xuyên qua một tấm gỗ dày và chui sâu vào gỗ 4 cm. Độ lớn lực cản (trung bình) của gỗ bằng
	A. 25000 N.	B. 30000 N.	C. 15000 N.	D. 20000 N.
Hướng dẫn
* Chọn chiều dương là chiều chuyển động.
* Độ biến thiên động năng bằng công của ngoại lực: 
Chọn A.
Câu 9. Một ôtô có khối lượng 4 tấn đang chuyển động với tốc độ 72 km/h trên một đoạn đường thẳng nằm ngang thì hãm phanh. Sau khi đi được quãng đường 50 m thì tốc độ của ôtô giảm xuống còn 36 km/h. Độ lớn lực hãm trung bình bằng
	A. 25000 N.	B. 30000 N.	C. 12000 N.	D. 20000 N.
Hướng dẫn
* Đổi: 
* Chọn chiều dương là chiều chuyển động.
* Độ biến thiên động năng bằng công của ngoại lực: 
Chọn C.
Câu 10. Một viên đạn có khối lượng 14 g bay theo phương ngang với tốc độ 400 m/s xuyên qua tấm gỗ dày 5 cm. Sau khi xuyên qua gỗ, đạn có tốc độ 120 m/s. Độ lớn lực cản trung bình của tấm gỗ tác dụng lên đạn gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 25000 N.	B. 30000 N.	C. 15030 N.	D. 20300 N.
Hướng dẫn
* Chọn chiều dương là chiều chuyển động.
* Độ biến thiên động năng bằng công của ngoại lực: 
Chọn D.
Câu 11. Một viên đạn khối lượng 50 g bay ngang với tốc độ 200 m/s. Nếu nó đến xuyên vào tấm gỗ dày thì nó chỉ chui vào đến độ sâu 5 cm. Nếu nó xuyên qua một tấm gỗ dày 2 cm thì bay ra ngoài với tốc độ . Biết độ lớn lực cản của gỗ trong hai trường hợp là như nhau. Giá trị của gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 78 m/s.	B. 140 m/s.	C. 154 m/s.	D. 245 m/s.
Hướng dẫn
* Chọn chiều dương là chiều chuyển động.
* Độ biến thiên động năng bằng công của ngoại lực: 
Chọn C.
Câu 12. Một ô tô có khối lượng 4 tấn đang chuyển động với tốc độ 72 km/h trên một đoạn đường thẳng nằm ngang thì hãm phanh. Sau khi đi được quãng đường 50 m thì tốc độ của ô tô giảm xuống còn 36 km/h. Sau khi đi được quãng đường s kể từ lúc hãm phanh ô tô dừng lại. Giá trị s gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 68 m.	B. 140 m.	C. 154 m.	D. 75 m.
Hướng dẫn
* Đổi: 
* Chọn chiều dương là chiều chuyển động.
* Độ biến thiên động năng bằng công của ngoại lực: 
Chọn A.
Câu 13. Một ô tô đang chạy với tốc độ 30 km/h trên đoạn đường phẳng ngang thì hãm phanh. Khi đó ô tô tiếp tục chạy thẳng thêm được quãng đường dài 4 m. Coi lực ma sát giữa lốp ô tô và mặt đường là không đổi. Nếu trước khi hãm phanh, ô tô đang chạy với tốc độ 90 km/h thì ô tô sẽ tiếp tục chạy thẳng thêm được quãng đường dài bao nhiêu?
	A. 10 m.	B. 42 m.	C. 36 m.	D. 20 m.
Hướng dẫn
* Chọn chiều dương là chiều chuyển động.
* Độ biến thiên động năng bằng công của ngoại lực: 
Chọn C.
Câu 14. Một vật nặng bắt đầu trượt không vận tốc đầu từ đỉnh xuống chân một mặt phẳng nghiêng 30o so với mặt đất phẳng ngang. Cho biết mặt phẳng nghiêng dài 10 m và có hệ số ma sát là 0,20. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ của vật khi nó trượt đến chân mặt phẳng nghiêng gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 10 m/s.	B. 3 m/s.	C. 6 m/s.	D. 8 m/s.
Hướng dẫn
* Chọn chiều dương là chiều chuyển động.
Cách 1:
* Tính 
Chọn D.
Cách 2:
* Độ biến thiên động năng bằng công của ngoại lực: 
Chọn D.
Câu 15. Một vật khối lượng 100 g được ném thẳng đứng từ độ cao 10 m xuống đất với tốc độ ban đầu là 6,0 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí. Tốc độ của vật ngay trước khi chạm đất gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 10 m/s.	B. 13 m/s.	C. 16 m/s.	D. 15 m/s.
Hướng dẫn
* Chọn chiều dương là chiều chuyển động.
Cách 1:
* Tính: Chọn D.
Cách 2:
* Độ biến thiên động năng bằng công của ngoại lực: 
Chọn D.
Câu 16. Một vật khối lượng 100 g được ném thẳng đứng từ độ cao 10 m xuống đất với tốc độ ban đầu là 6,0 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí. Khi chạm đất, vật xuyên sâu vào đất 2 cm và nằm yên tại đó. Độ lớn lực cản trung bình của đất tác dụng lên vật là
	A. 650 N.	B. 578 N.	C. 580 N.	D. 648 N.
Hướng dẫn
* Chọn chiều dương là chiều chuyển động.
* Độ biến thiên động năng bằng công của ngoại lực:
Chọn C.
Câu 17. Một vật khối lượng 50 kg treo ở đầu một sợi dây cáp của cần cẩu. Lúc đầu, vật đứng yên. Sau đó thả dây cho vật dịch chuyển từ từ thẳng xuống phía dưới một đoạn 20 m với gia tốc không đổi 2,5 m/s2. Lấy g = 9,8 m/s2. Công thực hiện bởi lực căng của sợi dây cáp là A1. Công thực hiện bởi trọng lực tác dụng lên vật là A2. Động năng của vật ở cuối đoạn dịch chuyển là Wđ. Giá trị của gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 2,52 kJ.	B. 2,47 kJ.	C. 19,6 kJ.	D. 14,2 kJ.
Hướng dẫn
* Chọn chiều dương là chiều chuyển động.
* Từ: 
* Tính: 
Chọn C.
Câu 18. Một khẩu pháp đại bác khối lượng 10 tấn chứa viên đạn khối lượng 10 kg nằm trong nòng pháo. Lúc đầu, khẩu pháo đứng yên trên mặt đất phẳng ngang. Khi viên đạn được bắn ra theo phương ngang với tốc độ đầu nòng 800 m/s, thì khẩu pháo bị giật lùi về phía sau. Bỏ qua ma sát với mặt đất. Tỉ số động năng của khẩu pháo và của viên đạn ngay sau khi bắn bằng
	A. 0,001.	B. 0,008.	C. 0,006.	D. 0,005.
Hướng dẫn
* Chọn chiều dương là chiều chuyển động của đạn.
* Áp dụng định luật bảo toàn động lượng theo phương ngang: 
Chọn A.
Câu 19. Một quả cầu A khối lượng 2 kg chuyển động trên máng thẳng ngang không ma sát với độ lớn vận tốc 3 m/s và tới va chạm vào quả cầu B khối lượng 3 kg đang chuyển động với độ lớn vận tốc 1 m/s cùng chiều với quả cầu A trên cùng một máng ngang. Cho biết sự va chạm giữa hai quả cầu A và B có tính chất hoàn toàn đàn hồi, tức là sau khi va chạm thì các quả cầu này chuyển động tách rời khỏi nhau, đồng thời tổng động năng của chúng trước và sau va chạm được bảo toàn (không thay đổi). Chọn chiều dương là chiều chuyển động ban đầu của các quả cầu. Vận tốc của các quả cầu A và B sau va chạm lần lượt là và . Giá trị của tổng gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 1,8 m/s.	B. 2,6 m/s.	C. 3,4 m/s.	D. 3,3 m/s.
Hướng dẫn
* Chú ý điều kiện: 
* Từ 
Chọn D.
BÀI TOÁN TƯƠNG TỰ VÀ BIẾN TƯỚNG
Câu 1. Một vật khối lượng m = 2kg đang nằm yên trên một mặt phẳng ngang không ma sát. Dưới tác dụng của lực nằm ngang 5 N, vật chuyển động và đi được 10 m. Tính độ lớn vận tốc của vật ở cuối chuyển dời ấy.
	A. 7,1 m/s.	B. 1,0 m/s.	C. 8,4 m/s.	D. 4,5 m/s.
Câu 2. Một viên đạn khối lượng 50 g bay ngang với tốc độ 200 m/s. Nếu nó đến xuyên vào tấm gỗ dày thì nó chỉ chui vào đến độ sâu 4 cm. Nếu nó xuyên qua một tấm gỗ dày 2 cm thì bay ra ngoài với tốc độ . Giá trị của gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 78 m/s.	B. 140 m/s.	C. 154 m/s.	D. 245 m/s.
Câu 3. Một đoàn tàu khối lượng 200 tấn đang chạy với tốc độ 72 km/h trên một đoạn đường thẳng nằm ngang. Tàu hãm phanh đột ngột và bị trượt trên một quãng đường dài 160 m trong 2 phút trước khi dừng hẳn. Trong quá trình hãm động năng của tàu đã giảm
	A. 2,765.103 J.	B. 2,47.105 J.	C. 40.106 J.	D. 3,2.106 J.
Câu 4. Một đoàn tàu khối lượng 200 tấn đang chạy với tốc độ 72 km/h trên một đoạn đường thẳng nằm ngang. Tàu hãm phanh đột ngột và bị trượt trên một quãng đường dài 160 m trong 2 phút trước khi dừng hẳn. Độ lớn lực hãm
	A. 250000 N.	B. 300000 N.	C. 150300 N.	D. 203000 N.
Câu 5. Một đoàn tàu khối lượng 200 tấn đang chạy với tốc độ 72 km/h trên một đoạn đường thẳng nằm ngang. Tàu hãm phanh đột ngột và bị trượt trên một quãng đường dài 160 m trong 2 phút trước khi dừng hẳn. Độ lớn công suất trung bình của lực hãm gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 250000 W.	B. 333333 W.	C. 350300 W.	D. 403000 W.
Câu 6. Một ô tô có khối lượng 1600 kg đang chạy thẳng đều với tốc độ 50 km/h thì người lái thấy một vật cản trước mặt, cách khoảng 15 m. Người lái xe tắt máy và hãm phanh khẩn cấp. Giả sử lực hãm ô tô là không đổi và bằng 1,2.104 N. Quãng đường đi từ lúc hãm đến lúc dừng lại là bao nhiêu? Xe có kịp dừng tránh khỏi đâm vào vật cản không?
	A. 12,86 m và không đâm vào vật cản.	B. 12,86 m và có đâm vào vật cản.	
C. 2,14 m và không đâm vào vật cản.	D. 2,14 m và có đâm vào vật cản.
Câu 7. Một xe ô tô có khối lượng 4 tấn đang chạy với tốc độ 36 km/h trên một đoạn đường thẳng nằm ngang thì lái xe thấy một chướng ngại vật ở cách 10 m nên tắt máy và hãm phanh. Nếu độ lớn lực hãm phanh bằng 22000 N thì xe dừng lại cách vật chướng ngại bao nhiêu?
	A. 2,5 m.	B. 0,9 m.	C. 1,4 m.	D. 0,75 m.
Câu 8. Một xe ô tô có khối lượng 4 tấn đang chạy với tốc độ 36 km/h trên một đoạn đường thẳng nằm ngang thì lái xe thấy một chướng ngại vật ở cách 10 m nên tắt máy và hãm phanh. Nếu độ lớn lực hãm bằng 8000 N thì động năng của xe lúc va vào vật chướng ngại bằng bao nhiêu?
	A. 120.103 J.	B. 240.105 J.	C. 40.106 J.	D. 150.103 J.
Câu 9. Một vật có khối lượng 100 kg đang nằm yên trên một mặt phẳng ngang không ma sát. Khi chịu tác dụng một lực kéo 500 N theo phương ngang, thì vật dịch chuyển thẳng được quãng đường 10 m. Độ lớn vận tốc của vật ở cuối quãng đường này là
	A. 10 m/s.	B. 3 m/s.	C. 6 m/s.	D. 8 m/s.
Câu 10. Ô tô có khối lượng 1 tấn chạy với vận tốc có độ lớn 72 km/h có động năng
	A. 72.104 J.	B. 106 J.	C. 40.104 J.	D. 20.104 J.
Câu 11. Một viên đạn đại bác khối lượng 5 kg bay với tốc độ 600 m/s có động năng lớn hơn bao nhiêu lần động năng của một ô tô khối lượng 1000 kg chuyển động với tốc độ 54 km/h?
	A. 24.	B. 10.	C. 8.	D. 18.
Câu 12. Một vật trọng lượng 1,0 N có động năng 1,75 J. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó, độ lớn vận tốc của vật bằng bao nhiêu?
	A. 0,45 m/s.	B. 1,0 m/s.	C. 5,9 m/s.	D. 4,5 m/s.
Câu 13. Một ô tô có khối lượng 1000 kg chuyển động với độ lớn vận tốc 85 km/h. Động năng của ô tô gần giá trị nào sau đây?
	A. 2,52.104 J.	B. 2,47.105 J.	C. 2,42.106 J.	D. 2,79.105 J.
Câu 14. Tính động năng của một vận động viên có khối lượng 70 kg chạy đều hết quãng đường 400 m trong thời gian 50 s.
	A. 2,765.103 J.	B. 2,47.105 J.	C. 2,24.103 J.	D. 3,2.106 J.
Câu 15. Một ô tô có khối lượng 1200 kg tăng tốc từ 18 km/h đến 108 km/h trong 6 s. Công suất trung bình của động cơ ô tô gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 24 kW.	B. 10 kW.	C. 43 kW.	D. 87 kW.
Câu 16. Một vật có khối lượng 100 kg đang nằm yên trên một mặt phẳng ngang không ma sát. Khi chịu tác dụng một lực kéo 700 N hướng chếch lên lập với phương ngang một góc , với thì vật dịch chuyển thẳng trên mặt phẳng ngang được quãng đường 10 m. Chọn chiều dương ngược với chiều chuyển động. Vận tốc của vật ở cuối quãng đường này bằng
	A. -10,58 m/s.	B. 10,58 m/s.	C. 8,944 m/s.	D. -8,944 m/s.
Câu 17. Một viên đạn khối lượng 50 g bay ngang với tốc độ 200 m/s đến xuyên qua một tấm gỗ dày và chui sâu vào gỗ 2 cm. Độ lớn lực cản (trung bình) của gỗ bằng
	A. 25000 N.	B. 30000 N.	C. 15000 N.	D. 50000 N.
Câu 18. Một ô tô có khối lượng 4 tấn đang chuyển động với tốc độ 72 km/h trên một đoạn đường thẳng nằm ngang thì hãm phanh. Sau khi đi được quãng đường 60 m thì tốc độ của ô tô giảm xuống còn 36 km/h. Độ lớn lực hãm trung bình bằng
	A. 25000 N.	B. 30000 N.	C. 12000 N.	D. 10000 N.
Câu 19. Một viên đạn có khối lượng 16 g bay theo phương ngang với tốc độ 400 m/s xuyên qua tấm gỗ dày 5 cm. Sau khi xuyên qua gỗ, đạn có tốc độ 120 m/s. Độ lớn lực cản trung bình của tấm gỗ tác dụng lên đạn gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 25000 N.	B. 30000 N.	C. 23296 N.	D. 20300 N.
Câu 20. Một viên đạn khối lượng 50 g bay ngang với tốc độ 200 m/s. Nếu nó đến xuyên vào tấm gỗ dày thì nó chỉ chui vào đến độ sâu 5 cm. Nếu nó xuyên qua một tấm gỗ dày 3 cm thì bay ra ngoài với tốc độ . Biết độ lớn lực cản của gỗ trong hai trường hợp là như nhau. Giá trị của gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 126 m/s.	B. 140 m/s.	C. 154 m/s.	D. 245 m/s.
Câu 21. Một ô tô có khối lượng 4 tấn đang chuyển động với tốc độ 72 km/h trên một đoạn đường thẳng nằm ngang thì hãm phanh. Sau khi đi được quãng đường 70 m thì tốc độ của ô tô giảm xuống còn 36 km/h. Sau khi đi được quãng đường s kể từ lúc hãm phanh ô tô dừng lại. Giá trị s gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 68 m.	B. 140 m.	C. 154 m.	D. 93 m.
Câu 22. Một ô tô đang chạy với tốc độ 30 km/h trên đoạn đường phẳng ngang thì hãm phanh. Khi đó ô tô tiếp tục chạy thẳng thêm được quãng đường dài 6 m. Coi lực ma sát giữa lốp ô tô và mặt đường là không đổi. Nếu trước khi hãm phanh, ô tô đang chạy với tốc độ 90 km/h thì ô tô sẽ tiếp tục chạy thẳng thêm được quãng đường dài bao nhiêu?
	A. 10 m.	B. 54 m.	C. 36 m.	D. 20 m.
Câu 23. Một vật nặng bắt đầu trượt không vận tốc đầu từ đỉnh xuống chân một mặt phẳng nghiêng 30o so với mặt đất phẳng ngang. Cho biết mặt phẳng nghiêng dài 12 m và có hệ số ma sát là 0,20. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ của vật khi nó trượt đến chân mặt phẳng nghiêng gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 10 m/s.	B. 9 m/s.	C. 6 m/s.	D. 8 m/s.
Câu 24. Một vật khối lượng 100 g được ném thẳng đứng từ độ cao 12 m xuống đất với tốc độ ban đầu là 6,0 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí. Tốc độ của vật ngay trước khi chạm đất gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 10 m/s.	B. 13 m/s.	C. 16 m/s.	D. 15 m/s.
Câu 25. Một vật khối lượng 100 g được ném thẳng đứng từ độ cao 10 m xuống đất với tốc độ ban đầu là 6,0 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí. Khi chạm đất, vật xuyên sâu vào đất 4 cm và nằm yên tại đó. Độ lớn lực cản trung bình của đất tác dụng lên vật là
	A. 650 N.	B. 290 N.	C. 580 N.	D. 648 N.
Câu 26. Một khẩu pháo đại bác khối lượng 5 tấn chứa viên đạn khối lượng 10 kg nằm trong nòng phóng. Lúc đầu, khẩu pháo đứng yên trên mặt đất phẳng ngang. Khi viên đạn được bắn ra theo phương ngang với tốc độ đầu nòng 800 m/s, thì khẩu pháo bị giật lùi về phía sau. Bỏ qua ma sát với mặt đất. Tỉ số động năng của khẩu pháo và của viên đạn ngay sau khi bắn bằng
	A. 0,001.	B. 0,002.	C. 0,006.	D. 0,005.
Câu 27. Một quả cầu A khối lượng 2 kg chuyển động trên máng thẳng ngang không ma sát với độ lớn vận tốc 3 m/s và tới va chạm vào quả cầu B khối lượng 3 kg đang chuyển động với độ lớn vận tốc 1 m/s cùng chiều với quả cầu A trên cùng một máng ngang. Cho biết sự va chạm giữa hai quả cầu A và B có tính chất hoàn toàn đàn hồi, tức là sau khi va chạm thì các quả cầu này chuyển động tách rời khỏi nhau, đồng thời tổng động năng của chúng trước và sau va chạm được bảo toàn (không thay đổi). Chọn chiều dương là chiều chuyển động ban đầu của các quả cầu. Vận tốc của các quả cầu A và B sau va chạm lần lượt là và . Giá trị của tổng gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 3,7 m/s.	B. 2,6 m/s.	C. 3,4 m/s.	D. 3,3 m/s.
ĐÁP ÁN BÀI TOÁN TƯƠNG TỰ VÀ BIẾN TƯỚNG
1A
2B
3C
4A
5B
6A
7B
8A
9A
10D
11C
12C
13D
14C
15D
16A
17D
18D
19C
20A
21D
22B
23B
24C
25B
26B
27A

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_11_chuong_4_bai_3_dong_nang.doc